Đề ôn luyện thi THPTQG Hóa học có lời giải chi tiết (Đề số 19)
-
2739 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H8O3. X có khả năng tham gia phản ứng với Na, với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thuỷ phân của X trong môi trường kiềm có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là:
Dễ thấy X phải có nhóm HCOO-
=> Loại C và D.
Sản phẩm thủy phân tác dụng được với Cu(OH)2 nên 2 nhóm OH phải ở cạnh nhau => Loại B
=> Đáp án A
Câu 2:
Mức độ phân cực của liên kết hoá học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là:
Ta có độ âm điện của Cl > Br > I nên thứ tự đúng là HCl , HBr, HI
=> Đáp án C
Câu 3:
Cho các dung dịch : C6H5NH2 (amilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là
Chỉ có CH3NH2, NaOH, có khả năng làm đổi màu quỳ
=> Đáp án A
Câu 4:
Để nhận ra ion NO3- trong dung dịch Ba(NO3)2, người ta đun nóng nhẹ dung dịch đó với:
Dùng Cu2+ trong môi trường H+ để nhận biết, dung dịch có màu xanh đặc trưng
=> Đáp án C
Câu 5:
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành 2 nguyên tố trên có dạng là:
X thuộc nhóm IIA nên hóa trị II, y ở nhóm VA nên có nhiều mức hóa trị, tuy nhiên tác dụng với kim loại nhóm IIA sẽ có hóa trị III
Công thức là X3Y2
(đơn giản nhất là lấy 2 chất điển hình của 2 nhóm, ví dụ Mg3N2)
=> Đáp án B
Câu 6:
Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là:
nGlucozo = 5/3 mol n ancol = 2
=> H = 2:2/ (5:3) = 3/5 = 60%
=> Đáp án B
Câu 7:
Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là:
mO2 = mY - mX = 2.71 - 2.23 = 0.48
O2 + 4e ---> 2O2-
0.015...0.06
nkl min = 2.23/65 = 223/6500
=> ne min kl nhường = 223/6500*2 = 0.068 > 0.06
=> Sau pứ kl dư, hhY gồm: oxit và kl dư.
4HNO3 + 3e ---> 3NO3- + NO + 2H2O
0.12.................................0...
=> Tổng nHNO3 đã pứ = nHNO3 pứ với kl dư + nHNO3 pứ acid (=2nO trog oxit) = 0.12 +
0.03*2 = 0.18
=> Đáp án C
Câu 8:
Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X nitơ chiếm 19,18% về khối lượng. Cho X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm KNO2 và HCl thu được ancol Y. Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được xeton Z. Phát biểu nào sau đây đúng?
X chứa 1 Nitơ => M(X)=14/0,1918=73 (thỏa mãn MX<80)
- X chứa 2 Nitơ => M(X)=2.14/0,1918=146 (loại) Vậy M(X)=73 và X là amin đơn chức
=> CTPT của X là: C4H11NVì X tác dụng với (KNO2+HCl) thu được ancol => X là amin bậc 1
Vì oxi hóa không hoàn toàn Y thu được xeton => y là ancol bậc 2
=> CTCT của Y là: CH3-CH(OH)-CH2-CH3
=> CTCT của X là: CH3-CH(NH2)-CH2-CH3
=> X có mạch cacbon không phân nhánh
=> đáp án D
Câu 9:
Cho phản ứng :
6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 +7H2O
Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là
Ta có Fe2+ lên F3+ và Cr6+ xuống Cr3+ nên chất oxi hóa (giảm số oxi hóa) là K2Cr2O7 và chất khử (tăng số oxi hóa) là FeSO4
=> Đáp án C
Câu 10:
Hỗn hợp A gồm O2 và O3 có tỉ khối so với hidro là 19,2. Hỗn hợp B gồm CO và H2 có tỉ khổi so với hidro là 3,6. Trộn A với B sau đó đốt cháy hoàn toàn. Để phản ứng vừa đủ cần phải trộn A và B theo tỉ lệ thể tích tương ứng là
Phân tử khối trung bình của A = 19,2 x 2 = 38,4
Gọi a là tỷ lệ %số mol O2 trong A, ta có phương trình: 32a + 48(1 - a) = 38,4 --> a = 0,6
--> hỗn hợp A có 60% O2 và 40% O3
Phân tử khối trung bình của B = 3,6 x 2 = 7,2
Gọi b là tỷ lệ %số mol H2 trong B, ta có phương trình: 2b + 30(1 - b) = 7,2
--> b = 0,8142857
--> hỗn hợp B có 81,42857% H2 và 18,57143% CO Phương trình phản ứng:
H2 + [O] = H2O (1) CO + [O] = CO2 (2)
Từ phương trình phản ứng, ta thấy số mol nguyên tử [O] cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B bằng đúng số mol hỗn hợp B.
Trong 1 mol A, số mol nguyên tử [O] = 2 x 0,6 + 3 x 0,4 = 2,4 mol nguyên tử [O]. Vậy, số mol A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol B = 1/2,4 mol
=> Đáp án C
Câu 11:
Hoà tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 18,655 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm trên là
MCl + AgNO3 -> AgCl + MNO3 (M là hai kim loại kiềm)
mol: 0,13 0,13
Ta có : (M+35,5).0,13 = 6,645
=> M = 15,62
Hai kim loại kiềm trên là Li và Na.
=> Đáp án D
Câu 12:
Cho các chất : saccarozơ, glucozơ , frutozơ, etyl format , axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
Các chất thỏa mãn là glucozơ ; axit fomic ; frutozơ
Chọn đáp án A
Câu 13:
Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc , nguội là:
3 kim loại đó là Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong axit nitric đặc nguội
=> Đáp án D
Câu 14:
Cho sơ đồ phản ứng
CH4 Y T CH3COOH
(X, Z, M là các chất vô cơ, mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng). Chất T trong sơ đồ trên là:
vì X, Z, M đều là các chất vô cơ nên xét 4 đáp án, chỉ có CH3OH + CO -> CH3COOH là thỏa mãn
=> Đáp án A
Câu 15:
Khí nào sau đây không bị oxi hóa bởi nuớc Gia-ven.
Dễ thấy CO2 có C+4 đã lên tới mức oxi hóa cao nhất nên không thể bị oxi hóa bởi gia-ven nữa
=> Đáp án A
Câu 16:
Số hợp chất đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C8H10O, trong phân tử có vòng benzen, tác dụng được với Na, không tác dụng được với NaOH là
+) C6H5-CH2-CH2-OH +) C6H5-CH(OH)-CH3 +)CH3-C6H4-CH2-OH ( có 3 vị trí o , m p )
=> Đáp án A
Câu 17:
Cho các polime : (1) polietilen , (2) poli(metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là:
Polime số 1, 3, 4 có nguồn gốc từ hidrocacbon nên không bị thủy phân
=> Đáp án D
Câu 18:
Cao su sau lưu hóa có 2% lưu huỳnh về khối lượng. Trung bình n mắt xích isopren có một cầu đisunfua –S–S–. Giả thiết rằng S đã thay thế cho nguyên tử H ở cầu metylen trong mạch cao su, n bằng:
Gọi n là số mắt xích isopren và x là số cầu nối đisunfua (mỗi cầu nối có 2 S)
=> có 2x phân tử S
(C5H8)n + 2xS ---> C5nH(8n-2x)S(2x) + xH2
Ta có:
64x * 100/(68n + 62x) = 2
Quy đồng, biến đổi phương trình trên ta được n = 46,15x
Đề hỏi: "cứ bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua -S-S-"
=> 1 cầu nối đisunfua => x = 1
=> n = 46,15
=> trung bình có 46 mắt xích thì sẽ có 1 cầu nối đisunfua
=> Đáp án A
Câu 19:
Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức X và Y (Mx < MY) cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6 gam muối của một axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức của Y là
So với đáp án . Đều là ancol no
Đặt CnH2n+1OH là công thức ancol
CnH2n+1OH + (3n)/2.O2 --(t°)--> nCO2 + (n+1)H2O
_ 0,2 ---------> 0,3 (mol)
n CO2 = 4,48 / 22,4 = 0,2 (mol)
n H2O = 5,4 / 18 = 0,3 (mol) Ta có :
0,3n = 0,2(n + 1)
<=> 0,3n = 0,2n + 0,2
<=> 0,1n = 0,2
<=> n = 2 Đó là C2H5OH
300 ml = 0,3 lit
n NaOH = 0,3 . 1 = 0,3 (mol)
M Muối = 24,6 / 0,3 = 82 (g/mol) Đặt công thức RCOONa = 82
<=> MR + 67 = 82
<=> MR = 15 => Gốc -CH3
=> Este : CH3COOC2H5
=> Đáp án D
Câu 20:
Để hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm kim loại R (chỉ có hoá trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là:
Ta có nR = x, nRO = y.
R(x+y)+16y=6,4.
x+y=0,2.
=> 16<R<32.
=> R là magie
=> Đáp án D
Câu 21:
Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hoá là
2KMnO4 + 16HCl --> 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2
Ta có nKMnO4 = 0,02
HCl có 2 phần, 1 là tạo môi trường, 2 là bị oxi hóa,
Từ phương trình, ta thấy: Cl- trong HCl chỉ bị thay đỗi số oxi hóa trong Cl2 (từ -1 lên 0), trong các muối
MnCl2 và KCl thì vẫn giữ nguyên là -1
=> số mol HCl bị oxi hóa= số mol Cl- bị oxi hóa=2nCl2=(5*0.02)/2=0.1 mol
=> số mol HCl dùng làm môi trường= nKCl+ 2nMnCl2=0.02+0.04=0.06 mol
=> Đáp án B
Câu 22:
Tiến hành các thí nghiệm sau
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4
(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4
(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3
(4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2
(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
Các phản ứng cho kết tủa sau khi thí nghiệm kết thúc là 2, 3, 5, 6
=> Đáp án A
Câu 23:
Có một số nhận xét về cacbonhiđrat như sau:
(1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thủy phân
(2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau
(4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ
(5) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
Các ý đúng là 1 và 4
=> Đáp án D
Câu 24:
Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, KHCO3 và BaCl2 có số mol bằng nhau. Cho X vào nước dư, đun nóng, dung dịch thu được chứa chất tan là
và CO2 sẽ bay hơi hết, Ba tạo kết tủa với BaCO3 nên cuối cùng chỉ còn KCl
=> Đáp án A
Câu 25:
Hai chất nào sau đây đều tác dụng đuợc với dung dịch NaOH loãng?
Ý A, H2NCH2COONa. không tác dụng
ý B, C CH3NH2. không tác dụng
=> Đáp án D
Câu 26:
Cho cân bằng hoá học : N2 (k) +3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k) + H2O. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi:
Ta có bên trái có 4 mol khí, bên phải có 2 mol nên tăng áp suất sẽ làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuật
=> Đáp án B
Câu 27:
Chất X tác dụng với benzen (xt, t0) tạo thành etylbenzen. Chất X là
Phản ứng cộng vào vòng benzen
=> C2H4
=> Đáp án B
Câu 28:
Công thức của triolein là
Axit oleic có 1 nối đôi nên công thức của triolein là
(CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5
=> Đáp án D
Câu 29:
Để xà phòng hoá hoàn toàn 52,8 gam hỗn hợp hai este no, đơn chức , mạch hở là đồng phân của nhau cần vừa đủ 600 ml dung dịch KOH 1M. Biết cả hai este này đều không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức của hai este là
Vì cả 2 este không tham gia phản ứng tráng bạc nên loại C và D
hỗn hợp hai este no, đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau mà ta có : M(tb este ) = M(este 1) = M(este
2) = 52,8 : 0,6 = 88
=> Đáp án B
Câu 30:
Dãy gồm các chất xếp theo chiều lực axit tăng dần từ trái sang phải là:
Gốc Cl càng gần gốc COOH càng làm tăng lực axit
=> CH3COOH, CH2ClCOOH, CHCl2COOH
=> Đáp án A
Câu 31:
Số ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tủ C5H12O, tác dụng với CuO đun nóng sinh ra xeton là:
Các đồng phân thỏa mãn là
C-C-C-C(OH)-C C-C(C)-C(OH)-C C-C(C)(OH)-C-C
=> Đáp án A
Câu 32:
Cho các chất: axetilen, vinylaxetilen, cumen, stiren, xiclohecxan, xiclopropan và xiclopentan. Trong các chất trên, số chất phản ứng đuợc với dung dịch brom là
Các chất thỏa mãn là axetilen, vinylaxetilen, stiren, xiclopropan
=> Đáp án B
Câu 33:
Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
Điều kiện để có đồng phân cis-trans là
+) Trong cấu tạo phân tử phải có 1 liên kết đôi.
+) 2 nhóm thế liên kết với cùng 1 C của nối đôi phải khác nhau.
=> Đáp án C
Câu 34:
Hỗn hợp G gồm hai anđehit X và Y, trong đó Mx < My < 1,6 Mx. Đốt cháy hỗn hợp G thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Cho 0,10 mol hỗn hợp G vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 0,25 mol Ag. Tổng số các nguyên tử trong một phân tử Y là
Đốt cháy hõn hợp G thu đc Co2 và H2O có số mol bằng nhau => andehit no đơn.Ta có andehit : Ag = 0.1 : 0.25 = 1:2.5 => tồn tại HCHO (X)
Y: M = 14n + 16
Theo đề: 30 < 14n + 16 < 1.6*30
=> n = 2
=> Y có 7 nguyên tử
=> Đáp án B
Câu 35:
Hai chất hữu cơ X, Y có thành phần phân tử gồm C, H, O (MX < MY < 82). Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch KHCO3 sinh ra khí CO2. Tỉ khối hơi của Y so với X có giá trị là:
X,Y đều pứ đc vs NaHCO3 tạo CO2 nên X,Y đều phải có nhóm chức COOH
mà X,Y đều tham gia phản ứng tráng bạc nên phải có gốc CHO
và Mx < My < 82 => X: HCOOH và Y: OHC-COOH
=> Y/X=1.61
=> Đáp án A
Câu 36:
Este X no, đơn chức, mạch hở, không có phản ứng tráng bạc. Đốt cháy 0,1 mol X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,22 mol Ca(OH)2 thì vẫn thu được kết tủa. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH thu được 2 chất hữu cơ có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau. Phần trăm khối lượng của oxi trong X là:
CT : CnH2nO2 và không có dạng HCOOR
0,1 mol X---> CO2 ---Ca(OH)2 ---> vẫn thu được kết tủa
=> nCO2 nOH- = 0,44
=> n 4,4
Theo các dữ liệu sau đó dễ suy được n = 4
=> CH3COOC2H5
=> % O = 36,36%
=> Đáp án C
Câu 37:
Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là
Vì amino axit có 1 nhóm NH2 nên phản ứng với HCl theo tỉ lệ 1:1, do đó công thức muối là
ClH3NRCOOH với M = 111,5
=> M X = 111,5 - 36,5 = 75
=> glyxin
=> Đáp án B
Câu 38:
Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu được dung dịch Y có pH = 11,0. Giá trị của a là:
pH=3 => CM=0.001mol/l => nH+ = 0.008mol (1)
pH=12 => pOH =2 =>CM= 0.01mol/l => nOH- = 0.01a (2)
pH=11 => pOH =3 =>CM= 0.001mol/l =>nOH- = 0.001(8+a) (3)
Vì môi trường mang tính bazo nên OH dư
=> lấy (2) - (1) = (3)
=> a xấp xỉ 1.78(l)
=> Đáp án B
Câu 39:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
ý D Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, flo và clo còn có số oxi hoá +1, +3, +5, +7 sai vì F
chỉ có số oxi hóa -1
=> Đáp án D
Câu 40:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
ý A sai, 3 liên kết
ý B sai, phải từ tripeptit trở lên mới có phản ứng ý D sai, kém bền trong cả 2 môi trường
=> Đáp án C
Câu 41:
Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:
3Cu+ 8H+ +2NO−3−−−>3Cu2+ + 2NO + H2O ( *)
0,3 ----- 1,8 ----- 1,2 -----------0,3-----0,2 --- mol
Cu2+ +2Fe2+−−−> 2Fe3+ +Cu
0,3 ------- 0,6 --------------------0,3
3Cu + 8H+ +2NO−3 −−−> 3Cu2+ +2NO + H2O ( ** )
0,3 ----- 1,8 ----- 1,2 -----------0,3-----0,2 --- molTừ (*) và (**) ==> n NO = 0,4 mol
=> V = 8,96 mol
=> Đáp án B
Câu 42:
Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột sắt) là
Có Fe nên thế vào vòng, và do CH3 là nhóm đẩy e nên Br sẽ ưu tiên thế vào vị trí o và p
=> o-bromtoluen và p-bromtoluen
=> Đáp án D
Câu 43:
X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
Đặt Ala-Gly-Val-Ala = a (mol) => Val-Gly-Val = 3a(mol)
Ala-Gly-Val-Ala + 4 NaOH -> Muối + H2O
a ----------------------- > 4a ------------------------- > a
Val-Gly-Val + 3 NaOH -> Muối + H2O
3a -------------------- > 9a ------------------------- > 3a
Bảo toàn khối lượng ta có :
mX + mY + mNaOH = muối + m H2O
<=> 316.a + 273.3a + 40.4a +9a) = 23,745 + 18.(a+3a)
<=> a =0,015(mol)
m = 316.a + 273.3a = 1135a =1135.0,015 =17,025(gam)
=> Đáp án B
Câu 44:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 3 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 9,90 gam H2O. Nếu đun nóng cũng lượng hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là:
Ta có số mol CO2 = 0,3; số mol H2O = 0,55
=> rượu no => số mol rươu = mol H2O - mol CO2 = 0,25
số nguyên tử C trung bình: n = 0,3/0,25 = 1,2
==> có rượu CH3−OH ==> rượu đơn no
Phân tử lượng rượu R + 17 = 14n + 18 = 34,8
Phân tử lượng ete : R-O-R = 2*34,8 - 18 = 51,6
số mol ete = 0,5 mol rượu = 0,125 khối lượng ete = 51,6*0,125 = 6,45
=> Đáp án D
Câu 45:
Cho m gam chất hữu cơ đơn chức X tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 8%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 9,6 gam muối của một axit hữu cơ và 3,2 gam một ancol. Công thức của X là:
nNaOH = 0,1
=> M ancol = 32 => CH3OH
=> M muối = 96 => C2H5COONa
=> X là C2H5COOCH3
=> Đáp án A
Câu 46:
Trong tự nhiên Cu có hai loại đồng vị là 63Cu và 65Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63,54. Hỏi đồng vị 63Cu chiếm bao nhiêu % về khối lượng trong tinh thể CuSO4.5H2O?
Gọi x là số phần trăm của đồng vị 63Cu
Suy ra phần trăm đồng vị 65Cu là 100 – x
M = [63.x + 65(100 – x)]/100 = 63,546
<=> x = 72,7%
Từ đây dễ dàng tìm được % của 63Cu trong tinh thể CuSO4.5H2O là 18,43%
=> Đáp án D
Câu 47:
Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là:
n phenol = nNaOH = 0,1
n etanol = nH2 . 2 - n phenol = 0,1.2 - 0,1 = 0,1 mol
=> m = 14,0
=> Đáp án C
Câu 48:
Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
Dạng bài KL có tính khử mạnh như Al, Mg… tác dụng với HNO3 (hoặc H2SO4) cần chú ý sản phẩm có thể có muối NH4NO3.
- Ta có hệ:
nN2 + nN2O = 0.24 mol
28nN2 + 44nN2O = 0.24*18*2 g
=> nN2 = 0.12 mol; nN2O = 0.12 mol
- Bảo toàn electron cho phản ứng:
3nAl = 10nN2 + 8nN2O + 8nNH4NO3
=> 3*m/27 = 10*0.12 + 8*0.12 + 8*nNH3NO3
=> nNH3NO3 = m/72 – 0.27 (mol)
- Khối lượng muối tạo thành: mmuối = mAl(NO3)3 + mNH3NO3
=> 8m = 213*(m/27) + 80*( m/72 – 0.27)
=> m = 21.6 g
=> Đáp án D
Câu 49:
Cho các chất : KBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể oxi hoá bởi dung dịch axit H2SO4 đặc nóng là:
Dạng bài KL có tính khử mạnh như Al, Mg… tác dụng với HNO3 (hoặc H2SO4) cần chú ý sản phẩm có thể có muối NH4NO3.
- Ta có hệ:
nN2 + nN2O = 0.24 mol
28nN2 + 44nN2O = 0.24*18*2 g
=> nN2 = 0.12 mol; nN2O = 0.12 mol
- Bảo toàn electron cho phản ứng:
3nAl = 10nN2 + 8nN2O + 8nNH4NO3
=> 3*m/27 = 10*0.12 + 8*0.12 + 8*nNH3NO3
=> nNH3NO3 = m/72 – 0.27 (mol)
- Khối lượng muối tạo thành: mmuối = mAl(NO3)3 + mNH3NO3
=> 8m = 213*(m/27) + 80*( m/72 – 0.27)
=> m = 21.6 g
=> Đáp án D
Câu 50:
Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, propanal, ancol alylic (CH2=CH-CH2OH). Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có d(y/x) = 1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của V là:
Ta có n CO2 = 40,32 / 22,4 = 1,8 (mol) Đặt công thức propen, propanal, ancol alylic (CH2=CH- CH2OH) --> Có số C chung 3 nên n trung bình = 1,8 / 3 = 0,6 (mol)
Từ đó V H2 = 1 - 0,6 = 0,4 (mol) Tính ra trong 0,1 mol chỉ có 50% chất còn liên kết đôi -> 0,05 mol -> CM
= n / V
=> V = n / CM = 0,05 / 0,2 = 0,25 (lít)
=> Đáp án C