Thứ năm, 25/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Giải SGK Toán 6 Chương 5. Phân số và số thập phân - Bộ Cánh diều

Giải SGK Toán 6 Chương 5. Phân số và số thập phân - Bộ Cánh diều

Bài 7. Phép nhân, phép chia số thập phân - Bộ Cánh diều

  • 3990 lượt thi

  • 19 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Nêu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu; khác dấu.

Xem đáp án

Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu: 

Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0.

Nhân hai số nguyên âm, ta bỏ đi dấu “-“ trước mỗi số, tính tích của hai số nguyên dương vừa nhận được.

Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu:

Bỏ dấu “-“ trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại. Tính tích của hai số nguyên dương vừa nhận được. Sau đó thêm dấu “-“ trước kết quả nhận được ở bước 2.


Câu 4:

Tính tích:

a) 8,15.(- 4,26);

b) 19,427.1,8.

Xem đáp án

a) 8,15.(- 4,26) = - (8,15.4,26) 

b) 19,427.1,8 = 34,9686.


Câu 5:

Hãy nêu tính chất của phép nhân số nguyên.

Xem đáp án

Tính chất phép nhân số nguyên:

- Tính chất giao hoán;

- Tính chất kết hợp;

- Nhân với số 1;

- Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng.


Câu 6:

Tính một cách hợp lí:

a) 0,25 . 12:

b) 0,125 . 14 . 36.

Xem đáp án

a) 0,25.12

= 0,25 . 4 . 3

= (0,25 . 4) .3

= 1.3

= 3.

b) 0,125 . 14 . 36.

= 0,125. 7 .2 . 4.9

= 0,125.7.(2.4).9

= 0,125.7.8.9

= 0,125. 8. 7. 9

= 1.7. 9

= 63.


Câu 7:

Đặt tính để tính thương: 247,68 : 144.

Xem đáp án

Ta thường đặt tính rồi tính như sau:

  • Lấy 247 chia cho 144 được 1, viết l; 

Lấy 1 nhân với 144 được 144; 

Lấy 247 trừ đi 144 được 103, viết 103. 

  • Viết dấu “,” vào bên phải số 1. 
  • Hạ chữ số 6, được 1 036;

Lấy 1 036 chia cho 144 được 7, viết 7;

Lấy 7 nhân với 144 được 1 008;

Lấy 1 036 trừ đi 1 008 được 28, viết 28.

  • Hạ chữ số 8 được 288;

Lấy 288 chia cho 144 được 2, viết 2;

Lấy 2 nhân với 144 được 288;

Lấy 288 trừ đi 288 được 0; viết 0.

Đặt tính để tính thương: 247,68 : 144.

Vậy 247,68 : 144 = 1,72.


Câu 8:

Đặt tính để tính thương: 311,01 : 0,3.

Xem đáp án

Ta thường đặt tính rồi tính như sau:

  • Số chia có một chữ số sau dấu “,” nên ta chuyển dấu “,” ở số bị chia sang bên phải một chữ số 

311,01 ⇒ 3110,1

  • Bỏ dấu “,” ở số chia 

0,3 ⇒ 3

  • Thực hiện phép chia 3110,l : 3. 

Đặt tính để tính thương: 311,01 : 0,3

Vậy 311,01 : 0,3 = 1036,7.


Câu 9:

Nêu quy tắc chia hai số nguyên cùng dấu; khác dấu trong trường hợp phép chia hết.

Xem đáp án

Quy tắc chia hai số nguyên cùng dấu:

Nếu hai số là hai số nguyên dương thì ta thực hiện chia như hai số tự nhiên khác 0.

Nếu hai số là hai số nguyên âm thì ta bỏ dấu “-“ trước mỗi số và tính thương của hai số nguyên dương vừa nhận được.

Quy tắc chia hai số nguyên khác dấu:

Bỏ dấu “-“ trước số nguyên âm và giữ nguyên số nguyên dương còn lại. Sau đó, tính thương của hai số nguyên dương vừa nhận được. Thêm dấu “-“ vào trước kết quả vừa nhận được.


Câu 10:

Tính thương:

a) (- 17,01) : (- 12,15);

b) ( -15,175) : 12,14.

Xem đáp án

a) (- 17,01) : (- 12,15) = 17,01: 12,15.

Đặt tính 

Tính thương: a) (- 17,01) : (- 12,15); b) ( -15,175) : 12,14.

Vậy (- 17,01) : (- 12,15) = 1,4.

b) ( -15,175) : 12,14 = - (15,175 : 12)

Đặt tính: 

Tính thương: a) (- 17,01) : (- 12,15); b) ( -15,175) : 12,14.

Vậy ( -15,175) : 12,14 = - 1,25.


Câu 11:

Tính:

a) 200. 0,8; 

b) (-0,5) . (- 0,7);

c) (-0,8) . 0,006; 

d) (-0,4) . (- 0.5) . (- 0,2).

Xem đáp án

a) 200 . 0,8

Đặt tính: 

Tính: a) 200. 0,8; b) (-0,5) . (- 0,7); c) (-0,8) . 0,006;

Vậy 200.0,8 = 160.

b) (-0,5) . (- 0,7) = 0,5.0,7

Đặt tính: 

Tính: a) 200. 0,8; b) (-0,5) . (- 0,7); c) (-0,8) . 0,006;

Vậy (-0,5) . (- 0,7) = 0,35.

c) (-0,8) . 0,006 = - (0,8 . 0,006)

Đặt tính: 

Tính: a) 200. 0,8; b) (-0,5) . (- 0,7); c) (-0,8) . 0,006;

Vậy (-0,8) . 0,006 = - 0,0048.

d) (-0,4) . (- 0.5) . (- 0,2)

= (-0,4) . [(-0,5) . (-0,2)]

= (-0,4). 0,1

= -(0,4.0,1)

= - 0,04.

Vậy (-0,4) . (- 0.5) . (- 0,2) = -0,04.


Câu 12:

Cho 23. 456 = 10 488. Tính nhẩm:

a) 2,3 . 456; 

b) 2,3 .45,6;

c) (-2,3) . (- 4,56); 

d) (- 2,3) . 45 600.

Xem đáp án

Ta có: 23. 456 = 10 488. Khi đó: 

a) 2,3 . 456=2310.456=23.45610=1048810=1048,8

b) 2,3 . 45,6=2310.45610=23.45610.10=10488100=104,88

c) (-2,3) . (-4,56)=2,3 . 4,56=2310.456100=23.45610.100=104881000=10,488

d) (-2,3) . 45 600=-2310.456.100=-23.456.10010=-104880010=-104880


Câu 13:

Tính:

a) 46,827 : 90; 

b)( - 72,39) : (- 19);

c) (- 882) : 3,6; 

d) 10,88 : (- 0,17).

Xem đáp án

a) 46,827 : 90

Đặt tính:

Tính: a) 46,827 : 90; b)( - 72,39) : (- 19); c) (- 882) : 3,6

Vậy 46,827 : 90 = 0,5203.

b) ( - 72,39) : (- 19) = 72,39 : 19

Đặt tính: 

Tính: a) 46,827 : 90; b)( - 72,39) : (- 19); c) (- 882) : 3,6

Vậy ( - 72,39) : (- 19) = 3,81.

c) (- 882) : 3,6 = - (882 : 3,6)

Đặt tính: 

Tính: a) 46,827 : 90; b)( - 72,39) : (- 19); c) (- 882) : 3,6

Vậy (- 882) : 3,6 = - 245.

d) 10,88 : (- 0,17) = - (10,88 : 0,17)

Đặt tính:

Tính: a) 46,827 : 90; b)( - 72,39) : (- 19); c) (- 882) : 3,6

Vậy 10,88 : (- 0,17) = - 64.


Câu 14:

Cho 182 : 13 = 14. Tính nhẩm:

a) 182 : 1,3;

b) 18,2 : 13.

Xem đáp án

a) 182 : 1,3=182:1310=182.1013=182.1013=18213.10=14.10=140

b) 18,2 : 13=18210:13=18210.113=18213.110=14.110=1410=1,4


Câu 15:

Một căn phòng có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 4,2 m, chiều rộng 3,5 m và chiều cao 3,2 m. Người ta muốn sơn lại trần nhà và bốn bức tường bên trong phòng. Biết rằng tổng diện tích các cửa là 5,4 m2.

a) Tính diện tích cần sơn lại.

b) Giá tiền công sơn lại tường và trần nhà đều là 12 000 đồng/m2. Tính tổng số tiền công để sơn lại căn phòng đó.

Xem đáp án

Ta có hình vẽ minh họa cho căn phòng hình hộp chữ nhật như sau:

Một căn phòng có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 4,2 m

a) Trần nhà ABCD có dạng hình chữ nhật với kích thước 4,2 m và 3,5 m.

Diện tích trần nhà là: 4,2.3,5 = 14,7 m2.

Tường nhà là các hình chữ nhật, trong đó hai bức tường đối diện sẽ có diện tích bằng nhau.

Diện tích hình chữ nhật ABNM bằng diện tích hình chữ nhật DCPQ bằng 4,2.3,2 = 13,44 m2.

Diện tích hình chữ nhật BCPN bằng diện tích hình chữ nhật ADQM bằng 3,5.3,2 = 11,2 m2.

Tổng diện tích tường nhà và trần nhà là: 14,7 + 13,44.2 + 11,2.2 = 63,98 m2.

Diện tích cần sơn lại sẽ là tường nhà trừ đi diện tích các cửa và bằng:

63,98 – 5,4 = 58,58 m2.

Vậy diện tích cần sơn lại là 58,58 m2.

b) Tiền công sơn lại tường và trần nhà là:

58,58 . 12 000 = 702 960 (đồng).

Vậy tiền công sơn lại tường và trần nhà là 702 960 đồng.


Câu 16:

Một thửa ruộng dạng hình chữ nhật có chiều dài 110 m, chiều rộng 78 m. Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó, cứ 1 ha thu hoạch được 7l,5 tạ thóc. Cả thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?

Xem đáp án

Diện tích thửa ruộng dạng hình chữ nhật là: 

110 . 78 = 8580 (m2).

Ta có 1ha = 10 000 m2.

8580 m2 = 0,8580 ha.

Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là: 

0,858.71,5 = 61,347 (tạ thóc).

Vậy cả thửa ruộng thu được 61,347 tạ thóc.


Câu 17:

Bác Hà có hai tấm kính hình chữ nhật. Chiều rộng của mỗi tấm kính bằng 1/2 chiều dài của nó và chiều dài của tấm kính nhỏ đúng bằng chiều rộng của tấm kính lớn. Bác ghép hai tấm kính sát vào nhau và đặt lên mặt bàn có diện tích 0,9 m2 thì vừa khít. Tính diện tích của mỗi tấm kính.

Xem đáp án

Gọi chiều dài của tấm kính lớn là x (m) (x > 0)

Khi đó chiều rộng của tấm kính lớn là: 12x=x2(m).

Diện tích của tấm kính lớn là:  x.x2=x.x2=x22(m2)

Vì chiều dài của tấm kính nhỏ đúng bằng chiều rộng của tấm kính lớn và bằng x2 (m)

Khi đó chiều rộng của tấm kính nhỏ là:  12.x2=x4(m)

Diện tích của tấm kính lớn là: x2.x4=x.x2.4=x24(m2)

Diện tích của tấm kính lớn gấp số lần diện tích của tấm kính nhỏ là: x2x:x28=x22.8x2=4

Vì ghép hai tấm kính sát vào nhau và đặt lên mặt bàn có diện tích 0,9 m2 thì vừa khít nên tổng diện tích hai tấm kính là bằng 0,9 m2.

Coi diện tích tấm kính nhỏ là một phần thì tấm kính lớn là hai phần vì vậy tổng diện tích hai tấm kính là ba phần. Khi đó, diện tích một phần là: 0,9: 3 = 0,3 (m2).

Suy ra diện tích tấm kính nhỏ là 0,3 m2.

Từ đó diện tích tấm kính lớn là: 0,3.2 = 0,6 m2.

Vậy diện tích tấm kính nhỏ là 0,3 m2 và diện tích tấm kính lớn là 0,6 m2.


Câu 18:

Một chiếc bàn ăn có mặt bàn hình tròn đường kính 150 cm. Dùng một khăn vải hình tròn để phủ lên mặt bàn thì thấy khăn rủ xuống khỏi mép bàn dài 20 cm. Tính diện tích phần khăn rủ xuống khỏi mép bàn, lấy π = 3,14

Một chiếc bàn ăn có mặt bàn hình tròn đường kính 150 cm

Xem đáp án

Đường kính của khăn vải bằng đường kính của mặt bàn cộng với độ dài hai phần khăn rủ xuống là: 150 + 20 + 20 = 190 (cm).

Bán kính của khăn vải là: 190:2 = 95 (cm).

Diện tích của chiếc khăn trải bàn là: π.952=3,14.9025=28338,5 (cm2)

Bán kính của mặt bàn là: 150 : 2 = 75 (cm).

Diện tích mặt bàn là: π.752=3,14.5625=17662,5 (cm2)

Diện tích phần khăn rủ xuống khỏi mặt bàn là: 28338,5 – 17662,5 = 10 676 (cm2).


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương