Thứ năm, 30/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án

Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án

Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án (đề số 2)

  • 3291 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các kim loại sau, kim loại dẻo nhất là

Xem đáp án

Chọn C.

Tính dẻo: Au > Ag > Al > Cu > Sn..... Người ta có thể dát được những lá vàng mỏng tới 1/20 micromet, ánh sáng có thể đi quá được


Câu 2:

Để tiêu huỷ kim loại Na hoặc K dư thừa khi làm thí nghiệm ta dùng

Xem đáp án

Chọn B.

Tiêu hủy kim loại Na, K bằng ancol etylic với phản ứng: Na + H2O → NaOH + ½ H2 và K + H2O → KOH + ½ H2. Phản ứng này khá êm dịu, không gây nguy hiểm, không tạo ra chất độc hại, dễ xử lí


Câu 3:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm

Xem đáp án

Chọn C.

Sáu nguyên tố hóa học đứng sau các nguyên tố khí hiếm là Li, Na, K, Rb, Cs, Fr


Câu 4:

Chất thuộc loại đisaccarit là

Xem đáp án

Chọn B.

Glucozo thuộc loại monosaccarit (là nhóm cacbohydrat đơn giản nhất)

Saccarozo thuộc loại didssaccarit (là nhóm cacbohydrat khi thủy phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit, trong trường hợp này là glucozo và fructozo

Xenlulozo thuộc loại polisaccarit (là nhóm cacbohydrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit, trong trường hợp này là glucozo

Fructozo thuộc loại monosaccarit


Câu 5:

Thành phần chính của quặng manhetit là

Xem đáp án

Chọn B.

Quặng manhetit chứa Fe3O4 là quặng giàu sắt nhất, nhưng hiếm có trong tự nhiên


Câu 7:

Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất

Xem đáp án

Chọn D.

Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng glixerol và chế biến thực phẩm


Câu 9:

Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai

Xem đáp án

Chọn A.

Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.

+) Đimetylamin: (CH3)2NH (amin bậc 2)

+) Metylamin:CH3-NH2  (amin bậc 1)

+) Trimetylamin: (CH3)3N (amin bậc 3)

+) C6H5-NH2 (amin bậc 1)


Câu 10:

Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hoá, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại

Xem đáp án

Chọn B.

Để bảo vệ vỏ ống thép, người ta gắn các khối Zn vào phía ngoài ống. Phần ngoài bằng thép là cực dương, khối Zn là cực âm. Kết quả là ống thép được bảo vệ, Zn là “vật hi sinh” bị ăn mòn.

Ở anot (cực âm): Zn bị oxi hóa: Zn → Zn2+ + 2e

Ở catot (cực dương): O2 bị khử: 2H2O + O2 + 4e → 4OH


Câu 11:

Cho dãy biến đổi sau: Cr+HClX+Cl2Y+NaOH ZBr2/NaOHTX, Y, Z, T là

Xem đáp án

Chọn A.

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2.

CrCl2 + ½ Cl2 → CrCl3.

CrCl3 + 4NaOH → NaCrO2 + 2H2O + 3NaCl

2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 8H2O


Câu 13:

Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:

Xem đáp án

Chọn B.

Phương trình: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Số mol H2 = 0,1 mol → số mol Fe = 0,1 mol → m = 5,6 gam.


Câu 14:

Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,5M và NaOH 0,75M thu được dung dịch X. Cho BaCl2 dư vào X, khối lượng kết tủa thu được là

Xem đáp án

Chọn A.

n(CO2) = 0,2 mol.

n(Na2CO3) = 0,1; n(NaOH) = 0,15 mol.

Dung dịch X chứa Na+ (0,35); HCO3- ( x mol); CO32- ( y mol)

BTĐT: x + 2y = 0,1.2 + 0,15

BTNT (C): x + y = 0,2 + 0,1.

Giải hệ: x = 0,25; y = 0,05

Nên n(BaCO3) = n(CO32-) = 197.0,05 = 9,85 gam


Câu 15:

Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai

Xem đáp án

Chọn B.

Tính tan của các protein khác nhau. Protein hình sợi “hoàn toàn không tan” trong nước trong khi các protein hình cầu tan trong nước tạo dung dịch keo


Câu 16:

Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là

Xem đáp án

Chọn D.

Bỏ qua hệ số n trong tính toán cho đơn giản.

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

                                3.63             297

                               34,02   ←   53,46 kg

Vì H = 60% → m(HNO3 lý thuyết) = 34,02 : 0,6 = 56,7 kg.

→ m(dd HNO3) = 56,7 : 94,5% = 60 kg → V = m : D = 40 lít.


Câu 17:

Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn B.

Thủy phân Gly – Ala trong NaOH thu được 2 muối NH2-CH2-COONa và NH2-CH(CH3)-COONa

Ta có: n(Gly-Ala) = 0,1 → m = 0,1. 97 + 0,1. 111 = 20,8 (g)


Câu 18:

Cho hình vẽ thiết bị chưng cất thường

Vai trò của nhiệt kế trong khi chưng cất là

Xem đáp án

Chọn C.

Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều. Đun sôi một hỗn hợp lỏng, chất nào có nhiệt độ sôi thấp sẽ chuyển thành hơi sớm hơn và nhiều hơn. Ta dùng nhiệt kế đo nhiệt độ sôi của chất lỏng đang chưng cất phát hiện thời điểm thích hợp để thu chất


Câu 19:

Dãy gồm các ion (không kể sự điện li của H2O) cùng tồn tại trong một dung dịch là

Xem đáp án

Chọn D.

Các ion không phản ứng với nhau thì cùng tồn tại trong 1 dung dịch.

Đáp án thỏa mãn: Cu2+, NO3- , H+, Cl .

Loại các đáp án khác vì:

Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

Al3+ + S2- + H2O → Al(OH)3+ H2S

Ba2+ + SO42- → BaSO4 vì HSO4- phân li ra SO42-


Câu 20:

Phát biểu nào dưới đây là đúng

Xem đáp án

Chọn B.

Fructozo có phản ứng tráng bạc: mặc dù không có CHO nhưng trong môi trường kiềm, glucozo và fructozo có thể chuyển hóa lẫn nhau. (Glucozo có chứa CHO) 

Thủy phân tinh bột thu được glucozo

Cả xenlulozo và tinh bột đều không có phản ứng tráng bạc


Câu 21:

Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:

(a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.

(b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.

(c) Cho CaO vào nước.

(d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.

Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

Xem đáp án

Chọn B.

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H­2

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag. Sau đó Fe(NO3)2 + AgNO3dư → Fe(NO3)3 + Ag

CaO + H2O → Ca(OH)2

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl


Câu 23:

Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với Na, dung dịch NaOH, CaCO3 trong điều kiện thích hợp. Số phản ứng xảy ra là

Xem đáp án

Chọn C

C2H4O2 gồm các đồng phân : HCOOCH3 và CH3COOH.

Trong đó :

- HCOOCH3 tác dụng với : NaOH

- CH3COOH tác dụng với : Na, NaOH, CaCO3.

Số phản ứng : 4.


Câu 24:

Phát biểu nào sau đây sai

Xem đáp án

Chọn C.

- Hàm lượng sắt trong thép cao hơn trong gang. Vì:

 +) Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2-5%, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các nguyên tố khác như Si, Mn,...

 +) Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%.

Hàm lượng C càng nhiều thì hàm lượng Fe càng ít.


Câu 25:

X, Y, Z, T là một trong số các dung dịch sau: glucozơ, fructozơ, glixerol, phenol. Thực hiện các thí nghiệm để nhận biết chúng và có kết quả như sau

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Chọn A.

Fructozo không có nhóm chức CHO, tuy nhiên trong môi trường bazo, fructozo và glucozo có sự chuyển hóa qua lại (glucozo có chứa CHO) → có phản ứng tráng bạc với AgNO3/NH3.

Glucozo có chứa CHO → vừa có phản ứng tráng bạc, vừa làm nhạt màu nước Br2.

Glixerol là ancol đa chức có công thức C3H5(OH)3 → không có các tính chất trên → không có hiện tượng.

Phenol: C6H5OH, tác dụng với nước brom: brom thế hidro trong vòng của phenol tại 3 vị trí 2, 4, 6 → tạo kết tủa trắng


Câu 28:

Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, sinh ra glixerol và hỗn hợp hai muối gồm natri oleat và natri linoleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 2,385 mol O2, sinh ra 1,71 mol CO2. Phát biểu đúng là:


Câu 29:

Một chất hữu cơ X mạch hở, không phân nhánh, chỉ chứa C, H, O. Trong phân tử X chỉ chứa các nhóm chức có nguyên tử H linh động, X có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Khi cho X tác dụng với Na dư thì thu được số mol H2 bằng số mol của X phản ứng. Biết X có khối lượng phân tử bằng 90 đvC. X có số công thức cấu tạo phù hợp là:

Xem đáp án

Chọn C

X chứa nhóm chức có H linh động và có khả năng hòa tan Cu(OH)2, tác dụng được với Na  X có thể có nhóm chức ancol hoặc axit cacboxylic.

Mặt khác, MX = 90. Tác dụng  Na cho số mol H2 bằng số mol X p.ư. Các CT thỏa mãn gồm:

(COOH)2; C-C-C(OH)-C(OH); C-C(OH)-C(OH)-C; C-C(OH)-C(COOH); C(OH)-C(COOH)


Câu 30:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.

(b) Dẫn khí CO qua Fe2O3 nung nóng.

(c) Điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn.

(d) Đốt bột Fe trong khí oxi.

(e) Cho kim loại Ag vào dung dịch HNO3 loãng.

(f) Nung nóng Cu(NO3)2.

(g) Cho Fe3O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

Số thí nghiệm có xảy ra sự oxi hóa kim loại là

Xem đáp án

Chọn B

Xét từng thí nghiệm:

(a) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

(b) 3CO + Fe2O3 → Fe + 3CO2

(c) NaCl + H2O (đpdd) → NaOH + ½ H2 + ½ Cl2

(d) Fe + ½ O2 → FeO

(e) 3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

(f) Cu(NO3)2 → CuO + 2NO2 + O2

(g) 2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

Thí nghiệm xảy ra sự oxi hóa kim loại: (a) (d) (e).

Lưu ý: Xảy ra sự oxi hóa kim loại tức là kim loại đóng vai trò là chất khử


Câu 31:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục NH3 dư vào dung dịch AgNO3.

(b) Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch AgNO3

(c) Cho hỗn hợp Ba và Al2O3 theo tỉ lệ mol 1:1 vào nước dư.

(d) Cho dung dịch NaAlO2 dư vào dung dịch HCl.

(e) Cho bột Cu và FeCl3 theo tỉ lệ mol 1 : 1 vào nước dư.

(f) Cho FeBr2 vào dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 dư.

(g) Sục khí NH3 dư vào dung dịch NaCrO2.

(h) Cho hỗn hợp Fe(NO3)2 và Cu (tỉ lệ mol 1:3) vào dung dịch HCl loãng dư.

(i) Cho dung dịch Na2S dư vào dung dịch CaCl2.

(j) Cho 1 mol Al, 1 mol Zn vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm sau khi kết thúc còn lại chất rắn không tan là:

Xem đáp án

Chọn A

Các mệnh đề d, e.

+ TN a: tạo phức [Ag(NH3)2]OH.

+ TN b: Không có phản ứng.

+ TN c: Ba + 2H2 Ba(OH)2 + H2. Sau đó: 2Al + Ba(OH)2 + 2H2 Ba(AlO2)2 + 3H2.

 tỉ lệ 1:1 nên Ba(OH)2 dư

+ TN d: NaAlO2(dư) + HCl + H2O   Al(OH)3 + NaCl

+ TN e: Cu + 2FeCl3  2FeCl2 + CuCl2.

Tỉ lệ 1:1  FeCl­3 dư.

+ TN f: 2FeBr2 + K­2Cr2O7 + 7H2SO4  Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 2Br2 + 7H2O.

+ TN g: không tác dụng

+ TN h:

9Fe(NO3)2 + 12HCl  3NO + 5Fe(NO3)3 + 4FeCl3 + 6H2O.

9------------------------------------------5------------4

3Cu + 8H+ + 2NO3-  3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

22,5             ←15

2Fe3+ + Cu  2Fe2+ + Cu2+.

9←      4,5

Tỉ lệ mol 1:3  Cu hết, không tạo thêm chất rắn nào.

+ TN i: Na2S và CaCl2: không tác dụng.

+ TN j: 1 mol Al + 1 mol Zn tác dụng vừa đủ với 3 mol NaOH không tạo ra chất rắn, cũng không có rắn dư


Câu 32:

Cho m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào 400 ml dung dịch H2SO4 0,3M và HCl 0,9M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn C

Cho hỗn  hợp Na2O và Al2O3 vào 0,12 mol H2SO4 và 0,36 mol HCl thu được dung dịch X.

Cho Ba(OH)2 dư vào X ta thấy đồ thị như trên do vậy có các giai đoạn:

+Giai đoạn kết tủa tăng do tạo kết tủa BaSO4 và Al(OH)3.

+Kết tủa giảm do có sự hòa tan Al(OH)3.

+Kết tủa không đổi lúc này chỉ còn BaSO4.

Có n(H2SO4) = 0,12 (mol) và n(HCl) = 0,36 (mol)

→ n(BaSO4 max) = 0,12 mol và n(Al(OH)3 max) = 0,12 (mol)

Do kết tủa vẫn còn Al(OH)3 nên X phải có Al3+ → Dung dịch X không có OH- và AlO2-.

→ X có chứa Al3+ (0,12 mol); Na+ (a mol); H+ (b mol); Cl- (0,36 mol); SO42- (0,12 mol)

BT điện tích cho X: a + b = 0,12. 3 = 0,36 + 0,12. 2 (1)

Khi n(Ba(OH)2) = 0,28 mol hay n(OH-) = 0,56 mol thì Al(OH)3đã bị hòa tan hoàn toàn nên:

0,56 – b = 0,12. 4 → b = 0,08 → a = 0,16 mol

Vậy ban đầu n(Na2O) = a/2 = 0,08 mol và n(Al2O3) = 0,12 : 2 = 0,06 mol

→ m = 11,08 (g)


Câu 35:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất.

Bước 3: Sau 8 – 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Để nguội.

Phát biểu nào sau đây đúng

Xem đáp án

Chọn C

Trong thí nghiệm này: 

- Việc thêm nước cất nhằm để hỗn hợp không cạn đi, phản ứng mới thực hiện được.

- NaOH vừa là chất phản ứng, vừa là chất xúc tác.

- Thêm NaCl giúp hỗn hợp sau phản ứng tách thành 2 lớp.

- Sản phẩm thu được là xà phòng (không phải bột giặt).


Câu 36:

Ancol X (MX = 76) tác dụng với axit cacboxylic Y thu được hợp chất Z mạch hở (X và Y đều chỉ có một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa đủ 14,56 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 4. Mặt khác, 17,2 gam Z lại phản ứng vừa đủ với 8 gam NaOH trong dung dịch. Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số công thức cấu tạo của Z thỏa mãn là 

Xem đáp án

Chọn B

- Biện luận công thức của X.

Gọi CTPT của X là CxHyOt.

Có 12x + y + 16t = 76.

Ta có t ≤  3,875.

 +) t = 1 → 12x + y = 60. Không có giá trị x, y thỏa mãn. Loại.

 +) t = 2 → 12x + y = 44. => x = 3; y = 8.

 +) t = 3 → 12x + y = 28. Loại.

=> CTPT của X: C3H8O2 hay C3H6(OH)2.

- Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa đủ 0,65 mol O2 thu được x mol CO2 và y mol H2O.

BTKL: m(Z) + m(O2) = m(CO2) + m(H2O) hay 44x + 18y = 17,2 + 0,65.320,7

x : y = 7 : 4.

Giải hệ: x = 0,7; y = 0,4.

=> m(O) = m(Z) – m(C) – m(H) = 17,2 – 0,7.12 – 0,4.2 = 8 gam => n(O) = 0,5 mol.

=> nC : nH : nO = 0,7 : 0,8 : 0,5 = 7 : 8 : 5.

Vì CTPT trùng với CTĐGN nên Z có CT C7H8O5. (MZ = 172) ( π = 4)

- 0,1 mol Z phản ứng vừa đủ với 0,2 mol NaOH.

Z chứa 4 nguyên tử O trong –COO–; 1 nguyên tử O trong –OH

Vậy Z chứa 1 nhóm este, 1 nhóm axit và 1 nhóm ancol.

Các chất thỏa mãn: CH3-CH(OH)-CH2-OOC-C≡C-COOH.

Chất này có 3 đồng phân.

Các bạn có thể liên hệ CTCT như sau:


Bắt đầu thi ngay