Thứ năm, 30/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án

Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án

Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án (đề số 10)

  • 3299 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là

Xem đáp án

Chọn A.

Fructozo mặc dù không thủy phân trong môi trường axit nhưng X không làm mất màu dd brom

Saccarozo và tinh bột là polisaccarit, có bị thủy phần trong axit và cũng không làm mất màu dd brom


Câu 2:

Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp

Xem đáp án

Chọn D.

Tơ visco và tơ axetat là tơ nhân tạo, được tạo ra từ xenlulose. Tơ visco tạo ra bằng phương pháp hoà tan xenlulozơ trong CS2. Ta thu được dung dịch sệt sau đó kéo bằng máy tạo ra những sợi nhỏ. Còn tơ axetat tạo ra bằng cách cho xenlulozơ tác dụng với anhidrit axetat.  Tơ tằm và bông là tơ tự nhiên, tằm do con tằm tiết ra còn bông lấy từ cây bông. Đáp án D là đúng nhất. Tơ nion-6,6 trùng ngưng từ H2N-(CH2)5-COOH và H2N-(CH2)6-NH2, tơ nitron trùng hợp từ acrylonitrin CH2=CH-CN.


Câu 3:

Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa hai nào sau đây cho este có mùi hoa nhài

Xem đáp án

Chọn B.

CH3COOH + C6H5CH2OH  CH3COOCH2C6H(benzyl axetat)

1 số mùi este thông dụng:

1.   Amyl axetat có mùi dầu chuối.

2.   Amyl fomat có mùi mận.

3.   Etyl fomat có mùi đào chín.

4.   Metyl salicylat có mùi dầu gió.

5.   Isoamyl axetat có mùi chuối chín.

6.   Etyl Isovalerat có mùi táo.

7.   Etyl butirat và Etyl propionat có mùi dứa.

8.   Geranyl axetat có mùi hoa hồng.

9.   Metyl 2-aminobenzoat có mùi hoa cam.

10. Benzyl axetat có mùi thơm hoa nhài


Câu 5:

Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau

Chất rắn X là

Xem đáp án

Chọn D.

X bay hơi và không bị nhiệt phân do vậy X phải là NH4Cl


Câu 6:

Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư) tạo muối Fe(III). Chất X là

Xem đáp án

Chọn A.

Fe + 3AgNO3 → 3Ag + Fe(NO3)3


Câu 7:

Kim loại nào dưới đây tác dụng với dung dịch NaOH, dung dịch HCl nhưng không tác dụng với HNO3 đặc nguội

Xem đáp án

Chọn A.

Al, Cr, Fe thụ động trong HNO3 đặc nguội nhưng Al tan được trong NaOH


Câu 8:

Nhúng thanh Ni nguyên chất vào dung dịch nào sau đây sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa

Xem đáp án

Chọn C.

Ni + CuCl2 → Cu + NiCl2.

Hai điện cực: Ni, Cu được nhúng trong dung dịch điện li → ăn mòn điện hóa


Câu 9:

Crom được mạ lên sắt để bảo vệ sắt và dùng để chế thép không gỉ vì

Xem đáp án

Chọn A.

Crom được mạ lên sắt để bảo vệ sắt và dùng để chế thép không gỉ vì crom có lớp màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ bên ngoài


Câu 10:

Dãy các chất có thể gây ra ô nhiễm môi trường đất là 

Xem đáp án

Chọn C.

Cacbon monooxit, cacbon đioxit, metan, lưu huỳnh đioxit, Freon và các khí halogen như clo, brom: ô nhiễm không khí.

 Các cation như: Cd2+, Pb2+,  Hg2+, và các anion như PO43-; NO3-, SO42-ô nhiễm môi trường nước


Câu 11:

Hòa tan hết x mol bột Fe trong dung dịch chứa y mol Fe(NO3)3 và z mol HCl, sau khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất. Dung dịch X không hòa tan được bột Cu. Mối liên hệ x, y, z là

Xem đáp án

Chọn B.

Vì X không hòa tan được Cu nên X không chứa Fe3+; NO3-, H+ hết.

Dd X chỉ chứa một chất tan duy nhất là muối FeCl2.  

Nên ta có, n(Fe2+) = x + y.

BTĐT: 2.(x + y) = z hay 2x + 2y = z


Câu 12:

Phát biểu sai là

Xem đáp án

Chọn B.

Trong dung dịch, các α-aminoaxit tồn tại chủ yếu dưới dạng ion lưỡng cực


Câu 13:

Nhận xét nào sau đây không đúng 

Xem đáp án

Chọn D.

Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều lưỡng tính


Câu 14:

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T, E. Kết quả được ghi ở bảng sau

Các chất X, Y, Z, T, E lần lượt là

Xem đáp án

Chọn C.

X là vinyl axetat vì nó thuỷ phân trong NaOH tạo CH3CHO nên tráng bạc được, có nối đôi nên có thể cộng Br2 làm mất màu nước brom.

Y là triolein vì nó là chất béo không no nên có khả năng cộng hợp Br2.

Z là glucozơ vì nó có nhóm CHO nên tác dụng được với nước brom, tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm và tráng bạc.

T là anilin vì tạo kết tủa trắng với brom.

E là Gly-Ala-Val vì có tham gia phản ứng màu biure


Câu 15:

Dẫn 8,96 lít khí CO (đktc) qua 13,44 gam hỗn hợp rắn gồm Fe3O4, Fe2O3 và CuO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam rắn X và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 9. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn B.

CO + hh rắn  X + Y

Y gồm CO; CO2  BTNT (C): n(Y) = n(CO bđ) = 0,4

BTKL: m(X) = m(CO) + m(hh rắn) – m(Y) = 0,4. 28 + 13,44 – 0,4. 9. 4 = 10,24 (g)


Câu 16:

Trong phòng thí nghiệm, silic được điều chế bằng phương pháp nào

Xem đáp án

Chọn B.

Silic được điều chế bằng cách dùng chất khử mạnh như Mg, Al, C khử SiO2 ở nhiệt độ cao.

SiO2 + 2Mg => 2MgO + Si


Câu 17:

Cho các chất sau: metan, etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng

Xem đáp án

Chọn A

Có 3 chất làm mất màu dung dịch Br2 là etilen, but-2-in và axetilen


Câu 18:

Cho 6,08 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức có cùng số mol tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 16,16 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối lớn trong 6,08 gam X là

Xem đáp án

Chọn B

Ta có: n(HNO3) = m(muối) – m(X) = 10,08 → n(HNO3) = 0,16 = n(X)

→ n(1 amin) = 0,08

Gọi 2 amin: RNH2 (0,08 mol); R’NH2 (0,08 mol) → R + R’ = 44

→ R = 15; R’ = 29 → CH3NH2 và C2H5NH2 → m = 0,08. 45 = 3,6 (g)


Câu 20:

Cho các chất: propan-1,3-điol, axit fomic, anbumin, glixerol, anđehit axetic, glucozơ,   Gly-Ala, saccarozơ. Số chất trong dung dịch hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

Xem đáp án

Chọn C

Axit fomic hòa tan theo kiểu axit bazow.

Anbumin dựa vào phản ứng tạo phức màu biure.

Glixerol và glucozơ, saccarozơ hòa tan theo kiểu tạo phức poliol


Câu 22:

Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y

Dung dịch X có thể chứa hỗn hợp các chất nào sau đây

Xem đáp án

Chọn B

Xét từng phản ứng trong mỗi dung dịch:

+) NH2-CH2-COOH + CH3OH (t,xt HCl) → NH3Cl-CH2COOCH3 + H2O

Muối amoni este này không bay hơi nên không thỏa mãn chất Y. (Loại)

+) Dầu ăn có thành phần chính là chất béo, thủy phân trong môi trường axit thu được axit, ancol

Thỏa mãn thí nghiệm trong hình vẽ.

+) Thủy phân anbumin trong dung dịch NaOH tạo thành muối của các α-aminoaxit không bay hơi. (Loại)

+) Tinh bột dạng rắn không tồn tại ở dạng dung dịch X (Loại)


Câu 23:

Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ, ban đầu trong cốc chứa dung dịch nước vôi trong, đóng khoá để dòng điện chạy trong mạch

Sục rất từ từ khí CO2 vào cốc cho đến dư, độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào

 

Xem đáp án

Chọn C

Ban đầu: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Kết tủa xuất hiện làm giảm số lượng các ion trong dung dịch → điện tích giảm. → đèn sáng yếu đi.

Sau đó: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

Kết tủa tan ra tạo thêm nhiều điện tích (ion) hơn làm cho đèn sáng dần lên


Câu 25:

Có 5 hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm 2 chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; KHSO4 và KHCO3; BaCl2 và CuSO4; Fe(NO3)2 và AgNO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra các chất tan tốt trong nước là

Xem đáp án

Chọn D

Các hỗn hợp có thể tan hoàn toàn tạo ra các chất tan tốt là là Na2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3.

KHSO4 và KHCO3 tạo khí CO2.

BaCl2 và CuSO4 tạo kết tủa BaSO4.

Fe(NO3)2 và AgNO3 tạo ra Ag


Câu 26:

Số este thuần chức của etylen glicol (mạch hở) có công thức phân tử C8H12O4, không tham gia phản ứng tráng bạc là

Xem đáp án

Chọn B

Este C8H12O4 2 chức trong đó π = 3 với 2π trong nhóm -COO và 1π trong C=C.

E không tham gia phản ứng tráng bạc và tạo bởi C2H4(OH)2.

CH3-COO-C2H4-OOC-CH2-CH=CH2

CH3-COO-C2H4-OOC-CH=CH-CH( đồng phân cis – trans)

CH3-COO-C2H4-OOC-C(CH3)=CH2

CH3-CH2-COO-C2H4-OOC-CH=CH2

Số đồng phân: 5.


Câu 29:

Thực hiện sơ đồ phản ứng sau đối với chất X là muối của α-amino axit:

(1) X + 2NaOH to  Y + Z + 2H2O;                

(2) Y + 3HCl → T + NaCl

Biết rằng trong T, nguyên tố clo chiếm 32,42% về khối lượng, Nhận định sai là

Xem đáp án

Chọn B

Do X là muối của a-amino axit  không chứa clo  Y, Z không chứa Clo  T chứa 2 Clo.

Mà % clo trong T = 32,42% → M(T) = 71 : 0,3242 = 219 → T là (ClNH3)2 C5H9COOH (tác dụng với CH3OH/ HCl, đun nóng tỉ lệ 1:1 tại nhóm chức COOH tạo este)

→ Y là (NH2)2C5H9COONa → Y có tính bazo

→ Z là NaCl (tan tốt trong nước tạo dung dịch dẫn điện được)

→ X là ClNH3C5H9(NH2)COOH (làm quỳ tím chuyển đỏ)


Câu 30:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư.

(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.

(3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3.

(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4.

(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.

(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4

Số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là

Xem đáp án

Chọn D

TN 2 tạo ra 2 muối.

+ TN1: Na + H2O → NaOH + ½ H2 sau đó NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2H2.

Với số mol Na = 2 số mol Al, dung dịch thu được có NaOH dư và NaAlO2 (trong đó chỉ có NaAlO2 là muối)

+ TN 2: Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4.

Tỉ lệ số mol Cu = Fe2(SO4)3 → dung dịch thu được có 2 muối FeSO4 vầ CuSO4.

+ TN3: KHSO4 + KHCO3 → K2SO4 + CO2 + H2O.

→ Dung dịch có muối K2SO4.

+ TN 4: BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 + CuCl2.

Chú ý: BaSO4 cùng là muối nhưng không nằm trong dung dịch mà tồn tại dưới dạng kết tủa, chất rắn.

+ TN 5: Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag.

→ Dung dịch có muối Fe(NO3)3.

+ TN 6: Na2O + H2O → 2NaOH sau đó 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4.

→ Dung dịch có Na2SO4.


Câu 34:

Cho các phát biểu sau

1. Dùng dung dịch Fe(NO3)3 dư để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Fe, Cu và Ag.

2. Fe-C là hợp kim siêu cứng.

3. Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại khác bằng phương pháp thủy luyện.

4. Phương pháp cơ bản để điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối clorua nóng chảy của chúng.

5. Khi đốt nóng, các kim loại kiềm thổ đều bốc cháy trong không khí.

6. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

7. Các kim loại kiềm đều dễ nóng chảy.

8. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.

9. Tính chất hóa học của hợp kim hoàn toàn khác tính chất hóa học của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim.

10. Nguyên tắc luyện thép từ gang là dùng O2 oxi hóa C, Si, P, S, Mn, … trong gang để thu được thép. 

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Chọn C

Các phát biểu đúng là : 1, 4, 5, 6, 7, 10.

(2). Muốn có hợp kim siêu cứng phải cho thêm vào 1 số các nguyên tố khác.

(3). KLK tác dụng với nước → không điều chế bằng thủy luyện.

(8). Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại > bán kính nguyên tử phi kim

(9). Tính chất hóa học của hợp kim coi như tính chất hóa học của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim


Bắt đầu thi ngay