Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án
Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án (đề số 13)
-
4605 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là
ChọnA
Nước cứng tạm thời (là loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng do muối hiđrocacbonat bị nhiệt phân thành muối không tan). Tính cứng tạm thời do các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 gây ra.
Có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng cá cách:
+ Đun sôi.
+ Thêm Ca(OH)2 vừa đủ.
+ Thêm các dung dịch kiềm khác, dung dịch muối CO32-, dung dịch PO43-
Câu 4:
Chất nào sau đây là chất điện li yếu
Chọn C
Axit yếu là H2S nên H2S là chất điện li yếu
Câu 5:
Hợp chất nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH loãng dư
Chọn B
Al2O3 + 2NaOH -> 2NaAlO2 +H2O
ZnO + 2NaOH -> Na2ZnO2 + H2O
CrO3 +2NaOH -> Na2CrO4 +H2O
Câu 6:
Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là
Chọn D
n(Al) = 0,2 mol
Muối AlCl3 0,2 mol nên m = 26,7g
Câu 7:
Trong phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ
Chọn B
glyxin: H2N- CH2- COOH
anilin: C6H5-NH2
axit glutamic: HOOC-CH2- CH2- CH(NH2) -COOH
Amilopectin là 1 thành phần của tinh bột, chiếm từ 70-80% khối lượng tinh bột
Câu 8:
Dung dịch nào sau đây không làm mất màu nước brom
Chọn B
+ Anilin do ảnh hưởng của nhóm NH2, ba nguyên tử H ở các vị trí -o, -p so với nhóm NH2 trong nhân thơm của anilin đã bị thay thế bởi ba nguyên tử brom.
+ Axit linoleic: C17H31COOH có chứa lk pi CC.
+ Metyl fomat: HCOOCH3 có chứa CHO
Câu 9:
Vật liệu polime nào sau đây là tơ được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp
Chọn C
Poliacrilonitrin được tổng hợp bằng p.ư trùng hợp CH2= CH-CN (tơ nitron hay tơ olon)
Poli(hexametylen-ađipamit): được tổng hợp bằng p.ư trùng ngưng giữa H2N-[CH2 ]6 - NH2 và HOOC[CH2 ]4COOH
Poli(butađien-stiren) được tổng hợp bằng p.ư đồng trùng hợp buta-1,3ddien với stiren nhưng sản phẩm không phải là tơ mà là cao su buna-S
Poli(etylen-terephtalat): tơ được điều chế bằng p.ư trùng ngưng axit terephtalic và etylen glicol
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây là đúng
Chọn D
Ancol etylic C2H5OH không tác dụng được với dung dịch NaOH
Axit béo là những axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon (từ 12C đến 24C) không phân nhánh.
Etylen glycol C2H4(OH)2 là ancol no, hai chức, mạch hở
Câu 11:
Khẳng định nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của các phản ứng của các hợp chất hữu cơ
Chọn D
Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt, dễ cháy
+ Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng 1 điều kiện, nên tạo ra hỗn hợp sản phầm
Câu 12:
Hỗn hợp X gồm metyl fomat, axit acrylic và glucozơ. Đốt cháy hoàn toàn 15,6 gam X thu được V lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Giá trị của V là
Chọn C
Các chất này có công thức là C2H4O2, C3H4O2 và C6H12O6 có dạng Cn(H2O)m nên ta có thể quy về C và H2O.
mnước=9 gam nên nC=0,55→V=12,32 lít.
Câu 13:
Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
Chọn C
Đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không có phản ứng màu biure.
Nên để phân biệt 2 chất này dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm (phản ứng biure)
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây là đúng
Chọn A
Cacbon monoxit là oxit trung tính.
Nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3.
Photpho trắng dễ bốc cháy, có khả năng phản ứng mạnh hơn photpho đỏ
Câu 15:
Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tăng dần tính dẫn điện từ trái sang phải là
Chọn D
Khả năng dẫn điện: Ag > Cu > Au > Al > Fe
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây sai
Chọn B
Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là muối của axit béo và glixerol
Câu 18:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Biết X, Y, Z, T là các hợp chất của crom. Các chất X và T lần lượt là
Chọn D
K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + Fe2(SO4)3+ H2O
Cr2(SO4)3 + NaOH (dư) → NaCrO2 + H2O
NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr.
2CrO42- + 2H+ ↔ Cr2O72- + OH-.
Câu 19:
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau
X, Y, Z, T lần lượt là
Chọn D
X làm chuyển hồng quỳ tím → Loại 2 dãy chất có X là anilin.
Z có phản ứng tráng bạc → loại dãy chất có Z là anilin
Câu 20:
Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z:
Phương trình hóa học của phản ứng tạo thành khí Z là
Chọn D
- Khí sinh ra làm dung dịch Ca(OH)2 vẩn đục nên khí Z là CO2
- Để sinh ra CO2 từ khí X và chất rắn Y thì đó là khí CO và chất rắn CuO
- CaCO3 có thể là chất rắn nhưng HCl phản ứng là dung dịch chứ không phải chất khí. Loại đáp án này
Câu 21:
Trong các chất: etyl axetat, anilin, axit glutamic, phenylamoni clorua, lysin, nilon-6, fructozơ. Số chất tác dụng được với KOH là
Chọn C
etyl axetat, axit glutamic, phenylamoni clorua, lysin, nilon-6
Câu 23:
Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên dưới
Hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng
Chọn B
2 thanh kim loại Zn, Cu được nối với nhau bằng dây dẫn ngâm trong dd axit, tạo ra 1 pin điện, trong đó kẽm là cực âm, đồng là cực dương, khí được thoát ra
+ Các e di chuyển từ thanh Zn sang thanh Cu qua dây dẫn tạo ra dòng điện 1 chiều.
+ Các ion H+ trong dd di chuyển về thanh Cu (cực dương) nhận e bị khử thành H2 và sau đó thoát ra khỏi dd.
Kết quả là thanh Zn bị ăn mòn điện hóa đồng thời tạo thành dòng điện
Câu 24:
Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là
Chọn C
Thành phần chính của lòng trắng trứng là anbumin – protein hình cầu.
Nên khi cho NaOH và CuSO4, tạo thành Cu(OH)2 kết tủa màu xanh lam.
Sau đó lòng trắng trứng, tác dụng Cu(OH)2, kết tủa tan ra tạo thành dung dịch màu tím
Câu 25:
Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Phát biếu nào sau đây sai
Chọn A
(∏ + v) = 6 mà chứa vòng benzen nên sẽ có thêm 2 nhóm COO
Xét từng dữ kiện:
1 mol X tạo thành 2 mol Y nên Y là HCOONa
1 mol Y tạo thành 1 mol nước nên chứng tỏ chỉ có 1 nhóm là este của phenol
→ X là HCOO-CH2-C6H5-OOCH
HCOO-CH2-C6H4-OOCH (X) + 3NaOH → 2HCOONa (Y) + HO-CH2-C6H4-ONa (Z) + H2O
2HO-CH2-C6H4-ONa + H2SO4 → 2HO-CH2-C6H4-OH (T) + Na2SO4
Vậy nên:
T phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:1 ( chứ không phải tỉ lệ 1:2)
Câu 26:
Cho các chất: AgNO3, Cu(NO3)2, MgCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3, NH4NO3 và Fe(NO3)2. Nếu nung các chất trên đến khối lượng không đổi trong các bình kín không có không khí, rồi cho nước vào các bình, số bình có thể tạo lại chất ban đầu sau các thí nghiệm là
Chọn B
Các chất là: Ba(HCO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2, NH4HCO3.
Ba(HCO3)2 → BaO + CO2 + H2Ờ
BaO + H2O → Ba(OH)2.
Ba(OH)2 + CO2 → Ba(HCO3)2.
AgNO3 → Ag + NO2 + O2.
NO2 + O2 + H2O → HNO3.
HNO3 + Ag → AgNO3 + NO + H2O.
Cu(NO3)2 tương tự AgNO3.
NH4HCO3 → NH3 + CO2 + H2O
NH3 + CO2 + H2O → NH4HCO3.
Câu 29:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng dung dịch NaOH, thu được natri axetat và anđehit fomic.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp propilen.
(c) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất khí.
(d) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.
(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2.
Số phát biểu đúng là
Chọn C
Các phát biểu đúng: c, d, e.
+ Mệnh đề a: CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO.
+ Mệnh đề b: Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợpetilen
Câu 30:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
Số phát biểu đúng là
Chọn C
Các mệnh đề đún: b, c, d, e
+ Mệnh đề a: Thép là hợp kim của Fe và C, trong đó có từ 0,01 - 2% khối lượng C, ngoài ra còn có 1 số nguyên tố khác (Si, Mn, Cr, Ni...)
+ Mệnh đề b: Bột Al trộn với Fe2O3 gọi là hỗn hợp tecmit được dùng để hàn gắn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm
+ Mệnh đề c: Dùng Na2CO3 có chứa ion CO32- tạo ra các kết tủa CaCO3 và MgCO3 có tác dụng làm mềm nước cứng.
+ Mệnh đề d: Bột lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân ở ngay nhiệt độ thường, tạo chất rắn đen HgS dễ thu gom, không gây độc hai.
+ Mệnh đề e: Khi làm thí nghiệm Cu +HNO3 , người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm kiềm để hạn chế các khí độc thoát ra ngoài gây hại (các hí sẽ tác dụng với dd kiềm)
Câu 32:
Cho hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X. Sục khí CO2 đến dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Để trung hòa dung dịch X, cần dùng V ml dung dịch chứa H2SO4 0,5M và HCl 0,5M. Giá trị của V là
Chọn D
Dung dịch chứa NaOH và Ba(OH)2.
Đồ thị trải qua các giai đoạn:
+CO2 tác dụng với Ba(OH)2 tạo kết tủa BaCO3.
+CO2 tác dụng với NaOH tạo Na2CO3 sau đó CO2 tác dụng với Na2CO3 tạo NaHCO3.
+CO2 hòa tan kết tủa CaCO3.
Nhận lấy lúc 0,34 mol CO2 phản ứng thì kết tủa bị hòa tan còn 0,08 mol.
Vậy số mol HCO3- trong X là 0,26 mol (bảo toàn C)
Câu 33:
Có các phát biểu sau:
(a) Nước brom có thể phân biệt được anilin, glucozơ, fructozơ.
(b) Triolein tan dần trong benzen tạo dung dịch đồng nhất.
(c) Ở điều kiện thường anilin là chất lỏng, hơi nặng hơn nước, tan ít trong nước.
(d) Nhỏ dung dịch natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua xuất hiện kết tủa.
(e) Glucozơ được sử dụng làm thuốc tăng lực cho người ốm.
(f) Glucozơ bị oxi hóa bởi AgNO3 trong NH3 tạo muối amoni gluconat.
Số phát biểu đúng là:
Chọn B
a đúng do anilin làm mất màu tạo kết tủa, glucozơ mất màu còn fructozơ thì không.
b đúng vì chất không phân cực tan dễ trong dung môi không phân cực.
c đúng.
d không đúng, không phải kết tủa mà dung dịch sẽ tách lớp do anilin ít tan.
e đúng vì glucozơ dễ hấp thụ.
f đúng.
Câu 34:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
1. Hòa tan hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (cùng số mol) vào dung dịch HCl loãng dư.
2. Cho KHS vào dung dịch KHSO4 vừa đủ.
3. Cho CrO3 tác dụng với dung dịch NaOH dư.
4. Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư.
5. Cho hỗn hợp bột gồm Ba và NaHSO4 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào lượng nước dư.
6. Cho 1 mol NaOH vào dung dịch chứa 1 mol Ba(HCO3)2.
7. Cho 1 mol NaHCO3 vào dung dịch chứa 1 mol Ba(OH)2.
8. Cho FeS2 vào dung dịch HNO3 dư.
Số thí nghiệm luôn thu được hai muối là:
Chọn A
Các thí nghiệm: 1, 4, 5, 6, 8.
(1). 2 muối là FeCl3 và CuCl2.
(2). 1 muối là K2SO4.
(3). Muối là Na2CrO4.
(4). Muối FeSO4 và Fe2(SO4)3.
(5). Muối là Na2SO4 và BaSO4 (chú ý tỉ lệ 1:2)
(6). Muối là BaCO3 và NaHCO3.
(7). Muối là BaCO3.
(8). Muối là Fe2(SO4)3 và Fe(NO3)3.