Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án
Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án (đề số 15)
-
4600 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các kim loại Al, Cu, Fe, Cr, kim loại nào sau có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất
Chọn B
Nhiệt độ nóng chảy: Al (660oC) < Cu (1083oC) < Fe (1540oC) < Cr (1890oC).
Câu 2:
Để bảo vệ nồi hơi (Supde) bằng thép khỏi bị ăn mòn, người ta có thể lót những kim loại nào sau đây vào mặt trong của nồi hơi
Chọn B.
Để bảo vệ thì người ta sẽ lót vào mặt trong của nồi hơi các kim loại có tính khử mạnh hơn Fe (thành phần của thép) để Fe không bị ăn mòn mà các kim loại đó sẽ là vật hi sinh
Câu 3:
Oxit nào sau đây có thể bị khử bởi Al ở nhiệt độ cao
Chọn D.
Oxit của các kim loại đứng sau Al đều có thể bị Al khử ở nhiệt độ cao trong phản ứng nhiệt nhôm.
Thứ tự tính khử: Na > Sr > Al > Fe.
Câu 4:
NaHCO3 không tác dụng với dung dịch nào sau đây
Chọn B.
NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O
NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O
NaHCO3 + Ba(OH)2 NaOH + BaCO3 + H2O
NaHCO3 + CaCl2 Không xảy ra !
Câu 5:
Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch dung dịch FeCl3. Hiện tượng quan sát được là
Chọn B.
FeCl3 +3NH3 +3H2O Fe(OH)3 + 3NH4Cl
Fe(OH)3 là kết tủa màu đỏ nầu, không bị tan trong NH3
Câu 6:
Etyl fomat là este có mùi thơm của đào chín. Công thức của etyl fomat là
Chọn B.
Etyl fomat có công thức là: HCOOC2H5
Câu 7:
Trong các chất sau đây chất nào không phải là polime
Chọn A.
lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit... Sáp điển hình là sáp ong
Tơ tắm, mủ cây cao su, tinh bột đều là các polime thiên nhiên
Câu 8:
Cặp chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch màu tím
Chọn D.
Các chất có phản ứng màu biure: từ tripeptit trở lên và protein.
Đáp án thỏa mãn: Lòng trắng trứng và (Gly)3.
Câu 9:
Chất X trong công nghiệp thực phẩm là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát, đồ uống. Trong công nghiệp dược phẩm được dùng để pha chế thuốc. Dung dịch chất Y làm đổi màu quỳ tím trong đời sống muối mononatri của Y được dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt). Tên của X và Y theo thứ tự là
Chọn D.
- Saccarozo được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát....Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc
- Axit glutamic: là hợp chất phổ biến nhất trong các protein của các loại hạt ngũ cốc, nó đống vai trò quan trọng trong trao đổi chất của cơ thể động vật, nhất là các cơ quan não bộ, gan, cơ , nâng cao khả nang hoạt động của cơ thể. Bột ngọt (hay mì chính) là muối mononatri của axit glutamic hay mononatri glutamat. Bột ngọt dùng làm gia vị nhưng vì tăng ion Na+ trong cơ thể làm hại các notron thần kinh do đó được khuyến cáo không nên lạm dụng.
Câu 10:
Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của một số chất sau: Các chất A, B, C lần lượt là
Chọn B.
1. Thông thường nhiệt độ sôi của các chất tăng dần như sau:
Ete< Este<Andehit/Xeton<Ancol<Axit cacboxylic.
Nguyên nhân là do: Khả năng tạo liên kết H,tính phân cực của liên kết...
2. Nhiệt độ sôi phân tử khối.Chất có phân tử khối nhỏ có nhiệt độ sối thấp hơn chất có PTK lớn-có cùng thuộc một loại hợp chất
Câu 11:
Nung nóng một ống sứ chứa 36,1 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, ZnO và Fe2O3 rồi dẫn hỗn hợp khí X gồm CO và H2 dư đi qua đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 28,1 gam chất rắn. Tổng thể tích khí X (đktc) đã tham gia phản ứng khử là
Chọn B.
Ta có phản ứng của:
1CO + 1O → 1CO2
1H2 + 1O → 1H2O.
→ từ tỉ lệ có: n(O trong oxit phản ứng) = n(khí X phản ứng) = (36,1 – 28,1) ÷ 16 = 0,5 mol → V = 11,2
Câu 12:
Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là
Chọn A.
Cr2O4 : dd màu da cam, trong môi trường kiềm chuyển thành CrO42- có màu vàng chanh
Câu 13:
Dung dịch của chất nào dưới đây có pH lớn nhất (các dung dịch cùng nồng độ mol)
Chọn D.
Giá trị pH: NaHCO3 > KH2PO4 > K2SO4 > NaHSO4
Câu 14:
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của ba chất hữu cơ X, Y, Z được trình bày trong bảng sau:
X, Y, Z tương ứng là chất nào sau đây
Chọn B.
Dựa vào các đ.a thì 3 chất là phenol, glyxin và ancol etylic
Z tan vô hạn trong nước → ancol etylic.
Y phân hủy trước khi sôi → Y là glyxin
Câu 16:
Cho 0,2 mol amino axit X (chỉ chứa nhóm chức –NH2 và -COOH) vào 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y. Y tác dụng tối đa với 250 ml dung dịch NaOH 2M thu được 51,15 gam muối. Khối lượng mol của X là
Chọn A.
Nhận thấy tổng số mol NaOH =0,5 mà số mol HCl = 0,3, số mol aa = 0,2 suy ra aa có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2
Sau các quá trình xảy ra, thu được 2 muối là NaCl (0,3 mol) (BTNT Cl), H2N- R- COONa (0,2 mol) BTNT Na)
Khối lượng muối là 51,15 nên tìm được R= 85
Vậy M(X) = 146
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây đúng
Chọn B.
Thạch cao sống (CaSO4.2H2O) dùng để sản xuất xi măng
Canxi hiđrocacbonat là chất rắn, tan trong các axit hữu cơ như axit axetic
Canxi cacbonat có nhiệt độ nóng chảy cao, bị phân hủy bởi nhiệt
Câu 18:
Những nguồn năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường
Chọn B.
Năng lượng hạt nhân, năng lượng than đá gây ô nhiễm môi trường
Câu 19:
Cho dãy các chất sau: metyl fomat, tripanmitin, saccarozơ, anilin, valin, nilon-6,6. Số chất trong dãy có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là:
Chọn B.
Các chất là: metyl fomat, tripanmitin, valin, nilon-6,6.
Câu 20:
Cho dãy các chất sau: Al2O3, Zn(OH)2, FeO, MgO, Pb(OH)2. Số chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là
Chọn A.
Các chất là Al2O3; Zn(OH)2 và Pb(OH)2. Các chất này đều lưỡng tính → tác dụng được với HCl và NaOH
Câu 21:
Lên men 54 kg glucozơ với hiệu suất phản ứng đạt 80%, thu được V lít etanol có độ cồn là 460. Biết khối lượng riêng của etanol nguyên chất bằng 0,8 gam/cm3. Giá trị của V là:
Chọn D.
C6H12O6 → 2CO2+2C2H5OH
180 2.46
54 kg → 27,6 kg
Với H = 80% thì m(C2H5OH thu được) = 27,6. 80% = 22,08 gam
→ V(C2H5OH) = 22,08 : 0,8 = 27,6 lít.
=> V(cồn 460) = 27,6 : 0,46 = 60 lít.
Câu 22:
Cho dãy chất sau: isopren, anilin, anđehit axetic, toluen, pentan, axit metacrylic và stiren. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
Chọn D
Chất phản ứng được với nước brom: isopren, anilin, anđehit axetic, axit metacrylic và stiren.
Số chất: 5.
Lưu ý: Các chất hữu cơ phản ứng Br2 như: liên kết π mạch hở; -CHO; anilin, phenol,…
Câu 23:
Cho các phát biểu sau:
(1) Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn các lá kẽm vào phần ngoài vỏ tàu chìm trong nước.
(2) Sắt có trong hemoglobin của máu, làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống.
(3) Để chuyên chở axit sunfuric đặc, nguội người ta có thể dùng thùng sắt hoặc thùng nhôm.
(4) Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy AlCl3.
(5) Corinđon ở dạng tinh thể trong suốt, không màu, rất cứng, có thành phần chính là Al2O3 khan.
(6) Trong phòng thí nghiệm, để tiêu hủy Na dư thừa ta cho vào dung dịch cồn từ 900 trở lên.
Số phát biểu đúng là:
Chọn B
Các phát biểu đúng là 1,2, 3, 5.
4 sai, điện phân nóng chảy Al2O3.
6 sai, cho vào cồn 96 độ
Câu 24:
Cho các phát biểu sau:
(1) Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat là tơ bán tổng hợp, tơ nilon-6,6 và tơ nitron là tơ tổng hợp.
(2) Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.
(3) Trong công nghiệp, tinh bột được dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ và hồ dán.
(4) Ở điều kiện thường, CH3NH2 và CH3CH2NH2 là chất khí và có mùi khai.
(5) Etylamoni axetat và etyl aminoaxetat có cùng số liên kết π.
(6) Khi để trong không khí anilin và phenol đều bị sẫm màu vì bị oxi trong không khí oxi hóa.
Số phát biểu đúng là
Chọn A
tất cả các mệnh đề
Câu 25:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al vào dung dịch FeCl3 dư.
(b) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(d) Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào dung dịch KHSO4.
(e) Cho dung dịch NaAlO2 vào dung dịch HCl dư.
(f) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2.
Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp xuất hiện kết tủa là
Chọn D
Xét từng thí nghiệm:
(a) Al + 3FeCl3 → AlCl3 + 3FeCl2
Vì AlCl3 dư nên không thu được kết tủa.
(b) Na + H2O → NaOH + ½ H2
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4.
(c) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓
(d) Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓
(e) NaAlO2 + HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
(f) NaHCO3 + BaCl2 → không xảy ra phản ứng.
Vậy các trường hợp xuất hiện kết tủa: b, c, d.
Câu 28:
Cho 3 chất hữu cơ bền, mạch hở X, Y, Z có cùng CTPT C2H4O2. Biết:
➢ X tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na.
➢ Y tác dụng được với NaHCO3 giải phóng khí CO2.
➢ Z vừa tác dụng với Na vừa có phản ứng tráng bạc.
Có các phát biểu sau về X, Y, Z:
(a) Y có nhiệt độ sôi cao hơn X.
(b) Z tác dụng với H2 (Ni, t0 ) tạo hợp chất đa chức.
(c) X là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(d) X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
Chọn C
X tác dụng với NaOH nhưng không tác dụng với Na → X là HCOOCH3.
Y là CH3COOH và Z là HO-CH2-CHO.
→ Các mệnh đề đúng là a, b, d.
X, Y là hợp chất đơn chức, Z là hợp chất tạp chức
Câu 29:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Cu vào dung dịch NaNO3 và HCl.
(2) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Mg(HCO3)2.
(3) Cho Si vào dung dịch NaOH loãng.
(4) Cho bột Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(5) Cho P vào dung dịch HNO3 đặc nóng.
(6) Cho hỗn hợp bột Na2O và Zn vào nước dư.
(7) Cho phân ure vào dung dịch nước vôi trong.
(8) Nghiền thủy tinh thành bột mịn rồi cho vào dung dịch HF dư.
Số thí nghiệm thấy khí thoát ra là:
Chọn A
Câu 32:
Tiến hành thí nghiệm điều chế và thử tính chất của metan theo các bước sau đây:
➢ Bước 1: Cho vào ống nghiệm có nút và ống dẫn khí khoảng 4 – 5 gam hỗn hợp bột mịn gồm natri axetat và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng.
➢ Bước 2: Lắp dụng cụ như hình vẽ.
➢ Bước 3: Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát ra ở đầu ống dẫn khí.
➢ Bước 4: Dẫn dòng khí lần lượt vào các ống nghiệm đựng dung dịch brom hoặc dung dịch thuốc tím.
Phát biểu nào sau đây sai?
Chọn D
Sau khi kết thúc thí nghiệm, cần rút ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn để tránh nước bị rút ngược vào ống nghiệm gây vỡ ống nghiệm.
Câu 33:
Trong công nghiệp người ta điều chế Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 như sau:
Cho các phát biểu:
(a) Chất X là Al nóng chảy.
(b) Chất Y là hỗn hợp Al2O3 và criolit nóng chảy.
(c) Na3AlF6 được thêm vào oxit nhôm trong điện phân nóng chảy sẽ tạo được một hỗn hợp chất điện li nổi lên trên bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa bởi O2 không khí.
(d) Trong quá trình điện phân, ở anot thường xuất hiện hỗn hợp khí có thành phần là CO, CO2 và O2.
(e) Trong quá trình điện phân, cực âm luôn phải được thay mới do điện cực làm bằng graphit (than chì) nên bị khí sinh ra ở cực dương ăn mòn.
Số phát biểu đúng là
Chọn A.
Các phát biểu c, d, e
+ (a): X là hỗn hợp Al2O3 và criolit nóng chảy.
+ (b): Y là Al nóng chảy
+ (e) Trong quá trình điện phanaphair hạ thấp dần các cực dương vào thùng điện phân vì khí oxi sinh ra ở cực dương đốt cháy dần dần than chỉ sinh ra CO2
Câu 36:
Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp E gồm một anđehit và một hiđrocacbon (đều mạch hở, có số mol bằng nhau), thu được x mol CO2 và 0,18 mol H2O. Sục x mol CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp Ca(OH)2 và NaOH, kết quả thu được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây
Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 (đun nóng), thu được 10,08 gam kết tủa. Giá trị của m là
Chọn A.
Nhận thấy tại 0,1 mol CO2 kết tủa đạt cực đại→ số mol CaCO3 cực đại : 0,1 mol
Tại 0,3 mol CO2 xảy ra hòa tan kết tủa (0,1 mol CaCO3)→ số mol OH- là : 0,1.2 + 0,2 =0,4 mol
Tại x mol CO2 thu được 0,04 mol CaCO3 → số mol HCO3- là : 0,4-0,04.2=0,32 mol
Bảo toàn nguyên tố C → x = 0,04 + 0,32 =0,36 mol
Đốt 0,18 mol hỗn hợp E ( gồm 0,09 mol andehit và 0,09 mol hidrocacbon) thu được 0,36 mol CO2 và 0,18 mol H2O
Số nguyên tử H trung bình là : 0,18.2: 0,18 = 2 → andehit HCHO : 0,09 mol hoặc HOC-CHO: 0,09 mol
TH1: HCHO: 0,09 → số nguyên tử C trong hidrocacbon là : (0,36 – 0,09) : 0,09=3 → không có hidrocacbon thỏa mãn CTPT là C3H2.
TH2: HOC-CHO: 0,09 mol → số nguyên tử C trong hidrocacbon là : (0,36- 0,09.2) : 0,09 =2 → hidrocacbon là C2H2.
Khi cho HOC-CHO: 0,09 mol và CH≡CH: 0,09 mol tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa chứa Ag:0,09.4 = 0,36 mol và CAg≡CAg: 0,09 mol → m kết tủa: 0,36.108 + 0,09.240 = 60,48 gam
→ Vậy cứ 7,56 gam E tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 60,48gam kết tủa
→ 1,26 gam E tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 10,08 gam kết tủa