Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án
Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án (đề số 3)
-
4446 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất
Chọn B.
Sự xuất hiện của các cặp điện hóa trong dãy điện hóa lần lượt là: Ca2+/Ca; Zn2+/Zn; Cu2+/Cu; Ag+/Ag.
Tính oxi hóa theo chiều từ trái sang phải tăng dần → Ag+ có tính oxi hóa mạnh nhất.
Câu 2:
Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây
Chọn B.
Kim loại có những tính chất vật lí chung là: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và tính ánh kim
Câu 3:
Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào sau đây ?
Chọn B.
Để thu được axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta đốt cháy photpho để thu được P2O5, rôi cho P2O5 tác dụng với nước:
4P + 5O2 → 2P2O5.
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Câu 4:
Etyl fomat là một este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Công thức cấu tạo của etyl fomat là
Chọn B.
Etyl fomat là este tạo bởi axit HCOOH và ancol C2H5OH → este: HCOOC2H5
Câu 5:
Sắt khi tác dụng với hóa chất nào sau đây, thu được sản phẩm là hợp chất sắt(III)
Chọn C.
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Câu 6:
Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng
Chọn D.
Metylamin CH3NH2 có tính bazo → quỳ tím chuyển xanh
Câu 7:
Khi để trong không khí nhôm khó bị ăn mòn hơn sắt là do
Chọn B.
Khi để trong không khí nhôm khó bị ăn mòn hơn sắt là do trên bề mặt nhôm có lớp Al2O3 bảo vệ
Câu 8:
Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 là
Chọn A.
2CrO42- + 2H+ ↔ Cr2O72- + H2O
(vàng) (da cam)
Nên khi nhỏ H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 dung dịch chuyển từ màu vàng sang da cam
Câu 9:
Polime nào sau đây là tơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
Chọn C.
Poliacrilonitrin được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng acrilonitrin CH2=CH-CN
Câu 10:
Trong quá trình luyện gang, người ta thường sử dụng chất nào sau đây để loại bỏ SiO2 ra khỏi gang
Chọn A.
Chất chảy CaCO3 ở nhiệt độ cao bị phân hủy thành CaO, sau đó hóa hợp với SiO2 là chất khó nóng chảy có trong quặng sắt thành xỉ silicat dễ nóng chảy, có khối lượng riêng nhỏ nổi lên trên gang
Câu 11:
Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
Chọn A.
Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh vì nó dễ hấp thu và cung cấp nhiều năng lượng
Câu 12:
Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và HCO3- . Hoá chất không thể dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là:
Chọn A.
Khi cho HCl vào, mặc dù loại bỏ được ion HCO3- tuy nhiên lại có thêm ion Cl-→ mẫu nước cứng ban đầu là nước cứng tạm thời trờ thành nước cững vĩnh cửu → không làm mềm được nước cứng
Câu 13:
Khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao thu được m gam Fe và 6,72 lít CO2 (ở đktc). Giá trị của m là
Chọn B.
Fe2O3 + 3CO → 3CO2 + 2Fe.
Ta có: n(CO2) = 0,3 → n(Fe) = 0,2 → m = 11,2 (g)
Câu 14:
Cho một mẫu hợp kim Na-K-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 0,784 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 0,5M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
Chọn B.
M + nH2O → M(OH)n + n/2 H2.
Ta có: n(H2) = 0,035 mol → n(OH-) = 0,07 mol → n(H+) = 0,07 → V = 0,07 : 0,5 = 0,14 lít
Câu 15:
Cho các chất glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, glixerol và các phát biểu sau:
(a) Có 2 chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3, t0 .
(b) Có 2 chất có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.
(c) Có 3 chất mà dung dịch của nó có thể hòa tan được Cu(OH)2.
(d) Cả 4 chất đều có nhóm -OH trong phân tử.
Số phát biểu đúng là:
Chọn A.
(a) Có 1 chất tác dụng dụng với AgNO3/NH3: glucozơ.
(b) Không có chất nào thủy phân trong môi trường kiềm.
Lưu ý. 2 chất thủy phân trong môi trường axit: saccarozơ, xenlulozơ.
(c) Có 3 chất mà dd của nó hòa tan được Cu(OH)2: glucozơ, saccarozơ, glixerol.
(d) Cả 4 chất đều có nhóm -OH trong phân tử.
Số phát biểu đúng: 2
Câu 16:
Thủy phân hoàn toàn m gam saccarozơ trong môi trường axit, lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng (dùng dư), thu được 34,56 gam Ag. Giá trị của m là
Chọn A.
C12H22O11 → C6H12O6 (Glucozo)+ C6H12O6 (Fructozo)
Ta có: n(Ag) = 0,32 → 2n(Glu) + 2n(Fruc) = 0,32 → n(Glu) = n(Fruc) = 0,08 → n(Saccarozo) = 0,08
→ m = 27,36 g
Câu 17:
Cho 29,8 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức kế tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl, làm khô dung dịch thu được 51,7 gam muối khan. Công thức phân tử 2 amin là
Chọn A.
BTKL: m(HCl) = 51,7 – 29,8 = 21,9 gam. → n(HCl) = 0,6 mol.
Vì amin đơn chức nên n(amin) = 0,6 → M(trung bình) = 29,8 : 0,6 = 49,67
Công thức CxHyN có: 12x + y + 14 = 49,67 → 12x + y = 35,67. nên 2 amin là C2H7N và C3H9N
Câu 18:
Nhận xét nào đưới đây về đặc điểm chung của chất hữu cơ là KHÔNG đúng
Chọn B.
Các hợp chất hữu cơ kém bền với nhiệt, dễ cháy
Câu 19:
Chất nào sau đây điện li không hoàn toàn khi tan trong nước
Chọn A.
H3PO4 là 1 axit yếu → chất điện li yếu → điện li không hoàn toàn
Câu 20:
Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây sản phẩm thu được không có N2
Chọn D.
Amin, Amino axit, Peptit trong thành phần đều chứa nguyên tố N
Gluxit ( cabonhidrat)chứa nguyên tố C, H, O
Đốt cháy hoàn toàn Gluxit sản phẩm thu được không có N2
Câu 21:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2
(b) Cho lá Ni nguyên chất vào dung dịch HCl.
(c) Cho lá Zn nguyên chất vào dung dịch FeCl3
(d) Cho lá Ni nguyên chất vào dung dịch FeCl2.
Số thí nghiệm có thể xảy ra ăn mòn điện hóa là
Chọn D.
Các thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là a và c
Câu 22:
Số α-aminoaxit có công thức phân tử C4H9O2N là
Chọn C.
Các đồng phân: CH3-CH2-CH(NH2)-COOH và CH3-C(CH3)(NH2)-COOH
Câu 23:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây
Chọn A.
Nhận thấy Y là khí không tan trong nước (do được thu bằng phương pháp đẩy nước)
Chất rắn X là KMnO4; khí Y là O2
Câu 24:
Cho dãy các chất: triolein, saccarozơ, nilon-6,6, tơ lapsan, xenlulozơ và Gly-Ala-Val. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
Chọn B.
Các chất đó là:triolein, nilon-6,6; tơ lapsan; Gly-Ala-Val
Câu 26:
Cho a gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử C2H8O3N2 và C4H12O4N2 đều no mạch hở tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 5,6 lit (đktc) hỗn hợp khí Y gồm 2 chất hữu cơ đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm có tỉ khối so với H2 bằng 19,7 và dung dịch Z có chứa b gam hỗn hợp 3 muối. Giá trị của b gần nhất với
Chọn C.
Ta có C2H8O3N2 là C2H5NH3NO3.
Cho hỗn hợp X tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 0,25 mol hỗn hợp khí gồm 2 chất hữu cơ đều xanh màu quỳ tím ấm của Mtb=39,4 mà trong đó có C2H5NH2, do vậy khí còn lại phải là CH3NH2.
Giải được số mol CH3NH2 và C2H5NH2 lần lượt là 0,1 và 0,15 mol.
Dung dịch Z chứa hỗn hợp 3 muối nên C4H12O4N2 phải là HCOOH3NCH2COOH3NCH3.
Vậy thu được hỗn hợp 3 muối gồm NaNO3 0,15 mol, HCOONa 0,1 mol và H2NCH2COONa 0,1 mol.
→ b=29,25 gam
Câu 27:
Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):
1.
2. Tơ nilon-6,6 + 2mH2O
3.
4.
5. Tơ lapsan + 2nH2O
6.
Nhận định sai là:
Chọn C.
Để sinh ra nilon-6,6 thì 2 chất X2, X5 phải NH2-(CH2)6-NH2 và HOOC-(CH2)4-COOH.
Mà X2 được tạo ra từ phản ứng 1 vậy X2 không thể là axit → X2 là NH2-(CH2)6-NH2.
→ X5 là HOOC-(CH2)4-COOH.
X1 phản ứng với H2SO4 cho X3 vậy X1 là muối natri còn X3 là axit tương ứng.
X3 + X4 cho tơ lapsan vậy X3 và X4 phải là HOOC-C6H4-COOH và HO-CH2-CH2-OH.
→ X3 là HOOC-C6H4-COOH → X4 là HO-CH2-CH2-OH.
→ X1 là NaOOC-C6H4-COONa
→ X có thể là HOOC-C6H4-COO-NH3(CH2)6-NH2 (X lưỡng tính)
X6 là sản phẩm thu được khi X3 + X4 cho 2 H2O. vậy X6 là hợp chất vòng.
Vậy tổng pi trong X là 5.
→ X7 HOOC-(CH2)4-COOCH2-CH2-OH. (có chứa -OH)
Tổng số H trong X6, X7 là 8 + 14 = 22
Câu 28:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng.
(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư.
(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4.
(e) Đốt FeS2 trong không khí.
(f). Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ
Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là
Chọn A.
Các thí nghiệm:
(a): Mg + 2Fe3+dư → Mg2+ + 2Fe2+.
(b): H2 + MgO → (không tác dụng)
(c): Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+
(d): Na + H2O → NaOH + ½ H2.
Sau đó: MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2+ Na2SO4.
(e): FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
(f): Cu2+ + 2e → Cu
Câu 29:
Cho các phát biểu sau:
(a) Nhôm và crom đều phản ứng với clo theo cùng tỉ lệ mol.
(b) Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.
(c) Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
(d) Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm thổ giảm dần.
(e) Trong công nghiệp, gang chủ yếu được sản xuất từ quặng manhetit.
(f) Hợp chất crom (VI) như CrO3, K2Cr2O7 có tính khử rất mạnh.
Số phát biểu đúng là:
Chọn C.
Các phát biểu đúng là a, c.
b sai do Be không tác dụng với H2O, Mg không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
d sai theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân thì nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm thổ biến đổi không theo quy luật.
e sai do quặng manhetit hiếm trong tự nhiên hơn nên không phải nguyên liệu dùng trong công nghiệp
f sai do CrO3, K2Cr2O7 có tính oxi hóa rất mạnh.
Câu 30:
Hỗn hợp X gồm axetilen (0,15 mol), vinylaxetilen (0,1 mol), etilen (0,1 mol) và hiđro (0,4 mol). Nung X với xúc tác niken một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối đối với hiđro bằng 12,7. Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là
Chọn A.
n(X) = 0,15 + 0,1 + 0,1 + 0,4 = 0,75 mol;
n(π trong X) = 0,15.2 + 0,1.3 + 0,1 = 0,7 mol.
m(X) = 0,15.26 + 0,1.52 + 0,1.28 + 0,4.2 = 12,7 gam.
BTKL: m(X) = m(Y) → n(Y) = 12,7 : (12,7.2) = 0,5.
=> n(H2 phản ứng) = n(X) – n(Y) = 0,25 mol = n(π phản ứng)
→ n(π dư) = n(Br2) = 0,7 – 0,25 = 0,45 mol.
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(a) Amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực.
(b) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin làm hồng phenolphtalein.
(c) Hiđro hóa hoàn toàn triolein thu được tristearin.
(d) Tinh bột là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh.
(e) Cho glyxylalanin vào Cu(OH)2 thấy tạo phức màu tím đặc trưng.
(f) Xenlulozơ có công thức là [C6H7O2(OH)3]n.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
Chọn A.
Các phát biểu đúng a, c, d, e.
Phát biểu khác sai vì:
(b) anilin không làm hồng phenolphtalein.
(e) Vì glyxylalanin là đipeptit vào Cu(OH)2 không tạo phức màu tím đặc trưng
Câu 36:
Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 – 700C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn C.
Xét lần lượt từng mệnh đề:
1. H2SO4 đặc chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng.
=> Sai. H2SO4 đặc có vai trò làm chất xúc tác, hút ẩm và làm tăng hiệu suất của phản ứng.
2. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
=> Sai. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tạo hiện tượng tách lớp rõ ràng hơn.
3. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH.
=> Đúng. Vì đây là phản ứng thuận nghịch.
4. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất.
=> Sai. Chất lỏng trong ống nghiệm trở nên tách lớp.
Câu 39:
Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong 2,912 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl và O thu được (m + 6,11) gam hỗn hợp Y gồm các muối và oxit (không thấy khí thoát ra). Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl, đun nóng thu được dung dịch Z chỉ chứa 2 muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được 73,23 gam kết tủa. Mặt khác hòa tan hết m gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch T và 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Nồng độ C% của Fe(NO3)3 có trong dung dịch T gần nhất với giá trị nào sau đây
Chọn A.
Có m(hh khí) = 6,11; n(hh khí) = 0,13
=> n(Cl2) = 0,05; n(O2) = 0,08.
Hòa tan hết Y trong HCl nên có: n(HCl) = 2.n(H2O) = 2.n(O2-) = 0,32 mol
- BTNT (Cl):
n(Cl- trong Z) = n(AgCl) = n(HCl) + n(Cl-) = 0,32 + 0,1 = 0,42. → m(AgCl) = 0,42.143,5 = 60,27 gam
→ m(kết tủa) = m(AgCl) + m(Ag) → m(Ag) = 73,23 – 60,27 = 12,96 → n(Ag) = 0,12 mol.
=> n(Fe2+) = 0,12.
BTĐT trong Z: 2.0,12 + 2.n(Cu) = 0,42 => n(Cu) = 0,09.
Vậy X chứa Fe (0,12) và Cu(0,09).
Khi X tác dụng HNO3, ta thấy: (0,12 × 3 + 0,09 × 2) ÷ 3 = 0,18 mol > n(NO) = 0,15 mol
có nghĩa là Fe không lên hết Fe3+ mà có 1 phần chỉ lên Fe2+
Khi phản ứng với HNO3: nFe(III) = a mol ; nFe(II) = bmol. ta có hệ:
a + b = 0,12
3a + 2b + 0,09.2 = 0,15.3
Giải hệ: a = 0,03; b = 0,09.
Vì HNO3 dùng hết, n(HNO3) = 4n(NO) = 0,6 mol → m(HNO3) = 37,8 → m(dd HNO3) = 120 gam.
→ BTKL: m(dd T) = m(X) + m(HNO3) – m(NO) = 127,98 gam.
C%(Fe(NO3)3 trong T) = 0,03 . 242 : 127,98 ≈ 5,67%.
Câu 40:
Cho X là peptit được tạo thành từ các α-amino axit no, mạch hở, có chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm –NH2 trong phân tử, Y và Z là 2 axit thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic, T là este tạo bởi Y, Z và etylen glicol. Đốt cháy hoàn toàn 11,76 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T (nX = nT) cần dùng 0,535 mol O2 thu đc 6,48 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 11,76 gam hỗn hợp E trong 160ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần rắn đem nung với vôi tôi xút (dư) thì được hỗn hợp khí F có tỉ khối hơi so với He là 8,375. Số liên kết peptit trong X là
Chọn B.
Đồng đẳng hóa quy hỗn hợp E về C2H3NO, CH2, H2O, C2H3COOH và C2H6O2
Để ý rằng số mol X = số mol T. Khi đồng đẳng hóa E thì X tách H2O và este bổ sung 2H2O
Số mol H2O trong E = - số mol C2H6O2
Trong E gồm x mol C2H3NO, y mol CH2, z mol H2O, t mol C2H3COOH và –zmol C2H6O2
Khối lượng E = 57x + 14y +18z + 72t – 62z = 11,76
Số mol H2O = 1,5x + y +z +2t – 3z = 0,36
Bảo toàn KL có khối lượng CO2 + N2 = 22,4 (2x + y + 3t – 2z).44 + 14x = 22,4
Phản ứng với NaOH xó x + t = 0,16
Giải hệ ta được x = 0,06, y = 0,05, z = -0,01 và t = 0,1mol
Số mol peptit = 0,01mol và số mắt xích trong peptit = 6
Số liên kết peptit trong X = 5.