Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải

Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải

Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải (Đề số 2)

  • 1720 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hòa tan hết m gam bột nhôm kim loại bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch A không chứa muối amoni và 1,12 lit khí N2 (dktc). Khối lượng ban đầu m có giá trị là

Xem đáp án

Đáp án A

nN2 = 1,12: 22,4 = 0,05 mol

Quá trình cho nhận electron:

Al → Al+3 + 3e

2N+5 + 10e → 2N0

Bảo toàn electron: 3nAl = 10nN2

=> nAl = 10.0,05: 3 = 1/6 mol

=> mAl = 27.1/6 = 4,5g


Câu 2:

Cho các chất C6H5OH(X), C6H5NH2(Y), CH3NH2(Z) và HCOOCH3 (T). Chất không làm đổi màu quì tím là:

Xem đáp án

Đáp án C

Quì hóa xanh: CH3NH2 (Z)

Quì không đổi màu: C6H5OH (X) ; C6H5NH2 (Y) ; HCOOCH3 (T)

Quì tím hóa đỏ: Không có chất nào


Câu 3:

Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 trong môi trường axit thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y (chứa C, H, O). Biết Y có thể được tạo ra từ quá trình oxi hóa X ở điều kiện thích hợp. Cấu tạo của X là:

Xem đáp án

Đáp án B

Oxi hóa X thu được Y => X và Y có cùng số C trong phân tử

=> Este chỉ có thể là: CH3COOC2H5 => X(C2H5OH) và Y(CH3COOH)


Câu 4:

Hai chất nào sau đây đều tan tốt trong nước:

Xem đáp án

 Đáp án A

Este, tinh bột và chất hữu cơ chứa gốc C6H5- (cồng kềnh) đều không tan trong nước


Câu 5:

Phản ứng không làm giải phóng khí là:

Xem đáp án

Đáp án C

CH3OH + Na → CH3ONa + 0,5H2

CH3NH3Cl + NaOH → CH3NH2↑ + NaCl + H2O

CH3COOC2H5 + KOH → CH3COOK + C2H5OH

CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + H2O + CO2


Câu 6:

Có bao nhiêu phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho các đồng phân đơn chức của C2H4O2 tác dụng với lần lượt từng chất: Na, NaOH, NaHCO3:

Xem đáp án

Đáp án C

Các đồng phân đơn chức của C2H4O2 là CH3COOH và HCOOCH3

Na + CH3COOH → CH3COONa + ½ H2

NaOH + CH3COOH → CH3COONa + H2O

CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + H2O + CO2

NaOH + HCOOCH3 → HCOONa + CH3OH

Vậy có tất cả 4 phản ứng hóa học có thể xảy ra.


Câu 7:

Đun nóng X với dung dịch NaOH dư thu được muối và ancol đa chức. Công thức cấu tạo của X là:

Xem đáp án

Đáp án B

X + NaOH → Muối + Ancol đa chức

=> X là este của ancol đa chức

=> X phải có ít nhất 2 nhóm COO trong phân tử và gốc hidrocacbon của ancol phải gắn với các nhóm COO đó


Câu 8:

Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng của các chất cần dùng hóa chất nào:

Xem đáp án

Đáp án C

chất rắn sau phản ứng => FeCl3

2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2

2FeCl3 + Fe → 3FeCl2


Câu 9:

Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là:

Xem đáp án

Đáp án A

Trong công nghiệp, phương pháp điều chế NaOH là điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

PTHH: 2NaCl + 2H2O dpmn  2NaOH + Cl2 + H2 


Câu 10:

Lấy m gam một axit hữu cơ đơn chức X cho tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thấy giải phóng 2,2 gam khí. Mặt khác cho m gam X vào C2H5OH lấy dư trong H2SO4 đặc (H = 80%) thì thu được 3,52 gam este. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi công thức axit đơn chức là RCOOH (đơn chức nên chỉ có nhóm COOH)

RCOOH + NaHCO3 → RCOONa + CO2 + H2O                 (nCO2 = 2,2: 44 = 0,05 mol)

Mol   0,05                                          0,05

nRCOOH pứ ancol = nRCOOH bđ.H% = 0,05. 80% = 0,04 mol

RCOOH + C2H5OH  RCOOC2H5 + H2O

Mol   0,04                                0,04

=> Meste = 3,52: 0,04 = 88g = R + 44 + 29 => R = 15 g/mol (CH3-)

Vậy axit là CH3COOH

=> m = nCH3COOH bđ.n = 60.0,05 = 3g


Câu 11:

Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong 4 chất sau: (NH4)2CO3, KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được kết quả:

Nhận xét nào sau đây đúng:

Xem đáp án

Đáp án B

X + Ca(OH)2 tạo kết tủa và không tạo khí => X là KHCO3

Ca(OH)2 + 2KHCO3 → CaCO3 + K2CO3 + 2H2O

Y + Ca(OH)2 chỉ tạo khí => Y là NH4NO3

Ca(OH)2 + 2NH4NO3 → Ca(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O

Z + Ca(OH)2 không có hiện tượng => Z là NaNO3

T + Ca(OH)2 tạo khí và kết tủa => (NH4)2CO3

Ca(OH)2 + (NH4)2CO3 → CaCO3 + 2NH3 + 2H2O


Câu 12:

Cho 6,4g hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lit khí H2 (dktc). 2 kim loại đó là:

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi công thức trung bình của 2 kim loại là M

M + H2SO4 → MSO4 + H2     (nH2 = 4,48: 22,4 = 0,2 mol)

Mol      0,2                            0,2

=> MM = 6,4: 0,2 = 32 g/mol

=> 2 kim loại liên tiếp là Mg (24) và Ca (40)


Câu 13:

Kim loại không tác dung được với Fe2(SO4)3:

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào dãy điện hóa kim loại, kim loại đứng trước sẽ khử được ion của kim loại đứng sau ra khỏi muối của nó (tính từ trái sang phải)

=> các kim loại Fe, Cu, Al đều đứng trước Fe2+ nên có thể phản ứng với dạng oxi hóa của nó là Fe3+


Câu 14:

Cho các phương trình ion rút gọn sau:

a) Cu2+ + Fe → Fe2+ + Cu

b) Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+

c) Fe2+ + Mg → Mg2+ + Fe

Nhận xét đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

a) Cu2+ + Fe → Fe2+ + Cu => Tính khử: Fe > Cu; Tính oxi hóa: Cu2+ > Fe2+

b) Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+ => Tính khử: Cu > Fe2+; Tính oxi hóa: Fe3+ > Cu2+

c) Fe2+ + Mg → Mg2+ + Fe => Tính khử: Mg > Fe; Tính oxi hóa: Fe2+ > Mg2+

Vậy ta có sự so sánh:

Tính khử: Mg > Fe > Cu > Fe2+

Tính oxi hóa: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+


Câu 15:

Có các dung dịch mất nhãn sau: axit axetic, glixerol, etanol, glucozo. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch này là:

Xem đáp án

Đáp án D

Để nhận biết các chất trong dãy ta dùng Quỳ tím, AgNO3/NH3, Cu(OH)2:

- Quì tím:

+ Hóa đỏ: CH3COOH (axit axetic)

+ Không đổi màu: CH3COOH, C3H5(OH)3, C2H5OH, C6H12O6 (glucozo)

- AgNO3/NH3:

+ Tạo kết tủa trắng bạc: C6H12O6 (Glucozo)

+ Không phản ứng: C3H5(OH)3, C2H5OH

- Cu(OH)2:

+ Kết tủa tan tạo phức màu xanh lam đặc trưng: C3H5(OH)3 (Glicerol)

+ Không phản ứng: C2H5OH


Câu 16:

Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe(OH)2 và 0,1 mol BaSO4 ngoài không khí tới khối lượng không đổi, thì số gam chất rắn còn lại là:

Xem đáp án

Đáp án A

                 2Fe(OH)2 + ½ O2 to Fe2O3 + 2H2O

Mol          0,2                              0,1

Vậy chất rắn gồm: 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol BaSO4

=> m = mFe2O3 + mBaSO4 = 0,1.160 + 0,1.233 = 39,3g


Câu 17:

Trong số các polime: Xenlulozo, PVC, amilopectin. Chất có mạch phân nhánh là:

Xem đáp án

Đáp án A

Amilopectin có mạch polime phân nhánh

Xenlulozo, PVC  có mạch polime không phân nhánh


Câu 18:

Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol saccarozo trong môi trường axit, với hiệu suất 60% thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, đem dung dịch Y toàn bộ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án B

nSaccarozo thực = nLý thuyết. H% = 0,01. 60% = 0,006 mol

            Saccarozo + H2O → Glucozo + Fructozo

Mol            0,006                 0,006       0,006

            Glucozo → 2Ag

            Fructozo → 2Ag

=> nAg = 2(nGlucozo + nFructozo) = 2.(0,006 + 0,006) = 0,024 mol

=> mAg = 108.0,024 = 2,592g


Câu 19:

Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Dung dịch nào sau đây khi lấy dư không thể hòa tan hết X:

Xem đáp án

Đáp án D

H2SO4 loãng không thể phản ứng với Cu


Câu 20:

Hợp chất hữu cơ A có tỉ khối so với H2 là 30. Đốt cháy hoàn toàn 0,3g A chỉ thu được 224 ml CO2 và 0,18g H2O. Chất A phản ứng được với Na tạo H2 và có phản ứng tráng bạc. Vậy A là:

Xem đáp án

Đáp án B

dA/H2 = 30 => MA = 30.MH2 = 30.2 = 60

nA = 0,3: 60 = 0,005 mol

- Bảo toàn nguyên tố:

nCO2 = 0,224: 22,4 = 0,01 mol => nC(A) = nCO2 = 0,01 mol => số C(A) = 0,01: 0,005 = 2

nH2O = 0,18: 18 = 0,01 mol => nH(A) = 2.nH2O = 0,02 mol => Số H(A) = 0,02: 0,005 = 4

=> A là C2H4On => MA = 12.2 + 4 + 16n = 60 => n = 2 => A là C2H4O2

Vì A phản ứng được với Na tạo H2 => A có nhóm OH hoặc COOH

A có phản ứng tráng bạc => A có nhóm –CHO hoặc HCOO-

=> A chỉ có thể là: HO-CH2-CHO


Câu 21:

Hòa tan 9,14g hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 7,84 lít khí X(dktc) ; dung dịch Z và 2,54g chất rắn Y. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng muối khan là:

Xem đáp án

Đáp án B

Sơ đồ tổng quát: (Cu,Mg,Al) + HCl → (MgCl2,AlCl3) + H2 + Cu

nH2 = 7,84: 22,4 = 0,35 mol ; Chất rắn Y chính là Cu không phản ứng với HCl

Bảo toàn nguyên tố: nHCl = 2nH2 = 2.0,35 = 0,7 mol = nCl

mmuối Z = mMg,Al + mCl = (mhh đầu - mCu) + mCl = (9,14 – 2,54) + 35,5.0,7 = 31,45g


Câu 22:

Các kim loại chỉ tác dụng với H2SO4 loãng mà không phản ứng với H2SO4 đặc nguội là:

Xem đáp án

Đáp án B

Fe, Al chỉ phản ứng được với H2SO4 loãng àm không phản ứng được với H2SO4 đặc nguội


Câu 23:

Cho khí CO đi qua m gam Fe2O3 nung nóng thì thu được 10,68g chất rắn A và khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy tạo ra 3g kết tủa. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án A

Tổng quát:       CO + Ooxit → CO2

                        CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

nCO2 = nCaCO3 = 3/100 = 0,03 mol = nCO pư

BTKL: mCO pư + mFe2O3 = mA + mCO2 => 0,03.28 + m = 10,68 + 0,03.44 => m = 11,16 gam


Câu 24:

Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp A gồm Mg và Fe2O3 bằng dung dịch HNO3 đặc dư thu được dung dịch B và V lit khí NO2 (dktc) là sản phẩm khử duy nhất. Thêm NaOH dư vào dung dịch B. Kết thúc, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28g chất rắn. Giá trị của V là:

Xem đáp án

Đáp án C

Sơ đồ bài toán: 

Đặt nMg = x và nFe2O3 = y mol

+ mA = 24x + 160y = 20 (1)

+ Bảo toàn nguyên tố ta có:

nMgO = nMg = x mol

nFe2O3 = nFe2O3 bđ = y mol

=> m chất rắn sau = 40x + 160y = 28 (2)

Giải hệ (1) và (2) được x = 0,5 và y = 0,05

Bảo toàn electron: 2nMg = nNO2 = 1 mol

=> VNO2 = 1.22,4 = 22,4 lit


Câu 25:

Hòa tan hoàn toàn Fe vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được 4,48 lít khí H2 (dktc). Cô cạn dung dịch trong điều kiện không có oxi thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án A

nH2 = 4,48: 22,4 = 0,2 mol

            Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Mol                                0,2   0,2

=> mFeSO4 = 0,2.152 = 30,4g


Câu 26:

Cho một lượng hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol 1: 1. Phần trăm khối lượng CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án B

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Giả sử số mol 2 muối CuCl2 và FeCl3 đều là 1 mol

=> nCuO = nCuCl2 = 1 mol ; nFe2O3 = 0,5nFeCl3 = 0,5 mol

=> mhh đầu = 80.1 + 160.0,5 = 160g

=> %mCuO = %mFe2O3 = 50%


Câu 27:

Hòa tan 1,8g muối sunfat khan của một kim loại hóa trị II trong nước, rồi thêm nước cho đủ 50 ml dung dịch. Để phản ứng với 10 ml dung dịch cần vừa đủ 20 ml dung dịch BaCl2 0,15M. Công thức hóa học của muối sunfat là:

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi kim loại hóa trị II là M

10 ml dung dịch muối MSO4 phản ứng với 20 ml dung dịch BaCl2

=> 50 ml dung dịch muối MSO4 phản ứng với 100 ml dung dịch BaCl2

=> nBaCl2 = 0,1.0,15 = 0,015 mol

            MSO4 + BaCl2 → BaSO4 + MCl2

Mol      0,015 0,015

=> MMSO4 = 1,8: 0,015 = 120 g/mol = M + 96 => M = 24 g/mol (Mg)


Câu 28:

X là hợp chất hữu cơ vừa tác dụng với AgNO3/NH3 vừa tác dụng được với NaOH nhưng không làm quì tím đổi màu. X là:

Xem đáp án

Đáp án C

X có phản ứng tráng bạc => X có nhóm –CHO hoặc HCOO-

X phản ứng với NaOH nhưng không làm quì tím đổi màu => X có gốc este –COOR

=> Chỉ có Metyl fomat phù hợp (HCOOCH3)


Câu 29:

Trong số các hợp chất HCOOH, CH3COOCH3, ClNH3CH2COOH, HOCH2C6H4OH, CH3COOC6H5. Số hợp chất tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1: 2 về số mol là:

 

Xem đáp án

Đáp án C

HCOOH + NaOH → HCOONa + H2O

CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH

ClNH3CH2COOH + 2NaOH → NH2-CH2-COONa + NaCl + 2H2O

HOCH2C6H4OH + NaOH → HOCH2C6H4ONa + H2O

CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O

=> Chỉ có 2 chất thỏa mãn


Câu 30:

Cho 10 ml dung dịch muối Canxi tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 0,28g chất rắn. Nồng độ mol của ion canxi trong dung dịch ban đầu là:

Xem đáp án

Đáp án A

Ca2+ + CO32- → CaCO3      

CaCO3 to  CaO + CO2 ↑ (nCaO = 0,28: 56 = 0,005 mol)

=> nCa2+ = nCaCO3 = nCaO =  0,005 mol

=> CM (Ca2+) = 0,005: 0,01 = 0,5M


Câu 31:

Sắp xếp theo chiều độ tăng dần của tính axit các chất: (1) HCOOH, (2) CH3COOH, (3) C6H5OH lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án A

- Trong RCOOH: Gốc Rkhông no > H> Rno (Vì gốc không no sẽ hút e về phía mình => tăng độ phân cực O-H => tăng khả năng phân lý H+ => tăng tính axit. Gốc R no đẩy e (ngược lại) )


Câu 32:

Phản ứng nào sau đây không đúng:

Xem đáp án

Đáp án C

FeCl2 + Na2SO4 → FeSO4 + 2NaCl không đúng vì không thỏa mãn điều kiện của phản ứng trao đổi.


Câu 33:

Cho 13,5g hỗn hợp gồm 3 amin no đơn chức mạch hở tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl xM thu được dung dịch chứa 24,45g hỗn hợp muối. Giá trị của x là:

Xem đáp án

Đáp án D

Tổng quát: Amin đơn chức phản ứng với HCl theo tỉ lệ 1:1:

Amin + HCl → Muối

Bảo toàn nguyên tố: mamin + mHCl = mmuối => mHCl = 24,45 – 13,5 = 10,95g

=> nHCl = 10,95: 36,5 = 0,3 mol = 0,3x => x = 1


Câu 34:

Từ 3 a-amino axit: Glyxin, Alanin, Valin có thể tạo ra mấy tripeptit mạch hở trong đó có đủ cả 3 a-amino axit:

Xem đáp án

Đáp án B

Có 6 tripeptit có thể tạo được là:

Gly-Ala-Val, Gly-Val-Ala,

Ala-Gly-Val, Ala-Val-Gly,

Val-Gly-Ala, Val-Ala-Gly


Câu 35:

Để sản xuất 10 lit C2H5OH 460 (d = 0,8 g/ml) cần dùng bao nhiêu kg tinh bột biết hiệu suất của cả quá trình là 80%:

Xem đáp án

Đáp án C

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2

VC2H5OH = Vrượu.46% = 4,6 lit = 4600 ml => mC2H5OH = V.d = 4600.0,8 = 3680 g

=> nC2H5OH = 3680: 46 = 80 mol

Từ phương trình phản ứng: ntinh bột = nC2H5OH. ½. 1/n = 40/n mol

=> mtinh bột = 162n.40/n = 6480g = 6,48 kg

=> mLT = mThực: H% = 6,48: (80%) = 8,1 kg


Câu 36:

Este no đơn chức mạch hở có công thức phân tử chung là:

Xem đáp án

Đáp án D

Este no đơn chức mạch hở có công thức phân tử chung là: CnH2nO2 (n ≥ 2)


Câu 37:

Dung dịch X có chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Thêm 1 hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho m gam Y vào HCl dư giải phóng 0,07g khí. Nồng độ của 2 muối ban đầu là:

Xem đáp án

Đáp án B

- Thứ tự phản ứng của muối: AgNO3, Cu(NO3)2

- Thứ tự phản ứng của KL: Al, Fe

Do sau phản ứng thu được 3 KL nên suy ra 3 KL đó là Ag, Cu, Fe dư.

Khi Y + HCl chỉ có Fe phản ứng: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2  (nH2 = 0,07: 2 = 0,035 mol)

Xét toàn bộ quá trình:

Quá trình nhường e:

Al → Al3+ + 3e

Fe → Fe2+ + 2e

=> n e nhường = 3nAl + 2nFe

Quá trình nhận e:

Ag+ + 1e → Ag

Cu2+ + 2e → Cu

2H+ + 2e → H2

=> n e nhận = nAg + 2nCu + 2nH2

BTe: n e nhường = n e nhận => 3nAl + 2nFe = nAg + 2nCu + 2nH2 => 3.0,03 + 0,05.2 = x + 2x + 0,035.2

=> x = 0,04 mol => CM = n: V = 0,04: 0,1 = 0,4M


Câu 38:

Cho hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ mạch hở X, Y (Chỉ chứa C, H, O mà MX < MY) tác dụng với vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,2 mol một ancol đơn chức và 2 muối của 2 axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác đốt cháy 20,56g A cần 1,26 mol O2 thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong A là:

Xem đáp án

Đáp án B

A + NaOH → 1 ancol + 2 muối axit hữu cơ đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng

Mặt khác nAncol = nNaOH = 0,2 mol

=> A gồm 2 este đơn chức của cùng 1 ancol đơn chức và 2 axit hữu cơ đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng

Gọi công thức trung bình của 2 este là CxHyO2

- Khi đốt cháy A: Bảo toàn khối lượng: mA + mO2 = mCO2 + mH2O

=> mCO2 = 20,56 + 32.1,26 – 18.0,84 = 45,76g => nCO2 = 1,04 mol

Bảo toàn nguyên tố: nO(A) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

=> nO(A) = 2.1,04 + 0,84 – 2.1,26 = 0,4 mol = 2nA => nA = 0,2 mol

- nC = nCO2 = 1,04 mol => Số C trung bình = 1,04: 0,2 = 5,2

=> 2 este là C5HyO2 (a mol) và C6Hy+2O2 (b mol) (hơn kém nhau 1 nhóm CH2 – đồng đẳng kế tiếp)

=> nC = 5a + 6b = 1,04 mol ; nA = a + b = 0,2

=> a = 0,16 ; b = 0,04 mol

=> %nX = 0,16: 0,2 = 80%


Câu 39:

Cho hỗn hợp M gồm 2 axit cacboxylic X, Y (cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau, MX < MY) và 1 amino axit Z (phân tử có 1 nhóm NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M thu được khí N2 ; 14,56 lit CO2 (dktc) và 12,6g H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng với vừa đủ với dung dịch x mol HCl. Nhận xét nào sau đây không đúng:

Xem đáp án

Đáp án C

nCO2 = 14,56: 22,4 = 0,65 mol ; nH2O = 12,6: 18 = 0,7 mol

=> nC = nCO2 = 0,65 mol ; nH = 2nH2O = 1,4 mol

=> Số C trung bình = 0,65: 0,4 = 1,625

=> M phải có 1 chất có 1 C => không thể là amino axit (số C > 1)

=> M có HCOOH (X)

Y cùng dãy đồng đẳng với X => Y cũng là axit no đơn chức mạch hở dạng CnH2nO2

=> Khi đốt cháy CnH2nO2 sẽ tạo số mol CO2 = số mol H2O

Amino axit Z có dạng: CnH2n+1-2kO2tN (k ≥ 0 là số liên kết pi trong phân tử, t > 0 là số mol COOH)

Đốt cháy:        CnH2n+1-2kO2tN + O2 → nCO2 + (n + 0,5 – 2k)H2O + 0,5N2

Vì: nH2O > nCO2 => n < (n + 0,5 – 2k) => k < 0,25 => k = 0 => Z là amino axit no đơn chức 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2.

=> nH2O – nCO2 = 0,5nZ = nN2 = 0,7 – 0,65 = 0,05 mol => nNH2 = 2nN2 = 0,1 mol = nZ

Vậy 0,4 mol M có 0,1 mol Z

=> xét 0,3 mol M có: 0,1.0,3/0,4 = 0,075 mol Z

Khi M + HCl thì chỉ có Z phản ứng: nZ = nHCl = 0,075 mol (-NH2 + HCl → -NH3Cl)

Vì X, Y có số mol bằng nhau. Lại có: nX + nY + nZ = 0,4

=> nX = nY = ½ (nM – nZ) = ½ (0,4 – 0,1) = 0,15 mol

- Tính khối lượng của M: 0,4 mol M đốt cháy tạo 0,65 mol CO2 ; 0,7 mol H2O và 0,05 mol N2

Bảo toàn nguyên tố: mM = mC + mH + mO(M) + mN

(nO(M) = 2nCOO = 2nM = 0,8 mol vì các chất trong M đều có 1 nhóm COOH)

=> mM = 12.0,65 + 1,4.1 + 0,1.14 = 10,6g

%mX = 46.0,15: 10,6 = 65,09% => %mY + %mZ = 100% - 65,09% = 34,91%

=> %mY < 34,91% => Đáp án C không phù hợp


Câu 40:

Hỗn hợp M gồm 2 peptit X, Y, chúng cấu tạo từ 1 amino axit và có tổng số nhóm –CO-NH- trong 2 phân tử là 5 với tỉ lệ mol nX: nY = 1: 2. Thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 12g glyxin và 5,34g Alanin. Giá trị của m:

Xem đáp án

Đáp án D

Hỗn hợp M gồm 2 peptit X, Y, chúng cấu tạo từ 1 amino axit và có tổng số nhóm –CO-NH- trong 2 phân tử là 5 (nghĩa là tổng số liên kết peptit 2 chất là 5)

=> tổng số mắt xích 2 chất = (số liên kết peptit chất X + 1) + (số liên kết peptit chất Y + 1) = 7

nGly = 12: 75 = 0,16 mol ; nAla = 5,34: 89 = 0,06 mol

Gọi nX = a => nY = 2a ;

Số mắt xích trong X là b => số mắt xích trong Y là (7 – b) (b là số nguyên dương)

Vì X và  Y đều tạo từ chỉ 1 amino axit. ta xét 2 trường hợp:

+) TH1: X có mắt xích là Gly.

=> nGly = 0,16 = ab ; nAla = 0,06 = 2a(7 – b) = 14a – 2ab

=> a = 0,027 ; b = 5,9 (loại)

+) TH2: X có mắt xích là Ala.

=> nAla = 0,06 = ab ; nGly = 2a(7 – b) = 0,16

=> a = 0,02 ; b = 3 (thỏa mãn)

=> M gồm: 0,02 mol (Ala)3 ; 0,04 mol (Gly)4

=> m = 0,02.(89.3 -18.2) + 0,04.(75.4 – 18.3) = 14,46g


Bắt đầu thi ngay