IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải

Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải

Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải (Đề số 10)

  • 1241 lượt thi

  • 32 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chất nào tác dụng với dung dịch NaOH

Xem đáp án

Đáp án D

Các kim loại Al, Zn có thể tác dụng với dung dịch NaOH


Câu 2:

Hợp chất nào dưới đây có tính lưỡng tính

Xem đáp án

Đáp án C

Al(OH)3 là hợp chất có tính lưỡng tính


Câu 3:

Cho phương trình hóa học: 2Cr + 3Sn2+ → 2Cr3+ + 3Sn. Câu nào sau đây diễn tả đúng vai trò của các chất?

Xem đáp án

Đáp án D

- Chất khử là chất nhường electron (số oxi hóa tăng)

- Chất oxi hóa là chất nhận electron (số oxi hóa giảm)

Như vậy theo phản ứng đề bài cho:

2Cr  +  3Sn2+  → 2Cr3+  +  3Sn

+ Cr0 → Cr3+ (tăng số oxi hóa => chất khử là Cr)

+ Sn2+ → Sn0 (giảm số oxi hóa => Sn2+ là chất oxi hóa )


Câu 4:

Khí sinh ra khi cho Fe + H2SO4 đặc nóng là khí nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án D

2Fe + 6H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O


Câu 5:

Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:

Xem đáp án

Đáp án C

Kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ (trừ Be, Mg) có khả năng phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.

=> Cu không phản ứng


Câu 6:

Để làm kết tủa hoàn toàn Al(OH)3 từ dung dịch Al2(SO4)3 cần dùng lượng dư dung dịch

 

Xem đáp án

Đáp án D

Chuyển hết Al3+ → Al(OH)3 cần một dung dịch bazo mà dung dịch đó không hòa tan Al(OH)3

=> NH3

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl


Câu 7:

Cho từ từ đến dư dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3, ta thấy:

Xem đáp án

Đáp án B

- Na2CO3 phản ứng với Al2(SO4)3:

Al2(SO4)3 + 3Na2CO3 → Al2(CO3)3 + 3Na2SO4

- Al2(CO3)3 không bền và bị phân hủy ngay:

Al2(CO3)3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 3CO2

=> Hiện tượng: Có kết tủa trắng keo và có khí bay ra


Câu 8:

Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4, ta thấy:

Xem đáp án

Đáp án A

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

=> Hiện tượng: có kết tủa xanh không tan


Câu 9:

Để nhận biết hai kim loại dạng bột mất nhãn chứa Al và Fe

Xem đáp án

Đáp án A

Chỉ có Al có thể hòa tan trong dung dịch kiềm tạo khí => Dùng dung dịch NaOH để nhận biết với Fe

NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 1,5H2


Câu 10:

Một nguyên tố có Z = 24, vị trí của nguyên tố đó là:

Xem đáp án

Đáp án D

Z = 24 => Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d54s1

=> Chu kỳ = số lớp electron = 4

=> Nhóm = VIB (vì: cấu hình e kết thúc ở dạng (n - 1)dxnsy => nhóm = (5 + 1)B = VIB)


Câu 11:

Trong các phản ứng hóa học, các nguyên tử kim loại:

Xem đáp án

Đáp án A

Trong các phản ứng hóa học, số oxi hóa của kim loại luôn tăng suy ra các nguyên tử kim loại chỉ thể hiện tính khử.


Câu 12:

Cho sơ đồ phản ứng: Fe + X → FeS.

X là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phản ứng: Fe + S to FeS


Câu 13:

Dung dịch chứa muối X không làm đổi màu quỳ tím, dung dịch chứa muối Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn hai dung dịch trên với nhau thấy tạo kết tủa . Vậy X và Y có thể là cặp chất nào trong các cặp chất dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B

- Dung dịch Y làm quì tím hóa xanh

=> trong 4 đáp án thì Na2CO3 thỏa mãn (muối của axit yếu và kiềm mạnh)

- Khi X + Y tạo kết tủa => Chỉ có đáp án B thỏa mãn:

Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaNO3


Câu 14:

Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần tính kim loại là:

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào dãy điện hóa kim loại, thứ tự giảm dần tính kim loại (tính khử) là:

K > Na > Mg > Al


Câu 15:

Nhỏ từ từ dung dịch NaAlO2 đến dư vào dung dịch HCl và lắc liên tục. Hiện tượng xảy ra là:

Xem đáp án

Đáp án D

- Thứ tự các phản ứng:

NaAlO2 + HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3 (*)

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

(Vì ban đầu lượng axit rất dư so với NaAlO2 nên kết tủa tạo đến đâu bị hòa tan đến đó, không thấy được kết tủa bằng mắt thường. Khi lượng NaAlO2 tăng lên, HCl giảm thì HCl không còn dư so với NaAlO2 nữa => Chỉ có phản ứng (*) và thấy được kết tủa)

=> Hiện tượng: Không có kết tủa xuất hiện, sau đó có kết tủa xuất hiện


Câu 16:

Hàm lượng cacbon có trong gang là

Xem đáp án

Đáp án A

Hàm lượng cacbon có trong gang là 2 - 5 % khối lượng


Câu 17:

Ngâm hỗn hợp A gồm 3 kim loại Fe, Ag và Cu trong dung dịch chỉ chứa chất tan B. Fe, Cu phản ứng hết nhưng lượng Ag không đổi. Chất B là:

Xem đáp án

Đáp án B

Cu, Fe, Ag + dung dịch B thì sau phản ứng Fe, Cu tan còn lượng Ag không đổi thì B phản ứng được với Fe và Cu nhưng không sinh thêm Ag.

A loại vì sinh thêm Ag sau phản ứng.

B đúng

C loại vì Cu không phản ứng.

D loại vì cả 3 KL đều phản ứng.


Câu 18:

Cho các chất rắn: Cu, Fe, Ag và các dung dịch: CuSO4, FeSO4, FeCl3. Khi cho chất rắn vào dung dịch (một chất rắn + một dung dịch). Số trường hợp xảy ra phản ứng là:   

Xem đáp án

Đáp án B

Có 3 trường hợp xảy ra phản ứng là:

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2


Câu 19:

Kim loại nào dưới đây có tính từ

Xem đáp án

Đáp án C

Fe có từ tính


Câu 20:

Cho 23,2 gam Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được muối sắt có khối lượng là:

Xem đáp án

Đáp án C

nFe3O4 = 23,2: 232 = 0,1 mol

       Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

Mol  0,1                   0,1 →    0,2

mmuối = mFeCl2 + mFeCl3 = 0,1.127 + 0,2.162,5 = 45,2g


Câu 21:

Ngâm một đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt vào 100 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy đinh sắt ra rửa nhẹ, sấy khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6gam. Nồng độ mol ban đầu của dung dịch CuSO4 là:

Xem đáp án

Đáp án B

            Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Mol       x                            x

=> DmThanh KL(tăng) = mCu – mFe pứ = 64x – 56x = 1,6

=> x = 0,2 mol => nCuSO4 = nCu = 0,2 mol

=> CM(CuSO4) = 0,2 : 0,1 = 2M


Câu 22:

Khử hết 16 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng CO ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 11,2 gam Fe. Thể tích khí CO(đktc) đa tham gia phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án C

Qui hỗn hợp về dạng: Fe, O. Phản ứng của oxit + CO thực chất là:

CO + [O] → CO2

Bảo toàn nguyên tố: mFe(oxit) = mFe sau pứ = 11,2g

=> mO(oxit) = mOxit – mFe = 16 – 11,2 = 4,8g => nO = 4,8 : 16 = 0,3 mol

=> nCO = nO = 0,3 mol

=> VCO = 0,3.22,4 = 6,72 lit


Câu 23:

Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 kim loại bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và khí B. Cô cạn dung dịch A thu được 5,71gam muối khan. Thể tích (lít) khí B thoát ra (đktc) là:

Xem đáp án

Đáp án B

BTNT "H" ta có: nHCl = 2nH2 mol.

Đặt nH2 = x mol => nHCl = 2x mol

BTKL: m KL + mHCl = m muối + mH2

=> 5 + 2x.36,5 = 5,71 + 2x => x = 0,01

=> VH2 = 0,01.22,4 = 0,224 lit


Câu 24:

Khử hoàn toàn 16 gam bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam. Công thức oxit sắt đã dùng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phản ứng của oxit + CO thực chất là:

CO + [O] → CO2

=> mchất rắn giảm = mO pứ = 4,8g => nO = 4,8 : 16 = 0,3 mol

=> mFe = mOxit – mO = 16 – 4,8 = 11,2 => nFe = 11,2 : 56 = 0,2 mol

=> nFe : nO = 0,2 : 0,3 = 2 : 3

=> Oxit là Fe2O3


Câu 25:

Có 4 dung dịch riêng biệt: CuCl2, FeCl3, AlCl3, CrCl3. Nếu thêm dung dịch KOH loãng dư vào 4 dung dịch trên, rồi sau đó thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào nữa thì sau cùng số kết tủa thu được là:

Xem đáp án

Đáp án B

- Khi cho 4 dung dịch qua KOH dư

=> Kết tủa còn lại: Cu(OH)2 ; Fe(OH)3 (Vì Al(OH)3 và Cr(OH)3 bị tan trong KOH)

- Khi cho qua NH3 thì Cu(OH)2 bị hòa tan trong NH3 tạo phức tan

=> Còn lại: Fe(OH)3

=> Còn 1 kết tủa


Câu 26:

Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch Y. Trong dung dịch Y có chứa

Xem đáp án

Đáp án D

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

=> Vậy dung dịch sau phản ứng có: Fe(NO3)3, AgNO3


Câu 27:

Cho 5,2 gam Cr tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). V có giá trị là:

Xem đáp án

Đáp án A

nCr = 5,2 : 52 = 0,1 mol

Bảo toàn e: 3nCr = 3nNO => nNO = nCr = 0,1 mol

=> VNO = 0,1.22,4 = 2,24 lit


Câu 28:

Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl2 và CrCl3, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Vậy Z là:

Xem đáp án

Đáp án A

- Cho NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp FeCl2 và CrCl3 thì ban đầu tạo kết tủa:

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 + 3NaCl

- Sau đó Cr(OH)3 bị hòa tan:

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O

- Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi:

2Fe(OH)2 + ½ O2 to Fe2O3 + 2H2O

Vậy chất rắn sau cùng là Fe2O3


Câu 29:

Hàm lượng các bon có trong thép là

Xem đáp án

Đáp án C

Hàm lượng các bon có trong thép là 0 - 2 % khối lượng


Câu 30:

Cho một ít bột kim loại M vào cốc (1) đựng dung dịch AgNO3 và vào cốc (2) đựng dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lượng chất rắn thu được cốc (1) tăng thêm 38,4g, cốc (2) tăng thêm 8g. Biết rằng lượng kim loại M tan vào hai cốc bằng nhau. Kim loại M là:

Xem đáp án

Đáp án C

Cốc (1):

            M + nAgNO3 → M(NO3)n + nAg

Mol     x                                           nx               => m KL tăng = 108.nx - B.x = 38,4 (1)

Cốc (2):

            2M + nCu(NO3)2 → 2M(NO3)n + nCu

Mol       x                                               0,5nx    => m KL tăng = 64.0,5nx - Bx = 8 (2)

Lập tỉ lệ (1) : (2) được:


Câu 31:

Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất

Xem đáp án

Đáp án A

Kim loại Cr có độ cứng lớn nhất trong các kim loại


Câu 32:

Kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 đặc nguội

Xem đáp án

Đáp án C

Al, Cr, Fe thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội nên không xảy ra phản ứng.


Bắt đầu thi ngay