Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải

Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải

Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải (Đề số 5)

  • 1685 lượt thi

  • 41 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các chất sau: CH3COOH, C2H5OH, C2H6, C2H5Cl. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là

Xem đáp án

Đáp án A

C2H6 là chất có nhiệt độ sôi thấp nhất do phân tử khối nhỏ và không có liên kết H.


Câu 2:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí. Thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

- Khi X + NaOH (chỉ có Al phản ứng) nH2 = 6,72: 22,4 = 0,3 mol

            Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2

Mol      0,2                                           0,3

- Khi X + HCl (Cả Mg và Al đều phản ứng): nH2 = 8,96: 22,4 = 0,4 mol

            Al + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2

Mol      0,2                   →          0,3     => nH2 còn lại = 0,4 – 0,3 = 0,1 mol.

            Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Mol      0,1                          0,1

=> m = mMg + mAl = 24.0,1 + 27.0,2 = 7,8g


Câu 3:

Isoamyl axetat là một este có mùi chuối chín, công thức cấu tạo thu gọn của este này là

Xem đáp án

Đáp án B

Isoamyl axetat (CH3COOCH2CH2CH(CH3)2) có mùi chuối chín


Câu 4:

Cho các chất sau: but - 2 - en; propen; etan; propin. Chất có đồng phân hình học là

Xem đáp án

Đáp án B

But-2-en: CH3 – CH = CH – CH3

Propen: CH3 – CH = CH2

Etan: CH3 – CH3

Propin: CH3 – C ≡ CH

=> Chỉ có but-2-en thỏa mãn điều kiện


Câu 5:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

peptit.

=> Đúng

B. Tất cả các dung dịch amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.

=> Sai. Ví dụ: Axit glutamic làm quì tím hóa đỏ, Lysin làm quì tím hóa xanh

C. Tất cả các peptit đều ít tan trong nước.

=> Sai. Các peptit dễ tan trong nước

D. Trong phân tử các α – amino axit chỉ có 1 nhóm amino.

=> Sai. Có thể có nhiều nhóm NH2 và COOH


Câu 6:

Este X tạo bởi một α – amino axit có công thức phân tử C5H11O2N, hai chất Y và Z là hai peptit mạch hở, tổng số liên kết peptit của hai phân tử Y và Z là 7. Đun nóng 63,5 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 2 muối (của glyxin và alanin) và 13,8 gam ancol. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối ở trên cần dùng vừa đủ 2,22 mol O2, sau phản ứng thu được Na2CO3, CO2, H2O và 7,84 lít khí N2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của peptit có phân tử khối lớn hơn trong hỗn hợp E là

Xem đáp án

Đáp án D

Đặt số mol: nGly-Na = a ; nAla-Na = b

Bảo toàn N: nN = nGly-Na + nAla-Na = a + b = 2nN2 = 2.7,84: 22,4 = 0,7 mol (1)

- Khi đốt cháy hỗn hợp muối:           

            C2H4O2NNa + 2,25O2 → 1,5CO2 + 2H2O + ½ N2 + ½ Na2CO3

            C3H6O2NNa + 3,75O2 → 2,5CO2 + 3H2O + ½ N2 + ½ Na2CO3

=> nO2 = 2,25a + 3,75b = 2,22 mol (2)

Từ (1,2) => a = 0,27 ; b = 0,43 mol

=> mmuối = mGly-Na + mAla-Na = 97.0,27 + 111.0,43 = 73,92g

Bảo toàn Na: nNaOH = nGlyNa + nAlaNa = 0,7 mol

- Khi E + NaOH → Muối + Ancol. Bảo toàn khối lượng:

mE + mNaOH = mMuối + mancol + mH2O

=> mH2O = 63,5 + 0,7.40 – 73,92 – 13,8 = 3,78g => nH2O = 0,21 mol

=> nY + nZ = nH2O = 0,21 mol (3) (Phản ứng peptit: Peptit + nNaOH → Muối + H2O)

X là este của Gly hoặc Ala và ancol T.

Dựa vào công thức X ban đầu có 5C => có 2 trường hợp có thể xảy ra:

X là NH2-CH(CH3)-COOC2H5 hoặc NH2CH2COOC3H7.

+) Nếu X là NH2-CH(CH3)-COOC2H5 => nX = nC2H5OH = 0,3 mol

=> Y,Z tạo từ 0,27 mol Gly và (0,43 – 0,3 = 0,13) mol Ala

=> Số N trung bình của Y,Z = (0,27 + 0,13)/0,21 = 1,9 => Vô lý (peptit có số N > 1) => Loại

=> X là NH2CH2COOC3H7. => nX = nC3H7OH = 0,23 mol

=> Y,Z tạo từ (0,27 – 0,23 = 0,04) mol Gly và 0,43 mol Ala

=> Số N trung bình của Y, Z = (0,04 + 0,43)/0,21 = 2,24

=> Y là dipeptit (1 liên kết) ; Z là heptapeptit (6 liên kết)

Bảo toàn N: nN = 2nY + 7nZ = 0,04 + 0,43 = 0,47 mol (4)

Từ (3,4) => nY = 0,2 ; nZ = 0,01 mol

- Gọi công thức của:   Y: (Gly)u(Ala)2-u

                                    Z: (Gly)v(Ala)7-v

=> Ta có: nGly = 0,2u + 0,01v = 0,04 => 20u + v = 4

=> u = 0 ; v = 4 thỏa mãn.

Vậy Y là (Ala)2 (0,2 mol) và Z là (Gly)4(Ala)3 (0,01 mol) (MZ > MY)

=> %mZ = 0,01.459/63,5 = 7,23%


Câu 7:

Cho dãy các chất sau: etilen, hexan, hex-1-in, anilin, cumen, but-1-in, benzen, stiren, metyl metacrylat. Số chất trong dãy trên tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là

Xem đáp án

Đáp án D

Các chất thỏa mãn:

Etilen (CH2=CH2)

Hex-1-in (CH3-[CH2]3-C≡CH)

Anilin (C6H5NH2)

But-1-in (CH3-CH2-C≡CH)

Stiren (C6H5-CH = CH2)

Netyl metacrylat (CH2=C(CH3)-COOCH3)

=> Có 6 chất thỏa mãn


Câu 8:

Chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H15O4N. Khi cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm gồm chất Y, C2H6O và CH4O. Chất Y là muối natri của α – amino axit Z (chất Z có cấu tạo mạch hở và có mạch cacbon không phân nhánh). Số công thức cấu tạo của phù hợp của X là

Xem đáp án

Đáp án C

X + NaOH → Y(muối của amino axit Z không phân nhánh) + 2 ancol (C2H5OH ; CH3OH)

=> X là este 2 chức của 1 amino axit và 2 ancol (X có 4 oxi phù hợp với trường hợp này 2 –COO-)

Các công thức cấu tạo có thể có (X không phân nhánh theo đề bài):

CH3OOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOC2H5

C2H5OOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOCH3

=> Có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn


Câu 9:

E là trieste mạch hở, tạo bởi glixerol và ba axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn x mol chất E thu được y mol CO2 và z mol H2O. Biết y = z + 5x và khi cho x mol chất E phản ứng vừa đủ với 72 gam Br2 trong nước, thu được 110,1 gam sản phẩm hữu cơ. Nếu cho x mol chất E phản ứng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, làm khô sản phẩm thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi CT của E là CnH2n+2-6-2kO6 (k là số liên kết pi trong gốc hidrocacbon)

Khi đốt cháy: CnH2n-4-2kO6 + O2 → nCO2 + (n – 2 – k) H2O

Lại có: nCO2 – nH2O = y – z = 5nE = (n – n + 2 + k)nE

=> k = 3

=> Este phản ứng với Brom tối đa theo tỉ lệ 1: 3

Ta có: nBr2 = 72: 160 = 0,45 mol => nEste = 1/3.nBr2 = 0,15 mol

Bảo toàn khối lượng: meste = msản phẩm – mBr2 = 110,1 – 72 = 38,1g

Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng: Gốc Axit-C3H5 + K → Gốc Axit-K + C3H5

nC3H5 = nC3H5(OH)3 = neste = 0,15 mol ; nK = nKOH = nCOO = 3neste = 0,45 mol

=> mmuối = meste + mK – mC3H5 = 38,1 + 0,45.39 – 0,15.41 = 49,5g


Câu 10:

Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron? 

Xem đáp án

Đáp án A

Tơ nitron được sản suất từ phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN


Câu 11:

Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa HCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,2M. Lắc đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng bằng 0,75m gam và V lít (ở đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m và V lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án C

Vì sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn => Fe dư => Cu2+ đã phản ứng hết, chỉ tạo muối Fe2+

nHCl = 0,2.0,4 = 0,08 mol ; nCu(NO3)2 = 0,2.0,2 = 0,04 mol

Các phản ứng:           

            3Fe  +  8H+ + 2NO3- → 3Fe2+ + 2NO + 4H2O                       (NO3- dư)

Mol      0,03   0,08                        0,02                

=> VNO = 0,02.22,4 = 0,448 lit

            Fe   +    Cu2+ → Fe2+ + Cu

Mol      0,04   0,04            0,04

Bảo toàn  khối lượng: mgiảm = mFe bđ - mrắn = mFe pứ - mCu tạo ra

=> m – 0,75m = 56.(0,03 + 0,04) – 64.0,04

=> m = 5,44g


Câu 12:

Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, FeO tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M. Thể tích (ở đktc) hỗn hợp khí CO và H2 tối thiểu cần dùng để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X là

Xem đáp án

Đáp án A

nH+ = 2nH2SO4 + nHCl = 0,1.1.2 + 0,1.1 = 0,3 mol

Ta thấy:

- Khi X + axit:

2H+ + O2- → H2O

=> nO(oxit) = 0,5nH+ = 0,15 mol

- Khi X + Chất khử:

CO + [O] → CO2

H2 + [O] → H2O

=> nO(oxit) = n(CO+H2) = 0,15 mol

=> VCO,H2 = 0,15.22,4 = 3,36 lit


Câu 14:

Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch muối sunfat của một kim loại hóa trị II với I = 3A. Sau 1930 giây điện phân thấy khối lượng catot tăng 1,92g. Kim loại đó là:

Xem đáp án

Đáp án A

Quá trình điện phân: M2+ + 2e → M

Có: ne = I.t/F = 3.1930/96500 = 0,06 mol

=> nM = ½ ne = 0,03 mol

=> MM = 1,92: 0,03 = 64 (g/mol) => Cu


Câu 15:

Cho 7,488 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl và 0,024 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,032 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát ra 0,009 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 44,022 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

- Thêm AgNO3 vào Y thấy tạo thêm NO chứng tỏ Y chứa Fe2+, H+ dư và không còn NO3-

=> Y + AgNO3 có phản ứng:                       

Ag+ + Cl- → AgCl

Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+

Bảo toàn nguyên tố Cl: nAgCl = nCl = 0,3 mol

Có: mtủa = mAg + mAgCl => mAg = 44,022 – 143,5.0,3 = 0,972 g

=> nAg = 0,009 mol

Bảo toàn electron: nFe2+ = 3nNO + nAg = 3.0,009 + 0,009 = 0,036 mol

nH+ dư = 4nNO = 0,036 mol

Vậy dung dịch Y chứa Fe2+(0,036 mol) ; H+ (0,036 mol) ; Cl- (0,3 mol) và Fe3+

Bảo toàn điện tích: 2nFe2+ + 3nFe3+ + nH+ = nCl- => nFe3+ = 0,064 mol

Đặt số mol Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 lần lượt là a, b, c.

Có: mX = 56a + 232b + 180c = 7,488 (1)

Bảo toàn Fe: nFe = a + 3b + c = nFe2+ + nFe3+ = 0,1 mol(2)

nH+ pứ = nHCl bđ + nHNO3 – nH+(Y) = 0,3 + 0,024 – 0,036 = 0,288 mol

Bảo toàn H: nH2O = ½ nH+ pứ = 0,144 mol

Bảo toàn O: 4nFe3O4 + 6nFe(NO3)2 + 3nHNO3 = nH2O + nNO + nN2O

=> 4b + 6c = 0,104 mol(3)

Từ (1,2,3) => a = 0,05 ; b = 0,014 ; c = 0,008

=> %mFe = 56.0,05/7,488 = 37,4% (Gần nhất với giá trị 37,8%)


Câu 16:

Đun nóng 26,56 gam hỗn hợp X gồm 3 ancol đều no, mạch hở, đơn chức với H2SO4 đặc, ở 140oC, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 22,24 gam hỗn hợp 6 ete có số mol bằng nhau. Biết trong các ete tạo thành có 3 ete có phân tử khối bằng nhau. Công thức cấu tạo thu gọn của các ancol là

Xem đáp án

Đáp án A

                                    ROH + R’OH → ROR’ + H2O

- Dựa vào phản ứng tạo ete thì với 3 ancol sẽ thu được 6 ete.

Mà 3 trong số đó có M bằng nhau => chứng tỏ có 2 ancol có M bằng nhau (là đồng phần cấu tạo của nhau) [Vì 2 ancol sẽ tạo 3 ete]

Các ete có số mol bằng nhau => 3 ancol ban đầu cũng có số mol bằng nhau.

=> Giả sử X có x mol ROH và 2x mol R’OH (2 ancol đồng phân)

Bảo toàn khối lượng: mancol = mete + mH2O => mH2O = 26,56 – 22,24 = 4,32g

=> nancol = 3x = 2nH2O = 2.4,32: 18 = 0,48 mol => x = 0,16 mol

=> mX = (R + 17).0,16 + (R’ + 17).0,32 = 26,56

=> R + 2R’ = 115

Vậy R = 29 (C2H5) và R’ = 43 (C3H7) thỏa mãn

=> 3 ancol là C2H5OH và CH3CH2CH2OH và (CH3)2CHOH


Câu 17:

Phenol không có khả năng phản ứng với chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

C6H5OH + 3Br2 → HOC6H2Br3 + 3HBr

C6H5OH  + Na → C6H5ONa + 0,5H2

Phenol không phản ứng được với NaCl


Câu 18:

Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol Ba(AlO2)2 và b mol Ba(OH)2. Số mol Al(OH)3 tạo thành phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn bằng đồ thị hình dưới đây. Tỉ lệ a: b tương ứng là

 

Xem đáp án

Đáp án C

- Tại nHCl = 0,8 => phản ứng trung hòa hoàn toàn => nOH = nHCl = 0,8 mol

=> nBa(OH)2 = b = ½.0,8 = 0,4 mol

- Tại nHCl = 2,8 mol => kết tủa b hòa tan 1 phần

=> 3nAl(OH)3 = 4nAlO2 – (nH+ - nOH-)

=> 3.1,2 = 4.2a – (2,8 – 0,8)

=> a = 0,7 mol

=> a: b = 0,7: 0,4 = 7: 4


Câu 19:

Cho V ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 120 ml dung dịch HNO3 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, làm khô thu được 17,37 gam chất rắn khan. Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án D

nHNO3 = 0,12.1 = 0,12 mol

            Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O

Mol      0,06          0,12          0,06                                    => mmuối = 0,06.261 = 15,66g < 17,37g

=> mBa(OH)2 dư = 17,37 – 15,66 = 1,71g => nBa(OH)2 dư = 0,01 mol

=> ånBa(OH)2 = 0,06 + 0,01 = 0,07 mol

=> VBa(OH)2 = 0,07: 0,1 = 0,7 lit = 700 ml


Câu 20:

Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp

Xem đáp án

Đáp án D

Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3


Câu 21:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

D sai vì CO không có khả năng hút ẩm nên không thể làm khô HCl có lẫn hơi nước


Câu 22:

Tiến hành thí nghiệm với các chất hữu cơ X, Y, Z, T đều trong dung dịch. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Các chất X, Y, Z, T có thể lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

- X + Br2 → Kết tủa trắng => Loại Glixerol

- Y phản ứng được với AgNO3/NH3 => Loại Saccarozo

- T phản ứng được với AgNO3/NH3 => Loại etyl axetat

=> Chỉ có đáp án B thỏa mãn


Câu 23:

Dung dịch nào sau đây có khả năng làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4?

Xem đáp án

Đáp án B

Fe2+ có phản ứng với KMnO4/H+:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O


Câu 24:

Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

Xem đáp án

Đáp án D

H2NCH2COOH có số NH2 = COOH => không làm quì tím đổi màu


Câu 25:

Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

Xem đáp án

Đáp án B

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O


Câu 26:

Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, CO2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là

Xem đáp án

Đáp án A

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

CO2 + NaOH → Na2CO3 /NaHCO3

NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

=> Có 4 chất phản ứng với NaOH ở nhiệt độ thường


Câu 27:

Hoà tan hoàn toàn 1,92 gam Mg trong dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 0,224 lít khí X (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 12,64 gam muối. Khí X là

Xem đáp án

Đáp án D

nMg = 1,92: 24 = 0,08 mol = nMg(NO3)2 => mMg(NO3)2 = 11,84g  < 12,62g => Có NH4NO3

=> mNH4NO3 = 12,64 – 11,84 = 0,8g => nNH4NO3 = 0,01 mol

nkhí = 0,224: 22,4 = 0,01 mol

Bảo toàn e: 2nMg = ne = 8nNH4NO3 + x.nkhí => 2.0,08 = 8.0,01 + 0,01x

=> x = 8 => N2O


Câu 28:

Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, sau phản ứng thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 2 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 0,68 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu; khí còn lại thoát ra gồm CO và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 3,6. Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án C

- Khi X + Ca(OH)2 thì chỉ có CO2 phản ứng:

=> mdung dịch giảm = mCaCO3 – mCO2 => mCO2 = 2 – 0,68 = 1,32g

=> nCO2 = 1,32: 44 = 0,03 mol

- Xét phản ứng ban đầu:       

            C + H2O → CO + H2

Mol      x          →      x →  x

            C +2H2O → CO2 + 2H2

Mol                           0,03 → 0,06

Vậy hỗn hợp khí cuối cùng gồm: x mol CO và (x + 0,06) mol H2

=> x = 0,02 mol

nKhí bđ = nCO2 + nCO + nH2 = 0,03 + 0,02 + 0,08 = 0,13 mol

=> Vkhí = 0,13.22,4 = 2,912 lit


Câu 29:

Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, sau phản ứng thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 2 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 0,68 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu; khí còn lại thoát ra gồm CO và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 3,6. Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án C

- Khi X + Ca(OH)2 thì chỉ có CO2 phản ứng:

=> mdung dịch giảm = mCaCO3 – mCO2 => mCO2 = 2 – 0,68 = 1,32g

=> nCO2 = 1,32: 44 = 0,03 mol

- Xét phản ứng ban đầu:       

            C + H2O → CO + H2

Mol      x          →      x →  x

            C +2H2O → CO2 + 2H2

Mol                           0,03 → 0,06

Vậy hỗn hợp khí cuối cùng gồm: x mol CO và (x + 0,06) mol H2

=> x = 0,02 mol

nKhí bđ = nCO2 + nCO + nH2 = 0,03 + 0,02 + 0,08 = 0,13 mol

=> Vkhí = 0,13.22,4 = 2,912 lit


Câu 30:

Cho 23 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với dung dịch HNO3 (đặc nóng, dư) thu được V lít (ở đktc) khí NO2 duy nhất và dung dịch Y. Nếu cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 58,25 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 25,625 gam chất kết tủa. Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án B

Qui hỗn hợp X về dạng: Cu, Fe, S.

X + HNO3 dư → Muối (Fe3+, Cu2+, SO42-) + NO2

- Khi Y + BaCl2: Ba2+ + SO42- → BaSO4

=> nBaSO4 = 58,25: 233 = 0,25 mol = nS

- Khi Y + NaOH: Fe3+ → Fe(OH)3 ; Cu2+ → Cu(OH)2

nFe(OH)3 = nFe ; nCu(OH)2 = nCu

=> mtủa = 107nFe + 98nCu = 25,625g

Lại có: 56nFe + 64nCu = mX – mS = 23 – 0,25.32 = 15g

=> nFe = nCu = 0,125 mol

- Khi X + HNO3: Bảo toàn e: 3nFe + 2nCu + 6nS = nNO2

=> nNO2 = 3.0,125 + 2.0,125 + 6.0,25 = 2,125 mol

=> VNO2 = 2,125.22,4 = 47,6 lit


Câu 31:

Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?

Xem đáp án

Đáp án C

Tính khử là tính chất hóa học chung của kim loại, không phải tính chất vật lý.


Câu 32:

Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở A và 2 mol amino axit no, mạch hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hoặc 4 mol NaOH. Nếu đốt cháy một phần hỗn hợp X (nặng a gam) cần vừa đủ 38,976 lít O2 (đktc) thu được 5,376 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

- Khi X + 4 mol HCl => X có 4 mol N => A là diamin và B có 1 nhóm NH2

- Khi X + 4 mol NaOH => X có 4 mol COOH => B có 2 nhóm COOH

Vậy X gồm: CnH2n+4N2 và CmH2m-1O4N

- Phản ứng cháy: nO2 = 38,976: 22,4 = 1,74 mol ; nN2 = 5,376: 22,4 = 0,24 mol

Tỷ lệ mlol trong X là: nA  = x mol ; nY = 2x mol

            CnH2n+4N2  + (1,5n + 1)O2 → nCO2 + (n + 2)H2O + N2

Mol               x

            CmH2m-1O4N + (1,5m – 2,25)O2 → mCO2 + (m – 0,5)H2O + 0,5N2

Mol                  2x

=> nN2 = x + 0,5.2x = 0,24 => x = 0,12 mol

nO2 = 0,12.(1,5n + 1) + 0,24.(1,5m – 2,25) = 1,74

=> n + 2m = 12

Ta có: mX = 0,12(14n + 28) + 0,24(14m + 77) = 1,68(n + 2m) + 21,84 = 42g

Bảo toàn N: nN(X) = 2nN2 = 0,48 mol

- Khi X + HCl: nHCl = nN = 0,48 mol

Bảo toàn khối lượng: mmuối = mX + mHCl  =42 + 0,48.36,5 = 59,52g (Gần nhất với giá trị 60g)


Câu 33:

Nhỏ vài giọt dung dịch chứa chất X vào ống nghiệm đựng dung dịch hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh. Chất X là

Xem đáp án

Đáp án B

I2 có phản ứng đặc biệt với hồ tinh bột tạo màu xanh


Câu 34:

Khi cho kim loại sắt vào lượng dư dung dịch chứa chất X, sau khi kết thúc phản ứng thu được sản phẩm là muối sắt (II). Chất X có công thức hóa học là

Xem đáp án

Đáp án C

Fe + chất X → Muối Fe(II)

=> X là Muối KL của Fe: muối Fe(III): Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

(Vì HNO3 và H2SO4 đặc dư đều oxi hóa thành Fe3+ và Fe không phản ứng được với MgSO4)


Câu 35:

Kim loại nào sau đây có thể tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội?

Xem đáp án

Đáp án C

Chỉ có Cu không bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội => có phản ứng


Câu 36:

“Nước đá khô” không nóng chảy mà dễ thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô, rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. “Nước đá khô” là

Xem đáp án

Đáp án A

‘Nước đá khô’ là tên gọi khác của CO2 ở trạng thái rắn


Câu 37:

Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol một este E đơn chức, mạch hở bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm) rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 26,12 gam chất lỏng và 12,88 gam chất rắn khan Y. Nung chất rắn Y trong bình kín với lượng oxi vừa đủ, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí CO2, hơi nước và 8,97 gam một muối duy nhất. Cho các phát biểu liên quan tới bài toán:

(1) Thể tích CO2 (ở đktc) thu được 5,264 lít.

(2) Tổng số nguyên tử C, H, O có trong một phân tử E là 21.

(3) Este E tạo bởi ancol có phân tử khối là 74.

(4) Este E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

Sơ đồ phản ứng: Este E + MOH → Chất rắn Y (muối của M) + O2 → Muối duy nhất (M2CO3)

Ta có: mMOH = 26.28% = 7,28g

Bảo toàn nguyên tố M: nMOH = 2nM2CO3

Trong dung dịch KOH 28% có: nKOH = 0,13 mol ; mH2O = 26 – 0,13.56 = 18,72g

=> mancol = mlỏng – mH2O = 26,12 – 18,72 = 7,4g

nancol = neste = 0,1 mol => Mancol = 74g (C4H9OH) => (3) đúng

=> KOH dư (0,13 – 0,1 = 0,03 mol)

Y gồm RCOOK (0,1 mol) và KOH (0,03 mol)

=> mY = 0,1.(R + 83) + 0,03.56 = 12,88g

=> R = 29 g/mol (C2H5-)

Vậy E là C2H5COOC4H9

Khi đốt muối C2H5COOK thì: Bảo toàn C: nCO2 = 3nC2H5COOK – nK2CO3 = 0,235 mol

=> VCO2 = 0,235.22,4 = 5,264 lit => (1) đúng

Như vậy chỉ có (1) và (3) đúng.

(2) Sai. Vì tổng số phân tử trong E là 23

(4) Sai. E không có phản ứng tráng bạc

Vậy có tất cả 2 phát biểu đúng


Câu 38:

Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

SiO2 không phản ứng được với axit HCl nên phản ứng ở câu A không xảy ra


Câu 39:

Cho các phát biểu sau:

(1) Để một miếng gang (hợp kim sắt – cacbon) ngoài không khí ẩm, sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa.

(2) Kim loại cứng nhất là W (vonfam).

(3) Hòa tan Fe3O4 bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch chứa hai muối.

(4) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự oxi hóa ion Na+.

(5) Không thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Để một miếng gang (hợp kim sắt – cacbon) ngoài không khí ẩm, sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa.

 => Đúng (pin điện Fe-C)

(2) Kim loại cứng nhất là W (vonfam).

=> Sai vì kim loại cứng nhất là Cr

(3) Hòa tan Fe3O4 bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch chứa hai muối.

 => Đúng (FeCl2 và FeCl3)

(4) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự oxi hóa ion Na+.

 => Sai. Tại Catot xảy ra sự khử Na+

(5) Không thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.

 => Đúng. (Vì có phản ứng: Mg + CO2 t0 MgO + C(than) làm đám cháy nặng nề hơn)

Vậy có 3 phát biểu đúng


Câu 40:

Đốt cháy hoàn toàn m gam photpho trong oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm tạo thành vào 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,1M và KOH 0,2M đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng, làm khô các chất thu được 9,448 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án D

nNaOH = 0,5.0,1 = 0,05 mol ; nKOH = 0,5.0,2 = 0,1 mol

=> nOH = nNaOH + nKOH = 0,15 mol

Giả sử phản ứng vừa đủ với H3PO4: 3MOH + H3PO4 -> Na3PO4 + 3H2O  

=> nPO4 = 1/3 nOH = 0,05 mol

=> mrắn = mNa + mK + mPO4 = 9,8g > 9,448g

=> Chất rắn gồm muối photphat của kim loại và kiềm dư

=> Dung dịch bao gồm: 0,05 mol Na+ ; 0,1 mol K+ ; a mol PO43- ; b mol OH-

Bảo toàn điện tích: nNa + nK = nOH + 3nPO4

=> 3a + b = 0,15 mol (1)

Bảo toàn khối lượng: mion = 9,448 => 95a + 17b = 9,448 – 0,05.23 – 0,1.39 = 4,398g (2)

Từ (1,2) => a = 0,042 mol

Bảo toàn nguyên tố: nP = nPO4 = 0,042 mol => mP = 1,302g


Câu 41:

Chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ?

Xem đáp án

Đáp án C

HCN (axit xianua) không phải là hợp chất hữu cơ


Bắt đầu thi ngay