Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải

Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải

Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải (Đề số 7)

  • 1732 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho 7,8g hỗn hợp X gồm Mg, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là:

Xem đáp án

Đáp án D

- Chỉ có Al có phản ứng với NaOH

nH2 = 6,72: 22,4 = 0,3 mol

            Al + NaOH + H2O  → NaAlO2 + 1,5H2

Mol      0,2                                            0,3

=> mMg = mhh – mAl = 7,8 – 0,2.27 = 2,4g


Câu 2:

Cho 5,2g Cr tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc nóng dư thu được m gam H2. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án B

nCr = 5,2: 52 = 0,1 mol

            Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

Mol      0,1                           0,1

=> mH2 = 0,1.2 = 0,2g


Câu 3:

Nhóm gồm các dung dịch đều phản ứng với Al2O3 là:

Xem đáp án

Đáp án A

Đáp án A:        6HCl + Al2O3 → 2AlCl3 + 3H2O

                        2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

Đáp án B: không phản ứng với NaNO3

Đáp án C: Không phản ứng với CuSO4

Đáp án D: không phản ứng với KNO3


Câu 4:

Dùng X để làm mềm nước cứng có tính cứng vĩnh cửu và tạm thời. X là:

 

Xem đáp án

Đáp án D

Na2CO3 có thể được sử dụng để làm mềm nước cứng tạm thời và vĩnh cửu.


Câu 5:

Khí thải ở một nhà máy có chứa CO2, NO2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư (có phản ứng xảy ra hoàn toàn), khí không bị hấp thụ là:

Xem đáp án

Đáp án C

CO2, NO2, SO2 đều phản ứng với Ca(OH)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

4NO2 + 2Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O

Chỉ có N2 không có phản ứng.


Câu 6:

Chất nào sau đây thuộc nhóm kim loại kiềm:

Xem đáp án

Đáp án D

K thuộc nhóm kim loại kiềm


Câu 7:

Để điều chế dung dịch muối sắt (III) clorua bằng 1 phản ứng hóa học, người ta cho dung dịch HCl tác dụng với:

Xem đáp án

Đáp án C

Để điều chế muối sắt (III) cần dùng HCl tác dụng với oxit sắt (III)

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O


Câu 8:

Cấu hình electron của Cr3+ là:

Xem đáp án

Đáp án D

24Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1

=> 24Cr3+: 1s22s22p63s23p63d3 hay [Ar] 3d3


Câu 9:

Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột Al2O3, Fe2O3 đun nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm:

Xem đáp án

Đáp án C

Chất khử trung bình (C, CO, H2) chỉ khử được những oxit của những kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa.

Do đó CO chỉ có thể khử được oxit Fe2O3 thành Fe

=> Hỗn hợp rắn gồm: Al2O3, Fe


Câu 10:

Chất X là 1 kim loại nhẹ, màu trắng bạc được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Chất X là:

Xem đáp án

Đáp án B

Al là 1 kim loại nhẹ, màu trắng bạc được ứng dụng rộng rãi trong đời sống


Câu 11:

Cho phản ứng: (X) + 2NaOH → (Y) + Na2SO4. X có thể là:

Xem đáp án

Đáp án A

Trong 4 đáp án, NaOH chỉ có thể phản ứng được với MgSO4

=> X là MgSO4


Câu 12:

Dung dịch Ca(OH)2 không tác dụng với:

Xem đáp án

Đáp án A

Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

3Ca(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3CaSO4 +2Al(OH)3

Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH     

=> Chỉ có BaCl2 là không phản ứng được với Ca(OH)2


Câu 13:

Công thức của muối sắt (II) sunfat là:

Xem đáp án

Đáp án A

Công thức của muối sắt (II) sunfat là FeSO4


Câu 14:

Cho 10,4g hỗn hợp kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 6720 ml H2 (đktc). Hai kim loại đó là:

Xem đáp án

Đáp án D

Gọi công thức chung 2 kim loại là M

            M + 2HCl → MCl2 + H2 (nH2 = 6,72: 22,4 = 0,3 mol)

Mol      0,3                       0,3

=> Mtb = 10,4: 0,3 = 34,67 g/mol

=> 2 kim loại là Mg (24) và Ca (40)


Câu 15:

Nhôm tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch:

Xem đáp án

Đáp án D

Trong 4 đáp án thì Al chỉ phản ứng với dung dịch HCl

Al + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2


Câu 16:

Chất X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng không xảy ra phản ứng oxi hóa – khử. X là:

Xem đáp án

Đáp án B

Trong 4 đáp án, Fe trong Fe2O3 có số oxi hóa cao nhất của Fe là +3 => không tạo phản ứng oxi hóa  khử

            Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O


Câu 17:

Dung dịch Al2(SO4)3 có thể tác dụng với:

Xem đáp án

Đáp án A

Trong 4 đáp án thì NaOH có thể phản ứng được với Al2(SO4)3

6NaOH + Al2(SO4)3 → 3Na2SO4 + 2Al(OH)3


Câu 18:

Chất kết tủa màu trắng hơi xanh, hóa nâu đỏ khi để lâu trong không khí là:

Xem đáp án

Đáp án A

Chất kết tủa màu trắng hơi xanh, hóa nâu đỏ khi để lâu trong không khí là Fe(OH)2

- Trong không khí: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3


Câu 19:

FeO, Fe(OH)2 đều thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch X loãng. X là:

Xem đáp án

Đáp án A

Trong 4 đáp án thì HNO3 là chất thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với FeO và Fe(OH)2


Câu 20:

Phản ứng hóa học xảy ra khi cho nhôm tác dụng với chất nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm:

Xem đáp án

Đáp án A

Vậy các chất có thể có phản ứng nhiệt nhôm là Fe2O3, Fe3O4, Cr2O3

Còn lại Oxi.


Câu 22:

Chất X là một bazo mạnh, được dùng để sản xuất clorua vôi. Chất X là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ca(OH)2 là một bazo mạnh, được dùng để sản xuất clorua vôi.

PTHH: Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O


Câu 23:

Dãy gồm 2 hidroxit lưỡng tính là:

Xem đáp án

Đáp án C

2 hidroxit lưỡng tính là Al(OH)3, Cr(OH)3


Câu 24:

Thành phần chính của quặng boxit là:

Xem đáp án

Đáp án C

Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3.2H2O


Câu 25:

Nước cứng là nước có chứa nhiều ion:

Xem đáp án

Đáp án C

Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+


Câu 26:

Chất X là hợp chất của crom, có khả năng làm bốc cháy S, C, P, C2H5OH khi tiếp xúc với nó. X là:

Xem đáp án

Đáp án D

CrO3 là hợp chất của crom, có khả năng làm bốc cháy S, C, P, C2H5OH khi tiếp xúc với nó.


Câu 27:

Trong các kim loại: Zn, Fe, Cu, Ag. Kim loại có tính khử mạnh nhất là:

Xem đáp án

Đáp án B

Tính khử: Zn > Fe > Cu > Ag


Câu 28:

Cho 5,4g nhôm tác dụng với vừa đủ dung dịch HNO3 chỉ thu được dung dịch Al(NO3)3 và V lít khí NO (đktc). Giá trị của V là:

Xem đáp án

Đáp án B

nAl = 5,4: 27 = 0,2 mol

Bảo toàn electron: 3nAl = 3nNO => nNO = nAl  = 0,2 mol

=> VNO = 0,2.22,4 = 4,48 lít


Câu 29:

Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa trắng keo. Chất X là:

Xem đáp án

Đáp án C

X (dư) + AlCl3 → Al(OH)3

=> X không thể là dung dịch bazo mạnh (dung dịch hidroxit của kiềm, kiềm thổ) vì sẽ hòa tan kết tủa

=> X là dung dịch bazo yếu (NH3)

3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl


Câu 30:

Cho các phát biểu sau:

(1) Trong phòng thí nghiệm, natri được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa

(2) Nhôm, Crom bền với không khí và trong nước do lớp màng oxit bảo vệ

(3) Al2O3, Cr2O3 đều tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH đặc (khi đun nóng)

(4) Ion đicromat có màu vàng, ion cromat có màu da cam, trong dung dịch chúng chuyển hóa qua lại lẫn nhau

Số phát biểu không đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Trong phòng thí nghiệm, natri được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa

=> Đúng

(2) Nhôm, Crom bền với không khí và trong nước do lớp màng oxit bảo vệ

=> Đúng

(3) Al2O3, Cr2O3 đều tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH đặc (khi đun nóng)

=> Đúng

(4) Ion dicromat có màu vàng, ion cromat có màu da cam, trong dung dịch chúng chuyển hóa

qua lại lẫn nhau

=> Sai. Dicromat có màu vàng da cam, cromat có màu vàng.

Vậy có 1 phát biểu không đúng


Câu 31:

Cho sơ đồ phản ứng:

Ca+H2O  Ca(OH)2 CO2  CaCO3 HCl  CaCl2  dpncCa

(Mỗi mũi tên là 1 phương trình phản ứng). Số phản ứng oxi hóa - khử xảy ra trong sơ đồ là:

Xem đáp án

Đáp án D

Có 2 phản ứng là phản ứng oxi hóa - khử:

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2  (Ca0 → Ca2+ ; H+ → H0)

CaCl2 dpnc Ca + Cl2 (Ca0 → Ca2+ ; Cl- → Cl0)


Câu 32:

Cho từ từ dung dịch HCl (loãng) vào dung dịch chứa đồng thời x mol NaOH và y mol NaAlO2, từ kết quả thí nghiệm vẽ được đồ thị như sau:

Giá trị của (x – y) là:

Xem đáp án

Đáp án B

Thứ tự các phản ứng:

(1) H+ + OH- → H2O

(2) H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3

(3) 3H+ + Al(OH)3 → Al3+ + 3H2O

Dựa vào đồ thị ta thấy:

- Tại nHCl = 0,15 mol thì kết tủa đạt max => nHCl = nOH- + nAlO2- = 0,15 mol

Và nAl(OH)3 = nAlO2- = y = 0,05 mol => nOH = x = 0,15 – 0,05 = 0,1 mol

=> (x – y) = 0,1 – 0,05 = 0,05 mol


Câu 33:

Cho phương trình: xAl + yHNO3 → zAl(NO3)3 + tNH4NO3 + nH2O (x, y, z, t, n là bộ hệ số tối giản). Giá trị của (t + n) là:

Xem đáp án

Đáp án A

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

=> (t + n) = 3 + 9 = 12


Câu 34:

Cho các chất: NaOH, Na2CO3, CaCO3, Al(OH)3 được đánh dấu bằng bất kỳ chữ cái (X), (Y), (Z), (T). Tiến hành thí nghiệm của 4 chất trên với nước và dung dịch HCl được kết quả như bảng dưới đây:

Chất (Y) là:

Xem đáp án

Đáp án D

X, T tan trong nước: NaOH ; Na2CO3

Y, Z không tan trong nước: CaCO3, Al(OH)3.

Y + HCl → khí => T là CaCO3 (CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O)


Câu 35:

Dung dịch Fe(NO3)2 không tác dụng với dung dịch:

Xem đáp án

Đáp án C

Fe(NO3)2 không phản ứng được với BaCl2


Câu 36:

Cho các chất: Fe, Fe3O4, FeSO3, FeCO3, FeCl2, FeCl3. Số chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng dư là:

Xem đáp án

Đáp án D

Chỉ có FeCl2 và FeCl3 không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng dư

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

FeSO3 + H2SO4 → FeSO4 + SO2 + H2O

FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + CO2 + H2O

=> Vậy có 4 chất phản ứng.


Câu 37:

Hòa tan hoàn toàn 5,56g FeSO4.7H2O vào nước được dung dịch X, X tác dụng vừa đủ với V (ml) dung dịch KMnO4 0,1M (có H2SO4 loãng dư làm môi trường). Giá trị của V là:

Xem đáp án

Đáp án C

nFeSO4 = nFeSO4.7H2O = 5,56: 278 = 0,02 mol

Fe+2 → Fe+3 + 1e

Mn+7 + 5e → Mn+2

=> Bảo toàn electron: nFeSO4 = 5nKMnO4 => nKMnO4 = 0,02: 5 = 0,004 mol

=> Vdd KMnO4 = 0,004: 0,1 = 0,04 lít = 40 ml


Câu 38:

Giả thiết: Nhôm tác dụng với Fe3O4 chỉ tạo Al2O3 và sắt. Trộn 10,8g bột Al với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 10,416 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:

Xem đáp án

Đáp án B

nAl = 10,8: 27 = 0,4 mol ; nFe3O4 = 34,8: 232 = 0,15 mol

Ta thấy: 0,4/8 = 0,15/3 nên hiệu suất có thể tính theo Al hoặc Fe3O4

            8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe

Mol      x                                     1,125x  => nAl dư = (0,4 –x) mol

Khi chất rắn sau phản ứng + HCl thì:

            Al + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2

Mol  (0,4 – x)                      1,5(0,4 – x)

            Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Mol  1,125x                         1,125x

=> nH2 = 1,5(0,4 – x) + 1,125x = 10,416: 22,4 = 0,465 mol

=> x = 0,36 mol

Tính H theo Al => H% = nPứ / n = 0,36: 0,4 = 90%


Câu 39:

Cho 25,24g hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn tác dụng vừa đủ với 787,5g dung dịch HNO3 20% thu được dung dịch Y chứa m gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và N2, tỉ khối so của Z so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được m’ gam chất rắn khan. Tổng số (m + m’) gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

nZ = nN2O + nN2 = 4,48: 22,4 = 0,2 mol (1)

Mặt khác: mN2O + mN2 = nZ.MZ = 0,2.18.2 = 7,2 gam => 44nN2O + 28nN2 = 7,2 (2)

Giải hệ (1) và (2) => nN2O = nN2 = 0,1 mol

mHNO3 = 787,5.20% = 157,5g => nHNO3 = 157,5: 63 = 2,5 mol

Ta có:  nHNO3 = 12nN2 + 10nN2 + 10nNH4NO3 => 2,5 = 12.0,1 + 10.0,1 + 10nNH4NO3

=> nNH4NO3 = 0,03 mol

=> nNO3- (muối KL) = ne = 10nN2 + 8nN2O + 8nNH4NO3 = 10.0,1 + 8.0,1 + 8.0,03 = 2,04 mol

=> m = mKL + mNO3- (muối KL) + mNH4NO3 = 25,24 + 62.2,04 + 80.0,03 = 154,12g

Cô cạn Y và đun nóng thì chất rắn cuối cùng gồm: MgO, Al2O3, ZnO

NH4NO3   N2O↑ + 2H2O

Ta thấy: nO.2 = 2nMg + 3nAl + 2nZn = ne = 2,04 mol => nO = 1,02 mol

=> m’ = mKL + mO = 25,24 + 16.1,02 = 41,56g

=> m + m’ = 154,12 + 41,56 = 195,68g (Gần nhất với giá trị 195)


Câu 40:

Cho 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học, biết rằng:

- X, Y tác dụng được với dung dịch HCl giải phóng khí Hidro

- Z, T không có phản ứng với dung dịch HCl

- Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng kim loại X

- T tác dụng được với dung dịch muối của Z là giải phóng kim loại Z

Kim loại có tính khử yếu nhất trong 4 kim loại là:

Xem đáp án

Đáp án C

X, Y phản ứng được với HCl => X, Y đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học

Z, T không phản ứng với HCl => Z, T đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học

=> X, Y có tinh khử mạnh hơn Z, T. Giờ chỉ so sánh Z và T

T đẩy được Z ra khỏi muối của Z => T có tính khử mạnh hơn Z

=> Z là có tính khử yếu nhất


Bắt đầu thi ngay