Ôn tập THPTGQ môn Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 18)
-
4286 lượt thi
-
36 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chất chỉ có tính khử là:
Đáp án B
- Fe và ion Fex+ có số oxi hóa là: 0 ; +2 ; +3
- Chất chỉ có tính khử: Fe (vì ở trạng thái có oxi hóa thấp nhất, chỉ có thể cho e)
- Chất chỉ có tính oxi hóa: Fe2(SO4)3 ; Fe2O3 (vì ở trạng thái có oxi hóa cao nhất, chỉ có thể nhận e)
- Chất vừa có thể có tính khử và tính oxi hóa: FeO (ở trạng thái có số oxi hóa trung gian, có thể cho hoặc nhận e)
Câu 2:
Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào không đúng?
Đáp án D
24Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1
- Đáp án D sai vì cấu hình e 3d44s2 là trạng thái không bền, chuyển thành 3d54s1 (đây được gọi là trạng thái bán bão hòa)
Câu 3:
Cho hỗn hợp khí CO2 và SO2 chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây hãy nhận biết 2 khí trên:
Đáp án C
Dùng dung dịch Br2 để nhận biết 2 khí CO2 và SO2:
- Chỉ có SO2 có phản ứng với nước Brom làm mất màu nâu của dung dịch thành trong suốt
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
Câu 4:
Người ta gọi NaOH là xút ăn da vì:
Đáp án A
NaOH là bazơ mạnh có khả năng ăn mòn da nên được gọi là xút ăn da
Câu 5:
Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 15 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa rồi đun nóng phần còn lại thu được thêm 5 gam kết tủa nữa. V có giá trị:
Đáp án B
Ta thấy sau khi đun nóng dung dịch thì tạo thêm kết tủa => trong dung dịch có muối HCO3-
- Các phản ứng xảy ra:
=> nCO2 = nCaCO3 (1) + 2nCa(HCO3)2 = nCaCO3 (1) + 2nCaCO3 (3) = 15/100 + 2. 5/100 = 0,25 mol
=> VCO2 = 0,25.22,4 = 5,6 lít
Câu 6:
Cho dãy các chất: Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (đặc, nóng) là:
Đáp án B
Các phản ứng:
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
CrO3 + 2NaOH → Na2CrO4 + H2O
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
=> Cả 5 chất đều phản ứng
Câu 7:
Khử hoàn toàn 12,32 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng khí CO. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 7 gam kết tủa. Khối lượng Fe thu được là: (Fe=56;S=32; O=16; H=1; Ca=40; C=12)
Đáp án C
- Qui hỗn hợp ban đầu là FexOy
FexOy + yCO xFe + yCO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
- Ta thấy nCO2 = nCaCO3 = 7/100 = 0,07 mol
BTKL: m hh đầu + mCO = mFe + mCO2 => 12,32 + 0,07.28 = mFe + 0,07.44 => mFe = 12,32 – 0,07.16 = 11,2g
Câu 8:
Hoà tan hết 3,24 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 1,344 lit khí (đktc). Khối lượng sắt có trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu gam? (Cr=52; Fe= 56)
Đáp án D
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
nH2 = 1,344: 22,4 = 0,06 mol
- Dựa vào phương trình phản ứng ta có: nFe + nCr = nH2 = 0,06 mol
Và: mhh KL = mFe + mCr => 56nFe + 52nCr = 3,24g
=> nFe = nCr = 0,03 mol
=> mFe = 56.0,03 = 1,68g
Câu 9:
Điện phân nóng chảy muối clorua kim loại kiềm, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức hóa học muối đã điện phân:
Đáp án A
Gọi công thức của muối kim loại kiềm là RCl
- Phản ứng: 2RCl 2R + Cl2
nCl2 = 0,896: 22,4 = 0,04 mol => nR = 2nCl2 = 0,08 mol
=> MR = 3,12: 0,08 = 39 g/mol => Kali => Muối là KCl
Câu 10:
Muối nào trong số các muối sau đây được dùng để chế thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit trong dạ dày?
Đáp án B
NaHCO3 được dùng để điều chế thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit trong dạ dày:
NaHCO3 + H+ → Na+ + H2O + CO2
Câu 11:
Sự thiếu hụt nguyên tố (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây ra bệnh loãng xương?
Đáp án D
Sự thiếu hụt nguyên tố Canxi (ở dạng hợp chất) gây ra bệnh loãng xương
Câu 12:
Hòa tan hoàn toàn 2,16 gam kim loại R trong H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 0,224 lít khí SO2 (đkc). R là kim loại nào sau đây? (Fe=56; Cu=64; Cr=52; Ag=108)
Đáp án D
Giả sử R khi phản ứng với H2SO4 tạo ra ion Rn+ có số oxi hóa là +n
- Quá trình trao đổi e:
R → R+n + ne
S+6 + 2e → S+4
=> bảo toàn e: nR.n = 2nSO2 = 2.0,224/22,4 = 0,02 mol
Mà nR = mR / MR = 2,16 / R
=> n.2,16/R = 0,02
=> R = 108n => Với n = 1 thì R = 108 g/mol (Ag)
Câu 13:
Cho 1,568 lít CO2 (đktc) lội chậm qua dung dịch có hòa tan 3,2 gam NaOH. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
Đáp án D
nCO2 = 1,568: 22,4 = 0,07 mol ; nNaOH = 3,2: 40 = 0,08 mol
=> Ta thấy: nCO2 < nNaOH < 2nCO2 => tạo cả 2 muối CO32- và HCO3-
=> nNa2CO3 = nNaOH – nCO2 = 0,08 – 0,07 = 0,01 mol
Và nNaHCO3 = nCO2 – nNa2CO3 = 0,07 – 0,01 = 0,06 mol
=> mmuối = mNa2CO3 + mNaHCO3 = 106.0,01 + 84.0,06 = 6,1g
Câu 14:
Hòa tan 2,84 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 672 ml khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của CaCO3 là:
Đáp án D
- Các phản ứng:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O
nCO2 = 0,672: 22,4 = 0,03 mol = nCaCO3 + nMgCO3
Lại có: mhh muối = mCaCO3 + mMgCO3 => 100nCaCO3 + 84nMgCO3 = 2,84
=> nCaCO3 = 0,02 ; nMgCO3 = 0,01 mol
=> %mCaCO3 = 100.0,02 / 2,84 = 70,42%
Câu 15:
Có 4 kim loại Mg, Ba, Zn, Fe chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt 4 kim loại:
Đáp án B
Chọn dung dịch H2SO4 vì:
- Khi cho 4 kim loại vào dung dịch H2SO4 thì:
+) khí + kết tủa trắng: Ba (Ba + H2SO4 → BaSO4 ↓ + H2↑)
+) Khí: Mg, Zn, Fe. (MgSO4 ; ZnSO4 ; FeSO4) (*)
- Sau khi cho Ba, hết sủi bọt khí thì lọc lấy kết kết tủa, cho thêm Ba vào thu được dung dịch Ba(OH)2. Cho 3 kim loại vào dung dịch Ba(OH)2 thì:
+) khí + kim lại tan: Zn (Zn + Ba(OH)2 → BaZnO2 + H2O)
+) không tan: Mg, Fe.
Cho Ba(OH)2 vào 2 dung dịch muối (*) (MgSO4 và FeSO4)
+) Kết tủa trắng: Mg (MgSO4 + Ba(OH)2 → Mg(OH)2↓ + BaSO4↓ )
+) Kết tủa hóa nâu ngoài không khí:
(FeSO4 + Ba(OH)2 → Fe(OH)2 + BaSO4
Fe(OH)2 + ½ H2O + ¼ O2 → Fe(OH)3 (nâu đỏ)
Câu 16:
Cho 15g một kim loại nhóm IIA tác dụng hết với H2O thu được 9,165 lít H2 (250C và 1atm). Kim loại đó là:
Đáp án C
- Phản ứng: A + 2H2O → A(OH)2 + H2
nH2 = 1.9,165: (0,082.298) = 0,375 mol
=> nA = nH2 = 0,375 mol
=> MA = 15: 0,375 = 40 g/mol (Ca)
Câu 18:
Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là:
Đáp án B
Phản ứng: 16NaOH + 3Cl2 + 2CrCl3 → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O
Câu 19:
Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion:
Đáp án A
Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion Ca2+ và Mg2+
Câu 20:
Vị trí của nguyên tố Al (Z=13) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
Đáp án C
- Viết cấu hình electron của Al: 1s22s22p63s23p1
=> Al ở ô thứ 13 (có 13 proton) ; nhóm IIIA (có 3 e lớp ngoài cùng 3s23p1 và e cuối điền vào phân lớp p) ; chu kỳ 3 (e cuối cùng điền vào lớp thứ 3)
Câu 21:
Dung dịch nào sau đây dùng để phân biệt dung dịch KCl với dung dịch K2SO4?
Đáp án C
- Dùng dung dịch BaCl2 vì chỉ có K2SO4 phản ứng tạo kết tủa trắng:
BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KCl
Câu 22:
Cho một lá sắt nhỏ vào lượng dư các dung dịch sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 loãng, NH4NO3. Tổng số trường hợp tạo ra muối sắt (II) là:
Đáp án C
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb
Fe + 2HCl → FeCl2 +H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
(Fe + HNO3 dư tạo muối Fe3+)
=> có 5 chất thỏa mãn.
Câu 23:
Cho dãy các chất: Al2O3, Fe2O3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:
Đáp án D
Có 3 chất thỏa mãn: Al2O3 ; Al(OH)3 ; Zn(OH)2.
Câu 24:
Khối lượng bột Al cần dùng để thu được 41,6 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm là: (giả sử hiệu suất 100%) (Cr=52; Al=27; O=16)
Đáp án A
2Al + Cr2O3 Al2O3 + 2Cr
nCr = 41,6: 52 = 0,8 mol
=> nAl = nCr = 0,8 mol => mAl = 27.0,8 = 21,6g
Câu 25:
Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử Fe3+?
Đáp án B
26Fe có cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d64s2
=> Fe3+ có cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d5 (mất 3 e ngoài cùng)
Câu 26:
Chất nào sau đây được gọi phèn chua, dùng để đánh trong nước?
Đáp án A
Phèn chua có công thức hóa học là: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Câu 27:
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang nóng lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
Đáp án A
CO2 là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Câu 28:
Oxi hoá chậm m gam Fe ngoài không khí thu được 12 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe dư. Hoà tan A bằng lượng vừa đủ 200 ml dd HNO3 thu được 2,24 lít NO duy nhất đktc. Tính m và CM dd HNO3 (Fe=56;O=16; N=14; H=1)
Đáp án C
Qui hỗn hợp về dạng:
Fe và O => mFe + mO = 12g (1)
nNO = 2,24: 22,4 = 0,1 mol
Bảo toàn e: 3nFe = 2nO + 3nNO => 3nFe – 2nO = 0,3 mol (2)
Từ (1,2) => nFe = 0,18 ; nO = 0,12 mol
=> nHNO3 = 4nNO + 2nO = 4.0,1 + 2.0,12 = 0,64 mol
=> CM (HNO3) = 0,64: 0,2 = 3,2 M
m = mFe = 0,18.56 = 10,08g
Câu 29:
Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit lưỡng tính?
Đáp án D
CrO3 là oxit axit
Na2O, K2O là oxi bazo
Cr2O3 là oxit lưỡng tính
Câu 30:
Trong số các loại quặng sắt, quặng chứa hàm lượng sắt lớn nhất nhưng hiếm là:
Đáp án C
Xiderit(FeCO3) ; Pirit (FeS2) ; Manhetit (Fe3O4) ; Hematit (Fe2O3)
Manhetit là quặng có hàm lượng sắt cao nhất trong các loại quặng hiện nay
Câu 31:
Cho 7,84 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là? (Fe=56;S=32; O=16; H=1)
Đáp án A
Ta có: nH+ = 2nH2SO4 = 2.0,3 = 0,6 mol
Công thức giải nhanh: nSO2 = ½ nH2SO4 = 0,15 mol
Bảo toàn H: nH2SO4 = nH2O = 0,3 mol
Bảo toàn khối lượng: mFe + mH2SO4 = mmuối + mSO2 + mH2O
=> mmuối = 7,84 + 0,3.98 – 64.0,15 – 18.0,3 = 22,24g
Câu 32:
Thạch cao sống có công thức là:
Đáp án A
Thạch cao sống có công thức là CaSO4.2H2O
Câu 34:
Trong các nguồn năng lượng sau đây, nhóm nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng sạch?
Đáp án A
Năng lượng gió, năng lượng thủy triều được coi là các nguồn năng lượng sạch
Câu 35:
Hòa tan m gam nhôm vào dung dịch HNO3 loãng, thu được hỗn hợp khí gồm 0,15 mol N2O và 0,1 mol NO (không tạo ra NH4+). Giá trị của m là:
Đáp án D
ne = 3nAl = 3nNO + 8nN2O = 3.0,1 + 8.0,15 = 1,5 mol => nAl = 0,5 mol
=> m = mAl = 27.0,5 = 13,5g
Câu 36:
Dẫn khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì muối tạo thành là:
Đáp án B
Ca(OH)2 dư + CO2 → CaCO3 + H2O