Thứ sáu, 03/05/2024
IMG-LOGO

Ôn tập THPTGQ môn Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 20)

  • 2905 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

Xem đáp án

Đáp án C

Chỉ có Na2SO4 là không phản ứng với NaOH và HCl

- Với NaOH:  

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

- Với HCl:      

Al + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O


Câu 2:

Hòa tan hoàn toàn 20 gam CaCO3 trong dung dịch HCl. Dẫn toàn bộ khí thu được vào 100 ml dung dịch NaOH 2,5M, sau phản ứng thu được muối

Xem đáp án

Đáp án C

nCaCO3 = 20: 100 = 0,2 mol

     CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Mol: 0,2                                0,2

nNaOH = 0,1.2,5 = 0,25 mol

Ta thấy: nCO2 < nNaOH < 2nCO2 => phản ứng tạo hỗn hợp muối NaHCO3 và Na2CO3


Câu 3:

Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion

Xem đáp án

Đáp án A

Nước cứng có thành phần chứa ion Ca2+ và Mg2+


Câu 4:

Các hợp chất sau: CaO, CaSO4.2H2O, Ca(OH)2 có tên lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án B

CaO: vôi sống

CaSO4.2H2O: thạch cao

Ca(OH)2: vôi tôi


Câu 5:

Cho 4,6 gam Na tác dụng hoàn toàn với nước. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là

Xem đáp án

Đáp án D

nNa = 4,6: 23 = 0,2 mol

            Na + H2O → NaOH + 0,5H2

Mol      0,2                             0,1

=> VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 lit


Câu 6:

Các số oxi hoá đặc trưng của crom trong hợp chất là

Xem đáp án

Đáp án B

Các số oxi hoá đặc trưng của crom trong hợp chất là +2, +3, +6


Câu 7:

Cấu hình electron nào sau đây là của Fe?

Xem đáp án

Đáp án B

26Fe có cấu hình e là: 1s22s22p63s23p63d64s2


Câu 8:

Cho các dung dịch sau: NaOH; Na2CO3; NaHSO4; Na2SO4. Dung dịch làm cho quỳ tím đổi màu xanh là

Xem đáp án

Đáp án A

Quỳ tím → xanh: NaOH, Na2CO3

Quỳ tím → đỏ: NaHSO4

Quỳ tím không đổi màu: Na2SO4


Câu 9:

Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?

Xem đáp án

 

Đáp án A

- Khi dùng KOH:      

    +) Mg, Fe: không có hiện tượng

    +) K, Na: chất rắn bị hòa tan + khí

     (M + H2O → MOH + 0,5H2)

    +) Al2O3: chất rắn bị hòa tan

      (Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O)

    +) Al: chất rắn bị hòa tan + khí

     (Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2)

    +) Zn: chất rắn bị hòa tan + khí

    (Zn + 2NaOH + H2O → Na2ZnO2 + 2H2)

=> Chỉ có tổ hợp chất của đáp án A có thể phân biệt được dựa vào các hiện tượng trên

 


Câu 10:

Sục hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 0,25 lít dung dịch Ca(OH)2 1M thu được bao nhiêu gam kết tủa?

Xem đáp án

Đáp án D

nCO2 = 6,72: 22,4 = 0,3 mol

nCa(OH)2 = 0,25.1 = 0,25 mol => nOH = 2nCa(OH)2 = 0,5 mol

Ta thấy: nCO2 < nOH < 2nCO2

=> phản ứng tạo hỗn hợp muối HCO3 và CO3

=> nCO3 = nOH – nCO2 = 0,5 – 0,3 = 0,2 mol < nCa2+

=> nCaCO3 = nCO3 = 0,2 mol

=> mkết tủa = 0,2. 100 = 20g


Câu 11:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. 

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng. 

(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.

 (e) Nhiệt phân AgNO3.                                        

(g) Đốt FeS2 trong không khí.

(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

Xem đáp án

Đáp án B

(a) Mg + Fe2(SO4)3 (dư) → MgSO4 + 2FeSO4

(b) Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3

(c) H2+ CuO to Cu + H2O

(d) 2Na + 2H2O + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4 + H2

(e) AgNO3 to Ag + NO2 + 0,5O2

(g) 4FeS2 + 11O2 to 2Fe2O3 + 8SO2

(h) CuSO4 + H2O đpdd Cu + 0,5O2 + H2SO4

=> Có 3 thí nghiệm thu được kim loại sau phản ứng là: (c), (e), (h)


Câu 12:

Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ

Xem đáp án

Đáp án D

Phương trình:

  2H+ + 2CrO42- → Cr2O72- + H2O

            (vàng)        (da cam)

 


Câu 13:

Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch

Xem đáp án

Đáp án B

Al2O3 là oxit có tính lưỡng tính nên có thể phản ứng được với cả axit và bazo.

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O


Câu 14:

Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

Xem đáp án

Đáp án A

Với nước cứng vĩnh cửu (thành phần: Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-) thì phương pháp làm mềm là:

Thêm các dung dịch muối CO32- và PO43- (không phải là muối của Ca2+, Mg2+)


Câu 15:

Trong các nguồn năng lượng sau đây, các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng sạch?

Xem đáp án

Đáp án D

Năng lượng gió, năng lượng thủy triều được coi là nguồn năng lượng sạch


Câu 16:

Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe +X  FeCl3 +Y  Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

X là: Cl2 ; Y là NaOH

(Vì chỉ Cl2 mới oxi hóa được Fe lên Fe3+, H+ chỉ oxi hóa lên Fe2+)

Fe + 1,5Cl2 đpdd FeCl3

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl


Câu 17:

Hòa tan hết 5,6 gam Fe trong 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được khí NO duy nhất, đung dịch Y và m gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

nFe = 5,6: 56 = 0,1 mol ; nHCl = 0,4.1 = 0,4 mol

            Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Mol      0,1 → 0,2  → 0,1    

=> nHCl dư = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol

- Khi cho AgNO3 dư vào thì có phản ứng:

      3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O

Mol:0,1 → 0,4/3 (< 0,2)                  

=> H+ dư, không còn Fe2+.

         Ag+ + Cl- → AgCl

Bảo toàn nguyên tố Clo: nCl = nHCl ban đầu = 0,4 mol

=> nAgCl = 0,4 mol => m = 0,4.143,5 = 57,4g


Câu 18:

Cho khí CO khử hoàn toàn Fe2O3 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án A

nCO2 = 4,48: 22,4 = 0,2 mol

   Fe2O3 + 3CO  dpdd2Fe + 3CO2

Mol            0,2                     0,2

=> VCO = 0,2.22,4 = 4,48 lit


Câu 19:

Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là

Xem đáp án

Đáp án A

Trong dãy điện hóa học trên: Cu đứng sau Fe nên không thể đẩy Fe2+ ra khỏi muối của nó.


Câu 20:

Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là

Xem đáp án

Đáp án A

Na, Ba, K là các kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường


Câu 21:

Hóa chất được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày, …) và công nghiệp thực phẩm có công thức hóa học là

Xem đáp án

Đáp án D

NaHCO3 được dùng để điều chế thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit trong dạ dày:

NaHCO3 + H+ → Na+ + H2O + CO2


Câu 22:

Phản ứng nào sau đây giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động?

Xem đáp án

Đáp án D

Phản ứng giải thích sự hình thành thạch nhũ trong hang động:

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.


Câu 24:

Phương trình hóa học nào sau đây viết không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

HCl chỉ có thể oxi hóa Cr thành Cr2+

      Cr + 2HCl → CrCl2 + H2


Câu 25:

Cho 31,2g hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp là

Xem đáp án

Đáp án C

nH2 = 13,44: 22,4 = 0,6 mol

- Các phản ứng:         

     Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

       Al + NaOH → NaAlO2 + 1,5H2

Mol: 0,4                                 0,6

=> %mAl = 0,4.27 / 31,2 = 34,6%

=> %mAl2O3 = 100 % - %mAl = 100% - 34,6% = 65,4%


Câu 26:

Điện phân dung dịch X chứa m gam CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi). Trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án B

Các quá trình có thể xảy ra ở 2 điện cực:

+) Catot:     Cu2+ + 2e → Cu

                   2H2O + 2e → 2OH- + H2

+) Anot:     2Cl- → Cl2 + 2e

                   2H2O → 4H+ + O2 + 4e

- Khi điện phân trong t giây:

nkhí Anot = 2,464: 22,4 = 0,11 mol

nCl2 = 0,5nCl- = 0,1 mol < 0,11 => Nước đã bị điện phân ở Anot

=> nO2 = nkhí anot – nCl2 = 0,11 – 0,1 = 0,01 mol

=> ne trao đổi = 2nCl2 + 4nO2 = 2.0,1 + 4.0,01 = 0,24 mol

- Khi điện phân trong 2t giây:

=> Số mol electron trao đổi sẽ gấp đôi: ne trao đổi = 2.0,24 = 0,48 mol

+) Tại Anot: nCl2 = 0,1 mol

Có: ne = 2nCl2 + 4nO2 => nO2 = ¼ (0,48 – 2.0,1) = 0,07 mol

=> nkhí Anot = nCl2 + nO2 = 0,1 + 0,07 = 0,17 mol

nkhí  = 5,824: 22,4 = 0,26 mol > 0,17 => Nước bị điện phân ở Catot

=> nH2(Catot) = 0,26 – 0,17 = 0,09 mol

- Bảo toàn e: ne trao đổi = 2nCu2+ + 2nH2 = 4nO2 + 2nCl2

=> nCu2+ = ½ (4.0,07 + 2.0,1 – 2.0,09) = 0,15 mol

=> m = mCuSO4 = 160.0,15 = 24g


Câu 27:

Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?

Xem đáp án

Đáp án C

Al và Cr bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ


Câu 28:

Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là

Xem đáp án

Đáp án C

Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại nhóm IA là ns1

(Chú ý: [KH] = cấu hình e của khí hiếm)

=> Cấu hình lớp ngoài cùng thì không thể có cấu hình e của khí hiếm được


Câu 29:

Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là

Xem đáp án

Đáp án A

Trong công nghiệp nguyên liệu để điều chế Al là quặng boxit (thành phần chính là Al2O3)


Câu 30:

Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau

Giá trị nào của mmax – mmin sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phản ứng:  Ba2+ + SO42- → BaSO4

                  H+ + OH- → H2O

                  Al3+ + OH- → Al(OH)3

                  Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O

- Dựa vào đồ thị ta thấy: Trong khi Ba2+ tạo kết tủa ngay từ ban đầu thì OH- lại phải trung hòa H+ trước rồi mới tạo kết tủa sau. Do đó Ba2+ sẽ đến đích(tạo kết tủa max) trước OH-.

+) Giai đoạn1: Ba2+ tạo kết tủa, OH- trung hòa H+

+) Giai đoạn 2: Ba2+ tạo kết tủa nốt phần còn lại, OH- bắt đầu kết hợp tạo Al(OH)3:

=> Tại nBa(OH)2 = 0,27 mol thì kết tủa BaSO4 đạt max => nBa(OH)2 = nBaSO4 = 0,27 mol = nSO4

=> nAl2(SO4)3 = 1/3nSO4 = 0,09 mol => nAl3+ = 2.0,09 = 0,18 mol

+) Giai đoạn 3: Chỉ có OH- tạo tiếp kết tủa.

=> Tại nBa(OH)2 = 0,47 mol thì kết tủa Al(OH)3 đạt max

=> nAl(OH)3 = nAl3+

+) Giai đoạn 4: Al(OH)3 bị hòa tan dần và khi mkết tủa min là lúc Al(OH)3 bị hòa tan hết

- Vậy: kết tủa max gồm: 0,27 mol BaSO4 và 0,18 mol Al(OH)3

            kết tủa min gồm: 0,27 mol BaSO4

=> mmax – mmin = mAl(OH)3 = 0,18.78 = 14,04g


Bắt đầu thi ngay