Ôn tập THPTGQ môn Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 12)
-
4294 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chất nào sau đây là chất điện ly yếu
Đáp án B
- Chất điện ly yếu: CH3COOH
- Chất điện ly mạnh: NaCl, HCl
- Chất không điện ly: C2H5OH
Câu 2:
Ngày nay, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là:
Đáp án C
Etilen được chọn là nguyên liệu chính vì: rẻ tiền, tiện lợi
Câu 4:
Polime nào sau đây không phải là polime thiên nhiên:
Đáp án D
Thủy tinh hữu cơ (PVA) là polime tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 6:
Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí:
Đáp án B
Quá trình quang hợp của cây xanh sinh ra khí O2
Câu 8:
Thành phần chính của quặng Pirit là:
Đáp án B
Fe2O3: thành phần chính của quặng hematit đỏ và hematit nâu
FeS2: thành phần chính của quặng pirit
Fe3O4: thành phần chính của quặng manhetit
FeCO3: thành phần chính của quặng xiderit
Câu 9:
Este nào sau đây khi tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo thành 2 muối
Đáp án C
- Este của phenol khi phản ứng với kiềm sẽ tạo 2 muối (muối axit cacboxylic và muối phenolat)
(Phenyl Axetat) CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
Câu 10:
Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với:
Đáp án B
Amin khi phản ứng với axit (Giấm ăn) thì sẽ tạo muối tan và dễ dàng bị nước rửa trôi => Khử được mùi tanh
Câu 11:
Trong một cốc nước chứa 0,01 mol Na+ ; 0,02 mol Ca2+ ; 0,01 mol Mg2+ ; 0,05 mol HCO3- ; 0,02 mol Cl-. Đun sôi nước trong cốc một thời gian lâu thu được nước thuộc loại nào:
Đáp án A
- Khi đun sôi: 2HCO3 → CO32- + CO2 + H2O
Mol 0,05 → 0,025
- Ta thấy tổng số mol (Ca2+, Mg2+) > số mol CO32-
=> Trong dung dịch sau khi đun có Ca2+, Mg2+ và Cl-
=> Đây là loại nước cứng vĩnh cửu
Câu 12:
Cho các chất CH2=CH-COOH, C6H5OH, C2H5OH, KOH, Ba(OH)2, Al(OH)3, AlCl3, HCl, BaSO4. Số chất tác dụng được với Na2CO3 là:
Đáp án C
2CH2=CH-COOH + Na2CO3 → 2CH2=CH-COONa + H2O + CO2
C6H5OH + Na2CO3 → C6H5ONa + NaHCO3
Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaOH
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O
Vậy tất cả có 5 chất phản ứng được với Na2CO3
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây sai:
Đáp án A
A sai vì Anilin + Br2 tạo kết tủa trắng
B, C, D đúng
Câu 14:
Đốt cháy hoàn toàn 3,7g hợp chất hữu cơ X người ta thu được 3,36 lit CO2 (đktc) và 2,7g H2O. Cho 7,4g X tác dụng với vừa đủ 50 ml dung dịch NaOH 2M thì tạo ra 8,2g muối. Công thức cấu tạo của X là:
Đáp án A
- Bảo toàn nguyên tố:
nC = nCO2 = 3,36: 22,4 = 0,15 mol
nH = 2nH2O = 2. 2,7: 18 = 0,3 mol
- Ta có: mX = mC + mH + mO => mO = 3,7 – 0,15.12 – 0,3.1 = 1,6g
=> nO = 1,6: 16 = 0,1 mol
=> nC: nH: nO = 0,15: 0,3: 0,1 = 3: 6: 2 => X là C3H6O2
X + NaOH => muối (X là este RCOOR’)
nX = 7,4: 74 = 0,1 mol = nNaOH = 0,05.2 = 0,1 mol => tỷ lệ phản ứng là 1: 1
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
Mol 0,1 → 0,1
=> Mmuối = 8,2: 0,1 = 82 = R + 67 => R = 15 (CH3)
Vậy este là CH3COOCH3
Câu 15:
Để phân biệt các dung dịch đựng riêng biệt AlCl3, ZnCl2, CuCl2, NaCl chỉ cần dùng thuốc thử:
Đáp án D
- Ta sử dụng dung dịch NH3:
+) AlCl3: tạo kết tủa trắng keo không tan
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl
+) ZnCl2: tạo kết tủa trắng và sau đó tan tạo phức không màu
ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 ↓ + 2NH4Cl
Zn(OH)2 + 6NH3 → [Zn(NH3)6](OH)2 (tan, không màu)
+) CuCl2: từ dung dịch xanh tạo kết tủa xanh và sau đó tan tạo phức xanh lam đặc trưng
CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4Cl
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (tan, xanh lam)
+) NaCl: Không có hiện tượng gì
Câu 16:
Tiến hành thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư
(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư
(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
Đáp án D
(a) AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3
(b) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
(c) Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O
(d) Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → BaCO3 ↓ + Na2CO3 + 2H2O
=> Vậy có (a) và (d) tạo kết tủa
Câu 17:
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm IA là:
Đáp án A
Cấu hình e chung của các nguyên tố nhóm IA là ns1.
Câu 18:
Cho các phản ứng sau:
(a) Đimetylaxetilen + AgNO3/NH3
(b) Fructozo + AgNO3/NH3 (đun nóng)
(c) Toluen + KMnO4 (đun nóng)
(d) Phenol + Dung dịch Br2
Số phản ứng tạo kết tủa là:
Đáp án C
(a) CH3 – C ≡ C – CH3 + AgNO3/NH3 → Không phản ứng
(b) C6H12O6 + 2AgNO3 + 2NH3 + H2O → C6H12O7 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
(c) C6H5CH3 + KMnO4 → C6H5COOK + H2O + KOH + MnO2↓
(d) C6H5OH + 3Br2 → HOC6H2Br3 ↓ + 3HBr
=> Có 3 phản ứng (b), (c), (d) có tạo kết tủa
Câu 19:
Một loại phân supephotphat kép chứa 69,62% canxi dihidrophotphat, còn lại các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân này:
Đáp án C
Phân supephotphat kép chứa muối Ca(H2PO4)2.
- Giả sử lượng phân bón là 100g => mmuối = 100.69,92% = 69,92g
=> nmuối = 69,62: 234 = 0,2975 mol
- Ta có: nP2O5 = ½ nP = ½. 2nmuối = nmuối => mP2O5 = 0,2975.142 = 42,245g
=> Độ dinh dưỡng = %mP2O5 = 42,245: 100 = 42,245% = 42,25%
Câu 20:
Cho sơ đồ: . Chứng tỏ:
Đáp án C
Dựa vào sơ đồ đề bài ta thấy:
2CrO42- + 2H+ → Cr2O72-
Cr2O72- + 2OH- → 2CrO42-
(da cam) (vàng)
Câu 21:
Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là:
Đáp án A
Điều chế Ca bằng phương pháp điện phân nóng chảy CaCl2:
Câu 22:
Đặc điểm chung của các phần tử hợp chất hữu cơ là:
1. Thành phần nguyên tố phải có C và H
2. Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O
3. Liên kết hóa học chủ yếu là cộng hóa trị
4. Liên kết hóa học chủ yếu là ion
5. Dễ bay hơi, khó cháy
6. Phản ứng hóa học xảy ra nhanh
Nhóm các ý đúng là:
Đáp án C
1. Thành phần nguyên tố phải có C và H
=> Sai vì có hợp chất là hợp chất hữu cơ nhưng không chứa H. VD: CCl4
2. Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O
=> Đúng
3. Liên kết hóa học chủ yếu là cộng hóa trị
=> Đúng
4. Liên kết hóa học chủ yếu là ion
=> Sai
5. Dễ bay hơi, khó cháy
=> Sai
6. Phản ứng hóa học xảy ra nhanh
=> Sai. Phản ứng hóa học xảy ra chậm, không theo hướng nhất định
=> Có 2 ý đúng là 2 và 3
Câu 23:
Hỗn hợp X gồm C2H5OH, C2H5CHO, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% về số mol. Đốt cháy m gam X thu được 3,06g H2O và 3,136 lit CO2 (dktc). Mặt khác cho 8,55g hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thu được p gam Ag. Giá trị của p là:
Đáp án A
nCO2 = 3,136: 22,4 = 0,14 mol ; nH2O = 3,06: 18 = 0,17 mol
X gồm: C2H6O ; C3H6O ; C2H4O. Khi đốt cháy andehit thì thu được nCO2 = nH2O (vì số H = 2 số C) ; đốt cháy C2H6O thì nH2O – nCO2 = nancol
=> nC2H5OH = nH2O – nCO2 = 0,17 – 0,14 = 0,03 mol
Vì nC2H5OH = 50% nX => nandehit = nancol = 0,03 mol
Gọi số mol C2H5CHO và CH3CHO lần lượt là x và y => x + y = 0,03 (1)
Bảo toàn C: nCO2 = 2nC2H5OH + 3nC2H5CHO + 2nCH3CHO => 0,14 = 2.0,03 + 3x + 2y
=> 3x + 2y = 0,08 (2)
Từ (1,2) => x = 0,02 ; y = 0,01
=> mX = mC2H5OH + mC2H5CHO + mCH3CHO = 46.0,03 + 58.0,02 + 44.0,01 = 2,98g
Tỷ lệ:
2,98g X chứa 0,03 mol andehit
=> 8,55g X chứa 0,172 mol andehit
nAg = 2n anđehit = 0,344 mol
=> mAg = 108.0,344 = 18,59g
Câu 24:
, Y, Z, T là 1 trong các chất sau: Glucozo, Anilin (C6H5NH2), Fructozo và phenol (C6H5OH). Tiến hành các thí nghiệm để nhận biết chúng và ta có kết quả sau:
Thuốc thử |
X |
Y |
Z |
T |
(+) phản ứng (-) Không phản ứng |
Nước Br2 |
Kết tủa |
Nhạt màu |
Kết tủa |
(-) |
|
AgNO3/ NH3, t0 |
(-) |
Kết tủa |
(-) |
Kết tủa |
|
NaOH |
(-) |
(-) |
(-) |
(-) |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
Đáp án B
X tạo kết tủa với Br2 nên X không thể là glucozo và fructozo => Loại A và D
X không phản ứng với NaOH => X không thể là phenol => Loại C
Vậy đáp án B là đáp án thỏa mãn
Câu 25:
Cho dãy các chất: Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3, CaCO3, NaHCO3. Số chất trong dãy phản ứng được với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl là:
Đáp án B
- Với NaOH:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
- Với HCl:
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Vậy có 3 chất vừa phản ứng với HCl và NaOH là: Al(OH)3; Al2O3, NaHCO3
Câu 26:
Cho 16,6g hỗn hợp A gồm 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp qua bình đựng H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được 13g hỗn hợp B gồm (2 anken, 3 ete, 2 ancol dư). Đốt cháy hoàn toàn B thu được 17,92 lit CO2 (dktc) và 16,2g H2O. Thành phần % thể tích ancol có KLPT nhỏ hơn là:
Đáp án D
Gọi công thức ancol trung bình là ROH
Khi cho hỗn hợp A vào H2SO4 đặc nhiệt độ thích hợp:
2ROH → ROR + H2O
ROH → Anken + H2O
Bảo toàn khối lượng: mA = mB + mH2O => mH2O = 16,6 – 13 = 3,6g
- Tổng quát: Đốt cháy A = Đốt cháy B + Đốt cháy H2O (sản phẩm là H2O)
=> Đốt cháy A thu được 17,92 lit CO2 và (16,2 + 3,6) g H2O
=> nCO2 = 17,92: 22,4 = 0,8 mol ; nH2O = 19,8: 18 = 1,1 mol
Ta thấy nH2O > nCO2 => Ancol no
nancol = nH2O – nCO2 = 1,1 – 0,8 = 0,3 mol
=> 2 < Số C trung bình = 0,8: 0,3 = 2,67 < 3 => C2 và C3
Mặt khác: mO (ancol) = m hh – mC – mH = 16,6 – 0,8.12 – 1,1.2 = 4,8 gam => nO = 0,3 mol
Thấy nO = n hh => Các ancol là đơn chức
Hỗn hợp A gồm: C2H5OH (x mol) và C3H8O (y mol)
=> x + y = 0,3 ; mA = 46x + 60y = 16,6
=> x = 0,1 ; y = 0,2 mol
=> %VC2H5OH = %nC2H5OH = 0,1: 0,3 = 33,33%
Câu 27:
Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1: 1) vào bình đựng dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra nữa thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng với vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là:
Đáp án C
Hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1:1) + Ba(HCO3)2 → ↓X + dd Y
Thêm 0,28 mol HCl vào bình
Y + 0,2 mol NaOH
Đặt nK2CO3 = nNaHCO3 = x mol và nBa(HCO3)2 = y mol
Dd Y + 0,2 mol NaOH → nHCO3- = 0,2 mol => x + 2y = 0,2 (1)
Bình + 0,28 mol HCl → nCO32- + 2nHCO3- = nH+ => 2x + (x+2y) = 0,28 (2)
Giải (1) (2) thu được x = 0,04 và y = 0,08 mol
=> mBaCO3 = 0,04.197 = 7,88 gam
Câu 28:
X là một a-amino axit chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 23,4g X tác dụng với HCl thì thu được 30,7g muối. Công thức cấu tạo của X là:
Đáp án A
Gọi công thức của amin axit là H2N-R-COOH
Khi X + HCl: H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH
Bảo toàn khối lượng: mX + mHCl = mmuối
=> mHCl = 7,3g => nHCl = 7,3: 36,5 = 0,2 mol
=> nX = 0,2mol => MX = 23,4: 0,2 = 117 = R + 61 => R = 56 (-C4H8-)
Vì là a-amino axit nên NH2 và COOH phải gắn vào cùng 1 C
=> chỉ có đáp án A thỏa mãn
Câu 29:
Cho 8,6g X gồm Cu, Cr, Fe nung nóng trong oxi dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,8g hỗn hợp Y. Để tác dụng với hết các chất trong Y cần V lit dung dịch HCl 2,0M. Giá trị của V là:
Đáp án D
BTKL: mO = m oxit – mKL = 11,8 – 8,6 = 3,2 gam => nO = 0,2 mol
Khi cho oxit tác dụng với oxit thì bản chất phản ứng là:
2H+ + O2- → H2O
=> nHCl = nH+ = 2nO2- = 0,4 mol
=> V = n/CM = 0,4: 2 = 0,2 lít
Câu 30:
Hỗn hợp X gồm: C2H6, C2H2, C2H4 có tỉ khối so với H2 là 14,25. Đốt cháy hoàn toàn 11,4g X, sau đó cho sản phẩm vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là:
Đáp án C
MX = 14,25.2 = 28,5 => nX = 11,4: 28,5 = 0,4 mol
Ta thấy các chất trong X đều có 2 C => nC(X) = 2nX = 0,8 mol
Ta có: mX = mC + mH => mH = nH = 11,4 – 0,8.12 = 1,8
Bảo toàn nguyên tố: nCO2 = nC = 0,8 mol ; nH2O = ½ nH = ½. 1,8 = 0,9 mol
Khi sản phẩm cháy + bình Ca(OH)2 thì khối lượng bình tăng = khối lượng CO2 và H2O
=> mtăng = mCO2 + mH2O = 44.0,8 + 18.0,9 = 51,4g
Câu 31:
Cho các chất sau: HCl, KI, Al, Cu, AgNO3, HNO3, NaOH. Số chất tác dụng với dung dịch FeCl3 là:
Đáp án C
2KI + 2FeCl3 → I2 + 2FeCl2 + 2KCl
Al + FeCl3 → AlCl3 + Fe
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
3AgNO3 + FeCl3 → 3AgCl + Fe(NO3)3
3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3NaCl
Vậy tất cả có 5 chất phản ứng được với AgNO3
Câu 32:
Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic (rượu) với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thu hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 550 g kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thì thu được thêm 100 g kết tủa. Giá trị của m là:
Đáp án B
Vì khi đun sôi dung dịch tạo thêm kết tủa chứng tỏ trong dung dịch có Ca(HCO3)2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Mol: 5,5 ← 550/100
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
Mol: 1 ← 100/100
Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = nCaCO3 bđ + 2nCa(HCO3)2 = 5,5 + 2.1 = 7,5 mol
- Xét phản ứng lên men:
C6H10O5 + H2O 2CO2 + 2C2H5OH
Mol: 3,75 ← 7,5
nLT.H% = nThực => nLT.81% = 3,75 => nLT = 4,63 mol
Câu 33:
Hòa tan 13,68g muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân dung dịch X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì số mol khí thu được ở cả 2 điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là:
Đáp án D
+) Catot: M2+ + 2e → M
2H2O + 2e → 2OH- + H2
+) Anot: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e
- Xét t giây: nước chưa bị điện phân ở catot
=> nkhí = nO2 = 0,035 mol và ne tđ = 2nM = 4nO2 => nM = 2nO2 = 0,07 mol
- Xét 2t giây => nO2 = 2.0,035 = 0,07 mol
=> nH2 (catot) = 0,1245 – 0,07 = 0,0545 mol (Nước bị điện phân ở catot => M2+ bị điện phân hết)
=> ne tđ = 2nMSO4 + 2nH2 = 4nO2 => nMSO4 = 0,0855 mol
=> MMSO4 = 13,68: 0,0855 = 160 => M = 64 (Cu)
y = mCu (t giây) = 64.0,07 = 4,48g
Câu 34:
Cho 5,9g amin đơn chức X tác dụng đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55g muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử X là:
Đáp án B
Gọi công thức amin là RN
RN + HCl → RNHCl
Mol x → x → x
Bảo toàn khối lượng: mX + mHCl = mmuối => mHCl = 9,55 – 5,9 = 3,65g
=> nHCl = nX = 3,65: 36,5 = 0,1 mol
=> MX = 5,9: 0,1 = 59 = R + 14 => R = 45 (C3H9)
=> X là C3H9N có các công thức cấu tạo là:
C – C – C – NH2 ; C – C(NH2) – C
C – C – NH – C; (CH3)3N
=> Có 4 CTCT
Câu 35:
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa hỗn hợp Na2SO4 và Al2(SO4)3 ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa vào số mol Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của x là:
Đáp án D
Bài này là trường hợp cho Ba(OH)2 vào
=> điểm cực đại đầu tiên là Al(OH)3 max và điểm cực đại thứ hai là BaSO4 max
- Tại nBa(OH)2 = x thì kết tủa đạt max (BaSO4 đạt max): x = nBa(OH)2 = nBaSO4 max = 69,9: 233 = 0,3 mol
Câu 36:
Một hỗn hợp X gồm andehit acrylic và 1 andehit đơn chức no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 1,44g hỗn hợp trên cần vừa hết 1,624 lit khí Oxi (dktc) thu được 2,86g CO2. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
Đáp án A
X gồm: C2H3CHO và CnH2nO (andehit no đơn chức)
- Phản ứng cháy: Bảo toàn khối lượng: mX + mO2 = mCO2 + mH2O
nO2 = 1,624: 22,4 = 0,0725 mol ; nCO2 = 0,065 mol
=> mH2O = 1,44 + 0,0725.32 – 2,86 = 0,9g => nH2O = 0,9: 18 = 0,05 mol
- Bảo toàn O: nO(X) = nX = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2.0,065 + 0,05 – 2.0,0725 = 0,035 mol
Khi đốt cháy thì: nC3H4O = nCO2 – nH2O = 0,065 – 0,05 = 0,015 mol
(vì C3H4O + O2 → 3CO2 + 2H2O
CnH2nO + O2 → nCO2 + nH2O )
=> nandehit no = 0,035 – 0,015 = 0,02 mol
mX = 1,44 = 0,015.56 + 0,02.(14n + 16) => n = 1
X gồm 0,015 mol C2H3CHO và 0,02 mol HCHO
- Phản ứng tráng bạc: C2H3CHO → 2Ag
HCHO → 4Ag
=> nAg = 2nC2H3CHO + 4nHCHO = 2.0,015 + 4.0,02 = 0,11 mol
=> mAg = 108.0,11 = 11,88g
Câu 37:
Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B (A và B đều có mạch hở, chứa đồng thời các gốc Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng 1 lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch thu được (m + 15,8)g hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, N2, H2O. Dẫn Y qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04g so với ban đầu và có 4,928 lit khí duy nhất (dktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % khối lượng của B trong hỗn hợp X là:
Đáp án A
A + 4NaOH → Muối + H2O
B + 5NaOH → Muối + H2O
Giả sử nA = x ; nB = y mol
=> mmuối – mX = (4.40 – 18)x + (5.40 – 18)y = 15,8g
Lại có: Khi Đốt cháy muối → sản phẩm cháy → Ca(OH)2
=> mbình tăng = 56,04g = mCO2 + mH2O và nN2 = 0,22 mol (khí thoát ra)
Bảo toàn N: 4x + 5y = 0,22.2
=>x = 0,06 ; y = 0,04 mol => nNaOH = 4x + 5y = 0,44 mol => nNa2CO3 = 0,22 mol
Giả sử A có a Gly và (4 – a) Ala
B có b Gly và (5 – b) Ala
Phản ứng cháy tổng quát:
CnH2n+1O2NNa + O2 → ½ Na2CO3 + (n – ½ )CO2 + (n + ½ )H2O + ½ N2
=> nH2O – nCO2 = nmuối = 4x + 5y = 0,22 mol
=> nCO2 = 0,84 ; nH2O = 1,06 mol
=>Bảo toàn C:
.nC(X) = nCO2 + nNa2CO3
0,06.[2a + 3(4 – a)] + 0,04.[ 2b + 3(5 – b)] = 0,84 + 0,22
=> 3a + 2b = 13
=> a = 3 ; b = 2
=> A là (Gly)3Ala và B là (Gly)2(Ala)3
=> %mB(X) = 46,94%
Câu 38:
Hòa tan hết 15,0g hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol 1: 4). Nếu cho dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64g bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4g kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của các quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X là:
Đáp án C
Có: nCu = 8,64: 64 = 0,135 mol ; nNO = 0,03 mol
nH+ dư = 4nNO = 4.0,03 = 0,12 mol (vì Cu + Y tạo khí NO => H+ dư ) => Y chỉ có Fe3+
- Khi Y + lượng Cu tồi đa => Fe3+ phản ứng hết (Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+)
Bảo toàn electron: nFe3+ + 3nNO = 2nCu => nFe3+ = 2.0,135 – 0,03.3 = 0,18 mol
Khi Y + Ba(OH)2 dư thì nFe(OH)3 = nFe3+ = 0,18 mol
mkết tủa = 154,4g = mFe(OH)3 + mBaSO4 => mBaSO4 = 154,4 – 107.0,18 = 135,14g
=> nBaSO4 = 0,58 mol
- Dung dịch Y chứa: Fe3+ (0,18 mol) ; SO42- (0,58 mol) ; Na+ (0,58 mol) ; H+ dư (0,12 mol)
Bảo toàn điện tích: 3nFe3+ + nNa+ + nH+ dư = 2nSO4 + nNO3 => nNO3 = 0,08 mol
Đặt a, b, c,d lần lượt là số mol của Fe, Fe3O4, FeCO3, Fe(NO3)2
=> mX = 56a + 232b + 116c + 180d = 15 (1)
-Bảo toàn nguyên tố Fe: nnguyên tố Fe(X) = a + 3b + c + d = 0,18 mol = nFe3+ (2)
- Bảo toàn C: nCO2 = nFeCO3 = c => Trong Z: nNO = 4c (vì nCO2: nNO = 1: 4)
X + hỗn hợp dung dịch thì:
Fe cho 3e ; Fe3O4 cho 1e (thực chất là FeO.Fe2O3 => FeO cho 1e) ; FeCO3 cho 1e ; Fe(NO3)2 cho 1e để tạo thành Fe3+
Bảo toàn electron: 3nFe + nFe3O4 + nFeCO3 + nFe(NO3)2 = 3nNO
=> 3a + b + c + d = 3.4c (3)
Bảo toàn N: 2nFe(NO3)2 + nHNO3 = nNO3 (Y) + 4nNO => 2d + 0,16 = 0,08 + 4c (4)
Giả hệ (1,2,3,4) => a = 0,1 ; b = 0,01 ; c = 0,03 ; d = 0,02 mol
=> %mFe = 0,1.56: 15 = 37,33%
Câu 39:
Cho 10g hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2, CuS (trong đó Oxi chiếm 16% về khối lượng) tác dụng vừa đủ với 0,335 mol H2SO4 đặc nóng sinh ra 0,2125 mol khí SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lấy thanh Mg ra thấy tăng 2,8g (giả sử 100% kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Đốt cháy hoàn toàn 10g X (sản phẩm gồm Fe2O3, CuO, SO2) bằng lượng vừa đủ V lit (dktc) hỗn hợp A gồm O2 và O3 tỉ lệ mol 1: 1. Giá trị của V là:
Đáp án C
Qui đổi hỗn hợp X thành: Fe(a mol) ; Cu(b mol) ; S(c mol) ; O (0,1 mol)
(Vì oxi chiếm 16% về khối lượng => mO = 10.16% = 1,6g => nO = 1,6: 16 = 0,1 mol)
mX = 56a + 64b + 32c + 0,1.16 = 10 (1)
Trong Y có Fe3+ (a mol) ; Cu2+ (b mol) ; SO42-.
Bảo toàn điện tích: 3nFe + 2nCu = 2nSO4 => nSO4 = ½ (3a + 2b)
Bảo toàn S: nS + nH2SO4 = nSO2 + nSO4 muối
=> 0,335 + c = ½ (3a + 2b) + 0,2125 (2)
Cho Mg dư vào Y: Bảo toàn e: nMg pứ. 2 = 3nFe3+ + 2nCu2+ => nMg pứ = ½ (3a + 2b)
mKL tăng = mFe + mCu - mMg pứ => 56a + 64b – 24. ½ (3a + 2b) = 2,8 (3)
Từ (1,2,3) => a = 0,1 ; b = 0,02 ; c = 0,0475 mol
- Oxi hóa X bằng O (Qui O2 và O3 về thành O). Bảo toàn electron:
2nO = 3nFe + 2nCu + 2nS – 2nO(X)
=> 2nO = 3a + 2b + 4c – 2.0,1 => nO = 0,165 mol
- Đặt nO2 = nO3 = u => nO = 2nO2 + 3nO3 = 5u = 0,165 mol => u = 0,033 mol
=> nA = 2u = 0,066 mol
=> V = 1,4784 lit
Câu 40:
Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức tạo thành từ cùng 1 ancol Y và 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm COOH) trong đó có 2 axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và 1 axit không no (có đồng phân hình học, chứa 1 liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88g X bằng dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (dktc) và khối lượng bình tăng 2,48g. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88g X thì thu được CO2 và 3,96g H2O. Thành phần % khối lượng este không no trong X là:
Đáp án B
- Xét Ancol + Na dư → H2. Có: nH2 = 0,896: 22,4 = 0,04 mol
=> nancol = 2nH2 = 0,08 mol
mbình tăng + mH2 = mancol => mancol = 2,48 + 0,04.2 = 2,56g
=> Mancol = 2,56: 0,08 = 32g => CH3OH
=> X gồm 2 este no dạng CnH2n+1COOCH3 và 1 este không no dạng CmH2m-1COOCH3
(Với n là giá trị trung bình, n > 0 ; m là số nguyên, m ≥ 2)
- Xét phản ứng cháy 5,88g X. nX = 0,08 mol
Có: nH2O = 3,96: 18 = 0,22 mol
nO(X) = 2nX = 2nCOO(X) = 0,16 mol và mX = mC + mH + mO
=> nC = 0,24 mol = nCO2
Tương quan ta có: neste không no = nCO2 – nH2O = 0,02 mol => n2 este no = 0,08 – 0,02 = 0,06 mol
Ctrung bình = 0,24: 0,08 = 3 => 2 este no là HCOOCH3 và CH3COOCH3
(Vì este không no phải có ít nhất 4C => số C trung bình của 2 este no < 3)
=> số C trung bình của 2 cacbon no nằm trong khoảng (2 ; 3)
- Bảo toàn C: nC(X) = Ctb no.nno + Ckhông no.nkhông no
=> (0,24 – 3.0,06) < 0,02.Ckhông no < (0,24 – 2.0,06)
=> 3 < Ckhông no < 6
Vì nếu C = 4 => CH2=CHCOOCH3 => không có đồng phân hình học => Loại
Vậy Ckhông no = 5 => CH3-CH=CH-COOCH3
=> %mEste không no = 0,02.100: 5,88 = 34,01%