Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Hóa học mức độ vận dụng - vận dụng cao
Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Hóa học mức độ vận dụng - vận dụng cao (P3)
-
3822 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Cho các nguyên tử có cấu hình electron như sau:
1) 1s22s22p63s2
2) 1s22s22p1
3) 1s22s22p63s23p63d64s2
4) 1s22s22p5
5) 1s22s22p63s23p64s1
6) 1s2
Trong số các nguyên tử ở trên, có bao nhiêu nguyên tử là kim loại?
Đáp án B
Những nguyên tử kim loại là những nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng là 1, 2, 3 (trừ H, He, B).
Vậy các nguyên tử kim loại là: 1) 3) 5)
Câu 3:
Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
Chọn đáp án B
Phản ứng tổng quát:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3 (glixerol).
Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa) được dùng để điều chế xà phòng (muối của axit béo) và glixerol trong công nghiệp.
Câu 5:
Anilin có công thức là
Đáp án D
• C6H5OH: phenol
• CH3OH: ancol metylic
• CH3COOH: axit axetic
• C6H5NH2: anilin (amin thơm).
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
A. Đúng, Các amino axit đều là chất rắn ở điều kiện thường.
B. Sai, Chỉ có -metyl, -đimetyl, -trimetyl và etyl amin là chất khí ở điều kiện thường.
C. Sai, Chỉ có các dạng protein hình cầu tan tốt trong nước, còn protein dạng sợi thì hoàn toàn không tan trong nước.
D. Sai, Hầu hết các amin đều độc
Câu 13:
Cho các phản ứng sau: (1) NaHCO3 + NaOH; (2) NaOH + Ba(HCO3)2; (3) KOH + NaHCO3; (4) KHCO3 + NaOH; (5) NaHCO3 + Ba(OH)2; (6) Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2; (7) Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2. Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng có phương trình ion thu gọn là: OH- + HCO3- CO32- + H2O
Đáp án B
Các phản ứng thỏa mãn là 1,2,3 và 4
Câu 16:
Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
Đáp án B
MX = 100 → chỉ có este X thỏa mãn là C5H8O2.
Thủy phân X cho anđehit → liên kết π nằm ở gốc ancol, este dạng …COOCH=C…
=>Các công thức cấu tạo thỏa mãn gồm: HCOOCH=CHCH2CH3 (1); HCOOC=C(CH3)CH3 (2); CH3COOCH=CHCH3; C2H5COOC=CH2 (4).
Câu 17:
Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?
Đáp án C
Có 3! = 6 tripeptit được tạo thành đồng thời từ 3 gốc aa khác nhau
Câu 18:
Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n là
Đáp án A
M C6H10O5 = 162 => n = 1.620.000 : 162 = 10.000
Câu 19:
Đốt 0,2 mol ancol no đơn chức mạch hở thu được 0,4 mol CO2 và x mol H2O. Giá trị của x là
Đáp án A
Đốt ancol no đơn chức mạch hở có nancol = nH2O – nCO2 => nH2O = 0,4 + 0,2 = 0,6mol
Câu 20:
Một hợp chất hữu cơ X có khối lượng phân tử là 26. Đem đốt X chỉ thu được CO2 và H2O. CTPT của X là
Đáp án C
26 = 12.2 + 2 => X là C2H2 ứng với cấu tạo HC≡CH (axetilen).
Câu 21:
Cho các chất: CH3COOH, CH3CHO, HCHO, C2H5OH, HCOOCH3, HCOOH; C2H2; HOOC-COOH có bao nhiêu chất có phản ứng tráng gương?
Đáp án C
Chú ý phản ứng của ankin với AgNO3 là phản ứng thế ion kim loại k phải tráng gương.
Hợp chất hữu cơ có nhóm CHO sẽ tráng gương
=> Các chất: CH3CHO, HCHO, HCOOCH3, HCOOH
Câu 23:
Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là:
Đáp án A
Câu 24:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng este X (no, đơn chức, mạch hở) cần vừa đủ a mol O2, thu được a mol H2O. Mặc khác, cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
Đáp án C
CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2 → nCO2 + nH2O
nO2 = nH2O => (3n-2)/2 = n => n = 2 (HCOOCH3)
=>mHCOOK = 0,1.84 = 8,4
Câu 26:
Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết thu được là
Đáp án D
nAg↓ = 86,4 ÷ 108 = 0,8 mol ⇒ nglucozơ = ½nAg↓ = 0,4 mol.
nCO2 sinh ra = 2nglucozơ = 0,8 mol.
nCaCO3 = nCO2 = 0,8mol
mkết tủa = mCaCO3 = 0,8 × 100 = 80 gam
Câu 27:
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch X lần lượt phản ứng với các chất: Cu, Ag, dung dịch: KMnO4, Na2CO3, AgNO3, KNO3, KI, Na2S, NaOH. Số chất phản ứng với X là:
Đáp án B
Dung dịch X gồm Fe2+, Fe3+, SO42-, H+
Các chất phản ứng được với dung dịch X là:
Cu, KMnO4, Na2CO3, AgNO3, KI, Na2S, NaOH
Câu 28:
Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
Đáp án D
Hỗn hợp hơi gồm CnH2nO và H2O
=> nCnH2nO = nH2O = nO = 0,02
=>M = (18n+16 + 18)/2 = 15,5.2 => n = 2
=>X là C2H5OH (0,02 mol)
=> mX = 0,92
Câu 29:
Có 4 dung dịch: Al(NO3)3, NaNO3, Na2CO3, NH4NO3. Chỉ dùng một dung dịch nào sau đây để phân biệt các chất trong các dung dịch trên?
Đáp án D
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam một hợp chất hữu cơ X rồi cho toàn bộ sản phầm cháy hấp thụ vào dung dịch NaOH thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 12,4 gam thu được hai muối có tổng khối lượng là 19 gam và hai muối này có tỉ lệ mol là 1:1. Xác định dãy đồng đẳng của X
Đáp án D
nNa2CO3 = nNaHCO3 = x
=> m muối = 106x + 84x = 19 => x = 0,1
=> nCO2 = 0,2 => nC = nCO2 = 0,2
mCO2 + mH2O = 12,4
=> nH2O = 0,2 => nH = 2nH2O = 0,4
=> nO = (mX - mC - mH)/16 = 0
=> X là hidrocacbon CxHy
nCO2 = nH2O => X là Anken hoặc xicloankan
Câu 32:
Hỗn hợp T gồm 1 este, 1 axit, 1 ancol (đều no đơn chức mạch hở). Thủy phân hoàn toàn 11,16g T bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,18 mol NaOH thu được 5,76g một ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân thu được một muối duy nhất rồi đem muối khan thu được đốt cháy hoàn toàn thu được 0,09 mol CO2. Phần trăm số mol ancol trong T là:
Đáp án C
TQ: este: CnH2n+1COOCmH2m+1
Gọi số mol este; axit; ancol trong T lần lượt là a; b; c
=> nMuối = nNaOH = 0,18 mol
Muối khan: CnH2n+1COONa + (n + 0,5)O20,5Na2CO3 + (n + 0,5)CO2 + (n + 0,5)H2O
Mol: 0,18 0,09
=> 0,18(n + 0,5) = 0,09 => n = 0
=> HCOONa
Bảo toàn khối lượng: mT + mNaOH = mmuối + mancol + mH2O
=> 11,16 + 40.0,18 = 0,18.68 + 5,76 + mH2O
=> nH2O = naxit = 0,02 mol => neste = nNaOH – naxit = 0,16 mol
=> nancol sau pứ = a + c = 0,16 + c > 0,16
=> Mancol< 5,76/0,16 = 36 => CH3OH
=> a + c = 0,18 mol => c = 0,02 mol
=> %nancol = 0,02/ (0,02 + 0,16 + 0,02) = 10%
Câu 33:
Cho 20,28 gam hỗn hợp X gồm andehit hai chức Y và chất hữu cơ no, đơn chức Z (chứa C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn X thu được 0,78 mol CO2 và 0,66 mol H2O. Mặt khác X tạo tối đa 90,72 gam kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3, sản phầm của phản ứng có thể tạo khí với dung dịch HCl và NaOH. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X có thể là
Đáp án B
Sản phầm phản ứng tạo khí với cả HCl và NaOH
=> Chứa (NH4)2CO3 => Z là HCHO hoặc HCOOH
nAg = 0,84
nO(Z) = (mX - mC - mH)/16 = 0,6 > nAg/2 nên Z phải là HCOOH
Đặt y, z là số mol Y, Z => nO = 2y + 2z = 0,6
nAg = 4y + 2z = 0,84 => y = 0,12 và z = 0,18
Y là CaHbO2
nCO2 = 0,12a + 0,18.1 = 0,78 => a = 5
nH2O = 0,12b/2 + 0,18.1 = 0,66 => b = 8
=>Y là C5H8O2 (0,12 mol)
=> %Y = 59,17%
Câu 36:
M là hỗn hợp gồm 3 ancol đơn chức X, Y, và Z có số nguyên từ cacbon liên tiếp nhau, đều mạch hở (MX < MY < MZ); X, Y no, Z không no (có 1 liên kết C=C). Chia M thành 3 phần bằng nhau:
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 được 45,024 lít CO2 (đktc) và 46,44 gam H2O
- Phần 2 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 16 gam Br2.
- Đun nóng phần 3 với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 18,752g hỗn hợp 6 ete (T). Đốt cháy hoàn toàn T thu được 1,106 mol CO2 và 1,252 mol H2O.
Tính hiệu suất tạo ete của X, Y, Z
Đáp án B
Đốt phần 1 => nCO2 = 2,01 và nH2O = 2,58
nX + nY = nH2O - nCO2 = 0,57
nZ = nBr2 = 0,1
=> nM = 0,67 =>Số C = 3
Vậy M chứa:
X là C2H5OH: 0,1 mol
Y là C3H7OH: 0,47 mol
Z là C4H7OH: 0,1 mol (Số C = 3 nên nX = nZ)
Đặt x, y, z là số mol X, Y, Z đã phản ứng
=> n ete = nH2O = n ancol pư / 2 = (x + y + z)/2
Bảo toàn khối lượng:
46x + 60y + 72z = 18,752 + 18(x + y + z)/2 (1)
Đốt T thu được:
nCO2 = 2x + 3y + 4z= 1,106 (2)
nH2O = 3x + 4y + 4z - (x + y + z)/2 = 1,252 (3)
Giải hệ (1)(2)(3):
x = 0,05 => H(X) = 50%
y = 0,282 => H(Y) = 60%
z = 0,04 => H(Z) = 40%
Câu 37:
Để hòa tan hoàn toàn 19,225 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn cần dùng vừa đủ 800ml dung dịch HNO3 1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO, NO2 (trong đó số mol của N2O và NO2 bằng nhau) có tỉ khối đối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là
Đáp án C
nH2O = nNO2 => ghép khí: N2O + NO2 = N2O3 = 3NO => quy A về N2 và NO.
Đặt nN2 = x mol; nNO = y mol ⇒ x + y = 0,1 mol và mhh khí = 28x + 30y = 0,1 × 14,5 × 2
=> giải ra: x = y = 0,05 mol. Hai kim loại Mg, Zn → chú ý có muối amoni!
Ta có: nHNO3 = 10nNH4+ + 12nN2 + 4nNO => nNH4+ = 0,04 mol.
Gọi số mol Mg là a và Zn là b => 24a + 65b = 19,225;
Lại theo bảo toàn electron: 2a + 2b = 0,04.8 + 0,05.10 + 0,05.3
=> giải ra: a = 0,3 mol; b = 0,185 mol => %mMg = [(0,3.24) : 19,225].100% = 37,45%
Câu 38:
Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là:
Đáp án D
Đốt 11,16 gam E + 0,59 gam O2 → ? CO2 + 0,52 mol H2O.
=> Bảo toàn khối lượng có: nCO2 = 0,47 < nH2O → Z là ancol no, 2 chức.
Quy đổi E về hỗn hợp gồm: CH2=CHCOOH, C2H4(OH)2, CH2, H2O.
nCH2=CHCOOH = nBr2 = 0,04 mol.
Đặt nC2H4(OH)2 = x mol; nCH2 = y mol; nH2O = z mol.
Ta có: mE = 0,04.72 + 62x + 14y + 18z = 11,16 gam;
Bảo toàn cacbon: 0,04.3 + 2x + y = 0,47 và bảo toàn H: 0,04.2 + 3x + y + z = 0,52.
=> Giải hệ được: x = 0,11 mol; y = 0,13 mol; z = -0,02 mol.
Do Z cùng số C với X nên Z phải có ít nhất 3C => ghép vừa đủ 1 CH2 cho Z.
Z là C3H6(OH)2 và còn dư 0,13 – 0,11 = 0,02 mol CH2 cho axit.
=> muối gồm CH2=CHCOOK: 0,04 mol; C2: 0,02 mol
=> m = mmuối = 0,04.110 + 0,02.14 = 4,68 gam.