Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Hóa học mức độ vận dụng - vận dụng cao (15)

  • 2720 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 5:

Axit HCl và HNO3 đều phản ứng được với

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 9:

Tơ nào sau đây thuộc tơ thiên nhiên?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 11:

Cacbohiđrat nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2 là 

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 15:

Thuỷ phân hoàn toàn 200 gam hỗn hợp gồm tơ tằm và lông cừu thu được 31,7 gam glyxin. Biết thành phần phần trăm về khối lượng của glyxin trong tơ tằm và lông cừu lần lượt là 43,6% và 6,6%. Thành phần phần trăm về khối lượng tơ tằm trong hỗn hợp trên là

Xem đáp án

Chọn C.

- Gọi x, y lần lượt là khối lượng của tơ tằm và lông cừu. Ta có: x + y = 200 (1)

- Khối lượng glyxin trong tơ tằm là: x.43,6% (g) và trong lông cừu là: y.6,6% (g)

mà x.43,6% + y.6,6% = 31,7 (2). Từ (1), (2) ta tính được: x = 50; y = 150. Vậy %x = 25%


Câu 16:

Cho các dãy chất: metyl fomat, valin, tinh bột, etylamin, metylamoni axetat, Gly-Ala-Gly. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch KOH, đun nóng là

Xem đáp án

Chọn C.

Chất phản ứng được với dung dịch KOH, đun nóng là metyl fomat, valin, metylamoni axetat, Gly-Ala-Gly


Câu 19:

Cho các bước để tiến hành thí nghiệm tráng bạc bằng anđehit fomic:

    (1) Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch HCHO vào ống nghiệm.

    (2) Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết.

    (3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-70oC trong vài phút.

    (4) Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

Thứ tự tiến hành đúng là

Xem đáp án

Chọn C.

Các bước tiến hành thí nghiệm trên là:

    (4) Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

    (2) Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết.

    (1) Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch HCHO vào ống nghiệm.

          (3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-70oC trong vài phút


Câu 21:

Khi thủy phân hết pentapeptit X (Gly-Ala-Val-Ala-Gly) thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm chứa gốc glyxyl mà dung dịch của nó có phản ứng màu biure?

Xem đáp án

Chọn A.

Số sản phẩm tạo thành thoả mãn điều kiện trên là Gly-Ala-Val, Val-Ala-Gly, Gly-Ala-Val-Ala và Ala-Val-Ala-Gly


Câu 22:

Cho các muối rắn sau: NaHCO3, NaCl, Na2CO3, AgNO3, KNO3. Số muối dễ bị nhiệt phân là

Xem đáp án

Chọn C.

Muối dễ bị nhiệt phân bởi nhiệt là NaHCO3, AgNO3, KNO3


Câu 23:

Cho dãy các chất: m-CH3COOC6H4CH3; m-HCOOC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; p-HOC6H4CH2OH; H2NCH2COOCH3; CH3NH3NO3. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là

Xem đáp án

Chọn B.

Chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là m-CH3COOC6H4CH3; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2


Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

    (a) Đốt cháy hoàn toàn một hidrocabon bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là anken.

    (b) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α- amino axit được gọi là liên kết peptit.

    (c) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.

    (d) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sorbitol.

    (e) Các aminoaxit là những chất rắn ở dạng tinh thể, ít tan trong nước.

    (g) Trong dạ dày của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê… xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ xenlulaza.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn A.

(a) Sai, Nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì hidrocacbon X có thể là xicloankan hoặc anken.

(b) Đúng.

(c) Sai, Đồng phân là những hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử. Ví dụ : CH3COOH và C3H7OH có cùng M = 60 nhưng hai hợp chất trên không phải là đồng phân của nhau.

(d) Sai, Chỉ có glucozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sorbitol.

- Phản ứng : HOCH2[CHOH]4CHO + H2 Ni,t0 HOCH2[CHOH]CH2OH (sorbitol)

(e) Sai, Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể, có vị ngọt, dễ tan trong nước và nhiệt độ nóng chảy cao.

(g) Đúng.


Câu 32:

Tiến hành các thí nghiệm sau với dung dịch X chứa lòng trắng trứng:

    - Thí nghiệm 1: Đun sôi dung dịch X.

    - Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HCl vào dung dịch X, đun nóng.

    - Thí nghiệm 3: Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch X, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào.

    - Thí nghiệm 4: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X, đun nóng.

    - Thí nghiệm 5: Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X, đun nóng.

Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học là

Xem đáp án

Chọn A.

- Thí nghiệm 1: Xảy ra hiện tượng đông tụ (đây là một hiện tượng vật lý).

- Thí nghiệm 2: Xảy ra phản ứng thủy phân peptit trong môi trường axit.

- Thí nghiệm 3: Xảy ra phản ứng màu biure.

- Thí nghiệm 4: Xảy ra phản ứng thủy phân peptit trong môi trường bazơ.

- Thí nghiệm 5: Không xảy ra phản ứng


Câu 35:

Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X như hình vẽ bên. Nhận xét nào sau đây sai

Xem đáp án

Đáp án D


Bắt đầu thi ngay