Tuyển tập đề thi minh họa môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 11)
-
2304 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hiện nay, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là
Đáp án B
Phương pháp hiện đại sản xuất anđehit axetic là oxi hóa không hoàn toàn etilen
Câu 2:
Quá trình quang hợp của cây xanh sinh ra khí O2 và tạo ra cacbohiđrat nào dưới đây?
Đáp án B
Tinh bột được tạo thành trong cây xanh từ khí CO2 và H2O nhờ ánh sáng mặt trời. Khí CO2 được lá cây hấp thụ từ không khí, nước được rễ cây hút từ đất. Chất diệp lục hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời. Quá trình tạo thành tinh bột như vậy gọi là quá trình quang hợp
Câu 3:
Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH
Đáp án B
Axit glutamic là một amino axit → vừa tác dụng với HCl, vừa tác dụng với NaOH
Câu 4:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol tristearin trong môi trường axit, thu được:
Đáp án C
Tristearin: (C17H35COO)3C3H5 → thủy phân trong môi trường axit cho 1 mol glixerol và 3 mol axit stearic C17H35COOH
Câu 5:
Phát biểu đúng là
Đáp án D
+ Muối phenylamoni clorua tan trong nước.
+ Tripeptit trở lên mới có phản ứng màu biure.
+ CH3-CH2-CH2(CH2NH2)-CO-NH-CH2-COOH có một mắt xích tạo bởi CH3-CH2-CH2(CH2NH2)-COOH không phải anpha amino axit → không phải peptit.
Câu 6:
Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
Đáp án B
Vậy muối là CH3COONa suy ra X là CH3COOC2H5
Câu 8:
Thành phần chính của quặng photphorit là
Đáp án B
Quặng photphorit Ca3(PO4)2 là một trong 2 khoáng vật chính của photpho.
Câu 9:
Trong thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
Đáp án A
+ Các điện cực khác nhau về bản chất (2 kim loại khác nhau là Cu và Fe)
+ Các điện cực tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
Câu 10:
Phát biểu không đúng là
Đáp án B
Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất, sau đó là silic, nhôm, sắt, canxi, natri....
Câu 11:
Một dung dịch X chứa 0,01 mol Ba2+, 0,01 mol NO3-, a mol OH-, b mol Na+. Để trung hòa 1/2 dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch HCl 0,1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X là
Đáp án B
Để trung hòa ½ dung dịch X cần 0,02 mol HCl nên số mol OH- trong X là 0,04 mol hay a=0,04
Bảo toàn điện tích: b= 0,04+0,01-0,01.2= 0,03
=> m= 0,01.137+0,01.62+0,04.17+0,03.23= 3,36 gam
Câu 12:
Để làm khô, sạch khí NH3 có lẫn hơi nước người ta dùng
Đáp án B
Nguyên tắc làm khô khí là dùng chất có khả năng hút nước và không có phản ứng hóa học với chất cần làm khô.
Na không có tác dụng làm khô chất.
P2O5 và H2SO4 đặc đều là các chất làm khô tốt nhưng có phản ứng với NH3 → loại
Câu 13:
Để có hiệu quả kinh tế cao và ít ảnh hưởng đến môi trường, hiện nay người ta sản xuất poli (vinyl clorua) theo sơ đồ sau:
Phản ứng (1), (2), (3) trong sơ đồ trên lần lượt là phản ứng
Đáp án A
Câu 14:
Đồ thị nào ứng với các thí nghiệm a, b, c:
Thí nghiệm a: Cho từ từ dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2.
Thí nghiệm b: Cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3.
Thí nghiệm c: Cho từ từ dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
Đáp án B
TN a: HCl + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3 + NaCl sau đó Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O.
TH b: 3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl sau đó Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2
TH c: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cll.
+ Nhận thấy, phản ứng c kết tủa sẽ tăng dần lên và sau đó không đổi do không có phản ứng hòa tan kết tủa tạo thành → Đồ thị 1.
+ Hai TN a, b lượng kết tủa sẽ tăng dần sau đó giảm dần đến hết. → Đồ thị 2, 3
+ TN a: Lượng HCl tạo kết tủa nhỏ hơn so với lượng cần hòa tan kết tủa → Đồ thị 2.
+ TN c: Lượng NaOH cần để tạo kết tủa lớn hơn lượng cần để hòa tan kết tủa → Đồ thị 3
Câu 15:
Cho 720 gam glucozơ lên men rượu. Toàn bộ khí cacbonic sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch NaOH dư thu được 636 gam muối. Hiệu suất phản ứng lên men là
Đáp án C
Quá trình lên men rượu:
Hấp thụ hết khí CO2 vào NaOH dư thì muối thu được là Na2CO3
Câu 16:
Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z và T (trong dung dịch) thu được các kết quả như sau:
Biết T là chất hữu cơ mạch hở, các chất X, Y, Z và T lần lượt là
Đáp án C
X làm quỳ tím chuyển xanh → Không thể là anilin → Loại đ.a Anilin; glucozơ; saccarozơ; Lys-Gly-Ala
Y có phản ứng tráng bạc → Y có thể là glucozo hoặc fructozo tuy nhiên Y tác dụng với Cu(OH)2/ OH- → Y là glucozo.
T có phản ứng biure → không thể là Lys-Val → Loại đ.a Etyl amin; glucozơ; saccarozơvà Lys-Val
Câu 17:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
(1) X + Y → Al(OH)3↓ + Z;
(2) X + T → Z + AlCl3;
(3) AlCl3 + Y → Al(OH)3↓ + T;
Các chất X, Y, Z và T tương ứng là:
Đáp án A
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3.
Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 + 2AlCl3.
2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3 + 3BaCl2
Câu 18:
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ, ban đầu trong cốc chứa dung dịch nước vôi trong, đóng khoá để dòng điện chạy trong mạch:
Sục rất từ từ khí CO2 vào cốc cho đến dư, độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào?
Đáp án D
Ban đầu: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Kết tủa xuất hiện làm giảm số lượng các ion trong dung dịch → điện tích giảm. → đèn sáng yếu đi.
Sau đó: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
Kết tủa tan ra tạo thêm nhiều điện tích (ion) hơn làm cho đèn sáng dần lên
Câu 19:
Cho V lít dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,25M vào 0,5 lít hỗn hợp NaAlO2 1M và NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
Đáp án A
Cho HCl 0,5M và H2SO4 0,25M vào 0,5 mol NaAlO2 và 0,5 mol NaOH thu được dung dịch X và 0,2 mol kết tủa Al(OH)3
Để cho lượng axit lớn nhất thì axit phải tham gia trung hòa hết NaOH, tạo kết tủa tới tối đa rồi sau đó hòa tan kết tủa tới khi còn 0,2 mol
Câu 20:
Cho các phát biểu sau
(a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(b) Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
(c) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.
(d) Moocphin và cocain là các chất ma túy.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
Câu 21:
Nung hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và Cu ở nhiệt độ cao, thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn Y và khí H2. Cho Y vào dung dịch AgNO3, thu được chất rắn Z và dung dịch E chứa 3 muối. Cho HCl dư vào E, thu được khí NO. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần chất tan trong E là
Đáp án C
Câu 22:
Crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được 3 thể tích hỗn hợp Y. Lấy 6,72 lít Y (đktc) làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là
Đáp án B
Câu 23:
Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4, HNO3, MgCl2, HCl, Ca(NO3)2. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
Đáp án D
Các chất đó là: CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4, HNO3, HCl
Câu 24:
Cho các phản ứng:
Tổng số nguyên tử trong một phân tử của X là
Đáp án B
CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH3COONa + Cu2O + 3H2O.
→ Z là CH3COONa → T là CH4 → Y là CH2(COONa)2 do phản ứng tạo 2 mol Na2CO3 từ 1 mol Y.
→ X là CH2=CH-OOC-CH2-COOC6H5
Câu 25:
Hòa tan hết 15,08 gam Ba và Na vào 100 ml dung dịch X gồm Al(NO3)3 3a M và Al2(SO4)32a M thu được dung dịch có khối lượng giảm 0,72 gam so với X và thoát ra 0,13 mol H2. Giá trị của a là
Đáp án D
Đồng thời ta cũng giải được số mol Ba, Na lần lượt là 0,1 và 0,06 mol.
Ta có:
Trong X chứa 0,3a mol Al(NO3)3 và 0,2a mol Al2(SO4)3.
Giả sử số mol SO42- lớn hơn số mol Ba2+
Vậy kết tủa chứa BaSO4 0,1 mol.
Câu 26:
Cho các phát biểu sau:
(a) Nước cứng là nước có nhiều ion Ca2+ và Ba2+.
(b) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
(c) Hỗn hợp tecmit dùng hàn đường ray xe lửa là hỗn hợp gồm Al và Fe2O3.
(d) Al(OH)3, Cr(OH)2, Zn(OH)2 đều là hiđroxit lưỡng tính.
(e) Mg được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
Phát biểu đúng là c.
+ Phát biểu a: Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+; Mg2+.
+ Phát biểu b: Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 thì dung dịch chuyển từ màuvàng sang màu da cam.
+ Phát biểu d: Cr(OH)2 không có tính lưỡng tính.
+ Phát biểu e: các kim loại kali và natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài lò phản ứng hạt nhân
Câu 27:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,06 mol một ancol đa chức và 0,04 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,24 mol khí CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
Đáp án A
Ta có:
mà ancol không no có một liên kết đôi có ít nhất 3C nên ancol đa chức phải là C2 và là C2H4(OH)2.
Câu 28:
Có các hiện tượng được mô tả như sau:
(1) Cho benzen vào ống nghiệm chứa tristearin, khuấy đều thấy tristearin tan ra.
(2) Cho benzen vào ống nghiệm chứa anilin, khuấy đều thấy anilin tan ra.
(3) Cho nước Svayde vào ống nghiệm chứa xenlulozơ, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.
(4) Cho lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.
(5) Nhỏ dung dịch Br2 vào ống nghiệm chứa benzen thấy dung dịch Br2 bị mất màu nâu đỏ.
(6) Cho 50 ml anilin vào ống nghiệm đựng 50 ml nước thu được dung dịch đồng nhất.
Số hiện tượng được mô tả đúng là
Đáp án C
Các mệnh đề dúng là: 1, 2, 3, 4
+ Nhỏ dung dịch Br2 vào ống nghiệm chứa benzen không có hiện tượng.
+ Nhỏ nước vào anilin dung dịch không đồng nhất do anilin ít tan trong nước
Câu 29:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức (là đồng đẳng) và hai anken cần đủ 0,2775 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 11,43 gam. Giá trị lớn nhất của m là
Đáp án B
Bảo toàn nguyên tố O:
và
Giải được số mol CO2 và H2O lần lượt là 0,18 và 0,195 mol.
Ta có số mol H2O > số mol CO2 nên amin có dạng CnH2n+3N hoặc CnH2n+1N. Tuy nhiên để giá trị của m lớn nhất thì số mol amin phải lớn nhất.
Câu 30:
Cho các phát biểu sau:
(1) Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng giấm ăn.
(2) Cho CrO3 vào dung dịch KOH dư tạo ra K2Cr2O7.
(3) Cho bột Al dư vào dung dịch FeCl3 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa AlCl3 và FeCl2
(4) Có thể dùng thùng bằng Al, Fe, Cr để vận chuyển các axit H2SO4 đặc, nguội hoặc HNO3đặc, nguội.
(5) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 thì giải phóng ra kim loại Cu.
(6) Cho CrO3 vào nước thu được hỗn hợp axit
(7) Nước cứng làm hỏng các dung dịch pha chế
(8) Hợp kim K và Na dùng làm chất làm chậm trong lò phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án B
Các phát biểu đúng: 1, 4, 6, 7.
+ Cho CrO3 vào dung dịch KOH dư tạo ra K2CrO4.
+ Cho bột Al dư vào dung dịch FeCl3 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứaAlCl3.
+ Cho Ba vào dung dịch CuSO4 thì giải phóng ra H2 và cho kết tủa BaSO4; Cu(OH)2
Câu 31:
Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl và 0,15 mol Cu(NO3)2 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6562 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 15,11 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam bột Fe, phản ứng tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị m là
Đáp án D
Ta có: Do sau điện phân dung dịch hòa tan tối được Fe tạo khí NO nên có tạo ra H+ nên Cl-hết trước Cu2+.
Ở catot sẽ thu được 0,15 mol Cu2+ và 0,02 mol H2.
Ở anot sẽ thu được Cl2 a mol và O2 b mol => 2a+4b=0,34
Khối lượng dung dịch giảm 15,11 gam => 0,15.64+0,02.2+71a+32b= 15,11
Giải được: a=0,05; b=0,06.
Khi cho Fe vào xảy ra quá trình:
Câu 32:
Cho các phát biểu sau đây:
(1) Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, khối lượng riêng của các kim loại kiềm giảm dần.
(2) Hợp kim Na-Al siêu nhẹ, dùng trong kĩ thuật chân không.
(3) Trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, cực dương được bố trí là một tấm than chì nguyên chất được bố trí ở đáy thùng.
(4) Dựa vào thành phần hóa học và tính chất cơ học, người ta chia thép thành 2 loại là thép mềm và thép cứng. Thép mềm là thép có chứa không quá 1% C.
(5) Trong quả gấc có chứa nhiều vitamin A.
Số phát biểu sai là:
Đáp án B
+ Khối lượng riêng của rkim loại kiềm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân không tuân theo quy tắc.
+ Hợp kim Li-Al siêu nhẹ, dùng trong kĩ thuật chân không.
+ Điều chế Al trong quá trình điện phân nóng chảy Al2O3: thùng điện phân có cực âm (catot) là tấm than chì ở đáy thùng. Cực dương (anot) là những khối than chì có thể chuyển động theo phương thẳng đứng.
+ Dựa vào thành phần và tính chất, thép có thể chia làm 2 nhóm: thép thường (hay thép cacbon) và thép đặc biệt.
+ Trong quả gấc có chứa nhiều β-caroten
Câu 33:
Đồng trùng hợp butađien với stiren được polime X. Đốt cháy hoàn toàn lượng polime X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 16 : 9. Tỉ lệ giữa số mắt xích butadien và stiren trong polime X là:
Đáp án D
Gọi công thức của polime X dạng (C4H6)n(C8H8)m
Đốt cháy 1 mol X sẽ thu được 4n+8m mol CO2 và 3n+4m mol H2O
Vậy n:m=2:3
Câu 34:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư.
(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.
(3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3.
(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.
(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
Số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là
Đáp án C
TN 2 tạo ra 2 muối.
+ TN1: Na + H2O → NaOH + ½ H2 sau đó NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2H2.
Với số mol Na = 2 số mol Al, dung dịch thu được có NaOH dư và NaAlO2 (trong đó chỉ có NaAlO2 là muối)
+ TN 2: Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4.
Tỉ lệ số mol Cu = Fe2(SO4)3 → dung dịch thu được có 2 muối FeSO4 vầ CuSO4.
+ TN3: KHSO4 + KHCO3 → K2SO4 + CO2 + H2O.
→ Dung dịch có muối K2SO4.
+ TN 4: BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 + CuCl2.
Chú ý: BaSO4 cùng là muối nhưng không nằm trong dung dịch mà tồn tại dưới dạng kết tủa, chất rắn.
+ TN 5: Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag.
→ Dung dịch có muối Fe(NO3)3.
+ TN 6: Na2O + H2O → 2NaOH sau đó 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4.
→ Dung dịch có Na2SO4.
Câu 35:
Nung hỗn hợp rắn X gồm Al (0,16 mol); Cr2O3 (0,06 mol) và CuO (0,10 mol) trong khí trơ. Sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Cho toàn bộ Y vào 90 ml dung dịch HCl 10M đun nóng. Kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc); đồng thời thu được dung dịch Z và 3,84 gam Cu không tan. Dung dịch Z tác dụng tối đa với dung dịch chứa a mol NaOH. Giá trị của a là
Đáp án A
Cho toàn bộ Y tác dụng với 0,9 mol HCl thu được 0,15 mol H2 và 0,06 mol Cu không tan
Vậy dung dịch X chứa AlCl3 0,16 mol, CuCl2 0,04 mol, CrCl3 0,06 mol
=> a+b= 0,06
Bảo toàn Cl:
Câu 36:
Cho hỗn hợp M chứa ba chất hữu cơ mạch hở gồm C3H7NO4 và hai oligopeptit X và Y (đều chứa alanin và valin hơn kém nhau một nguyên tử oxi, MX < MY). Đun 26,19 gam M với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu được chất rắn Z gồm 4 muối, phần hơi chỉ chứa nước. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 34,216 lít khí O2, thu được 65,85 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Thành phần % khối lượng của X trong M là
Đáp án A
→ Độ dài trung bình trong peptit = 5,6
Mặt khác, 2 pep hơn kém nhau 1O → số lk pep hơn kém nhau 1 đơn vị
→ 1 pentapep và 1 hexpep. 2 peptit là P5 (0,02mol) và P6 (0,03 mol).
=> 0,28= 0,15+0,13(Val+Ala)
Gọi 2 pep là
2 giá trị u = 1 và v = 5 (Loại) và u = 3 và v = 2 (thỏa mãn)
→ X: Ala2Val3 → % = 34,90%
Câu 37:
Cho m gam hỗn hợp rắn gồm Fe, Fe(NO3)2 vào 400ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M; Fe(NO3)3 0,05M và HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa 2 chất tan (không chứa ion NH4+); hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu và còn lại 32m/255 gam rắn không tan. Tỉ khối của Y so với He bằng 19/3. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thấy thoát ra 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được x gam kết tủa. Giá trị của x gần nhất với
Đáp án C
Cho m gam hỗn hợp rắn gồm Fe, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,08 mol Cu(NO3)2, 0,02 mol Fe(NO3)3 và HCl thu được dung dịch X và hỗn hợp hai khí không màu, có một khí hóa nâu trong không khí là NO
Ta có: nên khí còn lại là H2 và tỉ lệ số mol NO: H2 là 5:1.
Cho AgNO3 dư vào dung dịch X thấy thoát ra 0,045 mol khí NO nên H+ dư trong X là 0,18 mol, do vậy X không chứa NO3-.
Mặt khác vì còn lại rắn không tan nên trong X chỉ chứa Fe2+ nên X chứa HCl dư và FeCl2.
Do còn H+ dư nên Fe hết ® rắn còn lại là Cu 0,08 mol
Gọi số mol Fe(NO3)2 là a mol; Fe là b mol và HCl là c mol
Bảo toàn N:
Bảo toàn H: c= 0,18+4(2a+0,22)+2(0,4a+0,044)
Bảo toàn nguyên tố Fe: 0,02+a+b= 0,5c-0,09
Giải hệ: a=0,04; b=0,6; c=1,5
Bảo toàn Cl:
Bảo toàn e:
Câu 38:
X, Y, Z là 3 este đều no mạch hở (không chứa nhóm chức khác và (MX < MY < MZ). Đun hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 1 ancol T và hỗn hợp F chứa 2 muối A, B có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 3 (MA < MB). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12 gam và đồng thời thu được 4,48 lít H2 (dktc). Đốt cháy toàn bộ F thu được Na2CO3, CO2 và 6,3 gam H2O. Số nguyên tử hiđro có trong một phân tử Y là
Đáp án D
Dẫn ancol T qua bình đựng Na thấy bình tăng 12 gam và có tạo thành 0,2 mol H2.
Gọi x là số nhóm OH của T
Thỏa mãn x=2 thì T là C2H4(OH)2
Đốt cháy toàn bộ F thu được 0,35 mol H2O
do vậy F chứa HCOONa 0,25 mol, vậy muối còn lại có số H là 3. Do este no nên axit no nên muối còn lại là CH3COONa
Vậy X là (HCOO)2C2H4, Y là HCOO(CH3COO)C2H4, Z là (CH3COO)2C2H4.
Số nguyên tử H trong Y là 8
Câu 39:
Cho 46,37 gam hỗn hợp H gồm Al, Zn, Fe3O4, CuO vào dung dịch chứa H2SO4 36,26% và HNO3 3,78%, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,11 mol hỗn hợp khí T gồm H2, NO và dung dịch X (không chứa ion Fe3+ và ion H+) chứa 109,93 gam các chất tan. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, thu được dung dịch Y chứa 130,65 gam các chất tan. Cô cạn Y, nung chất rắn thu được trong không khí đến khối lượng không đổi thì được 51,65 gam chất rắn G. Nồng độ % của Al2(SO4)3 trong X gần nhất với:
Đáp án B
Cho 46,37 gam hỗn hơp H vào dung dịch chứa H2SO4 và HNO3 (tỉ lệ mol là 37:6) thu được 0,11 mol hỗn hợp khí T và dung dịch X
Tăng giảm khối lượng:
Gọi a, b, c lần lượt là số mol của H2, NO và H2O
=> a+b= 0,11
Bảo toàn nguyên tố N:
Bảo toàn H: 2a+4(0,12-b)+2c=0,74.2+0,12
Bảo toàn khối lượng: 46,37+0,74.98+0,12.93= 109,93+2a+30b+18c
Giải hệ: a=0,01; b=0,1; c=0,75.
Gọi số mol Al, Zn, Fe3O4 và CuO trong H lần lượt là x, y, z, t
=> 27x+65y+232z+80t= 46,37
Bảo toàn điện tích: 3x+2y+2.3z+2t+(0,12-b)=0,74.2
Khối lượng chất tan trong X: 27x+65y+56.3z+64t+18(0,12-b)+0,74.96=109,93
Nhiệt phân chất tan trong Y ta thu được rắn G gồm Al2O3, ZnO, Fe2O3 và CuO:
102.0,5x+81y+160.1,5z+80t= 51,67
Giải hệ: x=0,1; y=0,15; y=0,06; t=0,25
BTKL:
Câu 40:
Đốt cháy hết m gam hỗn hợp H gồm ba peptit X, Y, Z đều mạch hở, thu được 36,52 gam CO2và 14,67 gam H2O. Cho m gam H tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan T. Đốt cháy hết T, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 44,2 gam. Biết hai α-amino axit tạo nên X, Y, Z no, chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2; X và Y là đipeptit và có cùng số nguyên tử cacbon; tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit bằng 12. Tổng số nguyên tử trong ba phân tử của ba peptit là
Đáp án C
Đốt cháy hết hỗn hợp H thu được 0,83 mol CO2 và 0,815 mol H2O.
Tổng số nguyên tử O trong ba peptit là 12 do vậy tổng số gốc aa trong 3 peptit là 9 vậy Z là 5-peptit
Quy đổi H vè C2H3ON a mol, CH2 b mol và H2O c mol
=> 2a+b= 0,83=> 1,5a+b+c= 0,815
Muối khan T gồm C2H4O2NNa a mol và CH2 b mol
Đốt T sẽ thu được 1,5a+b mol CO2 và 2a +b mol H2O
=> 44(1,5a+b)+18(2a+b)= 44,2
Giải được: a=0,33; b=0,17; c=0,15
Gọi số mol của X, Y lần lượt là m, số mol của Z là n
=> m+n= 0,15=> 2m+5n=0,33
Giải được: m=0,14; n=0,01
Do X, Y là dipeptit cùng số nguyên tử C nên X, Y gồm hai aa thay đổi vị trí của nhau.
Do vậy số mol của hai amino axit đều từ 0,14 trở lên
Vậy một amino axit là Gly 0,16 mol và 0,17 mol Ala (từ 0,17 mol CH2)
Do vậy X và Y đều có dạng GlyAla và Z là Ala3Gly2
Vậy tổng số nguyên tử của 3peptit là 87