Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Tuyển tập đề thi minh họa môn Hóa Học cực hay có lời giải

Tuyển tập đề thi minh họa môn Hóa Học cực hay có lời giải

Tuyển tập đề thi minh họa môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 6)

  • 2315 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các phản ứng sau:

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag

Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại là

Xem đáp án

Đáp án D

Theo quy tắc α: Chất khử mạnh + Chất oxi hóa mạnh → chất khử yếu + chất oxi hóa yếu.

Nên thứ tự tính oxi hóa: Fe2+, Fe3+, Ag+.


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Các phát biểu còn lại sai vì:

+) Hh tecmit gồm Al và Fe2O3

+) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Mg2+, Ca2+.

+) Nhóm IIA có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau. Như Ca, Sr có kiểu mạng lập phương tâm diện, ba có kiểu mạng lập phương tâm khối.


Câu 3:

Khi tiến hành thí nghiệm sinh ra các khí độc như SO2, H2S, Cl2, NO2. Để hạn chế các khí này thoát ra từ ống nghiệm một cách có hiệu quả nhất đồng thời tiết kiệm nhất, chúng ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Để hạn chế các khí độc thoát ra từ ống nghiệm ta phải dùng dung dịch tẩm vào bông tẩm có tính kiềm.

Vì Ca(OH)2 phản ứng nhanh, hiệu quả, dễ kiếm và chi phí thấp nên Ca(OH)2 thỏa mãn


Câu 4:

Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

Xem đáp án

Đáp án A

Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh vì nó dễ hấp thu và cung cấp nhiều năng lượng


Câu 5:

Hợp chất nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH loãng dư?

Xem đáp án

Đáp án A

Cr2O3 tan trong môi trường kiềm đặc.


Câu 6:

Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các loại kính chắn gió của ôtô thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính của thủy tinh hữu cơ?

Xem đáp án

Đáp án D

Thủy tinh hữu cơ hay còn tên gọi khác poli(metacrylat)

Được chế tạo từ monome: CH2=C(CH3)–COOCH3.


Câu 7:

Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch

Xem đáp án

Đáp án D

Hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3 thì

2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+

2Fe3+ + Fe → 3Fe2+

Lọc bỏ dung dịch, chất rắn thu được chỉ chứa Ag.


Câu 8:

Loại phân bón nào dưới đây phù hợp với đất chua?

Xem đáp án

Đáp án C

Phân lân nung chảy phù hợp với đất chua 


Câu 9:

Đun nóng 0,04 mol hỗn hợp X chứa 2 anđehit đều đơn chức, mạch hở cần dùng dung dịch chứa 0,09 mol AgNO3 trong NH3, thu được 10,72 gam kết tủa. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn 0,04 mol X cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, to), thu được 2,12 gam hỗn hợp Y gồm hai ancol. Giá trị của a là

Xem đáp án

Đáp án C

Do 2 anđehit trong X đều đơn chức mà nAgNO3nX=0,090,04>2 và mkt>mAg(max)=0,09.108=9,72

Do vậy trong X có andehit có liên kết C≡C và andehit này sẽ có số mol là 0,01 mol.

Kết tủa thu được sẽ gồm 0,08 mol Ag và 0,01 mol kết tủa chứa gốc muối của andehit.

Mkt tu anđehit CC=10,72-0,08.1080,01=208 thỏa mãn là AgC≡C–CH2–COONH4.

Vậy andehit tạo thành kết tủa này là CH≡C–CH2CHO.

Do đó trong 0,04 mol X chứa 0,01 mol andehit này.

Cho 0,04 mol X hidro hóa thu được 2,12 gam hỗn hợp Y gồm hai ancol trong đó chứa 0,01 mol C4H10O và 0,03 mol ancol còn lại.

Vậy ancol còn lại là C2H5OH nên andehit tạo thành ancol này là CH3CHO.

=> a= 0,03+0,01.3=0,06 mol


Câu 10:

Hiện nay do sự cạn kiệt nguồn dầu mỏ, con người bắt đầu chuyển sang sử dụng nhiên liệu thay thế là etanol. Với mục đích này, etanol được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Lên men tinh bột: (C6H10O5)n → C6H12O6 → C2H5OH là phương pháp hợp lí thay thế cho việc sử dụng dầu mỏ.

+ Với các phương pháp Thủy phân etyl halogenua và Hiđro hóa (khử) axetanđehit dùng trong phòng thí nghiệm, không dùng để sản xuất công nghiệp.


Câu 11:

Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa có tên là than hoạt tính. Tính chất nào sau đây của than hoạt tính giúp cho con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước?

Xem đáp án

Đáp án A

Than hoạt tính có khả năng hấp phụ mạnh, có thể hấp phụ các chất khí, chất tan trong nước, do đó được dùng trong mặt nạ phòng độc và trong công nghiệp hóa chất


Câu 12:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là muối của axit béo và glixerol.


Câu 13:

Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: nHCl=0,02 mol nên X chứa 1 nhóm –NH2.

mX=3,67-0,02.36,5=2,94 gamMX=147

Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 0,04 mol NaOH, do vậy X phải có 2 nhóm –COOH.

Vậy X phải là H2N–C3H5–(COOH)2.

 


Câu 14:

Nhận xét nào đưới đây về đặc điểm chung của chất hữu cơ là KHÔNG đúng:

Xem đáp án

Đáp án D

Các hợp chất hữu cơ kém bền với nhiệt, dễ cháy. 


Câu 15:

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

Xem đáp án

Đáp án B

Các điều kiện ăn mòn điện hóa: Điều kiện cần và đủ là:

– Các điện cực phải khác chất nhau: có thể là cặp kim loại khác nhau, cặp kim loại – phi kim (C), cặp kim loại – hợp chất hóa học (xêmentit). Trong đó kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ là cực âm. Như vậy kim loại nguyên chất khó bị ăn mòn.

– Các điện cực phải tiếp xúc với nhau (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn)

– Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch điện li.

Nên đáp án: Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO­4.

Còn các phát biểu khác sai vì:

+) Đốt lá sắt trong khí clo không có tiếp xúc cùng với dung dịch chất điện li.

+) Sợi dây bạc nhúng trong dd HNO3 không tạo cặp điện cực.

+) Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng không tạo cặp điện cưc.


Câu 16:

Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây sản phẩm thu được không có N2?

Xem đáp án

Đáp án A

Amin, Amino axit, Peptit trong thành phần đều chứa nguyên tố N

Gluxit ( cabonhidrat)chứa nguyên tố C, H, O

Đốt cháy hoàn toàn Gluxit sản phẩm thu được không có N2.


Câu 18:

Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit?

Xem đáp án

Đáp án D

Poli (vinyl clorua):–(CH2–CHCl)n; glucozơ, polietilen không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit.


Câu 20:

X, Y, Z, T là một trong các chất sau: glucozơ, anilin (CH5NH2), fructozơ và phenol (C6H5OH). Tiến hành các thí nghiệm để nhận biết chúng và ta có kết quả như sau:

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

X, Z đều tạo kết tủa với nước Br2. Nhưng Z tác dụng với NaOH nên Z là phenol, X là anilin.

Nên đáp án: anilin, fructozơ, phenol, glucozơ.


Câu 21:

Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?

Xem đáp án

Đáp án A

Hidroxxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có khả năng phân li như axit vừa có thể phân li như bazo.

Các hidroxit thường gặp như Zn(OH)2; Al(OH)3; Sn(OH)2; Pb(OH)3

Cr(OH)3Cr3++3OH-

Cr(OH)3CrO33-+3H+

Zn(OH)2Zn2++2OH-

Zn(OH)2ZnO22-+2H+

Pb(OH)2Pb2++2OH-

Pb(OH)2PbO22-+2H+


Câu 23:

Cho hai phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):

(a) X + H2 to Y                                     

(b) Y + 3NaOH to 3C18H35O2Na + C3H5(OH)3.

Phân tử khối của X là

Xem đáp án

Đáp án D

Y có công thức (C17H35COO)3C3H5

Vì X + H2 theo tỉ lệ 1 : 1 nên công thức X là: (C17H35COO)2(C17H33COO)C3H5. ( M = 888).


Câu 24:

Ba dung dịch X, Y, Z thoả mãn:

- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện;

- Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện;

- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra.

X, Y, Z lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án D

Xét từng nhóm chất:

+) Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4 thì X, Z không có khí. Loại

+) FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3 thì X, Z không có khí. Loại.

+) NaHCO3, NaHSO4, BaCl2 thì X, Y không có kết tủa; X, Z không có khí. Loại.

+) NaHSO4, BaCl2, Na2CO3 thỏa mãn.

Lưu ý: NaHSO4 → Na+ + H+ + SO42–.


Câu 25:

Hỗn hợp X gồm axetilen (0,15 mol), vinyl axetilen (0,1 mol), etilen (0,1 mol) và hiđro (0,4 mol). Nung X với xúc tác niken một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối đối với hiđro bằng 12,7. Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là

Xem đáp án

Đáp án B

nX = 0,15 + 0,1 + 0,1 + 0,4 = 0,75 mol; nπ trong X = 0,15.2 + 0,1.3 + 0,1 = 0,7 mol.

mX= 0,15.26 + 0,1.52 + 0,1.28 + 0,4.2 = 12,7 gam.

BTKL: mX = mYnY = 12,7 : (12,7.2) = 0,5.

=> nH2 phn ng = nX – nY = 0,25 mol = nπ phn ng

→ nπ dư = n(Br2) = 0,7 – 0,25 = 0,45 mol.


Câu 26:

Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit Al2O3, CuO, Fe2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao thu được rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được rắn Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Điều nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án B

ZFe2O3MgO

Y hòa tan được Fe do có phản ứng 2FeCl3+ Fe → 3FeCl2.

X chứa hai hợp chất Al2O3, MgO và hai đơn chất.

Trong Z chứa hai loại oxit là Fe2O3 và MgO.

Dung dịch Y chứa 3 muối clorua và axit.


Câu 27:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho 2,3-đimetylbutan tác dụng với Cl2 (askt) theo tỉ lệ mol 1:1.

(2) Tách hai phân tử hiđro từ phân tử isopentan.

(3) Cho isopren tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 ở 40oC.

(4) Tách một phân tử H2O từ phân tử pentan-3-ol.

(5) Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit vô cơ.

(6) Hiđro hóa hoàn toàn toàn hỗn hợp anđehit acrylic và ancol anlylic.

(7) Hiđrat hóa hoàn toàn hỗn hợp but-1-en và but-2-en.

(8) Đề hiđrat hóa hỗn hợp 2-metylpropan-2-ol và 2-metylpropan-1-ol.

Số trường hợp tạo ra hai sản phẩm là

Xem đáp án

Đáp án A

Các đáp án đúng: (1) (3) (5) (7).

(1) CH3–CH(CH3)–CH(CH3)–CH3 + Cl2 (as, 1:1) → CH2Cl–CH(CH3)–CH(CH3)–CH3+HCl+ CH3–CCl(CH3)–CH(CH3)–CH3  → tạo 2 sản phẩm →  (1) đúng

(2)CH3–CH(CH3)–CH2–CH3→CH2=C(CH3)–CH=CH2, CH≡C(CH3)–CH2–CH3,CH3–CH(CH3)–C≡

CH …. Tạo nhiều hơn 2 sản phẩm → (2) sai

(3) CH2=C(CH3)–CH=CH2+ Br2 → CHBr–C(CH3)=CH–CH2Br (cis–trans) → tạo 2 sản phẩm  → (3) đúng

(4) CH3–CH2–CH(OH)–CH2–CH3 → CH3CH=CH–CH2–CH3(cis–trans) hoặc có thể tách nước tạo sản phẩm là ete nên  →(4) sai.

(5) C12H22O11 (saccarozo) + H2O → C6H12O6 (glucozo) + C6H12O6 ( fructozo) → tạo 2 sản phẩm  → (5) đúng

(6) CH2=CH–CHO + 2H2 → CH3–CH2–OH

CH2=CH–CH2–OH+ H2 → CH3–CH2–OH

Tạo 1 sản phầm → (6) sai

(7) CH2=CH–CH2–CH3 + H2O → CH3–CH(OH)–CH2–CH3 + CH2(OH)–CH2–CH2–CH3

CH3–CH=CH–CH3 + H2O → CH3–CH(OH)–CH2–CH3

→ tạo 2 sản phẩm → (7) đúng

(8) CH3–C(OH)(CH3)–CH3→ CH2=C(CH3)2 +H2O

CH2(OH)–CH(CH3)–CH3 → CH2=CH(CH3)2 + H2O

→ tạo 1 sản phẩm → (8) sai

 


Câu 28:

Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m gần nhất với

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có số mol HCOOH và CH3COOH trong hỗn hợp X đều là 0,05 mol.

Ta có: nC2H5OH=0,125 mol nên ancol dư.

Vậy hỗn hợp este gồm 0,04 mol HCOOC2H5 và 0,04 mol CH3COOC2H5 (do hiệu suất).

=> m= 6,48 gam

 

 


Câu 30:

Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch chứa K2CO3 2M và KHCO3 3M vào 200 ml dung dịch HCl 2,1M, thu được khí CO2. Dẫn toàn bộ khí CO2 thu được vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 2M và Ba(OH)2 0,8M, kết thúc các phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

nCO32- = 0,2 mol; nHCO3- = 0,3 mol.

→ tỉ lệ 2 : 3.

→ 2x và 3x là số mol CO32– và HCO32– đã phản ứng

nH+ = 2x.2 + 3x = 0,42 => x = 0,06 → nCO2 = 2x + 3x = 0,3 mol.

Có nOH- = 0,36

Xét tỉ lệ T = nOH-nCO2 thấy tạo ra đồng thời 2 muối CO32– và HCO3.

nCO32-= 0,06; nHCO3- = 0,24

nBa2+ = 0,08 → nBaCO3 = 0,06 → mBaCO3 = 11,82 gam.


Câu 31:

Cho a gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử C2H8O3N2 và C4H12O4N2 đều no mạch hở tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 5,6 lit (đktc) hỗn hợp khí Y gồm 2 chất hữu cơ đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm có tỉ khối so với H2 bằng 19,7 và dung dịch Z có chứa b gam hỗn hợp 3 muối. Giá trị của b gần nhất với

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có C2H8O3N2 là C2H5NH3NO3.

Cho hỗn hợp X tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 0,25 mol hỗn hợp khí gồm 2 chất hữu cơ đều xanh màu quỳ tím ấm của Mtb=39,4 mà trong đó có C2H5NH2, do vậy khí còn lại phải là CH3NH2.

Giải được số mol CH3NH2 và C2H5NH2 lần lượt là 0,1 và 0,15 mol.

Dung dịch Z chứa hỗn hợp 3 muối nên C4H12O4N2 phải là HCOOH3NCH2COOH3NCH3.

Vậy thu được hỗn hợp 3 muối gồm NaNO3 0,15 mol, HCOONa 0,1 mol và H2NCH2COONa 0,1 mol.

=> b=29,25 gam


Câu 32:

Cho 61,25 gam tinh thể MSO4.5H2O vào 300 ml dung dịch NaCl 0,6M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, trong thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng m gam; đồng thời ở anot thu được 0,15 mol khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng số mol khí thoát ra 2 cực là 0,425 mol. Giá trị m là

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có nNaCl=0,18 mol

Trong thời gian t giây ở anot thu được 0,15 mol khí trong đó có 0,09 mol Cl2 và còn lại là O2 0,06 mol.

ne=0,09.2+0,06.4=0,42 mol

Khi thời gian điện phân là 2 t giây 

ne=0,84 mol

Vậy ở anot thu đươc 0,09 mol Cl2 và 0,165 mol O2.

Vậy ở catot thu được H2 0,17 mol.

Bảo toàn e: nM=0,84-0,17.22=0,25 mol=nMSO4.5H2O

Vậy M là Ni (59).

Tại thời gian t giây ta thu được ở catot là 0,21 mol Ni 

=> m= 12,39 gam


Câu 33:

Cho hỗn hợp M chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm anken X (CnH2n, n > 2) và hai amin đơn chức Y, Z (đồng đẳng kế tiếp nhau, MY < MZ). Đốt cháy 2,016 lít hỗn hợp M bằng lượng oxi vừa đủ thu được 10,2816 lít hỗn hợp khí và hơi N. Dẫn toàn bộ N qua bình đựng dung dịch H2SO4 (dùng dư) thấy thể tích của hỗn hợp N giảm đi một nửa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí và hơi đo ở cùng đktc. Giá trị của (MY  + MZ) là

Xem đáp án

Đáp án B

Đốt cháy 0,09 mol hỗn hợp M bằng O2 vừa đủ thu được 0,459 mol hỗn hợp khí và hơi.

Dẫn N qua bình đựng H2SO4 dư thì H2O bị giữ lại nH2O=0,2295 mol

H-=0,2295.20,09=5,1

Do anken có số C lớn hơn 3 nên từ 6H trở lên vậy 2 amin có ít nhất 1 amin  số H từ 5 trở xuống vậy có một amin có 5H amin còn lại có 7H.

Ta có: nN2<0,045nCO2>0,1845nH2O-nCO2<0,2295-0,1845=0,045=0,092<<0,09.32

Do vậy 2 amin phải là CH2=CHNH2 và C3H5NH2.

MY+MZ=100


Câu 34:

Cho 66,88 gam hỗn hợp H gồm FeCO3, Fe3O4, Fe tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được hỗn hợp khí X gồm CO2, NO và dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 68,8 gam rắn. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất và tỉ khối của X đối với He bằng 8,5. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án A

Cho hỗn hợp H tác dụng với HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với NaOH dư, lấy kết tủa nung trong không khí thu được rắn là Fe2O3 0,43 mol.

Quy đổi hỗn hợp H về Fe 0,86 mol, O a mol và CO3 b mol.

Dựa vào tỉ khối của X ta có tỉ lệ số mol CO2 và NO là 2:5 hay số mol CO2 là b thì NO là 2,5b.

Bảo toàn e: 0,86.3= 2a+2b+2,5b.3

Khối lượng: mH=0,86.56+16a+60b

Giải hệ: a=0,72; b=0,12

nHNO3=0,86.3+2,5.0,12=2,88 mol


Câu 35:

Hỗn hợp X gồm Na, Al, Mg. Tiến hành 3 thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho m gam X vào nước dư thu được V lít khí.

Thí nghiệm 2: Cho 2m gam X vào dung dịch NaOH dư thu được 3,5V lít khí.

Thí nghiệm 3: Hòa tan 4m gam X vào dung dịch HCl dư thu được 9V lít khí.

Các thể tích đều đo ở đktc và coi như Mg không tác dụng với nước và kiềm. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Thí nghiệm 1 cho m gam X vào H2O thu được V lít khí còn khí cho 2m gam vào NaOH thì thu được 3,5V lít tương đương khi cho m gam X vào NaOH thu được 1,75V lít. Do vậy trong X số mol Al nhiều hơn Na.

Gọi số mol của Na trong m gam X là x, suy ra khi cho m gam X vào H2O thì Al dư, nên Al phản ứng theo Na.

nH2=x+3x2=2x

Khi cho m gam X tác dụng với NaOH thu được 1,75V lít khí tức 3,5x mol khí. Lúc này cả Al và Na đều hết.

nAl=3,5x.2-x3=2x

Mặt khác cho 4m gam X vào HCl thu được 9V lít hay cho m gam X vào HCl thì thu được 2,25V lít hay 4,5x mol khí

nMg=4,5x.2-x-2x.32=x

Vậy số mol Mg và Na bằng nhau.


Câu 36:

Hỗn hợp E gồm 3 chất hữu cơ đa chức, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức -OH, -CHO, -COOH.

Chia 50,76 gam hỗn hợp E thành 3 phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 17,28 gam Ag.

- Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư, thấy thoát ra 2,688 lít khí CO2 (đktc).

- Phần 3 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam nước.

Phần trăm khối lượng của hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với

Xem đáp án

Đáp án A

Chia làm 3 phần vậy mỗi phần có khối lượng 16,92 gam.

Phần 1 tráng bạc được 0,16 mol Ag  n-CHO=0,08 mol

Phần 2 tác dụng với NaHCO3 thu được 0,12 mol khí CO2 n-COOH=0,12 mol

Phần 3 đốt cháy hoàn toàn thu được 0,5 mol CO2 và 0,5 mol H2O.

Vậy mỗi phần chứa 0,5 mol C, 1 mol H, vậy trong mỗi phần O chứa 0,62 mol.

Bảo toàn O: n-OH=0,62-0,12.2-0,08=0,3 mol

Nhận thấy:0,5-0,12-0,08= 0,3 do vậy toàn bộ C (trừ trong –CHO và –COOH) đều liên kết với nhóm –OH.

Vậy các chất trong mỗi phần là OHC–CHO 0,04 mol, HOOC–COOH 0,06 mol và ancol no đa chức.

Do khi đốt cháy thu được CO2 bằng H2O nên số mol ancol phải là 0,1 mol.

Vậy ancol là HOCH2CH(OH)CH2OH.

=> %glixerol= 54,37%


Câu 37:

Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với axit H2SO4 đặc ở 170oC thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Cho X tác dụng với 0,04 mol NaOH thu được một muối và một ancol.

Đun nóng lượng ancol với H2SO4 đặc thu được 0,015 mol anken do vậy số mol ancol là 0,015 mol.

Do nNaOH>nancol nên hỗn hợp X gồm một axit đơn chức và este tạo bởi axit đó và ancol.

Suy ra trong X số mol axit là 0,025 mol và este là 0,015 mol.

Đốt cháy este và axit no đơn chức thì thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

Đốt cháy hỗn hợp rồi dẫn qua bình đựng CaO thì cả CO2 và H2O đều hấp thụ.

nCO2=nH2O=0,125 mol

Ta có: 0,025Caxit+0,015Ceste=0,125

Có nghiệm nguyên là số C của axit và este lần lượt là 2 và 5.

Vậy axit là C2H4O2 còn este là C5H10O2.

Vậy %axit = 49,5% và %este = 50,5%.


Câu 38:

Cho m gam bột Fe vào bình kín chứa đồng thời 0,06 mol O2 và 0,03 mol Cl2, rồi đốt nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hết chỉ thu được hỗn hợp chất rắn chứa các oxit sắt và muối sắt (không còn khí dư). Hòa tan hết hốn hợp này trong một lượng dung dịch HCl (lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 53,28 gam kết tủa (biết sản phẩm khử của N+5 là khí NO duy nhất). Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có: nHCl phn ng=2nO=0,12.2=0,24 molnHCl dư=0,06 mol

Cho AgNO3 dư vào X thu được kết tủa gồm AgCl và Ag.

Bảo toàn Cl: 

nAgCl=0,03.2+0,24+0,06=0,36 molnAg=0,015 mol

Cho AgNO3 vào X thì xảy ra quá trình:

4H++NO3-+3eNO+2H2OAg++eAg

Bảo toàn e toàn quá trình: 

nFe=0,06.4+0,03.2+0,06.34+0,0153=0,12 molm=6,72 gam  

 


Câu 39:

Hỗn hợp T gồm P, Q (MP < MQ) là hai α-amino axit thuộc cùng dãy đồng đẳng với glyxin. Lấy lần lượt 16x mol, 12x mol và 10x mol T để tạo ra các peptit tương ứng là X, Y, Z. Biết X, Y, Z mạch hở và đều chứa cả 2 gốc amino axit. Cho hỗn hợp H gồm X, Y, Z với khối lượng như trên tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 47,5 gam hai muối khan (số mol của hai muối bằng nhau). Đốt cháy hết lượng nuối khan trong oxi, thu được 27,36 gam H2O. Biết số mol X bằng 4/7 lần số mol hỗn hợp H; số nguyên tử nitơ trong X không quá 6 và tổng số nguyên tử nitơ của ba peptit bằng 20. % khối lượng của Z trong H có giá trị gần nhất với 

Xem đáp án

Đáp án A

Do số mol của hai muối bằng nhau nên số mol của hai axit trong hỗn hợp bằng nhau.

Gọi a, b, c là số N của X, Y, Z.

Ta có: a+b+c= 20

Và 16a16a+12b+10c=47487a=487b+407c6a=6b+5c6a=6b+61,2c

Thay giá trị của a vào ta thấy thỏa mãn a=4 thì b=6; c=10.

Do số mol của 2 axit trong hỗn hợp bằng nhau nên ta có thể quy về một axit trung bình.

Gọi CTPT của axit là CnH2n+1O2N nên công thức của muối là CnH2nO2NNa.

Đốt cháy muối thu được 1,52 mol H2O.

1,52n=47,514n+32+14+23

giải được n=4 (axit là C4H9O2N).

Ta có: naa=0,38=16x+12x+10xx=0,01 mol

Ta có X, Y, Z là 4–peptit, 6–peptit, 10–peptit với số mol lần lượt là 0,04 mol, 0,02 mol và 0,01 mol

=> %Z= 25,86%


Câu 40:

Nung 61,32 gam hỗn hợp rắn gồm Al và các oxit sắt trong khí trơ ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Chia X thành 2 phần bằng nhau.

- Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít khí (đktc).

- Phần hai hòa tan hết trong dung dịch chứa 1,74 mol HNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 4,032 lít NO (đktc) thoát ra. Cô cạn dung dịch Y, lấy rắn thu được đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được hai chất rắn có số mol bằng nhau. Nếu cho Y tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư thì thu được a gam kết tủa.

Giá trị của a là

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có khối lượng mỗi phần là 30,66 gam.

Cho phần một tác dụng với NaOH dư thu được 0,09 mol H2 do vậy trong X chứa Al dư.

Vậy trong mỗi phần chứa Fe, Al2O3 và Al dư 0,06 mol.

Cho phần 2 tác dụng với 1,74 mol HNO3 thu được 0,18 mol NO. Cô cạn dung dịch Y thu được các muối, nung rắn tới khối lượng không đổi thu được rắn chứa Al2O3 và Fe2O3 có số mol bằng nhau.

Gọi số mol của Fe, Al2O3 trong mỗi phần lần lượt là a, b  

=> 56a+102b+0,06.27= 30,66

Và a= 2b+0,06

Giải hệ: a=0,3; b=0,12.

Gọi x là số mol NH4NO3 có thể tạo ra.

Bảo toàn N: nNO3- trong muoi KL=1,74-0,18-2x=1,56-2x

Bảo toàn e: 1,56-2x= 0,12.6+0,18.3+8x

Vậy NO3 trong muối là 1,5 mol.

Muối trong Y gồm Al(NO3)3 0,3 mol, Fe(NO3)2 0,3 mol và NH4NO3 0,03 mol.

Cho Y tác dụng với Na2CO3 dư thu được kết tủa là Al(OH)3 0,3 mol và FeCO3 0,3 mol.

=> a= 58,2 gam


Bắt đầu thi ngay