Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Giải SBT Toán 6 Chương 1: Số tự nhiên - Bộ Cánh diều

Giải SBT Toán 6 Chương 1: Số tự nhiên - Bộ Cánh diều

Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất - SBT Toán 6 Bộ Cánh diều

  • 7276 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tìm bội chung nhỏ nhất của:

a) 19 và 46;

b) 27 và 315;

c) 60, 72 và 63;

d) 60, 100 và 140

Xem đáp án

a) Ta có: 19 = 19, 46 = 2.23.

Tích các thừa số chung và riêng với số mũ lớn nhất là: 2.19.23.

Vậy BCNN(19, 46) = 2.19.23 = 874.

b) Ta có: 27 = 33, 315 = 32.5.7.

Tích các thừa số chung và riêng với số mũ lớn nhất là: 33.5.7.

Vậy BCNN(27, 315) = 33.5.7 = 945.

c) Ta có: 60 = 22.3.5, 72 = 23.32, 63 = 32.7.

Tích các thừa số chung và riêng với số mũ lớn nhất là: 23.32.5.7.

Vậy BCNN(60, 72, 63) = 23.32.5.7 = 2 520.

d) Ta có: 60 = 22.3.5, 100 = 22.52, 140 = 22.5.7.

Tích các thừa số chung và riêng với số mũ lớn nhất là: 22.3.52.7.

BCNN(60, 100, 140) = 22.3.52.7 = 2 100.


Câu 2:

Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số là bội chung của 11 và 12?

Xem đáp án

Ta có: 11 = 11, 12 = 22.3.

BCNN(11, 12) = 22.3.11 = 132.

BC(132) = {0; 132; 264; 396; 528; 660; 792; 924; 1 056; …}.

Các số tự nhiên có ba chữ số là bội chung của 11 và 12 là: 132; 264; 396; 528; 660; 792; 924.

Vậy có tất cả 7 số tự nhiên có ba chữ số là bội chung của 11 và 12.


Câu 3:

Lịch cập cảng của ba tàu như sau: tàu thứ nhất cứ 5 ngày cập cảng một lần; tàu thứ hai cứ 8 ngày cập cảng một lần; tàu thứ ba cứ 10 ngày cập cảng một lần. Vào một ngày nào đó, ba tàu cùng cập cảng. Sau ít nhất bao nhiêu ngày thì ba tàu lại cùng cập cảng?

Xem đáp án

Chu kì số ngày cả ba tàu cùng cập cảng là bội chung của 5, 8 và 10.

Mà cần tìm sau ít nhất bao nhiêu ngày thì ba tàu lại cùng cập cảng nên số ngày gặp nhau là BCNN(5, 8, 10).

Ta có 5 = 5, 8 = 23, 10 = 22.5.

BCNN(5, 8, 10) = 23.5 = 40.

Vậy vào một ngày nào đó, ba tàu cùng cập cảng thì sau ít nhất 40 ngày thì ba tàu sẽ lại cùng cập cảng.


Câu 4:

Trong một đợt trồng cây, học sinh của lớp 6B đã trồng được một số cây. Số đó là số tự nhiên nhỏ nhất thỏa mãn chia 3 dư 2, chia 4 dư 3, chia 5 dư 4, chia 10 dư 9. Học sinh lớp 6B đã trồng được bao nhiêu cây?

Xem đáp án

Gọi số cây của lớp 6B đã trồng được là x (cây) ( x là số tự nhiên nhỏ nhất).

Theo đầu bài, ta có:

x chia 3 dư 2 nên x – 2 chia hết cho 3. Do đó x – 2 + 3 = x + 1 cũng chia hết cho 3;

x chia 4 dư 3 nên x – 3 chia hết cho 4. Do đó x – 3 + 4 = x + 1 cũng chia hết cho 4;

x chia 5 dư 4 nên x – 4 chia hết cho 5. Do đó x – 4 + 5 = x + 1 cũng chia hết cho 5;

x chia 10 dư 9 nên x – 9 chia hết cho 10. Do đó x – 9 + 10 = x + 1 cũng chia hết cho 10.

Suy ra x + 1 là bội chung của 3, 4, 5 và 10.

Mà x nhỏ nhất nên x + 1 nhỏ nhất nên x + 1 là bội chung nhỏ nhất của 3, 4, 5 và 10.

Ta có 3 = 3, 4 = 22, 5 = 5, 10 = 2.5.

Khi đó BCNN(3, 4, 5, 10) = 3.22.5 = 60.

Do đó x + 1 = 60. Suy ra x = 60 – 1 = 59 (thỏa mãn).

Vậy học sinh lớp 6B đã trồng được 59 cây.


Câu 5:

Học sinh của một trường trung học cơ sở khi xếp hàng 20 học sinh, hàng 25 học sinh, hàng 30 học sinh đều thừa 15 học sinh, nhưng xếp vào hàng 41 học sinh thì vừa đủ. Tính số học sinh của trường đó, biết số học sinh của trường ít hơn 1 200 học sinh.

Xem đáp án

Gọi số học sinh của trường đó là x (học sinh) (x ∈ N, x < 1200) .

Vì học sinh của trường đó khi xếp hàng 20 học sinh, hàng 25 học sinh, hàng 30 học sinh đều thừa 15 học sinh nên số học sinh của trường đó trừ đi 15 chia hết cho 20, 25, 30. Nghĩa là x – 15 thuộc BC(20, 25, 30).

Ta có 20 = 22.5, 25 = 52, 30 = 2.3.5.

Khi đó BCNN(20, 25, 30) = 22.3.52 = 300.

BC(20, 25, 30) = B(300) = {0; 300; 600; 900; 1 200; 1 500; …}.

Suy ra x – 15 ∈ {0; 300; 600; 900; 1 200; 1 500; …}.

Hay x ∈ {15; 315; 615; 915; 1 215; 1 515; …}.

Mà số học sinh xếp vào hàng 41 học sinh thì vừa đủ nên x chia hết cho 41.

Trong các giá trị của x ở trên ta thấy x = 615 chia hết cho 41 và nhỏ hơn 1 200.

Vậy trường đó có tất cả 615 học sinh.


Câu 6:

 Tìm số tự nhiên nhỏ nhất sao cho số đó chia cho 3 dư 1, chia cho 4 dư 3, chia cho 5 dư 1.

Xem đáp án

Gọi số tự nhiên cần tìm là x (x > 1).

Vì x chia cho 3 dư 1, chia cho 5 dư 1 nên x – 1 chia hết cho 3 và 5.

Mà x chia cho 4 dư 3 nên x có dạng 4a + 3 với a là số tự nhiên.

Suy ra x – 1 = 4a + 3 – 1 = 4a + 2 chia hết cho 3 và 5.

Hơn nữa 4a + 2 = 2.(2a + 1) chia hết cho 2.

Do đó x – 1 chia hết cho 2, 3 và 5 hay x – 1 là bội chung của 2, 3 và 5.

Mà x là số tự nhiên nhỏ nhất nên x – 1 cũng nhỏ nhất. Do đó x – 1 là BCNN(2, 3, 5).

Ta có 2 = 2, 3 = 3, 5 = 5.

Khi đó BCNN(2, 3, 5) = 2.3.5 = 30.

x – 1 = 30

x = 31.

Vậy x = 31.


Câu 7:

Tìm số tự nhiên nhỏ nhất sao cho số đó chia cho 3 dư 2, chia cho 5 dư 3, chia cho 7 dư 4.

Xem đáp án

Gọi số tự nhiên cần tìm là a (a > 1).

Do a chia cho 3 dư 2, chia cho 5 dư 3, chia cho 7 dư 4 nên 2a chia cho 3, 5, 7 dư 1.

Suy ra 2a – 1 chia hết cho 3, 5, 7 hay 2a – 1 là bội chung của 3, 5, 7.

Như vậy để a là số tự nhiên nhỏ nhất thỏa mãn yêu cầu đề bài thì 2a – 1 phải là BCNN(3, 5, 7).

Ta có 3 = 3, 5 = 5, 7 = 7.

Khi đó BCNN(3, 5, 7) = 3.5.7 = 105 nên 2a – 1 = 105 suy ra a = 53.

Vậy số cần tìm là 53.


Câu 8:

Tìm hai số tự nhiên a, b sao cho: 0 < a < b, a + b = 42 và BCNN (a, b) = 72

Xem đáp án

Ta thấy BCNN(a, b) = 72 chia hết cho 2 nên trong hai số a, b có ít nhất một số chia hết cho 2.

Giả sử a chia hết cho 2, mà a + b = 42 chia hết cho 2 nên b chia hết cho 2. Như vậy, a và b đều chia hết cho 2.

Ta thấy BCNN(a, b) = 72 chia hết cho 3 nên trong hai số a, b có ít nhất một số chia hết cho 3.

Giả sử a chia hết cho 3, mà a + b = 42 chia hết cho 3 nên b chia hết cho 3. Như vậy, a và b đều chia hết cho 3.

Vì a, b vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 nên a, b đều chia hết cho 6 hay a, b là bội của 6.

Mặt khác 0 < a < b, a + b = 42 và BCNN(a, b) = 72 nên có bảng giá trị sau: 

a

6

12

18

b

36

30

24

BCNN(a, b)

36 (loại)

60(loại)

72(thỏa mãn)

Vậy a = 18 và b = 24.


Câu 9:

Tìm số tự nhiên có dạng Bài 126 trang 37 sách bài tập Toán lớp 6 sao cho số đó chia hết cho 6, 7, 11 và 27.

Xem đáp án

Số tự nhiên cần tìm chia hết cho 6, 7, 11 và 27 nên số đó là bội chung của 6, 7, 11 và 27.

Ta có: 6 = 2.3, 7 = 7, 11 = 11, 27 = 33.

Khi đó BCNN(6, 7, 11, 27) = 2.33.11.27 = 4 158.

Do đó Bài 126 trang 37 sách bài tập Toán lớp 6 là bội của 4 158 hay tồn tại số tự nhiên k để Bài 126 trang 37 sách bài tập Toán lớp 6 = 4 158k.

Mặt khác 95 600 ≤ Bài 126 trang 37 sách bài tập Toán lớp 6 ≤ 95 699 nên 95 600  4 158k  95 699 hay 22 < k < 24.

Suy ra k = 23.

Ta có 4 158.23 = 95 634.

Do đó x = 3, y = 4.

Vậy số tự nhiên cần tìm là 95 634.


Bắt đầu thi ngay