Bài 1: Tập hợp - Bộ Cánh diều
-
5464 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10
Các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10 là: 1; 3; 5; 7; 9.
Do đó ta viết tập hợp A là:
A = {1; 3; 5; 7; 9}.Q
Câu 2:
Cho tập hợp B = {2; 3; 5; 7}. Số 2 và số 4 có là phần tử của tập hợp B không?
Vì B = {2; 3; 5; 7} nên ta thấy tập hợp B gồm các phần tử là 2; 3; 5; 7.
Số 2 là một phần tử của tập hợp B. Ta viết 2 ∈ B, đọc là 2 thuộc B.
Số 4 không là phần tử của tập hợp B. Ta viết 4 ∉ B, đọc là 4 không thuộc B.
Câu 3:
Cho H là tập hợp gồm các tháng dương lịch có 30 ngày. Chọn kí hiệu ∈, ∉ thích hợp cho
a) Tháng 2 H;
b) Tháng 4 H;
c) Tháng 12 H.
Ta đã biết các tháng dương lịch có 30 ngày là các tháng: tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11.
Do đó ta viết tập hợp H:
H = {tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11}.
a) Ta thấy tháng 2 không thuộc tập hợp H, ta viết:
Tháng 2 H.
b) Ta thấy tháng 4 thuộc tập hợp H, ta viết:
Tháng 4 H.
c) Ta thấy tháng 12 không thuộc tập hợp H, ta viết:
Tháng 12 H.
Câu 4:
Quan sát các số được cho ở Hình 2.
Gọi A là tập hợp các số đó.
a) Lệt kê các phần tử của tập hợp A và viết tập hợp A.
b) Các phần tử của tập hợp A có tính chất chung nào?
a) Các phần tử của tập hợp A là 0; 2; 4; 6; 8. Ta viết: A = {0; 2; 4; 6; 8}.
b) Các phần tử của tập hợp A đều là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10.
Ta có thể viết:
A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 10}.
Câu 5:
Cho C = {x | x là số tự nhiên chia cho 3 dư 1, 3 < x < 18}. Hãy viết tập hợp C bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.
Ta có: C = {x | x là số tự nhiên chia cho 3 dư 1, 3 < x < 18}
Vì 3 < x < 18 nên x là các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 18.
Lại có các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 18 là: 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17.
Mặt khác x lại là số tự nhiên chia cho 3 dư 1 thỏa mãn lớn hơn 3 và nhỏ hơn 18 nên các số tự nhiên x thỏa mãn yêu cầu là: 4; 7; 10; 13; 16.
Do đó ta viết tập hợp C dưới dạng liệt kê các phần tử như sau:
C = {4; 7; 10; 13; 16}
Câu 6:
Viết tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020.
Trong số 2020, ta thấy có các chữ số là 2 và 0, trong đó mỗi chữ số được viết 2 lần. Mà ta đã biết, trong tập hợp mỗi phần tử được liệt kê một lần (nội dung kiến thức Trang 5/SGK).
Gọi N là tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020.
Do đó ta viết tập hợp N là:
N = {0; 2}.
Câu 7:
Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) A là tập hợp tên các hình trong Hình 3;
b) B là tập hợp các chữ cái xuất hiện trong từ “NHA TRANG”;
c) C là tập hợp tên các tháng của Quý II (biết một năm gồm bốn quý);
d) D là tập hợp tên các nốt nhạc có trong khuông nhạc ở Hình 4.
a) Quan sát Hình 3, ta thấy các hình (ta đã được học ở Tiểu học) theo thứ tự từ trái qua phải là: hình chữ nhật; hình vuông; hình bình hành; hình tam giác; hình thang.
Do đó ta viết tập hợp A là:
A = {hình chữ nhật; hình vuông; hình bình hành; hình tam giác; hình thang}.
b) Ta thấy các chữ cái xuất hiện trong từ "NHA TRANG" là: N; H; A; T; R; A; N; G, trong đó các chữ cái N; A xuất hiện hai lần. Mà ta đã biết, trong tập hợp mỗi phần tử được liệt kê một lần (nội dung kiến thức Trang 5/SGK).
Do đó ta viết tập hợp B là:
B = {N; H; A; T; R; G}.
c) Ta đã biết một năm gồm bốn quý, mỗi quý gồm ba tháng liên tiếp nhau (tính từ tháng đầu tiên của năm) như sau:
Quý I: tháng 1; tháng 2; tháng 3
Quý II: tháng 4; tháng 5; tháng 6
Quý III: tháng 7; tháng 8; tháng 9
Quý IV: tháng 10; tháng 11; tháng 12
Do đó, ta viết tập hợp C gồm tên các tháng của Quý II là:
C = {tháng 4; tháng 5; tháng 6}.
d) Quan sát Hình 4, ta thấy tên các nốt nhạc theo thứ tự từ trái qua phải lần lượt là: Đồ; Rê; Mi; Pha; Son; La; Si.
Do đó ta viết tập hợp D như sau:
D = {Đồ; Rê; Mi; Pha; Son; La; Si}.
Câu 8:
Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn kí hiệu "∈", "∉", thích hợp cho :
a) 11 A;
b) 12 A;
c) 14 A;
d) 19 A.
a) Ta thấy tập hợp A chứa số 11 hay 11 thuộc tập hợp A nên ta viết: 11 A;
b) Ta thấy tập hợp A không chứa 12 hay 12 không thuộc tập hợp A nên ta viết: 12 A;
c) Ta thấy tập hợp A không chứa 14 hay 14 không thuộc tập hợp A nên ta viết: 14 A;
d) Ta thấy tập hợp A chứa số 19 hay 19 thuộc tập hợp A nên ta viết: 19 A.
Câu 9:
Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:
a) A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 14};
b) B = {x | x là số tự nhiên chẵn, 40 < x < 50};
c) C = {x | x là số tự nhiên lẻ, x < 15};
d) D = {x | x là số tự nhiên lẻ, 9 < x < 20}.
a) A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 14}
Ta thấy tập hợp A gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 14 nên các phần tử thuộc tập hợp A là: 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12.
Vậy ta viết tập hợp A là:
A = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12}.
b) B = {x | x là số tự nhiên chẵn, 40 < x < 50}
Ta thấy tập hợp B gồm các số tự nhiên chẵn lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50 nên các phần tử thuộc tập hợp B là: 42; 44; 46; 48.
Vậy ta viết tập hợp B là: B = {42; 44; 46; 48}.
c) C = {x | x là số tự nhiên lẻ, x < 15};
Ta thấy tập hợp C là các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 15 nên các phần tử thuộc tập hợp C là 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13.
Do đó ta viết tập hợp C là: C = {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13}.
d) D = {x | x là số tự nhiên lẻ, 9 < x < 20}.
Ta thấy tập hợp D là các số tự nhiên lẻ lớn hơn 9 và nhỏ hơn 20 nên các phân tử thuộc tập hợp D là: 11; 13; 15; 17; 19.
Do đó ta viết tập hợp D là: D = {11; 13; 15; 17; 19}.
Câu 10:
Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:
a) A = {0; 3; 6; 9; 12; 15};
b) B = {5; 10; 15; 20; 25; 30};
c) C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90};
d) D = {1; 5; 9; 13; 17}.
a) A = {0; 3; 6; 9; 12; 15};
Ta thấy các số 0; 3; 6; 9; 12; 15 là các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 16 nên ta viết tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng là:
A = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 3, x < 16}.
b) B = {5; 10; 15; 20; 25; 30};
Ta thấy các số 5; 10; 15; 20; 25; 30 là các số tự nhiên chia hết cho 5, lớn hơn 0 và nhỏ hơn 31 (hoặc ta có thể viết nhỏ hơn 32; …; 35).
Vậy ta có thể viết tập hợp B bằng các cách sau:
Cách 1:
B = {x | x là các số tự nhiên chia hết cho 5, 0 < x < 31}.
Cách 2:
B = {x | x là các số tự nhiên chia hết cho 5, 0 < x < 35}…
c) C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90};
Ta thấy các số 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90 là các số tự nhiên chia hết cho 10, lớn hơn 0 và nhỏ hơn 100 (hoặc ta có thể viết nhỏ hơn 91; …; 99).
Vậy ta có thể viết tập hợp C bằng các cách sau:
Cách 1:
C = {x | x là các số tự nhiên chia hết cho 10, 0 < x < 91}.
Cách 2:
C = {x | x là các số tự nhiên chia hết cho 10, 0 < x < 100}…
d) D = {1; 5; 9; 13; 17}
Ta thấy các số 1; 5; 9; 13; 17 là các số tự nhiên thỏa mãn số sau hơn số trước 4 đơn vị (hay còn gọi là hơn kém nhau 4 đơn vị) bắt đầu từ 1 và nhỏ hơn 18.
Do đó ta viết tập hợp D là:
D = {x | x là các số tự nhiên hơn kém nhau 4 đơn vị bắt đầu từ 1, x < 18}
Câu 11:
a) Viết tập hợp A, B được minh họa bởi Hình 6 bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.
b) Quan sát Hình 6 và cho biết phát biểu nào sau đây là đúng:
1. a ∉ B;
2. m ∈ A;
3. b ∈ B;
4. n ∉ A.
a) Ta thấy trong biểu đồ Ven minh họa tập hợp A, các phần tử a, b, c nằm trong vòng kín
Vậy ta viết tập hợp A là: A = {a; b; c}.
Tương tự, ta thấy các phần tử a, b, c, m, n đều nằm trong vòng kín của biểu đồ Ven minh họa tập hợp B
Do đó ta viết tập hợp B là: B = {a; b; c; m; n}.
b) Ta thấy,
+ Tập hợp B chứa phần tử a nên a ∈ B nên 1 sai.
+ Tập hợp A không chứa phần tử m nên m ∉ A nên 2 sai.
+ Tập hợp B chứa phần tử b nên b ∈ B nên 3 đúng.
+ Tập hợp A không chứa phần tử n nên n ∉ A nên 4 đúng.
Vậy phát biểu 3 và 4 là phát biểu đúng.
Câu 12:
Tất cả học sinh của lớp 6A đều biết chơi bóng rổ hoặc cờ vua. Số học sinh biết chơi bóng rổ là 18, số học sinh biết chơi cờ vua là 23. Số học sinh của lớp 6A nhiều nhất là bao nhiêu?
Do tất cả các học sinh của lớp 6A đều biết chơi bóng rổ hoặc cờ vua nên số học sinh nhiều nhất của 6A là:
18 + 23 = 41 (học sinh)
Vậy số học sinh của lớp 6A nhiều nhất là 41 học sinh.