IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Giải SGK Toán 6 Chương 1: Số tự nhiên - Bộ Cánh diều

Giải SGK Toán 6 Chương 1: Số tự nhiên - Bộ Cánh diều

Bài 4: Phép nhân, phép chia các số tự nhiên - Bộ Cánh diều

  • 5473 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một thửa ruộng có dạng hình chữ nhật với chiều rộng là 150m và chiều dài là 250m. Người ta chia thửa ruộng đó thành bốn phần bằng nhau để gieo trồng những giống lúa khác nhau.

Một thửa ruộng có dạng hình chữ nhật với chiều rộng là 150m và chiều dài là 250m.

Diện tích mỗi phần là bao nhiêu mét vuông?

Xem đáp án

Diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật là: 

150 x 250 = 37 500 (m2)

Vì người ta chia thửa ruộng đó thành 4 phần bằng nhau nên diện tích mỗi phần của thửa ruộng là: 

37 500 : 4 = 9 375 (m2)

Vậy diện tích mỗi phần của thửa ruộng là 9 375 m2. 


Câu 2:

Tính: 152 x 213.

Xem đáp án

Thông thường, ta đặt tính nhân như sau:

Tính: 152 x 213.

Trong đó: 

3 x 152 = 456: Tích riêng thứ nhất.

1 x 152 = 152: Tích riêng thứ hai. Tích này viết lùi sang trái một cột so với tích riêng thứ nhất.

2 x 152 = 304: Tích riêng thứ ba. Tích này viết lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.

32376: Cộng các tích riêng theo cột dọc.

Vậy 152 x 213 = 32 376.


Câu 4:

Hãy nêu các tính chất của phép nhân các số tự nhiên.

Xem đáp án

Phép nhân các số tự nhiên có các tính chất sau:

+) Giao hoán:             a . b = b . a

+) Kết hợp:                 (a . b) . c = a . (b . c)

+) Nhân với số 1:        a . a = 1 . a = a

+) Phân phối đối với phép cộng và phép trừ:

a . (b + c) = a. b + a . c

a . (b – c) = a . b – a . c


Câu 5:

Tính một cách hợp lí:

a) 250 . 1 476 . 4

b) 189 . 509 – 189 . 409

Xem đáp án

a) 250 . 1 476 . 4 

= 250 . 4 . 1 476 (tính chất giao hoán)

= (250 . 4) . 1 476  (tính chất kết hợp)

= 1 000 . 1 476 

= 1 476 000.

b) 189 . 509 – 189 . 409 

= 189 . (509 – 409)    (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ)

= 189 . 100 

= 18 900.


Câu 6:

Một gia đình nuôi 80 con gà. Biết trung bình một con gà ăn 105 g thức ăn trong một ngày. Gia đình đó cần bao nhiêu ki-lô-gam thức ăn cho đàn gà trong 10 ngày?

Xem đáp án

Có thể giải bài toán này theo hai cách sau:

Cách 1. 

Trong 10 ngày, một con gà ăn trung bình số g thức ăn là:

105 . 10 = 1 050 (g thức ăn)

Trong 10 ngày, 80 con gà (hay cả đàn gà) ăn số g thức ăn là: 

1 050 . 80 = 84 000 (g thức ăn)

Đổi 84 000 g = 84 kg

Vậy gia đình đó cần 84 kg thức ăn cho đàn gà trong 10 ngày.

Cách 2. 

Một ngày, 80 con gà (hay cả đàn gà) ăn số g thức ăn là: 

 105 . 80 = 8 400 (g thức ăn)

Trong 10 ngày, 80 con gà (hay cả đàn gà) ăn số thức ăn là:

8 400 . 10 = 84 000 (g thức ăn)

Đổi 84 000 = 84 kg

Vậy gia đình đó cần 84 kg thức ăn cho đàn gà trong 10 ngày.


Câu 7:

Tính 2 795 : 215.

Xem đáp án

Thông thường, ta đặt tính chia như sau:

Tính 2 795 : 215.

+) Lấy 279 chia cho 215 được 1, viết 1;

Lấy 1 nhân 215 được 215; lấy 279 trừ đi 215 được 64, viết 64.

+) Hạ chữ số 5, được 645

Lấy 645 chia cho 215 được 3, viết 3;

Lấy 3 nhân 215 được 645; lấy 645 trừ đi 645 được 0, viết 0.

Vậy 2 795 : 215 = 13.


Câu 9:

Thực hiện phép chia 236 cho 12.

Xem đáp án

Ta có:

Thực hiện phép chia 236 cho 12.

Thực hiện phép chia trên ta có 236 : 12 = 19 (dư 8), tức là 236 = 12 . 19 + 8.


Câu 11:

Tìm các số thích hợp ở Tìm các số thích hợp ở ?: a) a . 0 = ?;   b) a : 1 =?; c) 0 : a =? ( với a ≠ 0). :

a) a . 0 = Tìm các số thích hợp ở ?: a) a . 0 = ?;   b) a : 1 =?; c) 0 : a =? ( với a ≠ 0).;

b) a : 1 = Tìm các số thích hợp ở ?: a) a . 0 = ?;   b) a : 1 =?; c) 0 : a =? ( với a ≠ 0).;

c) 0 : a = Tìm các số thích hợp ở ?: a) a . 0 = ?;   b) a : 1 =?; c) 0 : a =? ( với a ≠ 0). ( với a ≠ 0).

Xem đáp án

a) Ta có: a . 0 = 0 (Một số bất kì nhân với số 0 thì đều có kết quả bằng 0)

Vậy số thích hợp điền vào dấu Tìm các số thích hợp ở ?: a) a . 0 = ?;   b) a : 1 =?; c) 0 : a =? ( với a ≠ 0). là 0.

b) Ta có: a : 1 = a (Một số bất kì chia cho 1 thì bằng chính nó)

Vậy số thích hợp điền vào dấu Tìm các số thích hợp ở ?: a) a . 0 = ?;   b) a : 1 =?; c) 0 : a =? ( với a ≠ 0). là a.

c) Ta có: 0 : a = 0 (a ≠ 0) (Số 0 chia cho bất kì số nào khác 0 đều có kết quả bằng 0)

Vậy số thích hợp điền vào dấu Tìm các số thích hợp ở ?: a) a . 0 = ?;   b) a : 1 =?; c) 0 : a =? ( với a ≠ 0). là 0.


Câu 12:

Tính một cách hợp lí:

a) 50 . 347 . 2;

b) 36 . 97 + 97 . 64;

c) 157 . 289 – 289 . 57.

Xem đáp án

a) 50 . 347 . 2 

= 50 . 2 . 347 (tính chất giao hoán)

= (50 . 2) . 347 (tính chất kết hợp)

= 100 . 347 

= 34 700. 

b) 36 . 97 + 97 . 64 

= 97 . 36 + 97 . 64 (tính chất giao hoán đối với phép nhân)

= 97 . (36 + 64) (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng)

= 97 . 100 

= 9 700. 

c) 157 . 289 – 289 . 57 

= 289 . 157 – 289 . 57 (tính chất giao hoán đối với phép nhân) 

= 289 . (157 – 57) (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ) 

= 289 . 100 

= 28 900. 


Câu 13:

Đặt tính rồi tính:

a) 409 . 215;

b) 54 322 : 346;

c) 123 257 : 404.

Xem đáp án

a) 409 . 215

Ta có:

Đặt tính rồi tính: a) 409 . 215; b) 54 322 : 346; c) 123 257 : 404.

Vậy 409 . 215 = 87 935. 

b) 54 322 : 346 

Ta có: 

Đặt tính rồi tính: a) 409 . 215; b) 54 322 : 346; c) 123 257 : 404.

Vậy 54 322 : 346 = 157.

c) 123 257 : 404 

Ta có: 

Đặt tính rồi tính: a) 409 . 215; b) 54 322 : 346; c) 123 257 : 404.

Vậy 123 257 : 404 = 305 (dư 37). 


Câu 14:

Một bệnh nhân bị sốt cao, mất nước. Bác sĩ chỉ định uống 2 lít dung dịch Oresol để bù nước. Biết mỗi gói Oresol pha với 200 ml nước. Bệnh nhân đó cần dùng bao nhiêu gói Oresol?

Xem đáp án

Đổi 2 lít = 2 000 ml (đã được học quy tắc đổi ở Tiểu học)

Vì mỗi gói Oresol pha với 200ml nước nên bệnh nhân đó cần dùng số gói Oresol là: 

2 000 : 200 = 10 (gói)

Vậy bệnh nhân cần dùng 10 gói Oresol.   


Câu 15:

Lá cây chứa rất nhiều chất diệp lục trong lục lạp làm cho lá có màu xanh. Ở lá thầu dầu, cứ 1mm2 lá có khoảng 500 000 lục lạp.

Lá cây chứa rất nhiều chất diệp lục trong lục lạp làm cho lá có màu xanh. Ở lá thầu dầu

Tính số lục lạp có trên một chiếc là thầu dầu có diện tích khoảng 210cm2.

Xem đáp án

Đổi: 210 cm2 = 21 000 mm2 

Cứ 1 mm2 lá thầu dầu có khoảng 500 000 lục lạp

Do đó 210 cm2 hay 21 000 mm2 lá thầu dầu có số lục lạp là:

500 000 . 21 000 = 10 500 000 000 (lục lạp)

Vậy số lục lạp trên một chiếc lá thầu dầu có diện tích khoảng 210 cm2 là 10 500 000 000 lục lạp.


Câu 16:

Ở Bắc Bộ, quy ước: 1 thước = 24m2 , 1 sào = 15 thước, 1 mẫu = 10 sào. Theo kinh nghiệm nhà nông, để mạ đạt tiêu chuẩn thì 1 sào ruộng cần gieo khoảng 2 kg thóc giống.

a) Để gieo trên 1 mẫu ruộng cần khoảng bao nhiêu ki-lô-gam thóc giống?

b) Để giao mạ trên 9 ha ruộng cần khoảng bao nhiêu ki-lô-gam thóc giống?

Xem đáp án

a) 1 mẫu = 10 sào

1 sào ruộng cần gieo khoảng 2 kg thóc giống

Nên 1 mẫu ruộng (hay 10 sào ruộng) cần gieo số kg thóc giống là: 

10 . 2 = 20 (kg thóc giống)

Vậy để gieo trên 1 mẫu ruộng cần khoảng 20 kg thóc giống.

b) Đổi 9 ha = 90 000 m2 

Ta có: 1 thước =  24m2

Do đó 9 ha ruộng thì bằng: 

90 000 : 24 = 3 750 (thước)

Lại có: 1 sào = 15 thước

Nên 9 ha ruộng (hay 3 750 thước ruộng) thì bằng:

3 750 : 15 = 250 (sào) 

1 sào ruộng cần gieo khoảng 2 kg thóc giống

Nên 9 ha ruộng (hay 250 sào ruộng) cần gieo số kg thóc giống là: 

250 . 2 = 500 (kg thóc giống)

Vậy để gieo mạ trên 9 ha ruộng cần khoảng 500 kg thóc giống. 


Bắt đầu thi ngay