Thứ sáu, 03/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Giải SGK Toán 6 Chương 1: Số tự nhiên - Bộ Cánh diều

Giải SGK Toán 6 Chương 1: Số tự nhiên - Bộ Cánh diều

Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất - Bộ Cánh diều

  • 4175 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Để chuẩn bị trò chơi trong chuyến đi dã ngoại, cô Ánh đi siêu thị mua bóng bàn và cốc sao cho số quả bóng bàn bằng số cốc. Tuy nhiên, tại siêu thị, bóng bàn chỉ bán theo hộp gồm 6 quả, cốc chỉ bán theo bộ gồm 8 chiếc.

Cô Ánh phải mua ít nhất bao nhiêu bộ cốc và bao nhiêu hộp bóng bàn?

Xem đáp án

Sau khi học bài này, ta sẽ biết được số chiếc cốc và số quả bóng bàn mà cô Ánh phải mua ít nhất là bội chung nhỏ nhất của 6 và 8. 

Ta có: 6 = 2 . 3 và 8 = 23

Các thừa số nguyên tố chung và riêng của 6 và 8 là 2 và 3

Số mũ lớn nhất của 2 là 3, số mũ lớn nhất của 3 là 1

Khi đó BCNN(6, 8) = 23 . 3 = 24

Do đó cô Ánh phải mua 24 chiếc cốc và 24 quả bóng bàn.

Số bộ cốc là: 24 : 8 = 3 (bộ)

Số hộp bóng bàn là: 24 : 6 = 4 (hộp)

Vậy cô Ánh cần mua ít nhất 3 bộ cốc và 4 hộp bóng bàn để số bóng bàn và số cốc bằng nhau. 


Câu 2:

a) Nêu một số bội của 2 và của 3 theo thứ tự tăng dần:

a) Nêu một số bội của 2 và của 3 theo thứ tự tăng dần

b) Tìm các số vừa ở trong hàng thứ nhất vừa ở trong hàng thứ hai. 

c) Xác định số nhỏ nhất khác 0 trong các bội chung của 2 và 3.

Xem đáp án

a)

Một số bội của 2

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20 

Một số bội của 3

0

3

6

9

12

15

18

21

24

27

30

b) Các số vừa ở hàng thứ nhất vừa ở hàng thứ 2 là: 0, 6, 12, 18.

c) Số nhỏ nhất khác 0 trong bội chung của 2 và 3 là: 6.


Câu 3:

Hãy nêu bốn bội chung của 5 và 9.

Xem đáp án

+ Trước tiên ta tìm các bội của 5 và 9.

+ Để tìm bội của 5, ta lần lượt lấy 5 nhân với các số 0; 1; 2; 3;…

Một số bội của 5 là: 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50; 55; 60; 65; 70; 75; 80; 85; 90; 95; 100; 105; 110; 115; 120; 125; 130; 135. 

+ Để tìm bội của 9, ta lần lượt lấy 9 nhân với các số 0; 1; 2; 3;…

Một số bội của 9 là: 0; 18; 27; 36; 45; 54; 63; 72; 81; 90; 99; 108; 117; 126; 135.

Do đó 4 bội chung của 5 và 9 là: 0; 45; 90; 135. 


Câu 4:

Quan sát bảng sau:

Quan sát bảng sau: a) Viết ba bội chung của 8 và 12 theo thứ tự tăng dần

a) Viết ba bội chung của 8 và 12 theo thứ tự tăng dần.

b) Tìm BCNN(8, 12).

c) Thực hiện phép chia ba bội chung của 8 và 12 cho BCNN(8, 12).

Xem đáp án

a) Quan sát bảng ta thấy các bội chung của 8 và 12 là: 0; 24; 48; 72.

Đề bài chỉ yêu cầu chúng ta đưa ra 3 bội chung của 8 và 12 nên ta chỉ cần chọn 3 trong 4 số trên và xếp chúng theo thứ tự tăng dần. 

Ví dụ: 24; 48; 72. 

b)  Trong các bội chung của 8 và 12 ở trên, ta thấy số 24 là số bé nhất và khác 0 nên BCNN(8, 12) = 24. 

c) Chia 3 bội chung của 8 và 12 cho BCNN(8, 12)

24 : 24 = 1

48 : 24 = 2

72 : 24 = 3. 


Câu 5:

Tìm tất cả các số có ba chữ số là bội chung của a và b, biết rằng BCNN(a, b) = 300.

Xem đáp án

Vì bội chung của a và b đều là bội của BCNN(a, b) = 300 nên ta đi tìm các bội của 300. 

Ta có các bội của 300 là: 0; 300; 600; 900; 1 200; … (lấy 300 lần lượt nhân với 0, 1, 2, 3,…)

Vậy tất cả các số có ba chữ số là bội chung của a và b là: 300; 600; 900.


Câu 6:

Tìm bội chung nhỏ nhất của 12, 18, 27.

Xem đáp án

+ Ta phân tích các số 12, 18, 27 ra thừa số nguyên tố:

12 = 4 . 3 = 22 . 3

18 = 2 . 9 = 2 . 32 

27 = 33

+ Các thừa số nguyên tố chung và riêng của 12, 18 và 27 là 2 và 3.

Số mũ lớn nhất của 2 là 2, số mũ lớn nhất của 3 là 3 

Vậy BCNN(12, 18, 27) = 22 . 33 = 4 . 27 = 108.


Câu 7:

Thực hiện phép tính: 512+718

Xem đáp án

+) Ở tiểu học, ta đã làm như sau:

Quy đồng mẫu hai phân số bằng cách chọn mẫu chung là tích của hai mẫu:

Mẫu chung = 12 . 18 = 216

Ta có: 512+718=5.1812.18+7.1218.12=90+84216=174216=2936

Vậy 512+718=2936.

+) Để tính tổng hai phân số trên, ta có thể làm như sau:

- Chọn mẫu chung là BCNN của các mẫu. Cụ thể: 

Mẫu chung = BCNN(12, 18) = 36

- Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu), ta có:

36 : 12 = 3; 36 : 18 = 2

- Sau khi nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng, ta cộng hai phân số có cùng mẫu:

 512+718=5.312.3+7.218.2=15+1436=2936


Câu 8:

Thực hiện phép tính: 1115-325+910

Xem đáp án

+ Để thực hiện phép tính, trước tiên ta đi tìm BCNN của 15, 25 và 10

Ta có: 15 = 3 . 5; 25 = 52 ; 10 = 2 . 5

Các thừa số nguyên tố chung và riêng của 15, 25, 10 là 2, 3 và 5; lần lượt tương ứng với các số mũ lớn nhất là 1; 1 và 2.

Khi đó: BCNN(15, 25, 10) = 2 . 3 . 52 = 6 . 25 = 150

+ Ta có: 150 : 15 = 10; 150 : 25 = 6; 150 : 10 = 15

+ Khi đó: 1115=11.1015.10=110150;325=3.625.6=18150;910=9.1510.15-=135150

Vậy  1115-325+910=110150-18150+135150=110-18+135150=227150


Câu 9:

a) Hãy viết các ước của 7 và các ước của 8. Tìm ƯCLN(7, 8).

b) Hai số 7 và 8 có nguyên tố cùng nhau hay không? Vì sao?

c) Tìm BCNN(7, 8). So sánh bội chung nhỏ nhất với tích hai số 7 và 8.

Xem đáp án

a) + Để tìm các ước của 7 ta lấy 7 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 7, các phép chia hết là: 7 : 1 = 7; 7 : 7 = 1

Do đó: các ước của 7 là: 1; 7 

+ Để tìm các ước của 8 ta lấy 8 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 8, các phép chia hết là: 8 : 1 = 8; 8 : 2 = 4; 8 : 4 = 2; 8 : 8 = 1.

Các ước của 8 là: 1; 2; 4; 8.

+ Từ đó suy ra ƯC(7, 8) = 1 nên ƯCLN(7, 8) = 1.

b) Vì ƯCLN(7, 8) = 1 (theo câu a) nên hai số 7 và 8 là hai số nguyên tố cùng nhau. 

c) Ta có: 7 = 71; 8 = 23

Các thừa số nguyên tố chung và riêng là 7 và 2 với số mũ cao nhất lần lượt là 1 và 3.

Do đó BCNN(7, 8) = 71 . 23 = 56 

Mà 7 . 8 = 56

Hay ta nói bội chung nhỏ nhất của hai số nguyên tố cùng nhau 7 và 8 chính bằng tích của hai số 7 và 8. 


Câu 10:

Quan sát hai thanh sau:

Quan sát hai thanh sau: a) Số 0 có phải là bội chung của 6 và 10 không? Vì sao

a) Số 0 có phải là bội chung của 6 và 10 không? Vì sao?

b) Viết bốn bội chung của 6 và 10 theo thứ tự tăng dần.

c) Tìm BCNN(6, 10).

d) Tìm các bội chung của 6 và 10 mà nhỏ hơn 160.

Xem đáp án

a) Quan sát hình trên, ta thấy số 0 nằm trên cả 2 thanh, thanh một số bội của 10 (thanh ngang) và thanh một số bội của 6 (thanh cong) nên số 0 là bội chung của 6 và 10. 

Mở rộng: Hơn nữa, 0 chia hết cho tất cả các số tự nhiên khác 0 nên 0 là bội của mọi số tự nhiên khác 0. 

b) Quan sát hình trên, ta thấy các số 0; 30; 60; 90 (được tô màu đậm hơn) nằm trên cả hai thanh ngang và thanh cong.

Do đó bốn bội chung của 6 và 10 được xếp theo thứ tự tăng dần là: 0; 30; 60; 90.

 c) Trong các bội chung trên của 6 và 10, ta thấy 30 là số bé nhất và khác 0.

Do đó nó là bội chung nhỏ nhất của 6 và 10 hay BCNN(6, 10) = 30.

d) Các bội chung của 6 và 10 là các bội của BCNN(6, 10) = 30. 

Mà các bội của 30 là: 0; 30; 60; 90; 120; 150; 180;…. (lần lượt nhân 30 với 0, 1, 2, …)

Vậy các bội chung của 6 và 10 nhỏ hơn 160 là: 0; 30; 60; 90; 120; 150.


Câu 11:

Tìm bội chung nhỏ nhất của:

a) 7 và 13;

b) 54 và 108;

c) 21, 30, 70.

Xem đáp án

a) Ta có, 7 và 13 đều là các số nguyên tố 

Nên 7 và 13 cũng là hai số nguyên tố cùng nhau

Do đó: BCNN(7, 13) = 7 . 13 = 91. 

b) Ta có: 54 = 2 . 27 = 2 . 33 

108 = 4 . 27 = 22 . 33 

Các thừa số nguyên tố chung và riêng của 54 và 108 là 2 và 3, tương ứng với các số mũ lớn nhất lần lượt là 2 và 3

Khi đó: BCNN(54, 108) = 22 . 33 = 4 . 27 = 108.

c) Ta có: 21 = 3 . 7

30 = 3 . 10 = 3 . 2 . 5; 70 = 7. 10 = 7 . 2 . 5

Các thừa số nguyên tố chung và riêng của 21, 30, 70 là 2, 3, 5, 7; chúng đều có số mũ lớn nhất là 1.

Do đó: BCNN(21, 30, 70) = 2 . 3. 5 . 7 = 210. 


Câu 12:

Thực hiện phép tính sau:

a) 1948-340

b) 16+727+518

 

Xem đáp án

a) Để thực hiện phép tính, trước hết tìm bội chung nhỏ nhất của 48 và 40 để quy đồng mẫu số.

+ Ta có: 48 = 16 . 3 = 24 . 3 

40 = 8 . 5 = 23 . 5 

Các thừa số nguyên tố chung và riêng của 48 và 40 40.6là 2, 3, 5, tương ứng với các số mũ lớn nhất lần lượt là 4, 1, 1.

Khi đó: BCNN(48, 40) = 24 . 3 .5 = 16 . 3 . 5 = 240.

+ 240 : 48 = 5; 240 : 40 = 6 

+ Ta có: 1948=19.548.5=95240;340=3.640.6=18240

Vậy 1948-340=95240-18240=95-18240=77240

b) Để thực hiện phép tính, trước hết tìm bội chung nhỏ nhất của 6, 27 và 18 để quy đồng mẫu số.

+ Ta có: 6 = 2 . 3; 27 = 33; 18 = 2 . 9 = 2 . 32 

Các thừa số nguyên tố chung và riêng của 6, 27 và 18 là 2; 3, tương ứng với các số mũ lớn nhất là 1; 3. 

Khi đó: BCNN(6, 27, 18) = 21. 33 = 2 . 27 = 54

+ 54 : 6 = 9; 54 : 27 = 2; 54 : 18 = 3

+ Ta có:  16=1.96.9=954;727=7.227.2=1454;518=5.318.3=1554

Vậy  16+727+518=954+1454+1554=9+14+1554=3854=38:254:2=1927


Câu 13:

Bội chung nhỏ nhất của hai số là 45. Một trong hai số đó là 5. Hãy tìm số còn lại.

Xem đáp án

Gọi số cần tìm là x

Ta có: BCNN(x, 5) = 45 

Mà 45 = 5 . 9 = 5 . 32 ; 5 = 51 và 5 là số nguyên tố nên x và 5 phải là hai số nguyên tố cùng nhau, mà bội chung nhỏ nhất của hai số nguyên tố cùng nhau chính bằng tích của hai số đó. 

Do đó x = 32 = 9.  

Vậy số cần tìm là 9. 


Câu 14:

Câu lạc bộ thể thao của một trường trung học cơ sở có không quá 50 học sinh tham gia. Biết rằng khi chia số học sinh trong câu lạc bộ đó thành từng nhóm 5 học sinh hoặc 8 học sinh thì vừa hết. Câu lạc bộ thể thao đó có bao nhiêu học sinh?

Xem đáp án

Gọi a là số học sinh của câu lạc bộ thể thao (a ∈ N*, a ≤ 50)

Vì khi chia số học sinh trong câu lạc bộ đó thành từng nhóm 5 học sinh hoặc 8 học sinh thì vừa hết nên a là bội chung của 5 và 8. 

Ta có: 5 = 51; 8 = 23 

Do đó: BCNN(5, 8) = 51 . 23 = 5 . 8 = 40

Mà bội chung của 5 và 8 là các bội của BCNN(5, 8) = 40 

Nên BC(5, 8) ={0; 40; 80; 120; …}

Vì a ≤ 50 nên a = 40. 

Vậy câu lạc bộ thể thao đó có 40 học sinh. 


Câu 15:

Lịch cập cảng của ba tàu như sau: tàu thứ nhất cứ 10 ngày cập cảng một lần; tàu thứ hai cứ 12 ngày cập cảng một lần; tàu thứ ba cứ 15 ngày cập cảng một lần. Vào một ngày nào đó, ba tàu cùng cập cảng. Sau ít nhất bao nhiêu ngày thì ba tàu lại cùng cập cảng?

Xem đáp án

Gọi x là số ngày ít nhất mà ba tàu lại cập cảng cùng nhau. (x ∈ ℕ*)

Vì tàu thứ nhất cứ 10 ngày thì cập cảng một lần nên x là bội của 10.

Tàu thứ hai cứ 12 ngày thì cập cảng một lần nên x là bội của 12.

Tàu thứ ba cứ 15 ngày thì cập cảng một lần nên x là bội của 15.

Do đó x là bội chung của 10, 12 và 15

Mà x là ít nhất nên x là bội chung nhỏ nhất của 10, 12 và 15.

Ta đi tìm BCNN(10, 12, 15)

Ta có: 10 = 2 . 5; 12 = 3 . 4 = 3 . 22; 15 = 3 . 5

Khi đó: BCNN(10, 12, 15) = 22 . 3 . 5 = 4 . 3 . 5 = 60

Hay x = 60 

Vậy sau ít nhất 60 ngày thì ba tàu lại cùng nhau cập cảng. 


Câu 16:

Lịch can Chi

Một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, gọi tên năm âm lịch bằng cách ghép tên của một trong 10 can (theo thứ tự là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) với tên của một trong 12 chi (theo thứ tự là Tỷ, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Đầu tiên, Giáp được ghép với Tý thành năm Giáp Tý. Cứ 10 năm, Giáp được lặp lại. Cứ 12 năm, Tý được lặp lại:

Lịch can Chi. Một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, gọi tên năm âm lịch

Giải thích tại sao cứ 60 năm thì năm Giáp Tý được lặp lại?

Xem đáp án

Vì cứ 10 năm, can Giáp được lặp lại. Cứ 12 năm, chi Tý được lặp lại, nên số năm Giáp Tý được lặp lại là bội chung của 10 và 12. Và số năm ít nhất năm Giáp Tý lặp lại là bội chung nhỏ nhất của 10 và 12. 

Phân tích 10 và 12 ra thừa số nguyên tố ta được:

10 = 2 . 5 

12 = 2 . 2 . 3 = 22 . 3

Các thừa số nguyên tố chung và riêng của 10 và 12 là 2, 3, 5 với số mũ lớn nhất lần lượt là: 2, 1, 1.

Khi đó: BCNN(10, 12) = 22 . 3 . 5 = 60.

Vậy cứ sau 60 năm thì năm Giáp Tý được lặp lại. 


Bắt đầu thi ngay