Thứ sáu, 03/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Giải SGK Toán 6 Chương 1: Số tự nhiên - Bộ Cánh diều

Giải SGK Toán 6 Chương 1: Số tự nhiên - Bộ Cánh diều

Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên - Bộ Cánh diều

  • 4180 lượt thi

  • 19 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong bảng dưới đây có ghi dân số của một số tỉnh, thành phố ở nước ta năm 2019.

Trong bảng dưới đây có ghi dân số của một số tỉnh, thành phố ở nước ta

Đọc dân số của những tỉnh, thành phố nêu trong bảng trên và cho biết tỉnh, thành phố nào có dân số nhiều nhất.

Xem đáp án

Quan sát bảng ta thấy:

+ Dân số tỉnh Cà Mau là 1 194 300 người, đọc là "một triệu một trăm chín mươi tư nghìn ba trăm người".

+ Dân số tỉnh Gia Lai là 1 520 200 người, đọc là "một triệu năm trăm hai mươi nghìn hai trăm người".

+ Dân số thành phố Hà Nội là 8 093 900 người, đọc là "tám triệu không trăm chín mươi ba nghìn chín trăm người".

+ Dân số tỉnh Nghệ An là 3 337 200 người, đọc là "ba triệu ba trăm ba mươi bảy nghìn hai trăm người".

+ Dân số TP. Hồ Chí Minh là 9 038 600 người, đọc là "chín triệu không trăm ba mươi tám nghìn sáu trăm người".

Lại có: 1 194 300 < 1 520 200 < 3 337 200 < 8 093 900 < 9 038 600 nên TP. Hồ Chí Minh có số dân nhiều nhất. 


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

a) Nếu x ∈ Phát biểu nào sau đây là đúng? a) Nếu x ∈ N thì x ∈ N* thì x ∈ Phát biểu nào sau đây là đúng? a) Nếu x ∈ N thì x ∈ N*.

b) Nếu x ∈ Phát biểu nào sau đây là đúng? a) Nếu x ∈ N thì x ∈ N* thì x ∈ Phát biểu nào sau đây là đúng? a) Nếu x ∈ N thì x ∈ N*.

Xem đáp án

Ta có Phát biểu nào sau đây là đúng? a) Nếu x ∈ N thì x ∈ N* là tập hợp các số tự nhiên và Phát biểu nào sau đây là đúng? a) Nếu x ∈ N thì x ∈ N* là tập hợp các số tự nhiên khác 0.

Do đó nếu ta lấy 0 ∈ Phát biểu nào sau đây là đúng? a) Nếu x ∈ N thì x ∈ N* thì ta thấy 0 ∉ Phát biểu nào sau đây là đúng? a) Nếu x ∈ N thì x ∈ N* nên phát biểu a) là sai. 

Mặt khác, mọi số tự nhiên khác 0 đều là các số tự nhiên, do đó nếu ta lấy x ∈ Phát biểu nào sau đây là đúng? a) Nếu x ∈ N thì x ∈ N* thì x ∈ Phát biểu nào sau đây là đúng? a) Nếu x ∈ N thì x ∈ N*.

Vậy ta kết luận phát biểu b) là đúng. 


Câu 3:

a) Đọc số sau: 12 123 452.

b) Viết số sau: ba mươi tư nghìn sáu trăm năm mươi chín.

Xem đáp án

a) Số 12 123 452 đọc là: "Mười hai triệu một trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi hai".

b) Số "ba mươi tư nghìn sáu trăm năm mươi chín" viết là 34 659. 


Câu 4:

Đọc các số sau: 71 219 367; 1 153 692 305.

Xem đáp án

+) Số 71 219 367 đọc là: "Bảy mươi mốt triệu hai trăm mười chín nghìn ba trăm sáu mươi bảy".

+) Số 1 153 692 305 đọc là: "Một tỉ một trăm năm mươi ba triệu sáu trăm chín mươi hai nghìn ba trăm linh năm".


Câu 5:

Viết số sau: Ba tỉ hai trăm năm mươi chín triệu sáu trăm ba mươi ba nghìn hai trăm mười bảy.

Xem đáp án

Số "ba tỉ hai trăm năm mươi chín triệu sáu trăm ba mươi ba nghìn hai trăm mười bảy" được viết là: 3 259 633 217.


Câu 6:

Cho các số: 966; 953.

a) Xác định chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm của mỗi số trên.

b) Viết số 953 thành tổng theo mẫu:

966 = 900 + 60 + 6 = 9 x 100 + 6 x 10 + 6.

Xem đáp án

a) Ta có: 

+) Số 966 có:

- Chữ số hàng đơn vị là: 6

- Chữ số hàng chục là: 6

- Chữ số hàng trăm là: 9

+) Số 953 có: 

- Chữ số hàng đơn vị là: 3

- Chữ số hàng chục là: 5

- Chữ số hàng trăm là: 9

b) Viết số 953 theo mẫu đã cho ta được:

953 = 900 + 50 + 3 = 9 x 100 + 5 x 10 + 3. 


Câu 7:

Viết mỗi số sau thành tổng theo mẫu ở Ví dụ 3:

Viết mỗi số sau thành tổng theo mẫu ở Ví dụ 3:

Xem đáp án

+) Ta có: Viết mỗi số sau thành tổng theo mẫu ở Ví dụ 3:  chỉ số tự nhiên có ba chữ số, chữ số hàng trăm là a, chữ số hàng chục là b, chữ số hàng đơn vị là 0 nên viết theo mẫu ở Ví dụ 3 ta được:

Viết mỗi số sau thành tổng theo mẫu ở Ví dụ 3:

+) Tương tự ta cũng có:

Viết mỗi số sau thành tổng theo mẫu ở Ví dụ 3:


Câu 8:

Quan sát đồng hồ sau:

Quan sát đồng hồ sau: a) Đọc các số ghi trên mặt đồng hồ

a) Đọc các số ghi trên mặt đồng hồ;

b) Cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ.

Xem đáp án

a) Các số ghi trên mặt đồng hồ được đọc là: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, mười một, mười hai. (chỉ giờ, ta biết được thông qua thực tế về số đo thời gian).

b) Đồng hồ trên hình có kim ngắn (kim chỉ giờ) chỉ vào vị trí số 7 và kim dài (kim chỉ phút) vào vị trí số 12. Như vậy, đồng hồ chỉ 7 giờ đúng. 


Câu 9:

a) Đọc các số La Mã sau: XVI; XVIII; XXII; XXVI; XXVIII.

b) Viết các số sau bằng số La Mã: 12, 15, 17, 24, 25, 29.

 

Xem đáp án

a) Theo cách ghi số La Mã ta có

+) Số XVI đọc là: "Mười sáu"

+) Số XVIII đọc là: "Mười tám"

+) Số XXII đọc là: "Hai mươi hai"

+) Số XXVI đọc là: "Hai mươi sáu"

+) Số XXVIII đọc là: "Hai mươi tám".

b) Theo cách ghi số La Mã ta có

+) Số 12, ta tách 12 = 10 + 2, số 10 là X, số 2 là II nên số 12 ta viết là: XII

+) Số 15, ta tách 15 = 10 + 5, số 10 là X, số 5 là V nên số 15 viết là: XV

+) Số 17, ta tách 17 = 10 + 5 + 2, số 10 là X, số 5 là V, số 2 là II nên số 17 ta viết là: XVII

+) Số 24, ta tách 24 = 10 + 10 + 4, số 10 là X, số 4 là IV nên số 24 ta viết là: XXIV

+) Số 25 , ta tách 25 = 10 + 10 + 5, số 10 là X, số 5 là V nên số 25 ta viết là: XXV

+) Số 29, ta tách 29 = 10 + 10 + 9, số 10 là X, số 9 là IX nên số 29 ta viết là: XXIX.


Câu 10:

So sánh:

a) 9 998 và 10 000

b) 524 697 và 524 687

Xem đáp án

a) Ta có: 9 998 < 10 000 (số tự nhiên có bốn chữ số nhỏ hơn số tự nhiên có năm chữ số).

b) Ta có: 

Số 524 697 và số 524 687 có chữ số hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm giống nhau. Chữ số hàng chục của số 524 697 là 9 và chữ số hàng chục của số 524 687 là 8, mà 9 > 8. 

Vậy 524 697 > 524 687.


Câu 11:

So sánh:

a) 35 216 098 và 8 935 789;

b) 69 098 327 và 69 098 357.

Xem đáp án

a) Ta có:

Số 35 216 098 có tám chữ số; 

Số 8 935 789 có bảy chữ số.

Do đó: 35 216 098 > 8 935 789.

b) Do hai số 69 098 327 và 69 098 357 có cùng số chữ số nên ta lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau là 2 < 5.

Vậy 69 098 327 < 69 098 357. 


Câu 12:

Xác định số tự nhiên ở Luyện tập 2 trang 6 Toán lớp 6 Tập 1 - Cánh diều hay nhất , biết a, b, c là các chữ số, a ≠ 0 :

Xác định số tự nhiên ở ? , biết a, b, c là các chữ số

Xem đáp án

Ta có: 

+) 9 000 000 000 + 50 000 000 + 8 000 000 + 500 000 + 400 = 9 058 500 400

(Trong tổng không có hàng trăm triệu, hàng chục nghìn và hàng nghìn nên ta thay bởi các chữ số 0).  

Xác định số tự nhiên ở ? , biết a, b, c là các chữ số


Câu 13:

Đọc và viết:

a) Số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số khác nhau;

b) Số tự nhiên nhỏ nhất có bảy chữ số khác nhau;

c) Số tự nhiên chẵn lớn nhất có tám chữ số khác nhau;

d) Số tự nhiên lẻ nhỏ nhất có tám chữ số khác nhau.

Xem đáp án

a) Số tự nhiên lớn nhất có 6 chữ số khác nhau là: 987 654

Số 987 654 đọc là chín trăm tám mươi bảy nghìn sáu trăm năm mươi tư.

b) Số tự nhiên nhỏ nhất có bảy chữ số khác nhau là: 1 023 456

Số 1 023 456 đọc là một triệu không trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi sáu.

c) Số tự nhiên chẵn lớn nhất có tám chữ số khác nhau là: 98 765 432

Số 98 765 432 đọc là chín mươi tám triệu bảy trăm sáu mươi lăm nghìn bốn trăm ba mươi hai.

d) Số tự nhiên lẻ nhỏ nhất có tám chữ số khác nhau là: 10 234 567.

Số 10 234 567 đọc là mười triệu hai trăm ba mươi tư nghìn năm trăm sáu mươi bảy.


Câu 14:

Đọc số liệu về các đại dương trong bảng dưới đây:

Đọc số liệu về các đại dương trong bảng dưới đây:

Xem đáp án

* Ấn Độ Dương:

+ Diện tích: bảy mươi sáu triệu hai trăm nghìn ki-lô-mét vuông

+ Độ sâu trung bình: ba nghìn tám trăm chín mươi bảy mét

* Bắc Băng Dương:

+ Diện tích: mười bốn triệu tám trăm nghìn ki-lô-mét vuông

+ Độ sâu trung bình: một nghìn hai trăm linh năm mét

* Đại Tây Dương:

+ Diện tích: chín mươi mốt triệu sáu trăm nghìn ki-lô-mét vuông

+ Độ sâu trung bình: ba nghìn chín trăm hai mươi sáu mét

* Thái Bình Dương:

+ Diện tích: một trăm bảy mươi tám triệu bảy trăm nghìn ki-lô-mét vuông

+ Độ sâu trung bình: bốn nghìn không trăm hai mươi tám mét.


Câu 15:

a) Đọc các số La Mã sau: IV, VIII, XI, XXIII, XXIV, XXVII.

b)Viết các số sau bằng số La Mã: 6, 14, 18, 19, 22, 26, 30.

 

Xem đáp án

a) Theo bảng ghi số La Mã:

+ Số IV đọc là: bốn

+ Số VIII đọc là: tám 

+ Số XI đọc là: mười một

+ Số XXIII đọc là: hai mươi ba

+ Số XXIV đọc là: hai mươi tư

+ Số XXVII đọc là: hai mươi bảy.

b) Theo bảng ghi La Mã ta có:

+ Số 6, ta tách 6 = 5 + 1, số 5 là V, số 1 là I nên số 6 ta viết là: VI

+ Số 14, ta tách 14 = 10 + 4, số 10 là X, số 4 là IV nên số 14 ta viết là: XIV

+ Số 18, ta tách 18 = 10 + 5 + 3, số 10 là X, số 5 là V, số 3 là III nên số 18 ta viết là: XVIII

+ Số 19, ta tách 19 = 10 + 9, số 10 là X, số 9 là IX nên số 19 ta viết là: XIX

+ Số 22, ta tách 22 = 10 + 10 + 2, số 10 là X, số 2 là II, nên số 22 ta viết là: XXII

+ Số 26, ta tách 26 = 10 + 10 + 5 + 1, số 10 là X, số 5 là V, số 1 là I nên số 26 ta viết là: XXVI

+ Số 30, ta tách 30 = 10 + 10 + 10, số 10 là X nên số 30 ta viết là: XXX


Câu 16:

a) Viết các số sau theo thứ tự tăng dần: 12 059 369, 9 909 820, 12 058 967, 12 059 305.

b) Viết các số sau theo thứ tự giảm dần: 50 413 000, 39 502 403, 50 412 999, 

39 502 413.

 

Xem đáp án

a) Vì số 9909820 là số có bảy chữ số còn ba số còn lại là các số có tám chữ số nên ta so sánh các số còn lại ta được:

 12058967 < 12059305 < 12059369 

Khi đó ta có: 9909820 < 12058967 < 12059305 < 12059369 

Vậy sắp xếp các số đã cho theo thứ tự tăng dần là: 9909820; 12058967; 12059305; 12059369.

b) Bốn số đã cho đều là số có tám chữ số nên ta lần lượt so sánh từng cặp chữ số từ trái sang phải cho đến khi có cặp chữ số khác nhau ta được:

39502403 < 39502413 < 50412999 < 50413000

Hay 50413000 > 50412999 > 39502413 > 39502403

Vậy sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ giảm dần là: 50413000; 50412999; 39502413; 39502403.


Câu 17:

Viết tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn mỗi điều kiện sau:

a)  x ≤ 6

b)  35 ≤ x ≤ 39

c)  216 < x ≤ 219

Xem đáp án

a) Ta có số tự nhiên x thỏa mãn x ≤ 6 là x < 6 hoặc x = 6 hay ta đọc là số tự nhiên x nhỏ hơn hoặc bằng (bé hơn hoặc bằng) 6.  

Gọi A là tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn x ≤ 6. Khi đó ta viết tập hợp A là:

A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}.

b) Gọi B là tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn 35 ≤ x ≤ 39 . 

Khi đó ta có B là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 35 và nhỏ hơn hoặc bằng 39, gồm các số: 35; 36; 37; 38; 39. Nên ta viết tập hợp B là:

B = {35; 36; 37; 38; 39}.

c) Gọi C là tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn 216 < x ≤ 219 .

Khi đó ta có C là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 216 và nhỏ hơn hoặc bằng 219, gồm các số: 217; 218; 219. Nên ta viết tập hợp C là:

C = {217; 218; 219}.


Câu 18:

Tìm chữ số thích hợp ở dấu * sao cho:

Tìm chữ số thích hợp ở dấu * sao cho:

Xem đáp án

a) Ta có số cần điền ở vị trí * là chữ số hàng chục của số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * sao cho: nên * phải là số tự nhiên thỏa mãn 0 ≤ *≤ 9.(1)

Mà 3 369 < Tìm chữ số thích hợp ở dấu * sao cho: < 3 389 với các số 3 369; 3 389; Tìm chữ số thích hợp ở dấu * sao cho: đều là các số có bốn chữ số với các chữ số hàng nghìn, hàng trăm và hàng đơn vị là giống nhau nên ta chỉ cần so sánh các chữ số hàng chục.

Khi đó ta có: 6 < * < 8 (2)

Từ (1) và (2) suy ra * phải là số 7.

Vậy số cần điền vào dấu * là số 7. 

b) Ta có số cần điền ở vị trí * là chữ số hàng chục của số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * sao cho: nên * phải là số tự nhiên thỏa mãn 0 ≤ *≤ 9.(3)

Mà 2 020 ≤ Tìm chữ số thích hợp ở dấu * sao cho: < 2 040 với các số 2 020; 2 040; Tìm chữ số thích hợp ở dấu * sao cho: đều là các số có bốn chữ số với các chữ số hàng nghìn, hàng trăm và hàng đơn vị là giống nhau nên ta chỉ cần so sánh các chữ số hàng chục.

Khi đó ta có: 2 ≤ * < 4 (2)

Từ (1) và (2) suy ra * phải là số 2 hoặc số 3 (vì có dấu nhỏ hơn hoặc bằng).

Vậy số cần điền vào dấu * là số 2 hoặc số 3. 


Câu 19:

Cô Ngọc cần mua một chiếc phích nước. Giá chiếc phích nước mà cô Ngọc định mua ở năm cửa hàng như sau:

Cô Ngọc cần mua một chiếc phích nước. Giá chiếc phích nước mà cô Ngọc định mua

Cô Ngọc nên mua phích ở cửa hàng nào thì có giá rẻ nhất?

Xem đáp án

Để biết cô Ngọc nên mua phích nước ở cửa hàng nào là rẻ nhất thì ta so sánh giá tiền phích nước ở các cửa hàng trên.

Quan sát bảng giá tiền ta thấy giá mỗi chiếc phích đều là các số tự nhiên có sáu chữ số nên ta lần lượt so sánh từng cặp chữ số theo thứ tự từ trái qua phải đến hàng có cặp chữ số khác nhau ta được: 

105 000 < 107 000 < 110 000 < 115 000 < 120 000.

Khi đó ta thấy số 105 000 là số bé nhất hay phích nước ở cửa hàng Bình Minh có giá rẻ nhất. 

Vậy cô Ngọc nên mua phích nước ở cửa hàng Bình Minh.


Bắt đầu thi ngay