Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 chọn lọc, có lời giải (20 đề)

Đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 chọn lọc, có lời giải (20 đề)

Đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề số 16)

  • 23539 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho dãy các kim loại: Na, Al, Au, Fe. Kim loại dẫn nhiệt tốt nhất là

Xem đáp án

Đáp án D. Au.


Câu 2:

Kim loại tan hoàn toàn trong nước (dư) ở nhiệt độ thường là

Xem đáp án

Đáp án D. Fe.


Câu 3:

Cắt một miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm thì

Xem đáp án

Đáp án D. Fe bị oxi hóa.


Câu 4:

Kim loại nào sau đây điều chế không được bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

Xem đáp án

Đáp án A. Ag.         


Câu 5:

Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch?

Xem đáp án

Đáp án C. Mg.                       


Câu 6:

Dung dịch nào sau đây tác dụng được với MgCO3?

Xem đáp án

Đáp án A. HCl. 


Câu 7:

Số electron hóa trị của Al (Z = 13) ở trạng thái cơ bản là 

Xem đáp án

Đáp án A. 3. 


Câu 8:

Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg2+; Ca2+; Cl ; SO42–. Chất nào sau đây được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

Xem đáp án

Đáp án A. Na3PO4.           


Câu 9:

Kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ là

Xem đáp án

Đáp án A. Al. 


Câu 11:

Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

Xem đáp án

Đáp án B. Cr(OH)3


Câu 12:

Cho các chất khí sau: NO2, SO2, O2, CO. Số chất khí gây ô nhiễm môi trường là

Xem đáp án

Đáp án D. 4.


Câu 14:

Cho triolein tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là  

Xem đáp án

Đáp án C. tristearin.              


Câu 15:

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

Xem đáp án

Đáp án C. Glucozơ.               


Câu 16:

Amin ở thể lỏng điều kiện thường là

Xem đáp án

Đáp án A. anilin. 


Câu 17:

Tên thay thế của H2N-CH(CH3)-COOH là

Xem đáp án

Đáp án A. axit 2–aminopropanoic. 


Câu 18:

Polime nào sau đây được dùng để sản xuất cao su?

Xem đáp án

Đáp án D. Polibutađien.


Câu 20:

Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án D. CH3COOH.


Câu 21:

Kim loại sắt khi tác dụng với chất nào (lấy dư) sau đây tạo muối sắt(III)?

Xem đáp án

Đáp án D. HNO3 loãng.


Câu 27:

Nước ép quả chuối xanh (chuối chát) có chứa chất X tạo màu xanh tím khi tác dụng với dung dịch I2, Nước ép quả chuối chín có chứa chất Y cho phản ứng tráng bạc. Các chất X và Y lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A. tinh bột và glucozơ. 


Câu 31:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp KHCO3 và Na2CO3 vào nước được dung dịch X. Nhỏ chậm và khuấy đều toàn bộ dung dịch X vào 55 ml dung dịch KHSO4 2M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 1,344 lít khí CO2 (ở đktc) và dung dịch Y. Thêm dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào Y thì thu được 49,27 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn C.

Khi cho từ từ X vào KHSO4 thì: nHCO3+2nCO32=nH+=0,11nHCO3+nCO32=nCO2=0,06nHCO3=0,01nCO32=0,05nHCO3nCO32=15

Khi Y tác dụng với Ba(OH)2 dư thì kết tủa thu được là BaCO3BaSO4:0,11molnBaCO3=0,12mol

nHCO3+nCO32=n=0,12YHCO3:0,02molCO32:0,1mol

Vậy trong X có KHCO3 (0,03 mol) và Na2CO3 (0,15 mol) m = 18,9 (g)


Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

    (a) Hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 2 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư.

    (b) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, ở cực dương thu được kim loại Ag.

    (c) Nhiệt phân Ca(OH)2 tạo thành CaO và hơi nước.

    (d) Cho Fe dư tác dụng với khí Cl2, đốt nóng tạo muối Fe(II).

    (e) Cho Ba vào dung dịch NaHCO3, thấy xuất hiện kết tủa và sủi bọt khí.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?

Xem đáp án

Chọn A.

(a) Sai. Với tỉ lệ mol Cu và Fe2O3 là 1 : 1 Þ hỗn hợp tan hết trong HCl dư. 

(b) Sai. Điện cực (+) trong bình điện phân là anot H2O điện phân tạo HNO3 và O2.

(c) Sai. Ca(OH)2 nóng chảy khi nung nóng.

(d) Sai. Fe tác dụng với Cl2 tạo muối FeCl3.

(e) Đúng. Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2 sau đó Ba(OH)2 + 2NaHCO3 BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.


Câu 33:

Thủy phân hoàn toàn 42,38 gam hỗn hợp X gồm các triglixerit mạch hở trong dung dịch KOH 28% (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi Y nặng 26,2 gam và phần rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được K2CO3 và 152,63 gam hỗn hợp CO2 và H2O Mặt khác, cho 0,15 mol X vào dung dịch Br2 trong CCl4, số mol Br2 phản ứng tối đa là

Xem đáp án

Chọn C.

+ Trong dung dịch KOH có: KOH: x mol và H2O: 144x (gam) => 26,2=144x+92x/3x=0,15

QuyC6H8O6:0,05CH2:a;H2:bK2CO3:0,075+  CO2:0,05.6+a0,0750,15=a+0,075  H2O:0,05.4+abH2(X)+0,075H2(KOH)0,05.4H2(Glixerol)=ab+0,075

176.0,05+14a2b=42,3844(a+0,075)+18(ab+0,075)=152,63a=2,41b=0,08nBr2(0,15)=0,15.0,08/0,05=0,24mol.


Câu 34:

Cho các phát biểu sau:

    (a) Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch phân nhánh.

    (b) Nhiệt độ nóng chảy của triolein cao hơn tristearin.

    (c) Trong công nghiệp, tinh bột còn được dùng để sản xuất hồ dán, bánh kẹo.

    (d) Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch etylamin thấy xuất hiện màu hồng.

    (e) Dùng nước để dập tắt các đám cháy xăng, dầu.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn A.

(a) Sai. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.

(b) Sai. Nhiệt độ nóng chảy của triolein (chất béo lỏng) thấp hơn tristearin (chất béo rắn).

(e) Sai. Dùng nước không dập tắt các đám cháy xăng, dầu vì xăng dầu nhẹ hơn nước và không tan trong nước.


Câu 35:

Đun nóng hỗn hợp khí X (gồm 0,02 mol axetilen; 0,01 mol vinylaxetilen; 0,01 mol propen và 0,05 mol H2) trong một bình kín (xúc tác Ni), sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch brom 0,1M. Tỉ khối của Y so với H2 có giá trị là

Xem đáp án

Chọn C.

Trong X có C2H2 (2π); C4H4 (3π); C3H6 (1π) và H2.

Bảo toàn khối lượng: mX = mY = 1,56 (g)

Áp dụng bảo toàn pi (π): 2.nC2H2 + 3.nC4H4 + 1.nC3H6nH2  + nBr2  nH2 = 0,04 mol

nH2 = nX – nY nY = 0,05 Þ MY = 31,2  dY/H2=15,6.


Câu 36:

Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Na, Ba, Na2O và BaO vào nước dư, thu được dung dịch X (trong đó có 0,6 mol NaOH) và 6,72 lít khí H2. Dẫn từ từ khí CO2 vào X, kết quả được ghi ở bảng sau:

Thể tích khí CO2 (lít, đktc)

a

a + 13,44

a + 16,80

Khối lượng kết tủa (gam)

x

x

29,55

Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn A.

Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành Na, Ba và O, trong đó nNa = nNaOH = 0,6 mol

Tại thời 2 thời điểm CO2 đạt giá trị a và (a + 13,44) đều thu được cùng một lượng kết tủa nên tại a thì kết tủa đạt cực đại và tại (a + 13,44) kết tủa vẫn đạt cực đại nhưng CO2 đã phản ứng với NaOH.

Lúc này ta có: a22,4=nBa(OH)2 và nNaOH=a+13,44a22,4=0,6mol (NaOH NaHCO3)

Tại thời điểm (a + 16,80) kết tủa bị tan một phần

2.a22,4+0,6a+16,822,4=29,55197nBa(OH)2=0,3mol

Bảo toàn e: 0,6 + 0,15.2 = 2nO + 0,3.2 Þ nO = 0,3 mol m = 59,7 gam.


Câu 37:

Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín (không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và phần khí Z có tỉ khối so với H2 là 22,75. Cho Y tan hết trong dung dịch chứa 0,04 mol NaNO3 và 0,92 mol KHSO4 (loãng), thu được dung dịch chỉ chứa 143,04 gam muối trung hòa và hỗn hợp 2 khí có tỉ khối so với H2 là 6,6 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C.

Quá trình:  XFe;Fe(NO3)2Fe(NO3)3FeCO3toNO2,CO2Hn hợp khí Z(M¯Z=45,5)Y+NaNO30,04mol,KHSO40,92moldung dịch hỗn hợpFen+;Na+0,04;K+0,92:SO420,9221,23gam+H2,NOhỗn hợp khí(M¯khÝ=13,2)

- Ta có:  mFen++mSO42+mK++mNa+=143,04mFen+=l7,92(g)

BT:NnNaNO3=nNO=0,04mol mà  M=MH2+MNO2=13,2nH2=0,06mol

BT:​ HnH2O=0,5nKHSO4nH2=0,4mol

BT:OnO(Y)+3nNaNO3=nNO+nH2OnO(Y)=0,32mol

M¯X=MNO2+MCO22=45nNO2=0,24nCO2=0,08mX=mFe+62nNO3+60nCO32=37,6(g)


Câu 38:

Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ mạch hở: X là amin no và Y là este hai chức (số mol X lớn hơn số mol Y). Đốt cháy 0,26 mol E cần dùng vừa đủ 2,09 mol O2, thu được 28,44 gam H2O. Mặt khác, nếu cho lượng X có trong 0,26 mol E tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng HCl phản ứng tối đa là 0,28 mol. Khối lượng của Y trong 0,26 mol E là

Xem đáp án

Chọn B.

Đặt X (a mol) và Y (b mol) trong đó: a + b = 0,26 (a > b)

Lại có: t.a = 0,28 (t là số nguyên N có trong X) a = 0,14 (t = 2) và b = 0,12 (thỏa)

Bảo toàn O: 4.0,12 + 2,09.2 = 2nCO2+ 1,58 nCO2= 1,54 mol

Độ bất bão hòa: (–1 – 0,5.2).0,14 + (k – 1).0,12 = 1,54 – 1,58 k = 3 (có 2 chức và 1 liên kết C=C)

Bảo toàn C: 0,14.CX + 0,12.CY = 1,54 (CY > 5) Þ CX = 5 và CY = 7.

Vậy Y là C7H10O4 có m = 18,96 gam.


Câu 39:

Hỗn hợp X gồm một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C và hai este đơn chức (các este trong X đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 1,04 mol O2, thu được 0,93 mol CO2 và 0,8 mol H2O. Mặt khác, thủy phân X trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol (có cùng số nguyên tử cacbon) và hỗn hợp Z chứa 2 muối. Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong X là

Xem đáp án

Chọn A.

Ta có:   Có 1 este đơn chức là HCOOC2H5.

Từ đó suy ra ancol còn lại là C2H4(OH)2 Este hai chức là HCOOCH2CH2OOCR và este đơn chức còn lại là RCOOC2H5 (R với có chứa 1 liên kết C=C).

Gọi este đa chức (có n nhóm chức) là x mol và hai este đơn chức lần lượt là y, z mol.

Xét phản ứng đốt cháy:BT:O4x+2y+2z=0,58x+y+z=0,24x=0,05y+z=0,19 (1)

mà nCO2nH2O=2x+z=0,13(2) . Từ (1), (2) suy ra: y = 0,16 ; z = 0,03

BT:C0,05.(CR+4)+0,16.3+0,03.(CR+3)=0,93CR=2%mCH2=CHCOOC2H5=13,6%


Câu 40:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:

    Bước 1: Cho 1 ml C6H5NH2 (D = 1,02g/cm3) vào ống nghiệm có sẵn 2 ml H2O, lắc đều, sau đó để yên ống nghiệm.

    Bước 2: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch HCl đặc (10M) vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.

    Bước 3: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch NaOH 2M vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.

Cho các phát biểu sau liên quan đến thí nghiệm trên:

    (a) Sau bước 3, sản phẩm tạo thành có sự xuất hiện của anilin.

    (b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm đồng nhất và trong suốt.

    (c) Sau bước 3, có kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm.

    (d) Ở bước 3, nếu sục khí CO2 đến dư vào ống nghiệm thay cho dung dịch NaOH thì thu được dung dịch ở dạng nhũ tương.

    (e) Sau bước 1, anilin hầu như không tan và nổi trên nước.

Số lượng phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn A.

Sau bước 1, có sự phân tách lớp (anilin ở dưới lớp nước) do anilin ít tan trong nước.

Sau bước 2, tạo dung dịch đồng nhất do C6H5NH2 + HCl C6H5NH3Cl

Sau bước 3, ống nghiệm xuất hiện vẫn đục do anilin tái tạo lại:

           C6H5NH3Cl + NaOH   C6H5NH2 + NaCl + H2O.

Các ý đúng là: (b).

Lưu ý: ý (d) Sục khí CO2 vào ống nghiệm không có xảy ra phản ứng giữa CO2 và C6H5NH3Cl.


Bắt đầu thi ngay