Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Giải SGK Toán 8 Đại số - Chương 1: Phép nhân và phép chia các đa thức

Giải SGK Toán 8 Đại số - Chương 1: Phép nhân và phép chia các đa thức

Luyện tập bài 2 (trang 8-9)

  • 4762 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thực hiện phép tính:

a) x2-2x+3.12x-5

b) x2-2xy+y2(x-y)

Xem đáp án

Để học tốt Toán 8 | Giải toán lớp 8

b) (x2 – 2xy + y2)(x – y)

   = (x2 – 2xy + y2).x + (x2 – 2xy + y2).(–y)

   = x2.x + (–2xy).x + y2.x + x2.(–y) + (–2xy).(–y) + y2.(–y)

   = x3 – 2x2y + xy2 – x2y + 2xy2 – y3

   = x3 – (2x2y + x2y) + (xy2 + 2xy2) – y3

   = x3 – 3x2y + 3xy2 – y3.

Kiến thức áp dụng

+ Để nhân hai đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.


Câu 2:

Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến: (x – 5)(2x + 3) – 2x(x – 3) + x + 7

Xem đáp án

(x – 5)(2x + 3) – 2x(x – 3) + x + 7

 

= x.(2x + 3) + (–5).(2x + 3) – 2x.(x – 3) + x + 7

= (x.2x + x.3) + (–5).2x + (–5).3 – (2x.x + 2x.(–3)) + x + 7

= 2x2 + 3x – 10x – 15 – 2x2 + 6x + x + 7

= (2x2 – 2x2) + (3x – 10x + 6x + x) + 7 – 15

= – 8

Vậy với mọi giá trị của biến x, biểu thức luôn có giá trị bằng –8

Kiến thức áp dụng

+ Để nhân hai đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.


Câu 3:

Tính giá trị của biểu thức (x2 – 5)(x + 3) + (x + 4)(x – x2) trong mỗi trường hợp sau:

a) x = 0 ;    b) x = 15 ;    c) x = -15 ;    d) x = 0,15

Xem đáp án

Rút gọn biểu thức:

A = (x2 – 5)(x + 3) + (x + 4)(x – x2)

   = x2.(x + 3) + (–5).(x + 3) + x.(x – x2) + 4.(x – x2)

   = x2.x + x2.3 + (–5).x + (–5).3 + x.x + x.(–x2) + 4.x + 4.(–x2)

   = x3 + 3x2 – 5x – 15 + x2 – x3 + 4x – 4x2

   = (x3 – x3) + (3x2 + x2 – 4x2) + (4x – 5x) – 15

   = –x – 15.

a) Nếu x = 0 thì A = –0 – 15 = –15

b) Nếu x = 15 thì A = –15 – 15 = –30

c) Nếu x = –15 thì A = –(–15) – 15 = 15 – 15 = 0

d) Nếu x = 0,15 thì A = –0,15 – 15 = –15,15

Kiến thức áp dụng

+ Để nhân hai đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.

+ Để tính giá trị biểu thức khi cho trước các giá trị của biến, ta nên rút gọn biểu thức trước khi thay giá trị.


Câu 4:

Tìm x, biết:

(12x – 5)(4x – 1) + (3x – 7)(1 – 16x) = 81

Xem đáp án

Rút gọn vế trái:

VT = (12x – 5)(4x – 1) + (3x – 7)(1 – 16x)

     = 12x.(4x – 1) + (–5).(4x – 1) + 3x.(1 – 16x) + (–7).(1 – 16x)

     = 12x.4x+ 12x.(–1) + (–5).4x + (–5).(–1) + 3x.1 + 3x.(–16x) + (–7).1 + (–7).(–16x)

     = 48x2 – 12x – 20x + 5 + 3x – 48x2 – 7 + 112x

     = (48x2 – 48x2) + (– 12x – 20x + 3x + 112x) + (5 – 7)

     = 83x – 2

Vậy ta có:

83x – 2 = 81

       83x = 81 + 2

       83x = 83

           x = 83 : 83

           x = 1.

Kiến thức áp dụng

+ Để nhân hai đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.


Câu 5:

Tìm ba số tự nhiên chẵn liên tiếp, biết tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số đầu là 192.

Xem đáp án

Gọi 3 số chẵn liên tiếp là a, a + 2, a + 4 (a ≥ 0; a ∈ N; a là số chẵn)

Tích của hai số sau là (a + 2)(a + 4)

Tích của hai số đầu là a.(a + 2)

Theo đề bài ta có:

(a + 2)(a + 4) – a(a + 2) = 192

a.(a + 4) + 2.(a + 4) – a.(a + 2) = 192

a2 + 4a + 2a + 8 – a2 – 2a = 192

(a2 – a2) + (4a + 2a – 2a) + 8 = 192

4a + 8 = 192

4a = 192 – 8

4a = 184

a = 184 : 4

a = 46.

Vậy 3 số chẵn đó là 46, 48, 50.

Kiến thức áp dụng

+ Để nhân hai đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.


Câu 6:

Làm tính nhân: 

a) 12x+y.12x+y;

b) x-12y.x-12y.

Xem đáp án

Giải bài 15 trang 9 Toán 8 Tập 1 | Giải bài tập Toán 8

Giải bài 15 trang 9 Toán 8 Tập 1 | Giải bài tập Toán 8

Kiến thức áp dụng

+ Để nhân hai đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương