Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Giải SGK Toán 8 Đại số - Chương 1: Phép nhân và phép chia các đa thức

Giải SGK Toán 8 Đại số - Chương 1: Phép nhân và phép chia các đa thức

Bài 11: Chia đa thức cho đơn thức

  • 4748 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Không làm tính chia, hãy xét xem đa thức A có chia hết đơn thức B không:

A = 15xy2 + 17xy3 + 18y2

B = 6y2

Xem đáp án

Nhận thấy:

15xy2 chia hết cho 6y2

17xy3 chia hết cho 6y2

18y2 chia hết cho 6y2

Vậy A = 15xy2 + 17xy3 + 18y2 chia hết cho 6y2 hay A chia hết cho B.

Kiến thức áp dụng

Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.

Đa thức A (đã được rút gọn) chia hết cho đơn thức B nếu mỗi hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B.


Câu 4:

Làm tính chia:

a) -2x5+3x2-4x3 : 2x2;

b) x3-2x2y+3xy2 : -12x;

c) 3x2y2+6x2y3-12xy : 3xy.

Xem đáp án

a) (–2x5 + 3x2 – 4x3) : 2x2

= (–2x5) : 2x2 + 3x2 : 2x2 + (–4x3) : 2x2

= [(–2) : 2].(x5 : x2) + (3 : 2).(x2 : x2) + [(–4) : 2].(x3 : x2)

Giải bài tập Vật lý lớp 10

Giải bài tập Vật lý lớp 10

c) (3x2y2 + 6x2y3 – 12xy) : 3xy

= (3x2y2 : 3xy) + (6x2y3 : 3xy) + ( –12xy : 3xy)

= (3 : 3).(x2 : x).(y2 : y) + (6 : 3).(x2 : x).(y3 : y) + (–12 : 3).(x : x).(y : y)

= 1.x.y + 2.xy2 + (–4).1.1

= xy + 2xy2 – 4

Kiến thức áp dụng

– Để chia đa thức A cho đơn thức B, ta chia từng hạng tử của đa thức A cho đơn thức B rồi cộng các kết quả với nhau.

– Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B ta làm như sau :

   + Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B

   + Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.

   + Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.


Câu 5:

Làm tính chia:

[3(x – y)4 + 2(x – y)3 – 5(x – y)2] : (y – x)2

(Gợi ý : Có thể đặt x – y = z rồi áp dụng qui tắc chia đa thức cho đơn thức)

Xem đáp án

Ta có : (y – x)2 = [–(x – y)2] = (x – y)2.

Đặt x – y = z, Khi đó biểu thức trở thành :

(3z4 + 2z3 – 5z2) : z2

= 3z4 : z2 + 2z3 : z2 + (–5z2) : z2

= 3.(z4 : z2) + 2.(z3 : z2) + (–5).(z2 : z2)

= 3.z2 + 2.z + (–5).1

= 3z2 + 2z – 5

Thay trả lại z = x – y ta được kết quả biểu thức bằng : 3(x – y)2 + 2(x – y) – 5.

Kiến thức áp dụng

– Để chia đa thức A cho đơn thức B, ta chia từng hạng tử của đa thức A cho đơn thức B rồi cộng các kết quả với nhau.

– Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B ta làm như sau :

   + Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B

   + Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.

   + Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.


Câu 6:

Ai đúng, ai sai ?

Khi giải bài tập: "Xét xem đa thức A = 5x4 – 4x3 + 6x2y có chia hết cho đơn thức B = 2x2 hay không ?".

Hà trả lời: "A không chia hết cho B vì 5 không chia hết cho 2".

Xem đáp án

Lời giải của bạn Hà sai, lời giải của bạn Quang đúng.

Vì 5x4 chia hết cho 2x2;

–4x3 chia hết cho 2x2;

6x2y chia hết cho 2x2

Do đó A = 5x4 – 4x3 + 6x2y chia hết cho 2x2 hay A chia hết cho B.

Chú ý: Đơn thức A chia hết cho đơn thức B nếu tìm được đơn thức Q sao cho A=B.Q

Ví dụ : Cho hai đơn thức A= 2x2y3; B = 7xy

Khi đó với đơn thức Giải bài tập Vật lý lớp 10 thì A=B.Q

Do đó, đơn thức A chia hết cho đơn thức B.

Kiến thức áp dụng

Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.

Đa thức A (đã được rút gọn) chia hết cho đơn thức B nếu mỗi hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương