Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
-
6434 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử
a) x2 – x;
b) 5x2(x – 2y) – 15x(x – 2y);
c) 3(x – y) – 5x(y – x).
a) x2 - x = x.x - x.1 = x(x - 1)
b) 5x2 (x – 2y)– 15x(x – 2y) = x.5x(x - 2y) - 3.5x(x - 2y)
= (x - 3).5x(x - 2y)
c) 3(x – y)– 5x(y – x) = 3(x - y) + 5x(x - y)
= (3 + 5x)(x - y)
Câu 2:
Tìm x sao cho 3x2 – 6x = 0
3x2 – 6x = 0 ⇒ 3x.x - 3x.2 = 0
⇒ 3x.(x - 2) = 0
⇒ 3x = 0 hoặc x - 2 = 0
3x = 0 ⇒ x = 0
x - 2 = 0 ⇒ x = 0 + 2 = 2
Câu 3:
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) 3x – 6y
= 3.x – 3.2y
(Xuất hiện nhân tử chung là 3)
= 3(x – 2y)
c) 14x2y – 21xy2 + 28x2y2
= 7xy.2x – 7xy.3y + 7xy.4xy
(Xuất hiện nhân tử chung 7xy)
= 7xy(2x – 3y + 4xy)
e) 10x(x – y) – 8y(y – x)
(Nhận thấy x – y = –(y – x) nên ta đổi y – x về x – y)
= 10x(x – y) – 8y[–(x – y)]
= 10x(x – y) + 8y(x – y)
= 2(x – y).5x + 2(x – y).4y
(Xuất hiện nhân tử chung 2(x – y))
= 2(x – y)(5x + 4y)
* Lưu ý: Nhiều khi, để xuất hiện nhân tử chung, ta cần biến đổi A = –(–A)
Câu 4:
Tính giá trị của biểu thức:
a) 15.91,5 + 150.0,85
b) x(x – 1) – y(1 – x) tại x = 2001 và y = 1999
a) 15.91,5 + 150.0,85
= 15.91,5 + 15.10.0,85
= 15.91,5 + 15.8,5
= 15(91,5 + 8,5)
= 15.100
= 1500
b) x(x – 1) – y(1 – x)
= x(x – 1) – y[–(x – 1)]
= x(x – 1) + y(x – 1)
= (x – 1)(x + y)
Tại x = 2001, y = 1999, giá trị biểu thức bằng:
(2001 – 1)(2001 + 1999) = 2000.4000 = 8000000
Câu 5:
Tìm x, biết:
a) 5x(x – 2000) – x + 2000 = 0
b) x3 – 13x = 0
a) 5x(x – 2000) – x + 2000 = 0
⇔ 5x(x – 2000) – (x – 2000) = 0
(Có x – 2000 là nhân tử chung)
⇔ (x – 2000).(5x – 1) = 0
⇔ x – 2000 = 0 hoặc 5x – 1 = 0
+ x – 2000 = 0 ⇔ x = 2000
+ 5x – 1 = 0 ⇔ 5x = 1 ⇔ x = 1/5.
Vậy có hai giá trị của x thỏa mãn là x = 2000 và x = 1/5.
b) x3 = 13x
⇔ x3 – 13x = 0
⇔ x.x2 – x.13 = 0
(Có nhân tử chung x)
⇔ x(x2 – 13) = 0
⇔ x = 0 hoặc x2 – 13 = 0
+ x2 – 13 = 0 ⇔ x2 = 13 ⇔ x = √13 hoặc x = –√13
Vậy có ba giá trị của x thỏa mãn là x = 0, x = √13 và x = –√13.
Kiến thức áp dụng
Một tích bằng 0 khi một trong các nhân tử của chúng bằng 0
A.B = 0 ⇔ A = 0 hoặc B = 0.
Câu 6:
Chứng minh rằng chia hết cho 54 (với n là số tự nhiên).
Có : 55n + 1 – 55n
= 55n.55 – 55n
= 55n(55 – 1)
= 55n.54
Vì 54 chia hết cho 54 nên 55n.54 luôn chia hết cho 54 với mọi số tự nhiên n.
Vậy 55n + 1 – 55n chia hết cho 54.
Câu 7:
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử
a, ( ab - 1 )2 + ( a + b )2
b, x3 + 2x2 + 2x + 1
c, x2 - 2x - 4y2 - 4y
a) Ta có ( ab - 1 )2 + ( a + b )2 = a2b2 - 2ab + 1 + a2 + 2ab + b2
= a2b2 + a2 + b2 + 1 = ( a2b2 + a2 ) + ( b2 + 1 )
= a2( b2 + 1 ) + ( b2 + 1 ) = ( a2 + 1 )( b2 + 1 )
b) Ta có x3 + 2x2 + 2x + 1 = ( x3 + 1 ) + ( 2x2 + 2x )
= ( x + 1 )( x2 - x + 1 ) + 2x( x + 1 ) = ( x + 1 )( x2 + x + 1 )
c) Ta có x2 - 2x - 4y2 - 4y = ( x2 - 4y2 ) - ( 2x + 4y )
= ( x - 2y )( x + 2y ) - 2( x + 2y )
= ( x + 2y )( x - 2y - 2 ).
Câu 8:
Tính giá trị của biểu thức sau A = x6 - 2x4 + x3 + x2 - x, biết x3 - x = 6.
Ta có: A = x6 - 2x4 + x3 + x2 - x = ( x6 - 2x4 + x2 ) + ( x3 - x )
= ( x3 - x )2 + ( x3 - x )
Với x3 - x = 6 = ( x3 - x )2 + ( x3 - x ), ta có A = 62 + 6 = 36 + 6 = 42.
Vậy A = 42.