Bài 7: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 - Bộ Chân trời sáng tạo
-
6705 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Làm thế nào để biết một số có chia hết cho 2, cho 5 hay không?
Sau bài này chúng ta sẽ biết:
- Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8(hay là các chữ số chẵn) thì chia hết cho 2.
- Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
Câu 2:
Trong một đại hội thể thao có các đội và số người tham gia trong các bảng sau:
Trong các đội đã cho, đội nào xếp được thành hai hàng có số người bằng nhau?
Ta có: 10:2 = 5
22:2 = 11
14:2 = 7
17:2 = 8 (dư 1)
23:2 = 11 (dư 1)
55:2 = 27 (dư 1)
36:2 = 18
28:2 = 14
19:2 = 9 (dư 1)
Do đó các số chia hết cho 2 là: 10; 22; 14; 36; 28.
Đội có số người xếp được thành hai hàng nếu số người của đội đó chia hết cho 2 là: đội A, đội B, đội C, đội H, đội I.
Câu 3:
a) Viết hai số lớn hơn 1000 và chia hết cho 2.
b) Viết hai số lớn hơn 100 và không chia hết cho 2.
a) Hai số lớn hơn 1000 và chia hết cho 2 là: 1002, 1004. ( các em có thể liệt kê các số khác miễn là số đó lớn hơn 1000 và có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8).
b) Hai số lớn hơn 100 và không chia hết cho 2 là: 101, 103. ( các em có thể liệt kê các số khác miễn là số đó lớn hơn 100 và có chữ số tận cùng khác 0,2,4,6,8)
Câu 4:
Chọn các số chia hết cho 5 ở dưới đây:
10; 22; 15; 27; 33; 25; 19; 36; 95.
Có nhận xét gì về các chữ số tận cùng (chữ số hàng đơn vị) của các số chia hết cho 5 em vừa chọn.
Ta có: 10:5 = 2 nên 10 chia hết cho 5
22:5 = 4 (dư 2) nên 22 không chia hết cho 5
15:5 = 3 nên 15 chia hết cho 5
27:5 = 5( dư 2) nên 27 không chia hết cho 5
33:5 = 6 (dư 3) nên 33 không chia hết cho 5
25:5 = 5 nên 25 chia hết cho 5
19:5 = 3 (dư 4) nên 19 không chia hết cho 5
36:5 = 7 (dư 1) nên 36 không chia hết cho 5
95:5 = 19 nên 95 chia hết cho 5.
Các số chia hết cho 5 là: 10; 15; 25; 95.
Nhận xét: các số trên có chữ số tận cùng (chữ số hàng đơn vị) là 0 hoặc 5.
Câu 5:
Tìm chữ số thích hợp thay cho dấu * để số thỏa mãn từng điều kiện:
a) Chia hết cho 2;
b) Chia hết cho 5;
c) Chia hết cho cả 2 và 5.
Vì chữ số cần điền vào dấu * nằm ở vị trí tận cùng của số nên:
a) Để số đã cho chia hết cho 2 thì dấu * được thay thế bởi một trong các số 0; 2; 4; 6; 8.
b) Để số đã cho chia hết cho 5 thì dấu * được thay thế bởi 0 hoặc 5.
c) Để số đã cho chia hết cho cả 2 và 5 thì dấu * được thay thế bởi số 0.
Câu 6:
Trong những số sau: 2 023; 19 445; 1 010, số nào:
a) chia hết cho 2?
b) chia hết cho 5?
c) chia hết cho 10?
a) Số chia hết cho 2 là: 1 010 (Vì 1 010 có chữ số tận cùng là 0).
b) Số chia hết cho 5 là: 19 445; 1 010 (Vì 19 445, 1 010 có chữ số tận cùng là 0 và 5).
c) Số chia hết cho 10 là: 1 010 (Vì 1 010 vừa chia hết cho 2 và 5 nên 1 010 chia hết cho 10).
Câu 7:
Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết những tổng (hiệu) nào sau đây chia hết cho 2, chia hết cho 5.
a) 146 + 550;
b) 575 – 40;
c) 3.4.5 + 83;
d) 7.5.6 - 35.4
a) Số 146 có tận cùng là 6 nên 146 chia hết cho 2, 550 có chữ số tận cùng là 0 nên 550 chia hết cho 2. Do đó 146 + 550 chia hết cho 2 (theo dấu hiệu chia hết của một tổng).
b) Số 575 có tận cùng là 5 nên 575 chia hết cho 5, 40 có tận cùng là 0 nên 40 chia hết cho 5. Do đó 575 – 40 chia hết cho 5.
c) Ta có: 3.4.5 = 3.2.2.5 chia hết cho 2 và chia hết cho 5, nhưng 83 có chữ số tận cùng là 3 nên 83 không chia hết cho 2 và không chia hết cho 5. Do đó 3.4.5 + 83 không chia hết cho 2, không chia hết cho 5.
d) Vì 7.5.6 ⋮ 2 và 35.4 ⋮ 2 nên 7.5.6 – 35.4 ⋮ 2.
Vì 7.5.6 ⋮ 5 và 35.4 ⋮ 5 nên 7.5.6 – 35.4 ⋮ 5.
Do đó 7.5.6 – 35.4 chia hết cho 2 và chia hết cho 5.
Câu 8:
Lớp 6A, 6B, 6C, 6D lần lượt có 35, 36, 39, 40 học sinh.
a) Lớp nào có thể chia thành 5 tổ có cùng số tổ viên?
b) Lớp nào có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập?
a) Để biết lớp nào có thể chia thành 5 tổ có cùng số tổ viên thì ta xét xem số học sinh của lớp đó có chia hết cho 5 hay không.
Ta có: 35 ⋮ 5 (vì 35 có chữ số tận cùng là 5)
40 ⋮ 5 (vì 40 có chữ số tận cùng là 0)
Nên: Lớp 6A và 6D có thể chia thành 5 tổ mà các tổ có cùng số tổ viên
b) Một đôi bạn thì gồm 2 bạn nên muốn biết lớp nào có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập thì ta xét xem số học sinh của mỗi lớp đó có chia hết cho 2 hay không.
Ta có: 36 ⋮ 2 (Vì 36 có chữ số tận cùng là 6)
40 ⋮ 2 (Vì 40 có chữ số tận cùng là 0)
Nên: Lớp 6B và 6D có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập.
Câu 9:
Bà Huệ có 19 quả xoài và 40 quả quýt. Bà có thể chia số quả này thành 5 phần bằng nhau (có cùng số xoài, có cùng số quýt mà không được cắt quả) được không?
Vì 19 không chia hết cho 5 (do 19 có chữ số tận cùng là 9), nhưng 20 lại chia hết cho 5 (do 20 có chữ số tận cùng là 0).
Vì vậy bà Huệ không thể chia số quả xoài và quýt thành 5 phần bằng nhau (có cùng số xoài, có cùng số quýt mà không được cắt quả).