IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Giải SGK Toán 6 Chương 1: Số tự nhiên - Bộ Chân trời sáng tạo

Giải SGK Toán 6 Chương 1: Số tự nhiên - Bộ Chân trời sáng tạo

Bài 2: Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên - Bộ Chân trời sáng tạo

  • 6522 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

 Bạn đã biết các số trên mặt đồng hồ này chưa?

Hoạt động khởi động trang 10 Toán lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Bạn đã biết các số trên mặt đồng  (ảnh 1)

Xem đáp án

Nếu đã biết thì đây là các số La Mã.

Nếu chưa biết thì các số này sẽ được giới thiệu trong bài học ngày hôm nay.


Câu 2:

a) Tập hợp N và N* có gì khác nhau?

b) Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử C = { a ∈ N*| a < 6 }.

Xem đáp án

a) Tập hợp N = { 0;1;2;3;...}

Tập hợp N* = {1;2;3;4;...}

So với tập hợp N* thì tập hợp N có thêm số 0.

b) C = { a ∈ N*| a < 6 }.

Ta thấy tập hợp C bao gồm các phần tử là các số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn 6 là các số 1; 2; 3; 4; 5.

Theo cách liệt kê phần tử thì tập hợp C được viết dưới dạng: C = {1; 2; 3; 4; 5}.


Câu 3:

Thay mỗi chữ cái dưới đây bằng một số tự nhiên phù hợp trong những trường hợp sau:

a) 17, a, b là ba số lẻ liên tiếp tăng dần;

b) m, 101, n, p là bốn số tự nhiên liên tiếp giảm dần.

Xem đáp án

a) Các số tự nhiên lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị. 

Vì 17, a, b là ba số lẻ liên tiếp tăng dần nên a = 19, b = 21.

Vậy a = 19, b = 21 ta có dãy các số là 17, 19, 21.

b) Các số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.

Do đó m, 101, n, p là bốn số tự nhiên liên tiếp giảm dần nên m = 102, n = 100, p = 99.

Vậy m = 102, n = 100, p = 99 ta có dãy các số là 102, 101, 100, 99.


Câu 4:

Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên có tận cùng là số 0 hoặc 5 và nhỏ hơn 36. Liệt kê các phần tử của A theo thứ tự giảm dần.

Xem đáp án

Các số tự nhiên có tận cùng là số 0 hoặc 5 và nhỏ hơn 36 là: 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35.

Khi đó ta có:

Các phần tử của tập hợp A theo thứ tự giảm dần là: A = {0; 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35}.


Câu 5:

Mỗi số sau có bao nhiêu chữ số? Chỉ ra chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, … của mỗi số đó.

2 023;    5 427 198 653.

Xem đáp án

+) Số 2 023 có 4 chữ số, trong đó: 

- Chữ số hàng đơn vị: 3;

- Chữ số hàng chục: 2;

- Chữ số hàng trăm: 0;

- Chữ số hàng nghìn: 2.

+) Số 5 427 198 653 có 10 chữ số, trong đó:

- Chữ số hàng đơn vị: 3;

- Chữ số hàng chục: 5;

- Chữ số hàng trăm: 6;

- Chữ số hàng nghìn: 8;

- Chữ số hàng chục nghìn: 9;

- Chữ số hàng trăm nghìn: 1;

- Chữ số hàng triệu: 7;

- Chữ số hàng chục triệu: 2;

- Chữ số hàng trăm triệu: 4;

- Chữ số hàng tỉ: 5.


Câu 6:

a) Dựa theo cách biểu diễn trên, hãy biểu diễn các số 345 và 2 021.

b) Đọc số 96 208 984. Số này có mấy chữ số? Số triệu, số trăm là bao nhiêu?

Xem đáp án

a) Theo cấu tạo thập phân của một số, ta biểu diễn:

Số 345 có 3 trăm, 4 chục và 5 đơn vị, nghĩa là 

345 = 3 x 100 + 4 x 10 + 5.

Số 2 021 có 2 nghìn, 0 trăm, 2 chục và 1 đơn vị, nghĩa là

2 021 = 2 x 1 000 + 0 x 100 + 2 x 10 + 1.

b) - Cách đọc số 96 208 984 là: Chín mươi sáu triệu hai trăm linh tám nghìn chín trăm tám mươi tư.

- Số trên có 8 chữ số.

- Số triệu là 96; số trăm là 962 089.


Câu 7:

Hoàn thành bảng dưới đây vào vở

Thực hành 6 trang 12 Toán lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo:  Hoàn thành bảng dưới đây vào vở (ảnh 1)

Xem đáp án

+) Giá trị tương ứng của số La Mã XII trong hệ thập phân là: 12.

+) Số La Mã biểu diễn cho số 20 là XX.

+) Giá trị tương ứng của số La Mã XXII trong hệ thập phân là: 22.

+) Số La Mã biểu diễn cho số 17 là: XVII.

+) Số La Mã biểu diễn cho số 30 là: XXX.

+) Số La Mã biểu diễn cho số 26 là: XXVI.

+) Số La Mã biểu diễn cho số 28 là: XXVIII.

+) Giá trị tương ứng của số La Mã XXIV trong hệ thập phân là 24.

Ta hoàn thành bảng đã cho: 

Thực hành 6 trang 12 Toán lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo:  Hoàn thành bảng dưới đây vào vở (ảnh 2)


Câu 8:

Chọn kí hiệu thuộc (∈) hoặc không thuộc (∉) thay cho mỗi ?.

Bài 1 trang 12 Toán lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo:  Chọn kí hiệu thuộc (∈) hoặc không thuộc (∉) thay cho mỗi (ảnh 1)

Xem đáp án

Tập hợp là tập hợp các số tự nhiên: N = {0; 1; 2; 3; 4; 5; …}.

Tập hợp là tập hợp các số tự nhiên khác 0: N* = {1; 2; 3; 4; 5; 6; …}.

Do đó: 

a) 15 là số tự nhiên nên 15 thuộc tập hợp N, ta viết 15 ∈ N .

b) Số 10,5 không phải là số tự nhiên nên 10,5 không thuộc tập hợp N*, ta viết  10,5 ∉ N*.

c) Số Chọn kí hiệu thuộc (∈) hoặc không thuộc (∉) thay cho mỗi ? không phải là số tự nhiên nên Chọn kí hiệu thuộc (∈) hoặc không thuộc (∉) thay cho mỗi ? không thuộc tập hợp N, ta viết Chọn kí hiệu thuộc (∈) hoặc không thuộc (∉) thay cho mỗi ? ∉ N.

d) Số 100 là số tự nhiên nên 100 thuộc tập hợp N nên ta viết 100 ∈ N.


Câu 9:

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?

a) 1 999 > 2 003;

b) 100 000 là số tự nhiên lớn nhất;

c) 5 ≤ 5;

d) Số 1 là số tự nhiên nhỏ nhất.

Xem đáp án

a) Ta thấy 1 999 < 2 003 nên khẳng định 1999 > 2003 là sai.

b) Ta có: 100 001 > 100 000 

Mà 100 001 cũng là một số tự nhiên

Nên khẳng định 100 000 là số tự nhiên lớn nhất là sai.

c) Ta có 5 = 5 nên khẳng định 5 ≤ 5 là đúng.

d) Ta có 0 < 1 

Mà 0 cũng là một số tự nhiên

Nên khẳng định 1 là số tự nhiên nhỏ nhất là sai.


Câu 10:

Biểu diễn các số 1 983; 2 756; 2 053 theo mẫu 1 983 = 1 x 1000 + 9 x 100 + 8 x 10 + 3.

Xem đáp án

+) 1 983 = 1 x 1000 + 9 x 100 + 8 x 10 + 3.

+) 2 756 = 2 x 1000 + 7 x 100 + 5 x 10 + 6.

+) 2 053 = 2 x 1000 + 0 x 100 + 5 x 10 + 3.


Câu 11:

Hoàn thành bảng dưới đây vào vở.

Bài 4 trang 12 Toán lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo:  Hoàn thành bảng dưới đây vào vở. (ảnh 1)

Xem đáp án

Số La Mã biểu diễn cho số tự nhiên 27 là: XXVII.

Số tự nhiên biểu diễn cho số La Mã XIV là: 14.

Số La Mã biểu diễn cho số tự nhiên 19 là: XIX.

Số tự nhiên biểu diễn cho số La Mã XXIX là: 29.

Số La Mã biểu diễn cho số tự nhiên 16 là: XVI.

Ta hoàn thành bảng:

Bài 4 trang 12 Toán lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo:  Hoàn thành bảng dưới đây vào vở. (ảnh 2)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương