Bài 1. Tập hợp. Phần tử của tập hợp có đáp án
-
1093 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tập hợp X gồm các chữ cái trong từ HOÀNG SA là:
Đáp án đúng là: B
Tập hợp các chữ cái trong từ HOÀNG SA là: {H, O, A, N, G, S}.
Chú ý: nếu các phần tử giống nhau ta chỉ liệt kê một lần.
Câu 2:
Tập hợp gồm các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 5 và nhỏ hơn 9 là:
Đáp án đúng là: A
Tập hợp các số lớn hơn hoặc bằng 5 và nhỏ hơn 9 là {5; 6; 7; 8}.
Câu 3:
Tập hợp E gồm các số tự nhiên chẵn lớn hơn 11 và nhỏ hơn hoặc bằng 17 là:
Đáp án đúng là: B
Tập hợp E gồm các số tự nhiên chẵn lớn hơn 11 và nhỏ hơn hoặc bằng 17 là: E = {12; 14; 16}.
Câu 4:
Tập hợp gồm các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn hoặc bằng 10 được biểu diễn bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của nó là:
Đáp án đúng là: C
Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn hoặc bằng 10 là {7; 8; 9; 10} do đó có thể biểu diễn theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng là {x ∈ ℕ| 6 < x ≤ 10}.
Câu 5:
Biểu diễn tập hợp H = {2; 4; 6; 8; 10} bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của nó là:
Đáp án đúng là: A
Ta thấy các phần tử trong tập hợp H là 2; 4; 6; 8; 10 có đặc điểm chung đều là số chẵn và nhỏ hơn hoặc bằng 10 và các phần tử này không có 0 nên nó phải thuộc ℕ*.
Câu 6:
Tập hợp K = {x ∈ ℕ*| x là số lẻ và x ≤ 9} được viết dưới dạng liệt kê là:
Đáp án đúng là: D
Các số tự nhiên khác 0 là số lẻ và nhỏ hơn hoặc bằng 9 là 1; 3; 5; 7; 9.
Do đó, tập hợp K = {1; 3; 5; 7; 9}.
Câu 7:
Cho tập hợp M = {a; b; c; d; e; f}
Dùng kí hiệu điền vào chỗ trống để trả lời các câu hỏi các phần tử a; g; h; f thuộc hay không thuộc tập hợp M.
a ∈ M; g ∉ M; h ∉ M; h ∈ M.
Câu 8:
Cho tập hợp M = {a, b, c, d} và N = {c, d, e, f}. Bằng cách diền vào chỗ trống hãy viết tập hợp G gồm các phần tử vừa thuộc tập hợp M vừa thuộc tập hợp N.
G = {c, d}
Ta có tập hợp M các phần tử là a, b, c, d và tập hợp N có các phần tử là c, d, e, f.
Ta thấy phần tử c và phần tử d vừa thuộc vào tập M vừa thuộc vào tập N nên c và d thuộc vào tập G.
Câu 9:
Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của nó:
a) Tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 6;
a) A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}
Câu 10:
b) Tập hợp B gồm các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn hoặc bằng 9;
b) B = {6; 7; 8; 9}
Câu 13:
Viết các tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng các phần tử của nó:
a) P = {4; 5; 6; 7};
a) P = {x ∈ ℕ | 3 < x < 8}.
Câu 15:
Một năm gồm có bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.
A = {4; 5; 6}
Một năm có 4 quý:
Quý 1 gồm các tháng 1; 2; 3.
Quý 2 gồm các tháng: 4; 5; 6.
Quý 3 gồm các tháng: 7; 8; 9.
Quý 4 gồm các tháng: 10; 11; 12.
Do đó các tháng 4; 5; 6 của quý hai trong năm.
Câu 16:
Trong phần hình học trực quan, các em sẽ được giới thiệu các hình sau: hình vuông, tam giác đều, lục giác đều, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân. Gọi H là tập hợp gồm các hình trong phần hình học trực quan, hãy viết tập hợp H gồm các hình trong phần hình học trực quan.
H = {hình vuông, tam giác đều, lục giác đều, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân}.
Câu 17:
Ba anh em nhà Tây Sơn là: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Hãy viết tập hợp A gồm tên của ba anh em nhà Tây Sơn.
A = {Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ}.
Câu 18:
Hộp bút của em chứa các đồ dùng học tập sau: Bút bi, bút chì, gôm, thước thẳng, ê ke, thước đo góc và compa. Gọi B là tập hợp gồm các đồ dùng học tập chứa trong hộp bút, hãy viết tập hợp B dưới dạng liệt kê.
B = {Bút bi, bút chì, gôm, thước thẳng, ê ke, thước đo góc, compa}.
Câu 19:
Viết tập hợp A các ngón tay có trong một bàn tay ở hình bên.
A = {ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út}.
Câu 20:
Hiện nay theo xu hướng ở các nước trên thế giới, rác thải được người dân phân loại và bỏ vào các thùng đựng rác tái chế, thùng đựng rác không tái chế và thùng đựng chất thải nguy hại.
Hãy viết dưới dạng liệt kê tập hợp T gồm các loại rác thải tái chế và tập hợp K gồm các loại rác không tái chế theo hình minh họa trên.
T = {túi nhựa, chai, chai nhựa, vỏ hộp, giấy}.
K = {lá cây, thức ăn thừa, lá cây, bã cà phê, quả}.