Bài 10. Số nguyên tố
-
1090 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Số nào là số nguyên tố trong các số sau?
A. 165;
B. 197;
C. 196;
D. 183.
Đáp án đúng là: B
Số nguyên tố là số chỉ có ước là 1 và chính nó.
Ta thấy, 165 có ước là 5 nên 165 có ước khác 1 và chính nó. Do đó, 165 là hợp số.
197 chỉ có hai ước là 1 và chính nó. Do đó, 197 là số nguyên tố.
196 có ước là 2 nên 196 có ước khác 1 và chính nó. Do đó, 196 là hợp số.
183 có ước là 3 nên 183 có ước khác 1 và chính nó. Do đó, 183 là hợp số.
Vậy số 197 là số nguyên tố trong các số đã cho.
Câu 2:
Số nào là hợp số trong các số sau?
A. 131;
B. 137;
C. 133;
D. 139.
Đáp án đúng là: C
Hợp số là số có ước khác 1 và chính nó.
Ta thấy 133 chia hết cho 7 nên 7 là ước của 133.
Do đó, 133 có ước khác 1 và chính nó.
Vậy số 133 là hợp số trong các số đã cho.
Câu 3:
Thay chữ số thích hợp vào * để số là số nguyên tố.
A. 5;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Đáp án đúng là: C
là số nguyên tố nên ∈ {71; 73; 79}.
Do đó, chỉ có đáp án C thỏa mãn.
Câu 4:
Thay chữ số thích hợp vào * để số là hợp số.
A. 1;
B. 3;
C. 7;
D. 2.
Đáp án đúng là: D
là hợp số thì ∈ {52; 54; 55; 56; 58}.
Do đó, chỉ có đáp án D thỏa mãn.
Câu 5:
Trong các số 191; 311; 249; 493 số nào là hợp số? Số nào là nguyên tố?
Số nguyên tố: 191; 311.
Hợp số: 249; 493.
Giải thích:
191 chỉ có ước là 1 và 191 nên nó là số nguyên tố.
311 chỉ có ước là 1 và 311 nên nó là số nguyên tố.
249 có ước là 3 khác 1 và 249 nên nó là hợp số.
493 có ước là 17 khác 1 và 493 nên nó là hợp số.
Câu 9:
Thay chữ số vào dấu * để được hợp số: .
là hợp số khi * là 0; 2; 4; 5; 6; 8; 9.
là hợp số khi * là 2; 5; 7.
Câu 10:
Thay chữ số vào dấu * để được số nguyên tố: .
là số nguyên tố khi * là 1; 3; 9.
là số nguyên tố khi * là 1; 2; 5; 7; 8.
Câu 11:
Nêu tất cả các cách viết số 32 dưới dạng tổng của 3 số nguyên tố.
32 = 2 + 13 + 17 = 2 + 11 + 19 = 2 + 7 + 23.
Câu 12:
Lớp 6A có 37 học sinh. Trong giờ chào cờ lớp có thể xếp thành các hàng (lớn hơn 1), mỗi hàng có số học sinh bằng nhau để tạo thành một khối hình chữ nhật được hay không?
37 = 1.37 = 37.1 = 37
Vậy có thể xếp học sinh thành 37 hàng mỗi hàng một học sinh để có hình chữ nhật.
Câu 13:
An muốn xếp 46 viên bi thành các hàng, mỗi hàng có số bi bằng nhau. Hãy kể tất cả các cách xếp của An, trong các cách xếp trên hãy kể các cách xếp có số viên bi trong mỗi hàng là số nguyên tố. Biết số hàng lớn hơn 1.
46 = 1.46 = 2.23 = 23.2 = 46.1
Vì số hàng lớn hơn 1 nên An có thể xếp thành 46 hàng; 2 hàng và 23 hàng.
Ta thấy nếu xếp thành 46 hàng thì số bi trong mỗi hàng là 1; xếp thành 2 hàng thì số bi trong mỗi hàng là 23 là số nguyên tố; xếp thành 23 hàng thì số bi trong mỗi hàng là 2 là số nguyên tố.
Do đó, khi xếp thành 2 hàng hoặc 23 hàng thì số bi trong mỗi hàng là số nguyên tố.