Bài 2. Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên có đáp án
-
1096 lượt thi
-
21 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chữ số 3 trong số tự nhiên 2035 là chữ số:
A. hàng đơn vị;
B. hàng chục;
C. hàng nghìn;
D. hàng trăm.
Đáp án đúng là: B
Chữ số 3 trong số 2035 đứng thứ hai từ bên phải sang nên biểu diễn chữ số hàng chục.
Câu 2:
Số XXIV biểu diễn số nào trong hệ thập phân.
A. 35;
B. 34;
C. 24;
D. 26.
Đáp án đúng là: C
Số XX biểu diễn là 20;
Số IV biểu diễn là 4.
Do đó, số XXIV biểu diễn số 24.
Câu 3:
Số liền sau của số c – 2 là:
A. c + 1;
B. c – 1;
C. c;
D. c – 3.
Đáp án đúng là: B
Số liền sau của số c – 2 là số c – 2 + 1 = c – 1.
Câu 4:
Biết a – 2 < b + 1 và b < c + 1. Hãy chọn câu đúng.
A. a – 2 < c + 1;
B. a < c + 4;
C. c;
D. b + 1 < c + 1.
Đáp án đúng là: B
Ta có: a – 2 < b + 1 nên a – 3 < b.
Mà b < c + 1 nên a – 3 < c + 1 (tính chất bắc cầu)
Do đó a < c + 4.
Câu 5:
a ≤ b để chỉ:
A. b < a;
B. b > a hoặc b < a;
C. b < a hoặc b = a;
D. a < b hoặc a = b.
Đáp án đúng là: D
a ≤ b để chỉ a < b hoặc a = b.
Câu 6:
Cho a là số tự nhiên, chọn ba số tự nhiên sắp theo thứ tự tăng dần.
A. a; a – 1; a – 2;
B. a – 1; a; a + 2;
C. a; a + 1; a + 2;
D. a; a – 1; a + 2.
Đáp án đúng là: C
Vì hai số tự nhiên liên tiếp sẽ hơn kém nhau một đơn vị do đó chỉ có đáp án A và C thỏa mãn.
Mặt khác, ở đáp án A các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự giảm dần, đáp án C sắp xếp theo thứ tự tăng dần nên đáp án đúng là C.
Câu 11:
Bằng cách điền vào khoảng trống, hãy:
a) Viết số tự nhiên liền sau mỗi số: 12; 120; c (với c ∈ ℕ).
Số liền sau lớn hơn số đã cho 1 đơn vị.
Số liền trước nhỏ hơn số đã cho 1 đơn vị.
a) Số tự nhiên liền sau của số 12 là số 13.
Số tự nhiên liền sau của số 120 là số 121.
Số tự nhiên liền sau của số c là số c + 1.
Câu 12:
b) Số tự nhiên liền trước của số 125 là số 124.
Số tự nhiên liền trước của số 9000 là số 8999.
Số tự nhiên liền trước của số b là số b – 1.
Câu 13:
Điền số thích hợp vào … để được ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần.
a) Số 18 nằm ở vị trí giữa hai số tự nhiên còn lại.
a) Số 18 nằm giữa hai số tự nhiên còn lại
17; 18; 19.
Câu 14:
b) Số tự nhiên x nằm ở vị trí bên trái hai số tự nhiên còn lại.
b) Số tự nhiên x nằm ở vị trí bên trái hai số tự nhiên còn lại
x; x + 1; x + 2.
Câu 15:
Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 7 bằng hai cách. Biểu diễn trên tia số các phần tử của tập hợp A.
Cách 1: A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}.
Cách 2: A = {x ∈ ℕ: x ≤ 7}.
Câu 17:
Tìm các số tự nhiên a, b, c đồng thời thỏa mãn ba điều kiện:
a < b < c, 11 < a < 15, 12 < c < 15.
Vì 11 < a < 15 nên a ∈ {12; 13; 14}.
Vì 12 < c < 15 nên c ∈ {13; 14}.
Vì a < b < c nên a = 12; c = 14; b = 13.
Câu 19:
Viết các số sau dưới dạng số La Mã: 28; 29; 31; 44.
Số 28 viết dưới dạng số La Mã: XXVIII
Số 29 viết dưới dạng số La Mã: XXIX
Số 31 viết dưới dạng số La Mã: XXXI
Số 44 viết dưới dạng số La Mã: XLIV
Câu 20:
Viết các số dưới dạng số La Mã sau dưới dạng số thập phân: XXV; XXIX; XVI.
Số XXV viết dưới dạng số thập phân: 25
Số XXIX viết dưới dạng số thập phân: 29
Số XVI viết dưới dạng số thập phân: 16.
Câu 21:
Hãy đọc giờ trên các đồng hồ sau:
H1. 10 giờ 10 phút.
H2. 7 giờ 5 phút.
H3. 11 giờ 17 phút.