Tổng hợp đề ôn thi THPTQG môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 8)
-
3629 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phản ứng tạo thành PbSO4 nào dưới đây không phải là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
Chọn C
phản ứng oxi hóa – khử
Câu 3:
Cho các phản ứng sau:
(1) Cu(NO3)2
(2) NH4NO2
(3) NH3 + O2
(4) NH3 + Cl2
(5) NH4Cl
(6) NH3 + CuO
Các phản ứng đều tạo khí N2 là:
Chọn A
Cu(NO3)2 Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + ½ O2↑
NH4NO2 N2↑ + 2H2O
4NH3 + 5O2 4NO↑ + 6H2O
2NH3 + 3Cl2 N2↑ + 6HCl hoặc
8NH3 + 3Cl2 N2↑ + 6NH4Cl
NH4Cl NH3↑ + HCl↑
2NH3 + 3CuO N2↑ + 3Cu + 3H2O
Câu 4:
Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?
Chọn A.
Thuốc giảm đau dạ dày là NaHCO3
Câu 5:
Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
Chọn B
CO2 và CH4 là những chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép
Câu 6:
Cho các chất: CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH2-CH=C(CH3)2; CH3-CH=CH-CH=CH2; CH3-CH=CH2;
CH3-CH=CH-COOH. Số chất có đồng phân hình học là
Chọn C
Điều kiện để có đồng phân hình học (cis-trans) là
Phân tử phải có liên kết đôi C=C
2 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử cùng liên kết với mỗi C mang nối đôi phải khác nhau
Các chất có đồng phân hình học là CH3-CH=CH-CH=CH2 và CH3-CH=CH-COOH
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Chọn B
A sai vì CH≡C-CH=CH2 không phải ankin.
C sai vì độ bền của liên kết đơn < đôi < ba
D sai vì ankin không có đồng phân hình học (điều kiện cần để có đồng phân hình học là phải có liên kết đôi C=C).
Câu 9:
X, Y, Z là các hợp chất mạch hở, bền có cùng công thức phân tử C3H6O. X tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Y không tác dụng được với Na nhưng có phản ứng tráng bạc. Z không tác dụng được với Na và không có khả năng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
Chọn D
X, Y, Z đều có chung công thức phân tử C3H6O
Câu 10:
Este C4H8O2 tham gia phản ứng tráng bạc có tên là: (1) etyl fomat; (2) metyl axetat; (3) propyl fomat;
(4) isopropyl fomat; (5) etyl axetat
Chọn B
gồm HCOOCH2CH2CH2 và HCOOCH(CH3)2.
Câu 13:
Cho sơ đồ chuyển hóa: glucozơ X Y CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
Chọn B
C6H12O6 C2H5OH CH3CHO CH3COOH
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn B
A sai vì anilin C6H5NH2 không làm đổi màu quì tím.
B đúng.
C sai vì anilin ít tan trong nước
D sai vì tất cả các amin đều độc
Câu 15:
Glyxin còn có tên là:
Chọn A
NH2-CH2-COOH là amino axit đơn giản nhất có tên là axit α-amino axetic hay axit amino axetic hoặc glyxin
Câu 16:
Cho các chất sau: ancol etylic (1), etylamin (2), metylamin (3), axit axetic (4). Sắp xếp theo chiều có nhiệt độ sôi tăng dần
Chọn B
Nhiệt độ sôi của axit > ancol > amin có cùng số cacbon
Câu 17:
Cho các chất sau đây: NH2-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH (X); NH2-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH (Y); NH2-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH (Z); NH2-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH (T); NH2-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH (U). Có bao nhiêu chất thuộc loại đipeptit?
Chọn A
Đipeptit là phân tử peptit chứa 2 gốc α-amino axit.
X, U là tripeptit; Y là đipeptit Gly-Ala; Z, T không phải peptit vì chứa gốc β- amino axit
Câu 18:
Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
Chọn A
Tơ tằm là tơ thiên nhiên.
Tơ visco và tơ axetat là tơ bán tổng hợp hay còn gọi là tơ nhân tạo.
Tơ nilon-6,6; tơ capron và tơ enang là tơ tổng hợp
Câu 19:
Dung dịch nào dưới đây không thể làm đổi màu quì tím?
Chọn B
Dung dịch NaOH và Na2CO3 làm xanh quì tím, NH4Cl làm đỏ quì tím
Câu 20:
Anion gốc axit nào sau đây có thể làm mềm ước cứng?
Chọn D
3Ca2+ + 2PO43- Ca3(PO4)2↓; 3Mg2+ + 2PO43- Mg3(PO4)2↓.
Câu 21:
Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên?
Chọn A
vì KNO3 không có hiện tượng; Cu(NO3)2 tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh; FeCl3 tạo kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ; AlCl3 tạo kết tủa Al(OH)3 keo trắng sau đó tan còn NH4Cl tạo khí NH3 mùi khai.
Câu 22:
Nung Fe(NO3)2 trong bình kín, không có không khí, thu được sản phẩm gì?
Chọn B
Khi nung Fe(NO3)2 trong điều kiện có không khí hay không có không khí đều thu được sản phẩm như nhau: 4Fe(NO3)2 2Fe2O3 + 8NO2 + O2
Câu 24:
Cho dung dịch X có pH = 2 chứa HCl và HNO3. Thể tích dung dịch KOH 0,1M cần để trung hòa 10 ml dung dịch X là:
Chọn B
Câu 25:
Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
Chọn B
Ta có nN2O = 0,045 mol; nH+ = nHNO3 = 0,5 mol
10H+ + 2NO3- + 8e → N2O + 5H2O
0,45 ← 0,09 ← 0,36 ← 0,045
Do nH+ tạo N2O < nH+bđ mà HNO3 lại phản ứng vừa đủ nên có thêm phản ứng
10H+ + NO3- + 8e → NH4+ + 3H2O
(0,5 – 0,45) → 0,005→ 0,04 → 0,005
mmuối = mkim loại + 62.ne + mNH4NO3 = 8,9 + 62.(0,36 + 0,04) + 80.0,005 = 34,1g
Câu 26:
Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/lít, thu được 15,76g kết tủa. Giá trị của a là:
Chọn B
nCO2 = 0,12; nBaCO3 = 0,08
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O
0,08 ← 0,08 ← 0,08
Do hấp thụ hoàn toàn CO2 phải hết nên có thêm phương trình
2CO2còn dư + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
0,04 → 0,02
nBa(OH)2 = 0,1 a = 0,1/2,5 = 0,04
Câu 31:
Để thủy phân hoàn toàn m gam este đơn chức X cần dùng vừa hết 200 ml dung dịch NaOH 0,25M, sau phản ứng thu được 2,3g ancol và 3,4g muối. Công thức của X là
Chọn D
nNaOH = 0,05 = nancol = nmuối RCOONa = 3,4/0,05 = 68 R = 1 R là H
R’OH = 2,3/0,05 = 46 R’ = 29 R’ là C2H5
Câu 32:
Cho 8,3g hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủvới 200 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch chứa 15,6g hỗn hợp muối. Giá trị của x là
Chọn D
Bảo toàn khối lượng mHCl = 15,6 – 8,3 = 7,3g nHCl = 0,2 x = 0,2/0,2 = 1
Câu 33:
Cho dung dịch chứa m gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được tối đa 10,8g Ag. Giá trị của m là
Chọn D
nAg = 0,1 nglu = 0,05 m = 0,05.180 = 9
Câu 34:
Trùng hợp 1,5 tấn etilen thu được m tấn polietilen với hiệu suất phản ứng 80%. Giá trị của m là
Chọn C
m = 1,5.80% = 1,2
Câu 35:
Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
Chọn A
nH2 = nMg = 0,1 V = 2,24
Câu 36:
Cho 2,24g bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
Chọn B
nFe = 0,04; nCu2+ = 0,01
Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu
m = mCu + mFe dư = 0,01.64 + 0,03.56 = 2,32