Bộ đề luyện thi Hóa Học có đáp án (Đề số 3)
-
4565 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
Đáp án C
Sản xuất nhôm từ quặng boxit : khí oxi sinh ra ở cực dương đốt cháy dần dần than chì sinh ra CO2
Sản xuất xút từ muối ăn: sinh ra khí clo
Sản xuất rượu vang từ quả nho chín.: sinh ra khí CO2
Câu 2:
Vật liệu polime nào sau đây là tơ được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp ?
Đáp án A
Poliacrilonitrin được tổng hợp bằng p.ư trùng hợp CH2= CH-CN (tơ nitron hay tơ olon)
Poli(hexametylen-ađipamit): được tổng hợp bằng p.ư trùng ngưng giữa H2N-[CH2 ]6 - NH2 và HOOC[CH2 ]4COOH
Poli(butađien-stiren) được tổng hợp bằng p.ư đồng trùng hợp buta-1,3ddien với stiren nhưng sản phẩm không phải là tơ mà là cao su buna-S
Poli(etylen-terephtalat): tơ được điều chế bằng p.ư trùng ngưng axit terephtalic và etylen glicol
Câu 3:
Trong phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ ?
Đáp án B
glyxin: H2N- CH2- COOH
anilin: C6H5-NH2
axit glutamic: HOOC-CH2- CH2- CH(NH2) -COOH
Amilopectin là 1 thành phần của tinh bột, chiếm từ 70-80% khối lượng tinh bột
Câu 4:
Chất X trong công nghiệp thực phẩm là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát, đồ uống. Trong công nghiệp dược phẩm được dùng để pha chế thuốc. Dung dịch chất Y làm đổi màu quỳ tím trong đời sống muối mononatri của Y được dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt). Tên của X và Y theo thứ tự là
Đáp án A
- Saccarozo được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát....Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc
- Axit glutamic: là hợp chất phổ biến nhất trong các protein của các loại hạt ngũ cốc, nó đống vai trò quan trọng trong trao đổi chất của cơ thể động vật, nhất là các cơ quan não bộ, gan, cơ , nâng cao khả nang hoạt động của cơ thể. Bột ngọt (hay mì chính) là muối mononatri của axit glutamic hay mononatri glutamat. Bột ngọt dùng làm gia vị nhưng vì tăng ion Na+ trong cơ thể làm hại các notron thần kinh do đó được khuyến cáo không nên lạm dụng.
Câu 5:
Kim loại M có thể điều chế được bằng tất cả các phương pháp như thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân. Kim loại M là kim loại nào trong các kim loại sau
Đáp án B
Cu thỏa mãn yêu cầu đề bài. Còn Na, Mg, Al được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của chúng.
Lưu ý:
- Phương pháp thủy luyện còn gọi là phương pháp ướt, được dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa họcthấp như Au, Ag, Hg, Cu…
- Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học trung bình như Zn, Cr, Fe, Sn, Pb, Cu,…
- Phương pháp điện phân được dùng để điều chế hầu hết các kim loại, từ những kim loại có độ hoạt động hóa học cao đến trung bình và thấp.
Câu 6:
Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: Al(NO3)3, FeCl3, KCl, MgCl2, có thể dùng dung dịch:
Đáp án D
Lời giải chi tiết
Khi cho NaOH vào có hiện tượng:
- tạo kết tủa trắng rồi tan trong NaOH dư là ống nghiệm chứa dung dịch Al(NO3)3
- tạo kết tủa nâu đỏ là FeCl3
- tạo kết tủa trắng và không tan trong NaOH dư là MgCl2
- còn lại là ống nghiệm chứa KCl không có hiện tượng xảy ra.
Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaNO3; Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
Câu 7:
Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl. người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
Đáp án B
Các thực nghiệm để tìm ra công thức dạng mạch hở của glucozo bao gồm:
+ Khử hoàn toàn glucozo thu được hexan -----> glucozo có 6C tạo thành mạch hở không phân nhánh
+ Glucozo có phản ứng tráng bạch, tác dụng với nước brom tạo axit gluconic -----> glucozo có -CHO
+ Glucozo tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam ----> glucozo có nhiều nhóm OH kề nhau
+ Glucozo tạo este chứa 5CH3COO ----> glucozo có 5 -OH
Câu 8:
So với các axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi là:
Đáp án D
Sở dĩ các ancol và axit có nhiệt độ sôi cao hơn các hidrocacbon, các este cũng phân tử khối là do giữa các phân tử ancol, axit có liên kết hidro.
Ngoài ra, tính tan của ancol và axit cũng do liên kết hidro quyết định
Câu 9:
Khẳng định nào sau đây không đúng?
Đáp án A
Crom là kim loại cứng nhất, có nhiệt độ nóng chảy là 26710C < nhiệt độ nóng chảy của W là 34220C
Câu 10:
Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên dưới:
Hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng ?
Đáp án C
2 thanh kim loại Zn, Cu được nối với nhau bằng dây dẫn ngâm trong dd axit, tạo ra 1 pin điện, trong đó kẽm là cực âm, đồng là cực dương, khí được thoát ra
+ Các e di chuyển từ thanh Zn sang thanh Cu qua dây dẫn tạo ra dòng điện 1 chiều.
+ Các ion H+ trong dd di chuyển về thanh Cu (cực dương) nhận e bị khử thành H2 và sau đó thoát ra khỏi dd.
Kết quả là thanh Zn bị ăn mòn điện hóa đồng thời tạo thành dòng điện
Câu 11:
Nung nóng một ống sứ chứa 36,1 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, ZnO và Fe2O3 rồi dẫn hỗn hợp khí X gồm CO và H2 dư đi qua đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 28,1 gam chất rắn. Tổng thể tích khí X (đktc) đã tham gia phản ứng khử là ?
Đáp án A
Ta có phản ứng của:
1CO + 1O → 1CO2
1H2 + 1O → 1H2O.
→ từ tỉ lệ có: n(O trong oxit phản ứng) = n(khí X phản ứng) = (36,1 – 28,1) ÷ 16 = 0,5 mol → V = 11,2
Câu 12:
Khẳng định nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của các phản ứng của các hợp chất hữu cơ?
Đáp án A
Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt, dễ cháy
+ Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng 1 điều kiện, nên tạo ra hỗn hợp sản phầm
Câu 13:
Amin là loại hợp chất hữu cơ quan trọng, đóng nhiều chức năng khác nhau trong các cơ thể sinh vật, như kiểm soát các hoạt động sinh học, truyền dẫn thần kinh, hay chống lại các tác nhân xâm nhập có hại. Vì có hoạt tính sinh học cao mà các amin cũng được sử dụng nhiều như các loại thuốc và biệt dược. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về amin?
Đáp án D
+ Công thức của isopropylamin là: CH3- CH(NH2)CH3 : là một amin bậc 1
+ Anilin có công thức là C6H5NH2 : nhóm phenyl làm giảm mật độ e ở nguyên tử nito do đó làm giảm lực bazo, tính bazo của anilin yếu không làm đổi màu quỳ và phenolphtalein
+ Ở nhiệt độ thường, 1 số amin : metyl- ; đimetyl- ; trimetyl- ; etylamin là nhưng chất khí, mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước. Tuy nhiên các đồng đẳng cao hơn là chất lỏng/ rắn và độ tan giảm dần theo chiều tăng phân tử khối. Anilin ít tan trong nước.
+ Nhận biết anilin dùng dd brom (tạo kết tủa trắng)
Câu 14:
Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
Đáp án C
Các chất lưỡng tính: Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3
Câu 15:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al vào lượng dư dung dịch FeCl3;(b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột ZnO nung nóng;(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư;(d) Cho Ba vào dung dịch MgSO4;(e) Nhiệt phân AgNO3;(g) Điện phân dung dịch NaCl với các điện cực trơ, màng ngăn xốp.Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là
Đáp án B
Các thí nghiệm: a, d, g
+ Phản ứng a: thu được dd gồm FeCl2, FeCl3, AlCl3
+ Phản ứng b: thu được Zn, H2O
+ Phản ứng c: thu được Ag, AgNO3, Fe(NO3)2
+ Phản ứng d: thu được Mg(OH)2, BaSO4, H2
+ Phản ứng e: Thu được Ag, NO2, O2
+ Phản ứng g: thu được NaOH, H2, Cl2
Câu 16:
Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:
(1) X + NaOH Y + Z
(2) Y + HCl CH3COOH + NaCl (3) Z + O2 CH3COOH + H2O
Công thức phân tử của X là:
Đáp án C
Y + HCl tạo CH3COOH nên Y là muối CH3COONa
Z + O2 tạo CH3COOH nên Z là C2H5OH
Vậy X tác dụng với NaOH mà cho ra được Y và Z như trên thì X là este và có công thức là CH3COOC2H5 (C4H8O2)
Câu 17:
Trung hòa dung dịch chứa 5,9 gam amin X no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch HCl, thu được 9,55 gam muối. Số công thức cấu tạo của X là:
Đáp án D
Ta có: amin tác dụng HCl tạo ra muối.
BTKL: m(HCl) + m(X) =m (muối)
Tìm được m(HCl) = 3,65 g nên n(HCl) =0,1 mol
Vì amin là đơn chức nên n(X) =n(HCl) = 0,1 mol
Suy ra M(X) = 5,9 / 0,1 = 59
Vậy CT X: C3H9N
Các CTCT thỏa mãn:
C-C-C-N
C-C(C)-N
C-C-N-C
C-N(C)-C
Câu 18:
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Quỳ tím |
Quỳ tím chuyển màu xanh |
Y |
Nước brom |
Dung dịch brom nhạt màu và có kết tủa trắng |
Z |
Dung dịch AgNO3/NH3, to |
Kết tủa trắng bạc bám vào thành ống nghiệm |
T |
Cu(OH)2 |
Dung dịch có màu xanh lam |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án B
+ X làm quỳ chuyển xanh nên loại bỏ đáp án X là axit glutamic và alanin. Như vậy còn lại 2 đ.a
+ Y làm dd brom nhạt màu và kết tủa trắng nên Y là anilin (C6H5NH2, kết tủa là C6H2(Br)3(NH2) (không loại bỏ được đ.a nào tiếp)
+ Z có phản ứng tráng bạc nên Z không thể là saccarozo. Như vậy loại bỏ đ.a Z là saccarozo, còn lại 1 đ.a với X, Y, Z, T lần lượt là Lysin, anilin, fructozo, glixerol
Câu 19:
Cho dãy các chất sau: vinyl fomat, metyl acrylat, glucozơ, saccarozơ, etylamin, alanin. Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
CT của các chất lần lượt là: Vinyl foamt (HCOOC2H3) , metyl acrylat (C2H3COOCH3); glucozo (C6H12O6) ; saccarozo (C12H22O11) ; etylamin (C2H5NH2); alanin (H2N- CH(CH3)-COOH
+ Các chất đơn chức, mạch hở bao gồm: vinyl fomat, metyl acrylat,etylamin (3 chất) (lưu ý: một số hợp chất có 1 nhóm chức này nhưng có thâm 1 hay các nhóm chức khác không được gọi là đơn chức mà gọi là tạp chức)
+ Các chất bị thủy phân trong kiềm gồm có vinyl fomat, metyl acrylat. (2 chất) (lưu ý: phản ứng của alanin td với NaOH không gọi là thủy phân và các cacbohidrat bị thủy phân trong axit chứ không phải kiềm)
+ Các chất tham gia tráng bạc: vinyl fomat, glucozơ (2 chất)
+ Các chất làm mất màu nước brom: vinyl fomat, metyl acrylat, glucozơ ( 3 chất)
Câu 20:
Có các quá trình điều chế sau:
(1) Cho dung dịch HCl tác dụng với đá vôi sản xuất CO2.
(2) Nung SiO2 với Mg ở nhiệt độ cao để sản xuất Si.
(3) Chưng cất phân đoạn không khí lỏng, sản xuất N2.
(4) Dùng NH3 để sản xuất HNO3.
(5) Nung quặng photphorit với cát và than cốc, sản xuất P.
(6) Dùng N2 và H2 sản xuất NH3
Số quá trình điều chế được dùng trong công nghiệp hiện nay là
Đáp án B
Các mệnh đề: 3, 4, 5, 6.
(1). Trong công nghiệp, CO2 được thu hồi từ quấ trình đốt cháy hoàn toàn than để cung cấp năng lượng cho các quá trình sản xuất khác. Ngoài ra, CO2 còn được thu hồi từ quá trình chuyển hóa khí thiên nhiên, các sản phẩm dầu mỏ….quá trình nung vôi, lên men rượu từ đường glucozo.
(2) Trong PTN, silic được điều chế bằng caasch đốt cháy một hỗn hợp gồm bột magie và cát nghiền mịn:
SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO
Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách dùng than cốc khử SiO2 trong lò điện ở nhiệt độ cao.
SiO2 + 2C → Si + 2CO
Câu 21:
Cho V ml dung dịch K2Cr2O7 0,1M vào dung dịch HC1 đặc, dư thu được 1,344 lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là
Đáp án D
Ta có: n(Cl2) = 0,06mol
Sản phẩm của quá trình Cr2 +6 nhận e là Cr+3 và sản phẩm của quá tình Cl2 nhường e là Cl-
BT e: n(K2Cr2O7) = 0,06 . 2 / 6= 0,02 mol
Vậy V= 0,2 (l)
Câu 22:
Hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ. Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam X trong môi trường axit, thu được dung dịch Y. Trung hòa axit trong dung dịch Y, sau đó cho thêm lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng, thu được 8,64 gam Ag. Thành phần phần trăm theo khối lượng của glucozơ trong X là
Đáp án D
Gọi n(glu) = x; n(sac) = y
Ta có: Tổng khối lương 2 chất là 7,02 g nên 180x + 342y = 7,02
Thủy phân 2 chất thì lượng glu ban đầu vẫn giữ nguyên ( tráng bạc cho ra 2 Ag) , còn sac thì thủy phân ra 2 phân tử glu mới (tráng bạc cho tổng 4Ag)
Vậy 2x + 4y = 8,64/ 108
Tìm được x= 0,02 và y= 0,01
Vậy % glu ban đầu = 0,02. 180 . 100% / 7,02 = 51,28%
Câu 23:
Cho sơ đồ sau :
Công thức cấu tạo của M là
Đáp án B
CH2=C(CH3)COOCH2CH3 + NaOH → CH2=C(CH3)COONa + C2H5OH.
X là C2H5OH → X tách nước tạo C2H4 (X1) sau đó trùng hợp cho PE.
Y là CH2=C(CH3)COONa
CH2=C(CH3)COONa + HCl → CH2=C(CH3)COOH + NaCl
CH2=C(CH3)COOH + CH3OH ↔ CH2=C(CH3)COOCH3 + H2O
Trùng hợp Y2 là CH2=C(CH3)COOCH3 thu được thủy tinh hữu cơ
Câu 24:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc nhóm VIIIB.
(b) Crom không tan trong dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội.
(c) Khi thêm dung dịch kiềm vào muối cromat sẽ tạo thành đicromat.
(d) Trong môi trường kiềm, muối crom(III) bị khử thành muối crom(II).
(e) CrO là oxit bazơ, Cr2O3 là oxit lưỡng tính, CrO3 là oxit axit.
(g) CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 hoặc CO đều thu được Cu.
(h) Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
Các phát biểu đúng là: b, e, g, h
+ Mệnh đề a: Crom thuộc nhóm VI
+ Mệnh đề b: Crom bị thụ động hóa trong axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội nên không tan trong chúng
+ Mệnh đề c: Trong môi trường axit, muối cromat sẽ tạo thành đicromat
+ Mệnh đề d: Trong môi trường kiềm, muối crom (III) có tính khử và bị những chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối Crom (VI)
+ Mệnh đề e: CrO là 1 oxit bazo, có tính khử; Cr2O3 là 1 oxit lưỡng tĩnh, tan trong axit và kiềm đặc; CrO3 là chất rắn đỏ thẫm, có tính oxi hóa mạnh và là 1 oxit axit
+ Mệnh đề g: Khi nung nóng:
2NH3 + 3CuO -------> 3Cu + N2 + 3H2O
và CuO + CO---> Cu +CO2
+ Mệnh đề h: CrO3 có tính oxi hóa rất mạnh, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, NH3; C2H5OH ... bốc cháy trực tiếp với CrO3
Câu 25:
Hòa tan hết 8,1 gam kim loại M vào dung dịch HCl lấy dư thấy thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Nhận xét về kim loại M là đúng?
Đáp án A
Gọi M có số oxi hóa từ 0 lên +n
BT e: ta có: 8,1n/ M = 10,08. 2/ 22,4
Tìm được M = 9n.
Cặp nghiệm thỏa mãn là n= 3 và M= 27 (Al)
+ Al có thể tác dụng với dd HCl và NaOH
+ Al được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
+ Độ dẫn điện của Al < Cu
+ Al là kim loại nhẹ ( 2,7 g/ cm^3)
Câu 26:
Hai chất hữu cơ X, Y có thành phần phân tử gồm C, H, O (MX < MY < 70). Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch NaOH sinh ra muối. Tỉ khối hơi của Y so với X có giá trị là:
Đáp án A
X và Y có khả năng tráng bạc và tác dụng NaOH tạo muối nên chúng là este có dạng HCOOR và axit R'COOH
Mà M(X) < M(Y) < 70 nên X là HCOOH, và Y là HCOOCH3
Vậy d(Y/X) = 60/ 46 = 1,305
Câu 27:
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng AgNO3/NH3 dư, to để phân biệt fructozơ và glucozơ;(b) Trong môi trường bazơ, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hóa qua lại;(c) Trong dung dịch nước, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng;(d) Xenlulozơ và tinh bột là đồng phân của nhau;(e) Saccarozơ có tính chất của ancol đa chức và anđehit đơn chức.
(g) Amilozơ là polime có mạch không phân nhánh, amilopectin là polime có mạch phân nhánh.Số phát biểu đúng là
Đáp án B
Các phát biểu đúng là: b, c, g.
+ Mệnh đề a: không thể dùng AgNO3/NH3 dư, t0 để phân biệt fruc và glu vì trong môi trường kiềm, fruc chuyển hóa thành glu, 2 chất đều cho cùng hiện tượng là tạo ra lớp Ag trắng xám
+ Mệnh đề b: Trong môi trường kiềm, fruc và glu có cân bằng chuyển hóa lẫn nhau.
+ Mệnh đề c: Glucozo tồn tại ở cả dạng mạch vòng và dạng mạch hở tuy nhiên trong dd thì dạng mạch vòng là chủ yếu. Dạng vòng anpha chiếm khoảng xấp xỉ 36%, dạng vòng beta chiếm khoảng xấp xỉ 64%, trong khi dạng hở chiếm khoảng 0,003%
+ Mệnh đề d: Xenlulozo và tinh bột mặc dù có CT chung giống nhau là (C6H10O5)n tuy nhiên giá trị của n ở mỗi chất có khoảng khác nhau, và chúng không phải đồng phân của nhau
+ Mệnh đề e: Sac chỉ có tính chất của ancol đa chức và phản ứng thủy phân và không có chứa nhóm -CHO
+ Mệnh đề g: Tinh bột là hỗn hợp của 2 polisaccarit là amilozo và amilopectin. Trong đó, các gốc anpha- glucozo trong amilozo nối với nhau bời liên kết anpha-1,4- glicozit tạo thành 1 chuỗi dài không phân nhánh còn amilopectin thì có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 28:
Một loại phân kali chứa 59,6% KCl, 34,5% K2CO3 về khối lượng, còn lại là SiO2. Độ dinh dưỡng của loại phân bón trên là
Đáp án A
Gọi m(phân) = 100 → m(KCl) = 59,6 và m(K2CO3) = 34,5
→ BTNT (K): n(K2O) = 59,6 : 74,5 : 2 + 34,5 : 138 = 0,65 → m(K2O) = 61,1
→ Độ dinh dưỡng 61,1
Câu 29:
Hợp chất X (chứa C, H, O, N) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với kiềm. Trong X, % khối lượng của nguyên tố C, H, N lần lượt là 40,449%; 7,865%; 15,73%. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với NaOH (đun nóng) được 4,85 gam muối khan. Nhận định nào về X sau đây không đúng ?
Đáp án B
Gọi X có CT là CxHyOzNt
Ta có: x: y: z: t = (40,449/12) : (7,865/1) : (35,956/ 16) : (15,73/14) = 3: 7: 2: 1
X có CTPT trùng CTĐGN nên X là C3H7O2N
X có thể tác dụng với kiềm và axit nên X có thể là: NH2- CH(CH3) -COOH hoặc NH2- CH2- COO-CH3.
Khi cho 4,45 gam X ứng với n(X) =0,05 mol, thì m(muối)= 4,85g tức là M(muối) = 4,85/ 0,05 = 97
Vậy X là NH2- CH2- COO-CH3.
Như vậy:
+ X vừa tác dụng HCl, vừa tác dụng NaOH là đúng
+ X chứa 1 nhóm chức este COO
+ X là hợp chất no, tạp chức (bao gồm chức NH2 và COO)
+ X khó tan trong nước hơn alanin vì alanin tồn tại dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử)
Câu 30:
Cho các phát biểu sau:(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2–5% khối lượng cacbon.
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Các mệnh đề đún: b, c, d, e
+ Mệnh đề a: Thép là hợp kim của Fe và C, trong đó có từ 0,01 - 2% khối lượng C, ngoài ra còn có 1 số nguyên tố khác (Si, Mn, Cr, Ni...)
+ Mệnh đề b: Bột Al trộn với Fe2O3 gọi là hỗn hợp tecmit được dùng để hàn gắn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm
+ Mệnh đề c: Dùng Na2CO3 có chứa ion CO32- tạo ra các kết tủa CaCO3 và MgCO3 có tác dụng làm mềm nước cứng.
+ Mệnh đề d: Bột lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân ở ngay nhiệt độ thường, tạo chất rắn đen HgS dễ thu gom, không gây độc hai.
+ Mệnh đề e: Khi làm thí nghiệm Cu +HNO3 , người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm kiềm để hạn chế các khí độc thoát ra ngoài gây hại (các hí sẽ tác dụng với dd kiềm)
Câu 31:
Nung m gam hỗn hợp X gồm KHCO3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được 0,25m gam chất rắn Z và dung dịch E. Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào E, khi khí bắt đầu thoát ra cần dùng V1 lít dung dịch HCl và khi khí thoát ra hết, thì thể tích dung dịch HCl đã dùng là V2 lít. Tỉ lệ V1 : V2 là:
Đáp án C
Giả sử m = 10 g, khi đó n(X) = 0,1 mol
Theo dữ kiện đề bài thì khi cho Y vào nước dư thu được 0,025 mol CaCO3
→ hỗn hợp X chứa 0,025 mol CaCO3 và 0,075 mol KHCO3. Các quá trình phản ứng xảy ra:
2KHCO3 → K2CO3 + CO2
CaCO3 → CaO + CO2
Khi cho Y vào nước dư thì:
K2CO3 + CaO + H2O → CaCO3 + 2KOH
Vậy dung dịch E gồm K2CO3 dư (0,0125) và KOH (0,05)
PT:
H+ + OH- → H2O
H+ + CO32- → HCO3-
H+ + HCO3- → CO2 + H2O
Lượng HCl cho vào E đến khi bắt đầu thoát khí là:
n(HCl)1 = n(K2CO3) + n(KOH) = 0,0625
Lượng HCl cho vào E đến khi thoát hết khí là:
n(HCl)2 = 2n(K2CO3) + n(KOH) = 0,075
=> n(HCl)1 : n(HCl)2 = 5:6
Câu 32:
Trong một bình kín chứa 0,4 mol axetilen; 0,3 mol metylaxetilen; 0,8 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 12. Sục khí X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kết tủa và có 10,1 gam hỗn hợp khí Z thoát ra. Hỗn hợp khí Z phản ứng tối đa với 0,1 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
Đáp án A
Câu 33:
Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
(d) Dung dịch axit axetic có khả năng hòa tan Cu(OH)2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
(f) Trong công nghiệp, ancol etylic có thể sản xuất từ etilen hoặc tinh bột.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
Các mệnh đề: a, c, d, f.
+ Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen do ảnh hưởng của nhóm -OH.
+ Phenol có tính axit, tuy nhiên tính axit quá yếu không làm đổi màu quỳ
Câu 34:
X, Y là 2 anđehit hơn kém nhau một nhóm –CHO (MX < MY). Hiđro hóa hoàn toàn a gam E chứa X, Y cần dùng 0,63 mol H2 (đktc) thu được 14,58 gam hỗn hợp F chứa 2 ancol. Toàn bộ F dẫn qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 14,25 gam. Nếu đốt cháy hoàn F cần dùng 20,16 lít O2 (đktc) Mặt khác a gam E tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị m gần nhất với
Đáp án D
Ta có: m(bình tăng) = m(F) – m(H2) → m(H2) = 0,33 → n(H2) = 0,165
→ n(OH ancol) = n(CHO) = 0,33 # 0,63 → hỗn hợp có anđehit không no.
Khi đốt cháy ancol, gọi n(CO2) = a và n(H2O) = b
BTNT (O): 2a + b = n(OH) + 2n(O2) = 2,13
BTKL: m(ancol) = m(C) + m(H) + m(O) → 12a + 2b = 9,3
→ a = 0,63 và b = 0,87 → n(ancol) = n(H2O) – n(CO2) = 0,24
Nhận xét: n(ancol) = 0,24 mà n(OH) = 0,33 → Số nhóm OH trung bình trong F = 0,33 : 0,24 = 1,375
→ Có 1 chất đơn chức. Mà 2 chất hơn kém nhau 1 chức → hỗn hợp có 1 chất 1 chức và 1 chất 2 chức.
Gọi n(ancol đơn) = x và n(ancol 2 chức) = y → x + y = 0,24 và x + 2y = 0,33 → x = 0,15 và y = 0,09
Gọi số lk pi trong anđehit đơn là u và trong anđehit 2 chức là v → 0,15u + 0,09v = 0,63
Cặp nghiệm thỏa mãn: u = 3 và v = 2
Với v = 2 → (CHO)2 → ancol: C2H4(OH)2 (0,09 mol) → m(ancol đơn) = 9 → M(ancol đơn) = 60
Ancol đơn: CnH2n+2O → n = 3 → C3H7OH → andehit: CH≡C-CHO (0,15 mol)
Khi cho hỗn hợp CH≡C-CHO (0,15 mol) và (CHO)2 (0,09 mol)
→ kết tủa là: Ag (0,15. 2 + 0,09. 4 = 0,66 mol) và CAg≡C-COONH4 (0,15 mol) → m = 100,38
Câu 35:
Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol 1 : 1) bằng dòng điện một chiều có cường độ ổn định. Sau t (h), thu được dung dịch X và sau 2t (h), thu được dung dịch Y. Dung dịch X tác dụng với bột Al dư, thu được a mol khí H2. Dung dịch Y tác dụng với bột Al dư, thu được 4a mol khí H2. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
Đáp án A
Tại t(h):
Catot: Cu + 2e Cu Anot: 2Cl- Cl2 + 2e
1 1
2H2O 4H+ + O2 + 4e
8a + 2x 8a + 2x
Tại 2t(h)
Catot: Cu + 2e Cu Anot: 2Cl- Cl2 + 2e
1 2 1 0,5 1
2H2O + 2e 2OH- + H2 2H2O 4H+ + O2 + 4e
2x 2x x 8a + 2x 8a + 2x
Bảo toàn e ta có: 2 + 2x = 1+ 8a + 2x nên a = 0,125.
Ta có: n(e) tại 2t = 2n(e) tại t nên 1 +8a + 2x = (1+2a)´2
Tìm được x = 0,25
Như vậy: tại t(h) : n(e) = 1,25.
Suy ra:
+ tại 1,75t(h) : n(e) = 2,1875 > 2 nên Catot đã có khí
+ tại 2t(h) : n(H2) = 0,25; n (Cl2) = 0,5; n(O2) = 0,375 nên tổng khí = 1,125 = 9a
+ Tại 1,5t(h) : n(e) = 1,875 <2 nên Cu chưa điện phân hết
+ tại 0,75t (h) : n(e) = 0,9375 < 1 nên H2O (tại anot) chưa bị điện phân
Câu 36:
Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2). Đun nóng 9,42 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp có tỉ khối so với He bằng 9,15. Nếu cho 9,42 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp chất hữu cơ. Giá trị gần nhất với m là:
Đáp án A
Cho X tác dụng với NaOH thu được T gồm 2 amin đồng đẳng kế tiếp có KLPT trung bình là 36,6.
chứng tỏ 2 amin phải là CH3NH2 và C2H5NH2.
Do vậy Y phải là HCOOH3NCH3 còn Z là
H2N-CH2COOH3NC2H5.
Áp dụng quy tắc đường chéo suy ra tỉ lệ số mol của CH3NH2 và
C2H5NH2 là 3:2.
Gọi số mol của Z là x suy ra số mol của Y là 1,5x.
Suy ra 77. 1,5x + 120x = 9,42 Giải được x=0,04.
Cho 9,42 gam X tác dụng với HCl loãng dư thu được muối chứa
0,06 mol CH3NH3Cl, 0,04 mol C2H5NH3Cl và 0,04 mol
ClH3NCH2COOH.
Suy ra m = 11,77g
Câu 37:
Hòa tan kết m gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 trong nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch H2SO4 đến dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của m là
Đáp án D
Dựa vào đồ thị:
+Thấy lúc kết tủa cực đại thì lúc này kết tủa sẽ gồm BaSO4 và Al(OH)3 có tổng số mol là 0,28 mol.
+Lúc kết tủa không thay đổi thì nó chỉ gồm BaSO4 có số mol 0,12 mol.
Suy ra n(BaSO4) = 0,12 mol nên n(Al(OH)3) =0,16 mol
Lúc kết tủa Al(OH)3 vừa bị hoà tan hết thì dùng 4a mol H2SO4 lúc này SO42- đã đi và 0,12 mol BaSO4 và 0,08 mol Al2(SO4)3.
Bảo toàn S: n(H2SO4) = 4a = 0,12+ 0,08 . 3 = 0,36 nên a= 0,09
Bảo toàn nguyên tố suy ra số mol Ba và Al trong hỗn hợp ban đầu là 0,12 và 0,16 mol (về nguyên tố).
Bảo toàn e: n(O) =[2n(Ba) +3n(Al) -2n(H2)] / 2 = 0,27mol
Suy ra m= 0,12. 137 + 0,16. 27 + 0,27 . 16 = 25,08
Câu 38:
Hỗn hợp E gồm hexapeptit X (mạch hở, được tạo nên các α–aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin) và este Y (được tạo nên từ axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và etanol). Đun nóng m gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 27 gam hỗn hợp muối. Đốt hết lượng muối trên cần 20,72 lít O2 (đktc), thu được H2O, Na2CO3, N2 và 27,5 gam CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với
Đáp án A
Quy đổi hỗn hợp muối về H2NCH2COONa x mol, HCOONa y mol và CH2 z mol.
Đốt lượng muối trên cân 0,925 mol O2 và thu được 0,625 mol CO2.
Ta có:
Câu 39:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Cu, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl thu được dung dịch Y chứa (m + 16,195) gam hỗn hợp muối không chứa ion Fe3+ và 1,904 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm H2 và NO với tổng khối lượng là 1,57 gam. Cho NaOH dư vào Y thấy xuất hiện 24,44 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Cu có trong X là:
Đáp án D
Cho m gam X tác dụng với 0,61 mol HCl thu được m+16,195 gam hỗn hợp muối và 0,085 mol hỗn hợp khí Z gồm H2 và NO có tổng khối lượng là 1,57gam.
Giải được số mol H2 và NO lần lượt là 0,035 mol và 0,05 mol.
Gọi số mol Cu và Mg lần lượt là x và y.
Kết tủa thu được sẽ gồm Cu(OH)2 x mol, Mg(OH)2 y mol và Fe(OH)2 0,12 mol
→ 98x + 58y + 0,12.90 = 24,44
Do chỉ có Fe2+ nên bảo toàn e:
2x + 2y = 0,035.2 + 0,05.3 + 0,01.8 + 0,03.2 (Fe3O4)
Giải hệ: x =0,08; y = 0,1.
→%Cu = 25,75%
Câu 40:
Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Hấp thụ toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lượng bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với
Đáp án C
Cho 200 gam NaOH chứa 0,6 mol NaOH và 176 gam H2O.
Cho 46,6 gam E tác dụng với NaOH thu được phần hơi Z chứa chất T có khối lượng phân tử là 32, vậy T là CH3OH.
Cho Z qua bình đựng Na thấy bình tăng 188,85 gam và thu được 0,275 mol H2.
BTKL: mZ = 188,85 + 0,275.2 = 189,4 gam.
Z sẽ chứa CH3OH và H2O (gồm nước của dung dịch NaOH + nước mới sinh ra).