Thứ năm, 09/05/2024
IMG-LOGO

Bộ đề luyện thi Hóa Học có đáp án (Đề số 8)

  • 3292 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Đốt cháy than đá có thể cho CO, CO2. Khí không màu, không mùi, độc là CO


Câu 2:

Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tăng dần tính dẫn điện từ trái sang phải là

Xem đáp án

Đáp án C

Khả năng dẫn điện: Ag > Cu > Au > Al > Fe


Câu 3:

Để bảo vệ nồi hơi (Supde) bằng thép khỏi bị ăn mòn, người ta có thể lót những kim loại nào sau đây vào mặt trong của nồi hơi ?

Xem đáp án

Đáp án A

Để bảo vệ thì người ta sẽ lót vào mặt trong của nồi hơi các kim loại có tính khử mạnh hơn Fe (thành phần của thép) để Fe không bị ăn mòn mà các kim loại đó sẽ là vật hi sinh


Câu 4:

Nguyên tắc sản xuất gang là

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng oxit sắt bằng than cốc trong lò cao


Câu 5:

Ngâm một vật làm bằng hợp kim Zn–Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa. Nhận định đúng

Xem đáp án

Đáp án B

Khi xảy ra ăn mòn điện hóa, Zn là cực âm, Cu là cực dương (đóng vai trò là catot). Các ionH+ trong dung dịch H2SO4 di chuyển về lá Cu nhận e bị khử thành H2 và sau đó thoát ra khỏi dung dịch


Câu 6:

Poli(metyl metacrylat) và nilon–6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

Xem đáp án

Đáp án C

Poli (metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp metyl metacrylat CH2=C(CH3)COOCH3.

Nilon-6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng axit α-aminocaproic NH2-[CH2]6-COOH


Câu 7:

Thực hiện thí nghiệm đối với ác dung dịch và có kết quả ghi theo bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Hóa đỏ

Y

Dung dịch iot

Xuất hiện màu xanh tím

Z

Cu(OH)2 ở điều kiện thường

Xuất hiện phức xanh lam

T

Cu(OH)2 ở điều kiện thường

Xuất hiện phức màu tím

P

Nước Br:

Xuất hiện kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z, T, P lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

X làm quỳ tím hoá đỏ vậy X có thể là phenylamoni clorua hoặc axit glutamic.

Y tạo màu xanh với iot nên Y chỉ có thể là hồ tinh bột.

Z hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam nên có thể là glucozơ hoặc saccarozơ.

T thực hiện phản ứng màu biure nên T phải là tripeptit Gly-Gly-Gly.

P tạo kết tủa trắng với nước brom nên chỉ có thể là anilin.

Từ đó X phải là axit glutamic


Câu 8:

Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ ?

Xem đáp án

Đáp án B

 Lưu ý:

Cơ sở lí thuyết: dựa vào khả năng nhận H+ của N trong nhóm amin.

+Nếu R là gốc đẩy e sẽ làm tăng mật độ e trên N =>tính bazơ tăng.

+Nếu R là gốc hút e sẽ làm giảm mật độ e trên N =>tính bazơ giảm

→  amin thơm < amoniac < amin mạch hở.


Câu 9:

Cho sơ đồ phản ứng:

C2H2  +H2,xt,Pd/PbCO3,t0C X +O2,xt,PdCl2/CuCl2 +O2/Mn2+ Z.

Trong đó: X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ. Vậy X và Z là

Xem đáp án

Đáp án D

Xúc tác Pd/PbCO3, to: C2H2 + H2 → C2H4.

Xúc tác PdCl2/CuCl2: C2H4 + ½ O2 → CH3CHO

Xúc tác Mn2+: CH3CHO + ½ O2 → CH3COOH


Câu 10:

Cho các chất sau: butan; buta–1,3–đien; propilen; but–2–in; axetilen; metylaxetilen; isobutan; stiren; isobutilen; anlen. Chọn phát biểu đúng về các chất trên

Xem đáp án

Đáp án A

Các chất làm mất màu nước brom và thuốc tím là: buta-1,3-đien; propilen; but-2-in; axetilen; metylaxetilen; stiren; isobutilen; anlen. (anlen có CT là CH2=C=CH2)

Các chất tác dụng với AgNO3/NH3 cho kết tủa vàng là: axetilen; metylaxetilen.

Các chất tham gia p.ư cộng hidro là: buta-1,3-đien; propilen; but-2-in; axetilen; metylaxetilen; stiren; isobutilen; anlen.


Câu 12:

Một loại phân kali có chứa 68,56% KNO3, còn lại là gồm các chất không chứa kali. Độ dinh dưỡng của loại phân kali này là

Xem đáp án

Đáp án C

Độ dinh dưỡng của phân kali là tỉ lệ %K2O so với khối lượng phân

Độ dinh dưỡng 


Câu 13:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Khí không tan trong nước và điều chế trực tiếp bằng cách đun nóng chất rắn là O2


Câu 14:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Ca(OH)2 lượng vừa đủ chỉ làm mất tính cứng cho nước cứng tạm thời


Câu 15:

Chất nào sau đây có khả năng loại được nhiều nhất các ion ra khỏi một loại nước thải công nghiệp có chứa các ion: Fe3+, NO3, H+, Cu2+, Pb2+, Zn2+, Al3+, Ca2+ ?

Xem đáp án

Đáp án C

Dùng Na2CO3 sẽ làm kết tủa các cation kim loại và tạo khí với H+ → loại bỏ được hết các cation.

Dùng NaOH thì loại bỏ được các ion Fe3+, H+, Cu2+; Pb2+; Zn2+; Al3+.

Dùng NH3 loại bỏ được Fe3+; H+; Cu2+; Pb2+; Zn2+; Al3+.

Dùng NaCl chỉ loại được Pb2+


Câu 16:

Ma túy dù ở dạng nào khi đưa vào cơ thể con người đều có thể làm rối loạn chức năng sinh lí. Nhóm chất nào sau đây là ma túy (cấm dùng)?

Xem đáp án

Đáp án B

Ma túy gồm những chất bị cấm dùng như thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain, một số thuốc được dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc như moocphin, seduxen….


Câu 17:

X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C8H12O5, mạch hở. Thuỷ phân X thu được glixerol và 2 axit đơn chức Y, Z (trong đó Z hơn Y một nguyên tử cacbon). Kết luận nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

Đáp án B

Độ bất bão hòa k= 3

X thủy phân thu được glixerol và 2 axit đơn chức (Z có nhiều hơn Y một C)

→ X  điesste và có một nối đôi trong phân tử. ( X có 3 liên kết Π) . X là:

X có 3 đồng phân.

X làm mất màu nước brom


Câu 18:

X là este của a–amino axit Y có các đặc điểm sau:

– Đun nóng X với dung dịch NaOH dư, thu được muối của a–amino axit Y và ancol Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).

– Đốt cháy hoàn toàn a mol Z, thu được 2a mol CO2. Phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Đốt cháy a mol Z thu được 2a mol CO2 → Z có 2 C → Số C trong X là 4 → Y là NH2-CH2-COOH.

→ Z là C25OH và X là NH2CH2-COO-C2H5. → Tổng số H trong X và Y là 9 + 6 = 15


Câu 22:

Trường hợp nào sau đây thu được kết tủa khi phản ứng kết thúc?

Xem đáp án

Đáp án C

4NaOH (dư) + Al(NO3)3 → NaAlO2 + 3NaNO3 + 2H2O.

2CO2 dư + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2.

Ba(HCO3)2 + 2HCl (dư) → BaCl2 + 2CO2 + 2H2O

3NH3 + CrCl3 + 3H2O → Cr(OH)3↓ + 3NH4Cl


Câu 23:

Hoà tan hoàn toàn FeS2 vào cốc chứa dung dịch HNO3 loãng được dung dịch X và khí NO thoát ra. Thêm bột Cu dư và axit sunfuric vào dung dịch X, được dung dịch Y có màu xanh, nhưng không có khí thoát ra. Các chất tan có trong dung dịch Y là

Xem đáp án

Đáp án A

Thêm Cu vào X thấy dung dịch xanh đậm vậy chứng tỏ có quá trình Cu0 → Cu2+ + 2e; nhưng không có khí bay ra chứng tỏ X không có NO3-.

2FeS2 + 10HNO3 → 10NO + Fe2(SO4)3 + H2SO4 + 4H2O

Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + FeSO4.

→ X chứa FeSO4, CuSO4 và H2SO4.


Câu 24:

Có các phát biểu sau về 4 chất hữu cơ: alanin, phenol, triolein và saccarozơ:

(1) Có 3 chất ở trạng thái rắn ở điều kiện thường.

(2) Có 3 chất tham gia được phản ứng thủy phân.

(3) Có 2 chất tác dụng được với dung dịch Br2.

(4) Có 2 chất tác dụng được với dung dịch NaOH.

(5) Có 1 chất lưỡng tính.

(6) Có 1 chất thuộc nhóm cacbohiđrat.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

Các phát biểu đúng là 1, 3, 5, 6.

+ 3 chất ở trạng thái rắn ở đk thường là: alanin, triolein và saccarozơ

+ các chất tham gia thủy phân là: triolein và saccarozơ

+ các chất tác dụng với dung dịch Br2: phenol, triolein

+ các chất tác dụng với NaOH: alanin, phenol, triolein

+ chất lưỡng tính: alanin

+ chất thuộc nhóm cacbohidrat là: saccarozo


Câu 26:

Hỗn hợp X gồm lysin và valin; trong đó tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 49 : 80. Cho 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có tỉ lệ khối lượng của N và O là 49:80 nên tỉ lệ số mol của N và O là 3,5:5=7:10

0,2 mol X chứa 0,2 mol COO nên trong X chứa 0,4 mol O vậy số mol N trong X là 0,28.

Giải được số mol Lys và Val lần lượt là 0,08 mol và 0,12 mol.

0,2 mol X phản ứng vừa đủ với 0,28 mol HCl, cho dung dịch thu được tác dụng với NaOH thì số mol NaOH phản ứng là 0,48 mol.

BTKL: 


Câu 29:

Từ hợp chất hữu cơ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ số mol):

(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3

(2) X1 + CuO t0 X4 + Cu + H2O

(3) X4 + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2t0 X5 + 4NH4NO3 + 4Ag

(4) X2 + 2KOH CaO,t0 X6 + K2CO3 + Na2CO3

(5) X6 + O2 xt,t0 X4 + H2O

(6) X3 H2SO4,t0 CH2=CH–CH3 + H2O

Phân tử khối của X là

Xem đáp án

Đáp án D

(6)  X3 là ancol và là C3H7OH.

(3) → X4 là HCHO → X5 là (NH4)2CO3 → X1 là CH3OH

→ X là este 2 chức và X2 là muối đinatri tương ứng

(5) → X6 là CH4 → X2 là CH2(COONa)2 → X là CH3-OOC-CH2-COO-C3H7


Câu 30:

Hỗn hợp T gồm hai axit cacboxylic no mạch hở.

– Thí nghiệm 1: Đốt cháy hoàn toàn a (mol) hỗn hợp T thu được a (mol) H2O.

– Thí nghiệm 2: a (mol) hỗn hợp T tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 1,6a (mol) CO2.

Phần trăm khối lượng của axit có phân tử khối nhỏ hơn trong T là

Xem đáp án

Đáp án D

Đốt cháy a mol hỗn hợp T thu được a mol H2O do vậy hai axit trong T chứa 2H.

Do đó T gồm HCOOH và HOOC-COOH.

Cho a mol T tác dụng với NaHCO3 thu được 1,6a mol CO2.

%HCOOH=25,41%


Câu 31:

Dung dịch X chứa NaHCO3 0,4M và Na2CO3 0,6M. Dung dịch Y chứa HCl xM và H2SO4 xM. Cho từ từ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được 1,68 lít khí CO2 (đktc). Nếu cho từ từ 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X, thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

Trong 100ml X chứa 0,04 mol NaHCO3 và 0,06 mol Na2CO3.

Trong 100 ml Y chứa 0,1x mol HCl và 0,1x mol H2SO4.

Cho từ từ X vào Y thu được 0,075 mol CO2.

Khi cho Xvào  Y thì hai muối trong X phản ứng theo tỉ lệ mol


Câu 35:

Hòa tan hết 25,76 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, có màng ngăn với cường độ dòng điện I = 5A, sau thời gian 2316 giây, khối lượng catot bắt đầu tăng. Nếu tiếp tục điện phân thêm 4632 giây, tổng thể tích khí thu được của cả quá trình điện phân là 4,48 lít (đktc); đồng thời thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

Dung dịch X chứa FeCl2, FeCl3, CuCl2 và HCl dư

Khi ne=0,12 thì khối lượng catot bắt đầu tăng

Giải được: a=0,1; b=0,04.

Dung dịch X chứa HCl dư 0,04 mol, FeCl3 0,12 mol, FeCl2 0,18 mol (bảo toàn Fe), CuCl2 0,04 mol.

Sau điện phân dung dịch Y chứa FeCl2 0,24 mol.

Cho AgNO3 dư vào Y thu được kết tủa gồm Ag 0,24 mol và AgCl 0,48 mol

=> m = 94,8 gam


Câu 36:

Hỗn hợp T gồm ba chất hữu cơ mạch hở, khác chức X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O; mỗi phân tử chỉ chứa 1 loại nhóm chức đã học trong chương trình phổ thông, không chứa nhóm chức este). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol T thu được H2O và 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cho 0,1 mol T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho 0,1 mol T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 12,96 gam Ag. Cho 0,1 mol T tác dụng với Na dư thu được V lít khí (đktc). V nhận giá trị nào sau đây ?

Xem đáp án

Đáp án A

Đốt cháy 0,1 mol T thu được 0,2 mol CO2 CT=2

Phân tử khối của X, Y, Z đều lớn hơn 50 do vậy X, Y, Z đều có 2 T.

X là OHC-CHO.

Y là HOCH2CH2OH.

Z là HOOC-COOH.

Mặt khác cho 0,1 mol T phản ứng với NaHCO3 thu được 0,1 mol CO2 nên T chứa 0,1 mol COOH.

0,1 mol T tráng bạc thu được 0,12 mol Ag nên T chứa 0,06 mol CHO.

Số mol của X, Y, Z lần lượt là 0,03, 0,02 và 0,05 mol

Cho 0,1 mol T tác dụng với Na thì


Câu 37:

Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch chứa H2SO4 0,2M và HCl 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 8,064 lít khí H2. Cho dung dịch NaOH 1M đến dư vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Nếu cho từ từ V ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M và NaOH 0,8M vào dung dịch X, thu được kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án B

Đồ thị trải qua các giai đoạn:

+Chưa xuất hiện kết tủa do NaOH trung hòa axit dư.

+Kết tủa tăng dần.

+Kết tủa giảm dần do NaOH hòa tan Al(OH)3, kết tủa sau cùng chỉ còn lại là Mg(OH)2.

Nhận thấy lúc 0,92 mol NaOH phản ứng thì kết tủa thu được là 0,18 mol Mg(OH)2

Giải được số mol H2SO4 0,16 mol, HCl 0,48 mol.

Cho V ml Ba(OH)2 0,4M và NaOH 0,8M chứa x mol Ba(OH)2 và 2x mol NaOH.

Để kết tủa hidroxit lớn nhất là 4x=0,08+0,12.3+0,18.2=0,8.

Để kết tủa BaSO4 lớn nhất là x>0,16.

Do vậy thỏa mãn x=0,2 suy ra V=0,5 lít=500ml.


Câu 38:

Đốt cháy một lượng peptit X được tạo bởi từ một loại α–amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH cần dùng 0,675 mol O2, thu được N2; H2O và 0,5 mol CO2. Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4 : 2 với 450 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 48,27 gam hỗn hợp chỉ chứa 2 muối. Biết tổng số liên kết peptit trong E bằng 16. Giá trị m là

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi công thức của X có dạng CnH2n+2-xNxOx+1.

=> 0,675n = 0,5(1,5n - 0,75x) => n = 5x

X tạo ra từ aa là C5H11NO2. (Val)

Cho E tác dụng với 0,45 mol NaOH thu được hỗn hợp chứa 2 muối.

Ta có: Mmuoi¯=107,27 do đó có muối Val và muối còn lại là của Gly.

Giải được số mol muối của Gly và Val lần lượt là 0,34 và 0,11 mol.

Ta có Gly:Val=34:11.

Trùng ngưng X, Y, Z

Peptit thu được sẽ có dạng (Gly34Val11)k

Ta có: 15+4.2+2.2 < 45k < 2+4.15+2.2

Thỏa mãn k=1.

Ta có: m = 0,34.75 + 280 - 293,96 = 1,48 gam


Bắt đầu thi ngay