IMG-LOGO

Bộ đề luyện thi Hóa Học có đáp án (Đề số 9)

  • 3281 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1 ml nước và lắc đều, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào X, thu được dung dịch Y. Hai dung dịch X và Y lần lượt có màu

Xem đáp án

Đáp án A

dung dịch K2Cr2O7  da cam, trong môi trường OH- bị chuyển hóa thành K2CrO4 có màu vàng


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là sai ?

Xem đáp án

Đáp án A

Ở nhiệt độ thườngCa, Sr, Ba tác dụng được với nước thành dd bazo, còn Mg tác dụng chậm và Be không phản ứng với nước dù là nhiệt độ cao


Câu 4:

Chọn mệnh đề đúng khi nói về cacbohiđrat

Xem đáp án

Đáp án B

- Mỗi mắt xích của xenlulozơ có 3 nhóm OH tự do.

- Glucozơ làm mất màu nước brom do trong phân tử có chứa nhóm -CHO

- Trong tinh bột, hàm lượng amilonzơ thường thấp hơn amilopectin


Câu 5:

Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp ?

Xem đáp án

Đáp án B

CH2=C(CH3)-COOCH3 trùng hợp thu được poli metylmetacrylat đươc dùng làm thủy tinh hữu cơ


Câu 6:

Nhận xét nào sau đây chưa chính xác ?

Xem đáp án

Đáp án A

chất béo là trieste của glixerol với axit béo.


Câu 8:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

-  Các peptit ( từ tripeptit trở lên) có phản ứng màu biure (Cu(OH)2/OH- cho màu tím đặc trưng


Câu 9:

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T, kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:

 

X

Y

Z

T

Nước brom

Không mất màu

Mất màu

Không mất màu

Không mất màu

Nước

Tách lớp

Tách lớp

Dune dịch đồng nhất

Dung địch đồng nhất

Dung dịch AgNO3/NH3

Không có kết tủa

Không có kết tủa

Có kết tủa

Không có kết tủa

X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

X không tác dụng với nước Br2, tách lớp với nước và không tác dụng AgNO3/NH3 nên X là este CH3COOC2H5.

Y tách lớp với nước nên loại đáp án chứa Y là fructozơ. Y là anilin C6H5-NH2.

Z tạo kết tủa với AgNO3/NH3 nên loại đáp án chứa Z là a.a NH2-CH2-COOH.

Vậy đáp án thỏa mãn: etyl axetat, anilin, fructozơ, axit aminoaxetic


Câu 11:

Nhận định nào sau đây là không đúng ?

Xem đáp án

Đáp án D

Đạm amoni có khả năng làm cho đất chua thêm (pH < 7 do, NH4+ → NH3 + H+) nên thích hợp với loại đất ít chua hoặc đã được khử chua.


Câu 12:

Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) NaHS + NaOH →                                 (2) Ba(HS)2 + KOH →

(3) Na2S + HCl →                                      (4) CuSO4 + Na2S →

(5) FeS + HCl →                                        (6) NH4HS + NaOH →

Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là

Xem đáp án

Đáp án A

Xét từng pt:

(1) HS- + OH- → S2- + H2O

(2) HS- + OH- → S2- + H2O

(3) S2- + 2H+ → H2S

(4) Cu2+ + S2- → CuS

(5) FeS + 2H+ →Fe2+ +  H2S

(6) Tùy tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2 tạo sản phẩm khác nhau.

NH4+ + HS- + OH- → HS- + NH3 + H2O

NH4+ + HS- + 2OH- → S2- + NH3 + H2O

Các phản ứng có cùng pt ion thu gọn: (1) (2).


Câu 13:

Este X mạch hở có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 10 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 16,8 gam rắn Y. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 14:

Kết luận nào sau đây phù hợp với thực nghiệm? Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O, và khí N2

Xem đáp án

Đáp án A

Sản phẩm sinh ra CO2, H2, N2 → nên chắc chắn có chứa C, H, N, có thể có hoặc không có O


Câu 15:

Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:

Dung dịch X có thể chứa hỗn hợp các chất nào sau đây ?

Xem đáp án

Đáp án A

Xét từng phản ứng trong mỗi dung dịch:

+) NH2-CH2-COOH + CH3OH (t,xt HCl) → NH3Cl-CH2COOCH3 + H2O

Muối amoni este này không bay hơi nên không thỏa mãn chất Y. (Loại)

+) Dầu ăn có thành phần chính là chất béo, thủy phân trong môi trường axit thu được axit, ancol

Thỏa mãn thí nghiệm trong hình vẽ.

+) Thủy phân anbumin trong dung dịch NaOH tạo thành muối của các α-aminoaxit không bay hơi. (Loại)

+) Tinh bột dạng rắn không tồn tại ở dạng dung dịch X (Loại)


Câu 17:

Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.

(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.

(c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.

Số thí nghiệm sau phản ứng còn lại dung dịch chứa một muối tan là

Xem đáp án

Đáp án A

Xét từng thí nghiệm:

(a) Cu + Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + Fe(NO3)2.

Cu dư nên trong dung dịch sau phản ứng chứa 2 muối tan.

(b) CO2 dư + NaOH → NaHCO3

CO2 dư nên dung dịch chứa 1 muối tan là: NaHCO3.

(c) Na2CO3 + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + NaHCO3

Vì Na2CO3 dư nên trong dung dịch chứa 2 muối tan là: NaHCO3 và Na2CO3.

(d) Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Fe dư nên dung dịch chứa 1 muối tan là: FeCl2.


Câu 18:

Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như sau:

            Khối lượng kết tủa (gam)

Giá trị nào sau đây của mmax là đúng

Xem đáp án

Đáp án C

Đồ thị kết tủa có các giai đoạn:

+Kết tủa tăng vừa do lúc này Ba(OH)2 tác dụng với H2SO4 chỉ tạo kết tủa BaSO4

+Kết tủa tăng nhanh đến cực đại do Ba(OH)2 tác dụng với Al2(SO4)3 tạo kết tủa Al(OH)3 và BaSO4.

+Kết tủa giảm dần do Ba(OH)2 hòa tan Al(OH)3 đến không đổi.

Kết tủa cực đại chứa BaSO4 0,33 mol, Al(OH)3 0,2 mol


Câu 19:

Tiến hành các thí nghiệm sau :

(1) Thuỷ phân tinh bột thu được hợp chất A

(2) Lên men giấm ancol etylic thu được hợp chất hữu cơ B

(3) Hyđrat hoá etylen thu được hợp chất hữu cơ D.

(4) Hấp thụ C2H2 vào dung dịch HgSO4 ở 800C thu được hợp chất hữu cơ E.

Chọn sơ đồ phản ứng đúng biểu diễn mối liên hệ giữa các chất trên. Biết mỗi mũi tên là một phản ứng

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Thủy phân tinh bột thu được glucozơ (A)

(2) C2H5OH + O2 → CH3COOH (B) + H2O

(3) CH2=CH2 + H2O → C2H5OH (D)

(4) C2H2 + H2O (xt HgSO4, t0) → CH3CHO (E)

Nên ta có sơ đồ chuyển hóa: A → D → E → B

C6H12O6 (lên men, xt) → 2CO2 + 2C2H5OH

C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O

2CH3CHO + O2 → 2CH3COOH


Câu 22:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Al vào dung dịch FeCl3 dư.       

(b) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.

(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.    

(d) Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào dung dịch KHSO4.

(e) Cho dung dịch NaAlO2 vào dung dịch HCl dư.    

(f) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2.

Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp xuất hiện kết tủa là

Xem đáp án

Đáp án D

Xét từng thí nghiệm:

(a) Al + 3FeCl3 → AlCl3 + 3FeCl2

Vì AlCl3 dư nên không thu được kết tủa.

(b) Na + H2O → NaOH + ½ H2

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4.

(c) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓

(d) Ba2+ + SO42- → BaSO

(e) NaAlO2 + HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

(f) NaHCO3 + BaCl2 → không xảy ra phản ứng.

Vậy các trường hợp xuất hiện kết tủa: b, c, d


Câu 23:

Trong có thí nghiệm sau:

(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.

(2) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.

(3) Cho K2Cr2O7 tác dụng với dung dịch HCl đặc.

(4) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.

(5) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.

(6) Nung hỗn hợp NaNO3 và FeCO3 (tỉ lệ mol 1:2) trong bình kín không có không khí.

(7) Cho 2 mol AgNO3 vào dung dịch chứa 1 mol FeCl2.

(8) Cho hỗn hợp rắn gồm K2O và Al (tỉ lệ mol 1:2) vào nước dư.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là

Xem đáp án

Đáp án D

Xét từng thí nghiệm:

(1) SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

(2) 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

(3) K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O

(4) Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

(5) NH4Cl + NaNO2 → NaCl + N2 + 2H2O

(6) NaNO3 + FeCO3 (1:2) →

NaNO3 → NaNO2 + ½ O2

Vì tỉ lệ 1:2 nên 2FeCO3 + 1/2 O2 → Fe2O3 + 2CO2

(7) Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+

      Ag+ + Cl- → AgCl

(8) K2O + H2O → 2KOH

KOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2H2

Các thí nghiệm có đơn chức tạo thành: (2), (3) (4) (5) (7) (8)


Câu 25:

Cho sơ đồ phản ứng:

 (1) X (C5H8O2) + NaOH → X1 (muối) + X2            

(2) Y (C5H8O2) + NaOH → Y1 (muối) + Y2

Biết X1 và Y1 có cùng số nguyên tử cacbon; X1 có phản ứng với nước brom, còn Y1 thì không. Tính chất hóa học nào giống nhau giữa X2 và Y2

Xem đáp án

Đáp án D

X: C2H3 COOC2H5 ; X1: C2H3COONa; X2: C2H5OH

Y: C2H5COOC2H3; Y1: C2H5COONa; Y2: CH3CHO

Như vậy,

+ Y2 bị khử bởi H2 còn X2 thì không

+ Y2 tác dụng AgNO3 /NH3 còn X2 thì không

+ X2 tác dụng Na còn Y2 thì không

+ Cả 2 chất bị oxi hóa bởi oxi (xt) thành axit axetic

2CH3CHO + O2  2CH3COOH

C2H5OH + O2  CH3COOH + H2O


Câu 26:

Số este thuần chức của etylen glicol (mạch hở) có công thức phân tử C8H12O4, không tham gia phản ứng tráng bạc là

Xem đáp án

Đáp án A

Este C8H12O4 2 chức trong đó π = 3 với 2π trong nhóm -COO và 1π trong C=C.

E không tham gia phản ứng tráng bạc và tạo bởi C2H4(OH)2.

CH3-COO-C2H4-OOC-CH2-CH=CH2

CH3-COO-C2H4-OOC-CH=CH-CH3 ( đồng phân cis – trans)

CH3-COO-C2H4-OOC-C(CH3)=CH2

CH3-CH2-COO-C2H4-OOC-CH=CH2

Số đồng phân: 5.


Câu 27:

Amino axit X có công thức (H2N)2C2H3COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch gồm NaOH 0,2M và KOH 0,4M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

0,02 mol X tác dụng với 0,02 mol H2SO4 và 0,06 mol HCl được Y.

Y phản ứng vừa đủ với 0,2V mol NaOH và 0,4V mol KOH.

=> 0,2V + 0,4V = 0,02 + 0,06 +0,02 => V = 0,2

BTKL: 0,02.104 + 0,02.98 + 0,06.36,5 + 0,04.40 + 0,08.56 - 0,12.18 = 10,15 gam


Câu 30:

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 21,7 gam X, thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 21,7 gam X với hiệu suất 60%, thu được m gam este. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án D

Đốt cháy hoàn toàn 21,7 gam X thu được 0,9 mol CO2 và 1,05 mol H2O.

Do số mol H2O > CO2 nên ancol là no.

Vậy axit là C2H5COOH còn ancol là C2H5OH.

Este tạo ra là C2H5COOC2H5 0,09 mol vậy m=9,18 gam


Câu 31:

Cho các phát biểu sau

(1) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị a–amino axit được gọi là liên kết peptit.

(2) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.

(3) Anilin phản ứng với nước brom dư tạo thành p–bromanilin.

(4) Tất cả các amin đơn chức đều chứa một số lẻ nguyên tử H trong phân tử.

(5) Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.

(6) Nhờ tính bazơ, anilin tác dụng với dung dịch brom.

(7) Hợp chất H­2NCOOH là aminoaxit đơn giản nhất.

(8) Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện màu xanh.

Số phát biểu SAI

Xem đáp án

Đáp án D

(2)Do anilin có tính bazơ yếu hơn cả NH3 vì nó là amin thơm nên không làm đổi màu quỳ.

(3)Anilin phản ứng với brom dư tạo thành o,o,p-tribromanilin (2,4,6 - tribromanilin) (kết tủa trắng).

(6) Do nhóm –NH2 đẩy e nên anilin mới dễ dàng tham gia phản ứng thế với nước brom.

(7) Glyxin mới là amino axit đơn giản nhất.

(8) Cho vài giọt phenolphtalein vào đimetyl amin thấy có màu hồng.


Câu 33:

Hỗn hợp X gồm vinylaxetilen; but–1–in; buten và H2. Đốt cháy hoàn toàn 15,48 gam X cần dùng 1,63 mol O2. Mặt khác nung nóng 15,48 gam X có mặt Ni làm xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y gồm các hiđrocacbon. Dẫn toàn bộ Y lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được m gam kết tủa; bình (2) đựng dung dịch Br2 dư, thấy khối lượng bình tăng 5,0 gam; đồng thời lượng Br2 phản ứng là 17,6 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 1,568 lít (đktc). Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

X gồm C4H4, C4H6, C4H8 và H2.

Đốt cháy hoàn toàn X cần 1,63 mol O2.

Nung X với Ni thu được hỗn hợp Y chỉ gồm các hidrocacbon.

Y gồm C4H4, C4H6, C4H8 và C4H10.

Dựa vào số mol O2 đốt cháy X cũng như Y giải được số mol C và H trong X lần lượt là 1,12 và 2,04

Khí thoát ra khỏi bình là C4H10 0,07 mol.

Khí phản ứng với dung dịch Br2 là C4H8 và C4H6 dạng CH2=CH-CH=CH2.

Khối lượng bình tăng là khối lượng của 2 hidrocacbon và số mol Br2 phản ứng là 0,11 mol.

Giải được số mol 2 hidrocacbon lần lượt là 0,07 và 0,02 mol.

Hidrocacbon tạo kết tủa với AgNO3/NH3 là C4H4 và C4H6 (but-1-in) có tổng số mol là 0,12 mol.

Mặt khác dựa vào bảo toàn H giải được số mol của 2 hidrocacbon này lần lượt là 0,03 và 0,09 mol.

Kết tủa gồm C4H3Ag 0,03 mol và C4H5Ag 0,09 mol, vậy m=19,26 gam


Câu 34:

Cho các phát biểu sau:(1). Propan–1,3–điol hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu xanh thẫm.(2). Axit axetic không phản ứng được với Cu(OH)2.(3). Từ các chất CH3OH, C2H5OH, CH3CHO có thể điều chế trực tiếp axit axetic.(4). Hỗn hợp CuS và FeS có thể tan hết trong dung dịch HCl.(5). Hỗn hợp Fe3O4 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl.(6). Hỗn hợp Al2O3 và K2O có thể tan hết trong nước.(7). Hỗn hợp Al và BaO có thể tan hết trong nước.(8). FeCl3 có cả tính oxi hóa và tính khử.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

Xét từng phát biểu:

(1) HO-CH2-CH2-CH2-OH không có các nhóm -OH liền kề nhau nên không tạo phức với Cu(OH)2

(2) 2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + H2O

(3) CH3OH, C2H5OH, CH3CHO có thể tác dụng CO, O2để điều chế trực tiếp ra CH3COOH

(4) CuS không tan trong HCl

(5) Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

(6) K2O + H2O → 2KOH

Al2O3 +2KOH → 2KAlO2 + H2O

(7) BaO + H2O → Ba(OH)2

2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

(8) FeCl3 + H2S → FeCl2 + S + HCl

FeCl3 + KMnO4 + H2SO4 + H2O → Fe2(SO4)3 + Cl2 + MnSO4 + K2SO4

Các phát biểu đúng: (3) (5) (6) (7) (8)


Câu 35:

Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 aM thì thu được m1 gam kết tủa. Cùng hấp thụ (V + 3,36) lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu được m2 gam kết tủa. Nếu thêm (V + V1) lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 trên thì thu được lượng kết tủa cực đại. Biết m1 bằng 3/7 khối lượng kết tủa cực đại và m1:m2 = 3:2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V1 gần nhất với

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi x là số mol CO2 (tương đương V lít).

Lúc cho V lít CO2 thu được x mol kết tủa CaCO3.

Cho cho V+3,36 lít CO2 vào thì chỉ thu được 2/3 lượng kết tủa tức 2x/3 mol CaCO3.

Vậy lượng 0,15 mol CO2 thêm vào đã tạo thêm một lượng kết tủa và hòa tan lượng kết tủa đó và hòa tan thêm x/3 mol kết tủa nữa


Câu 36:

Chia 0,15 mol hỗn hợp X gồm một số chất hữu cơ trong phân tử cùng chứa C, H và O thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy phần một bằng một lượng oxi vừa đủ rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 8,64 gam Ag. Phần ba tác dụng với một lượng Na vừa đủ thu được 0,448 lít H2 (đktc). Khối lượng của 0,15 mol hỗn hợp X là

Xem đáp án

Đáp án D

Chia làm 3 phần nên ỗi phần chứa 0,05 mol các chất.

Đốt cháy phần 1 rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư thu được 0,05 mol CaCO3 do vậy số mol CO2 tạo ra là 0,05, vậy các chất này đều có 1C.

Phần 2 tráng bạc thu được 0,08 mol Ag.

Phần 3 tác dụng với Na thu được 0,02 mol H2.

Mỗi phần sẽ gồm CH3OH a mol, HCHO b mol và HCOOH c mol


Câu 40:

Đốt cháy hoàn toàn 8,4 gam hỗn hợp A gồm: Este đơn chức X và hai este mạch hở Y, Z (MX < MY < MZ) cần vừa đủ 0,4425 mol O2, thu được 5,4 gam H2O. Mặt khác 8,4 gam A tác dụng vừa đủ với 0,1125 mol NaOH, thu được 2,895 gam hai ancol no, cùng số nguyên tử C, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp T gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn T thì thu được Na2CO3, H2O và 0,22875 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Z trong A gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: A + O2 → CO2 + H2O

+ BTKL: m(CO2) = m(A) + m(O2) – m(H2O) = 17,16 (g) → n(CO2) = 0,39 mol

+ BTNT (O): n(O trong A) = 2n(CO2) + n(H2O) – 2n(O2) = 0,195 mol → n(COO) = n(O trong A) : 2 = 0,0975 mol

+ Nhận xét: n(COO) < n(NaOH p.ư) → Có este của phenol

+ Ta có: n(este của phenol) = n(NaOH) – n(COO) = 0,015 mol

+ BTNT (Na): n(Na2CO3) = n(NaOH) : 2 = 0,05625 mol

+ BTNT (C): n(C trong muối) = n(Na2CO3) + n(CO2) = 0,285

+ BTNT (C): n(C trong ancol) = n(C khi đốt A) – n(C muối) = 0,105 mol

+ Ta có: n(OH trong ancol) = n(COO) – n(este của phenol) = 0,0825 mol

+ BTKL: m(ancol) = m(C) + m(H) + m(O) → m(H) = n(H) = 0,315 mol

→ n(H2O) = n(H) : 2 = 0,1575 mol

Ancol no → n(ancol) = n(H2O) – n(CO2) = 0,0525 mol

+ Số C trong ancol = 0,105 : 0,0525 = 2→ hai ancol là C2H5OH (a mol) và C2H4(OH)2 (b mol)

+ Ta có: a + b = 0,0525 và a + 2b = 0,0825 (BTNT: O) → a = 0,0225 và b = 0,03

+ Do 3 este tạo 2 muối, trong đó có 1 muối phenol → 3 este tạo từ 1 gốc axit cacboxylic

+ Gọi 3 axit là RCOOR’ (0,015 mol); RCOOC2H5(0,0225 mol) và (RCOO)2C2H4 (0,03 mol) với số C trong gốc R là n, ta có:

0,015. (n + 1 + m) + 0,0225. (n+3) + 0,03. )2n + 4) = 0,39 → 6,5n + m = 12,5

Chỉ có 1 giá trị thỏa mãn: m = 6 → n = 1

→ %m(Z) = 4,38 . 100% : 8,4 = 52,14%


Bắt đầu thi ngay