Bộ đề luyện thi Hóa Học có đáp án (Đề số 7)
-
4468 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
Đáp án A
Bảo quản natri và các kim loại kiềm, người ta ngâm natri trong dầu hỏa
Câu 2:
Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh vàng lấp lánh cực mỏng. Người ta đã ứng dụng tính chất vật lí gì của vàng khi làm tranh sơn mài ?
Đáp án C
Vàng (Au) là 1 kim loại dẻo, người ta có thể cán lá vàng mỏng hơn 0,0002 mm, từ 1g vàng có thể kéo sợi thành sợi mảnh dài tói 3,5 km. Thêm vào đó, vàng còn có tính ánh kim (các e tự do trong kim loại phản xạ tốt những tia sáng mà mắt ta có thể nhận thấy được). Do đó, khi sử dụng trong tranh sơn mài, tạo được những mảnh vàng mỏng, không gây tốn kém chi phí mà vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ
Câu 3:
Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được kết tủa màu xanh. Muối X là
Đáp án C
CuSO4 + NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2 ↓ xanh
Câu 4:
Cho hỗn hợp Zn, Cu vào cốc đựng dung dịch AgNO3, khuấy đều. Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại X và dung dịch Y. Cho NaOH dư vào dung dịch Y được kết tủa Z. Nung Z đến khối lượng không đổi được rắn T.
Nhận định nào dưới đây là đúng ?
Đáp án B
Thu được hỗn hợp kim loại X, X chắc chắn có kim loại Ag, Zn và có thể có Cu
Dung dịch Y chắc chắn có Zn2+ , có thể có Cu2+
Nhưng khi cho NaOH dư vào Y được kết tủa Z. Mà nếu dd chỉ có Zn2+ thì không thể có kết tủa đó là Cu(OH)2 . Vậy nên, ở phản ứng trước, Zn đã phản ứng hết, Cu đã phản ứng một phần với dung dịch AgNO3
Câu 5:
Những chất là “thủ phạm” chính gây ra các hiện tượng: hiệu ứng nhà kính; mưa axit; thủng tầng ozon (là các nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu) tương ứng lần lượt là
Đáp án B
1) Hiệu ứng nhà kính là kết quả của sư trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái Đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái Đất. Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính do nhiều khí nhưng chủ yếu là CO2 và CH4
2) Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Ðiển. Nguyên nhân là vì con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nitơ. Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí Sunfua đioxit (SO2), Nitơ đioxit (NO2). Các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuaric (H2SO4), axit nitơric (HNO3)
3) Ở ÐỘ CAO KHOẢNG 25 KM TRONG TẦNG bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon.Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do CFC (freon) thường gọi là "gas" được sử dụng làm lạnh cho tủ lạnh
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
Đáp án B
Từ tripeptit trở đi mới có phản ứng màu biure (phản ứng hòa tan Cu(OH)2 cho hợp chất có màu xanh lam đặc trưng.)
Câu 7:
Nhận định nào sau đây sai ?
Đáp án D
- Xà phòng hóa este có thể thu được muối và andehit
VD: HCOOCH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH3CHO
Câu 8:
Axit tactric là hợp chất hữu cơ tạp chức, có mạch cacbon không phân nhánh, là nguyên nhân chính gây nên vị chua của quả nho. Biết rằng 1 mol axit tactric phản ứng được với tối đa 2 mol NaHCO3. Công thức của axit tactric là
Đáp án D
HOOC-CH(CH3)-CH(OH)-COOH phản ứng với 2 NaHCO3 nhưng có mạch C phân nhánh
CH3OOC-CH(OH)-COOH và HOOC-CH(OH)-CH(OH)-CHO có mạch C không phân nhánh nhưng chỉ phản ứng với 1 NaHCO3
Câu 9:
Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của một số chất sau:
Chất A, B, C lần lượt là
Đáp án D
1.Thông thường nhiệt độ sôi của các chất tăng dần như sau:
Ete< Este<Andehit/Xeton<Ancol<Axit cacboxylic.
Nguyên nhân là do:Khả năng tạo liên kết H,tính phân cực của liên kết...
2.Nhiệt độ sôi phân tử khối.Chất có phân tử khối nhỏ có nhiệt độ sối thấp hơn chất có PTK lớn-có cùng thuộc một loại hợp chất
Câu 10:
Tiến hành các thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Quỳ tím |
Quỳ tím chuyển màu xanh |
Y |
Cu(OH)2/NaOH |
Dung dịch màu tím |
z |
Quỳ tím |
Quỳ tím không chuyển màu |
T |
Nước brom |
Kết tủa trắng |
X, Y, Z, T lần lượt là:
Đáp án B
X làm quỳ chuyển xanh → X không thể là lòng trắng trứng.
Y tác dụng với Cu(OH)2/OH- cho dung dịch xanh tím → Y không thể là anilin và metyl amin
Câu 11:
Đun nóng 0,3 mol bột Fe với 0,2 mol bột S đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp A. Hòa tan hết A bằng dung dịch HCl dư thu được khí D. Tỉ khối hơi của D so với không khí bằng
Đáp án C
Sau phản ứng A sẽ chứa FeS 0,2 mol và Fe dư 0,1 mol.
Cho A tác dụng với HCl dư thu được khí D gồm H2S 0,2 mol và H20,1 mol
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây là sai:
Đáp án C
Quặng đôlômit có công thức: CaCO3.MgCO3 nên không thể dùng sản xuất nhôm
Hỗn hợp tecmit gồm nhôm kim loại(Al) và bột sắt oxit (Fe3O4) dùng hàn đường ray
Câu 13:
Khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, FeCO3 có số mol bằng nhau thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm:
Đáp án D
NH4NO3 → N2O + H2O
Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + O2.
AgNO3 → Ag + NO2 + O2.
FeCO3 + O2 → Fe2O3 + CO2.
Câu 15:
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H8O4 tham gia dãy chuyển hóa sau:
Cho biết E, T đều có phản ứng tráng gương; I là axit có công thức C3H4O2. X có thể là chất nào dưới đây?
Đáp án C
(1) HCOOCH2CH2COOCH=CH2 +2NaOH HCOONa (Y) + HO-CH2 CH2 - COONa(Z) + CH3CHO (T)
(2) 2HCOONa + H2SO4 2HCOOH + Na2SO4
(3) 2HO- CH2- CH2 - COONa +H2SO4 2 HO-CH2CH2- COOH +Na2SO4
(4) HO-CH2CH2- COOH + H2O
Câu 16:
Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (đúng tỉ lệ mol các chất):
Biết X mạch hở, không phân nhánh. Khẳng định sai là :
Đáp án C
HOOC-CH-CH-COONH4 + 2NaOH → NaOOC-CH-CH-COONa + NH3 + H2O
NaOOC-CH-CH-COONa + H2SO4 → HOOC-CH-CH-COOH + Na2SO4.
HOOC-CH-CH-COOH + 2CH3OH → CH3-OOC-CH-CH-COO-CH3 + 2H2O
Câu 17:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây ?
Đáp án A
Khí Z tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí nên Z là H2
Câu 18:
Đốt cháy 24,48 gam hỗn hợp X bằng glucozơ và saccarozơ cần dùng 0,84 mol O2. Mặt khác, nếu đun 24,48 gam X trong môi trường axit, thu được hỗn hợp Y. Trung hòa Y, rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Đáp án B
Gọi số mol Glucozơ và saccarozơ lần lượt là a, b.
→ 180a + 342b = 24,48
Đốt X cần 0,84 mol O2 → 6a + 12b = 0,84
Giải được: a=0,06; b=0,04.
Thủy phân hoàn toàn X thu được Y chứa 0,1 mol glucozơ và 0,04 mol fructozơ.
→ n(Ag) = 0,1.2 + 0,04.2 = 0,28
→ m = 30,24 gam
Câu 19:
Cho các polime sau: polietilen; poliacrilonitrin; tơ visco, thuỷ tinh hữu cơ, xenlulozơ, cao su lưu hoá, cao su buna–N, tơ nilon–6,6. Số polime tổng hợp là
Đáp án B
polietilen; poliacrilonitrin; thuỷ tinh hữu cơ, cao su buna-N, tơ nilon-6,6
Câu 20:
Cho dãy các chất sau: Ca(HCO3)2, (NH4)2CO3, ZnO, CH3COONH4, Fe(NO3)2, Cr2O3, NaH2PO4, Zn(OH)2. Số chất trong dãy vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng vừa tác dụng với dung dịch HCl loãng là
Đáp án B
Ca(HCO3)2, (NH4)2CO3, ZnO, CH3COONH4, Fe(NO3)2, NaH2PO4, Zn(OH)2
Câu 21:
Hòa tan hết 5,805 gam hỗn hợp bột kim loại: Mg, Al, Zn, Fe bằng lượng vừa đủ 250 ml dung dịch hỗn hợp axit HCl 1,5 M và H2SO4 0,45 M thu được dung dịch X. Tổng khối lượng muối (gam) tạo thành sau phản ứng có giá trị gần nhất với
Đáp án B
Câu 22:
Đốt cháy 4,56 gam hỗn hợp E chứa metylamin, đimetylamin, trimetylamin cần dùng 0,36 mol O2. Mặt khác lấy 4,56 gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được lượng muối là
Đáp án B
Câu 23:
Trong các chất: etyl axetat, anilin, axit glutamic, phenylamoni clorua, lysin, nilon–6, fructozơ. Số chất tác dụng được với KOH là
Đáp án B
etyl axetat, axit glutamic, phenylamoni clorua, lysin, nilon-6
Câu 24:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 loãng nguội. (2) Sục khí H2S vào dung dich CuSO4.
(3) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl đặc nóng. (4) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.
(5) Cho FeSO4 vào dung dịch H2SO4 đặc. (6) Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
: Đáp án C
Thí nghiệm 1, 5 là oxi hóa khử
Fe +H2SO4 (l) FeSO4 +H2
2FeSO4 + 2H2SO4 (đ) Fe2(SO4)3 +SO2 +2H2O
Câu 25:
Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5,00 gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án C
Kết tủa là CaCO3 0,05 mol do đó CO2 là 0,05 mol hay O bị khử 0,05 mol
Câu 26:
Đốt cháy m gam hh hai hiđrocacbon thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Cho sản phẩm cháy qua dd Ca(OH)2 dư thu được 50 gam kết tủa đồng thời khối lượng dung dịch giảm 22,6 gam. Hai hiđrocacbon có thể là
Đáp án B
Câu 27:
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 có thể tan trong dung dịch glucozơ.
(b) Anilin là một bazơ, dung dịch của nó làm giấy quì tím chuyển thành màu xanh.
(c) Ở nhiệt độ thường, metyl metacrylat phản ứng được với dung dịch brom.
(d) Ở điều kiện thích hợp, glyxin phản ứng được với ancol etylic.
(e) Ở điều kiện thường, polietilen phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 cho kết tủa màu vàng.Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Các mệnh đề a, c, d
Câu 28:
Cho các phát biểu sau:
(1) Gang là hợp kim của sắt có chứa từ 0,01 – 2% khối lượng cacbon.
(2) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.
(3) Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 thấy dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam.
(4) Hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.
(5) Nước đá khô có công thức là CO2 (rắn), không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm.
Số phát biểu sai là
Đáp án C
Các phát biểu sai:
(1) Gang là hợp kim của sắt có chứa từ 2-5 % khối lượng cacbon.
(4) Hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.
Câu 29:
Hoà tan hoàn toàn 7,87 gam hỗn hợp của lưu huỳnh và photpho với lượng dư axit nitric đặc khi đun nóng, thu được 30,688 lít khí màu nâu (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
Đáp án B
Gọi số mol S và P lần lượt là a, b.
32a + 31b = 7,87
Khí màu nâu là NO2 1,37 mol => 6a + 5b = 1,37
Giải được: a=0,12; b=0,13.
Dung dịch X chứa H2SO4 0,12 mol và H3PO4 0,13 mol.
Cho X tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được kết tủa gồm BaSO4 0,12 mol và Ba3(PO4)2 0,065 mol.
=> m = 67,025 gam
Câu 30:
Hỗn hợp X gồm muối Y (CH5NO3) và chất Z là đipeptit mạch hở (C5H10N2O3). Mặt khác 37,1 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,1 mol khí và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị m là
Đáp án A
Y là NH4HCO3, Z là Gly-Ala (có thể đảo lại).
Cho X tác dụng với HCl dư khí thu được là CO2 do đó số mol Y là 0,1 mol.
Giải được số mol Z là 0,2.
Muối thu được gồm NH4Cl 0,1 mol, muối của Gly, Ala 0,2 mol
=> m = 52,75 gam
Câu 31:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân dung dịch AlCl3. (b) Điện phân dung dịch CuSO4.
(c) Điện phân nóng chảy NaCl (d) Cho luồng khí CO qua bột Al2O3 nung nóng.
(e) Cho AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2. (f) Cho luồng khí NH3 qua CuO nung nóng.
Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng tạo sản phẩm có chứa kim loại là:
Xét từng phản ứng như sau:
(a) 2AlCl3 + 3H2O 2Al(OH)3 + 3Cl2 + 3/2 H2
(b) CuSO4 + H2O Cu + H2SO4 + 1/2 O2
(c) NaCl Na + 1/2 Cl2
(d) CO + Al2O3 → không xảy ra phản ứng
(e) AgNO3 + FeCl2 → Fe(NO3)2 + AgCl. Vì AgNO3 dư nên
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
(f) NH3 + CuO → Cu + 3/2 N2 + H2O
Vậy số thí nghiệm kết thúc tạo ra kim loại b) c) e) f). đáp án là 4
Câu 32:
Có các phát biểu sau:
(1) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α–amino axit được gọi là liên kết peptit.
(2) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản chỉ thu được các α–amino axit.
(3) Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
(4) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
(5) Nicotin là tác nhân chính gây ung thư có trong khói thuốc lá.
(6) Lipit gồm chất béo, sáp, gluxit và photpholipit.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
Các phát biểu 1, 2, 3, 5
+ Phát biểu (4): protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước
+ Phát biểu (6): Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit chứ không phải gluxit
Câu 33:
Sục V lít CO2 ở (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,2M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ đến hết dung dịch X vào 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 336 ml khí CO2 ở (đktc). Giá trị của V là:
Đáp án A
Cho từ từ đến X vào 0,02 ml HCl thu được 0,015 mol khí CO2
Giải được số mol HCO3- và CO32- phản ứng là 0,1 và 0,05 mol.
Do vậy trong X HCO3- và CO32- có tỉ lệ số mol là 2:1.
Vì còn CO32- nên kết tủa thu được là BaCO3 0,02 mol.
X chứa NaHCO3 và Na2CO3 với số mol lần lượt là 0,02 và 0,01 mol.
Câu 34:
Oxi hóa m gam ancol etylic một thời gian thu được hỗn hợp X. Chia X thành 3 phần bằng nhau:
– Phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thoát ra 2,24 lít khí.
– Phần 2 tác dụng với Na dư thoát ra 4,48 lít khí.
– Phần 3 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo thành 10,8 gam Ag.
Các phản ứng của hỗn hợp X đều xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m gần nhất với
Đáp án C
Oxi hóa ancol etylic thu được sản phẩm gồm CH3CHO, CH3COOH, H2O và ancol dư.
Gọi số mol ancol dư, CH3COOH, CH3CHO trong mỗi phần lần lượt là a, b, c, suy ra số mol H2O thu được là b+c mol.
Cho phần 1 tác dụng với NaHCO3 thu được 0,1 mol khí CO2 => b=0,1
Cho phần 2 tác dụng với Na dư thoát ra 0,2 mol khí H2 => a + b + b + c = 0,2 . 2
Cho phần 3 tráng bạc tạo thành 0,1 mol Ag 2c = 0,1
Giải được: a=0,15; c=0,1; c=0,05.
=> m = 3.46.(0,15+0,1+0,05)=41,4 gam
Câu 35:
Điện phân (với các điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và NaCl bằng dòng điện có cường độ 2,68A. Sau thời gian 6h, tại anot thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Thêm 20 gam bột sắt vào dung dịch sau điện phân, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của NO3‒) và 12,4 gam chất rắn gồm hai kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Đáp án A
Tại anot thoát ra 0,2 mol khí gồm Cl2 và O2 với số mol đều là 0,1 mol.
Cho 20 gam Fe vào dung dịch sau điện phân được 12,4 gam hai kim loại chứng tỏ Fe dư và trong dung dịch sau điện phân còn Cu2+.
Câu 36:
Đun hỗn hợp etylen glicol và axit cacboxylic X (phân tử chỉ có nhóm –COOH) với xúc tác H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ, trong đó có chất hữu cơ Y mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 3,95 gam Y cần 4,00 gam O2, thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1. Biết Y có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, Y phản ứng được với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Phát biểu nào sau đây sai ?
Đáp án D
Đốt cháy 3,95 gam Y cần 0,125 mol O2
Câu 37:
Sục từ từ CO2 vào 200ml dung dịch X có chứa NaOH và Ba(OH)2, thu được kết quả được biểu diễn bằng độ thị dưới đây:
Nhỏ từ từ 200ml dung dịch X vào dung dịch Y chứa 0,05 mol Al2(SO4)3 1M, khối lượng kết tủa tạo ra là:
Đáp án C
Đồ thị trải qua các giai đoạn:
+Kết tủa tăng dần tới cực đại do CO2 tác dụng với Ba(OH)2 tạo kết tủa BaCO3.
+Kết tủa không đổi do CO2 tác dụng với NaOH tạo Na2CO3 sau đó Na2CO3 tác dụng với CO2 tạo NaHCO3.
+Kết tủa giảm dần do CO2 hòa tan kết tủa BaCO3 tạo Ba(HCO3)2.
Ta thấy lúc 0,5a mol CO2 phản ứng thu được 0,06 mol kết tủa nên a=0,12.
Lúc 2a mol CO2 phản ứng thì kết tủa bắt đầu bị hòa tan nên số mol Ba(OH)2 và NaOH đều là 0,12 mol.
Cho X vào 0,05 mol Al2(SO4)3 thu được kết tủa gồm 0,12 mol BaSO4 và Al(OH)3.
Ta có:
Khối lượng kết tủa tạo ra là 31,08 gam.
Câu 38:
Hỗn hợp X gồm hai este mạch hở, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon, trong phân tử mỗi este chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun 39,2 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol Y duy nhất và hỗn hợp Z gồm các muối. Đốt cháy toàn bộ Z cần 0,66 mol O2, thu được 31,8 gam Na2CO3 và 1,0 mol hỗn hợp gồm CO2 và nước. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp Z là
Đáp án A
Đun 39,2 gam X với NaOH thu được ancol Y và hỗn hợp muối,
Đốt cháy muỗi cần 0,66 mol O2 thu được 0,3 mol Na2CO3 và 1 mol hỗn hợp CO2 và H2O.
X gồm C7HxO6 0,08 mol và C8HyO6 0,12 mol.
Do ancol đa chức mà este mạch hở nên các muối tạo ra đều đơn chức
nên Z chứa HCOONa.
Số mol HCOONa càng nhỏ khi số C của muối còn lại càng nhỏ nên số mol muối HCOONa≥ 0,314.
Gọi m, n lần lượt là số gốc HCOO trong 2 este.
Hai este lần lượt là (HCOO)(C3HxO4)C3H5 và (HCOO)2(C3HyO2)C3H5 (C3HxO4 là tổng 2 gốc axit)
được x=4; y=1 là nghiệm nguyên duy nhất.
Hai este lần lượt là (HCOO)2(CH3COO)C3H5 0,08 mol và (HCOO)2(CH≡C-COO)C3H5 0,12 mol.
Z gồm HCOONa 0,4 mol, CH3COONa 0,08 mol và CH≡C-COONa 0,12 mol.
%muối có phân tử khối lớn nhất=24,64%
Câu 39:
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong chân không thu được 21,69 gam hỗn hợp Y. Ta nghiền nhỏ và trộn đều Y rồi chia làm 2 phần:
– Phần 1: tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít khí (đktc) và 3,36 gam chất rắn không tan.
– Phần 2: trộn với x gam KNO3 rồi hòa tan vào 100 gam dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch T chỉ chứa các muối clorua và 3,36 lít hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 (ở đktc), biết tỉ khối của Z với He là 6,1. Dung dịch T tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 dư thu được 147,82 gam kết tủa.
Nồng độ % khối lượng FeCl2 có trong dung dịch T là
Đáp án C
Dựa vào để ra:
Phần 1 chứa 0,03 mol Al dư và rắn không tan là Fe 0,06 mol, do vậy phần 1 chứa 0,03 mol Al2O3.
Khối lượng của phần 1 là 7,23 gam do vậy bằng 1/3 của Y.
Phần 2 gấp 2 lần phần 1 chứa 0,06 mol Al dư, 0,12 mol Fe và 0,06 mol Al2O3.
Khí Z thu được chứa NO 0,12 mol và H2 0,03 mol.
Dung dịch T chứa Fe3+ amol, Fe2+ bmol, NH4+ c mol, Al3+ 0,18 mol, K+ và Cl-.
Cho T tác dụng với AgNO3 dư được 147,82 gam kết tủa gồm AgCl 10c+0,9 (bảo toàn Cl) và Ag b mol(Fe2+).
Câu 40:
X, Y, Z là ba peptit mạch hở, có tổng số liên kết peptit là 14; trong mỗi phân tử peptit đều có số nguyên tử oxi không quá 8. Đốt cháy bất kỳ cùng một lượng X cũng như Y đều thu được số mol CO2 như nhau. Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp E chứa X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 : 5 cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hai muối của glyxin và alanin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối cần dùng 1,29 mol O2, thu được Na2CO3, N2, CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là
Đáp án A
Tổng số liên kết peptit trong 3 peptit là 14 nên tổng số gốc aa trong 3 peptit là 17.
Mỗi peptit đều có số O không quá 8 nên từ 7-peptit trở xuống.
Đốt cháy bất kỳ lượng X cũng như Y đều thu được số mol CO2 như nhau nên X, Y là đồng phân.
Cho E tác dụng với 0,5 mol NaOH thu được 2 muối Gly và Ala.
Đốt cháy hỗn hợp muối cần 1,29 mol O2.
Giải được số mol Gly và Ala lần lượt là 0,39 và 0,11 mol.
Ta có Gly:Ala=39:11
Trùng ngưng hỗn hợp E được peptit E’:
vậy số mol X, Y, Z lần lượt là 0,01; 0,02; 0,05.
Ta có: 50=1.5+2.5+5.7
X, Y là 5-peptit còn Z là 7-peptit.
Ta có số mol Ala là 0,11
0,11=0,05.2+0,01=0,05+0,02.3=0,05+0,02.2+0,01.2=0,05+0,02+0,01.4
=0,02.3+0,01.5=0,02.4+0,01.3=0,02.5+0,01.1
Vì X và Y đồng phân nên chỉ thỏa mãn X, Y chứa 2 gốc Ala, Z chứa 1 gốc Ala.
Vậy X , Y có dạng là Gly3Ala2 còn Z là AlaGly6.
%Z=68,456%