Thứ sáu, 03/01/2025
IMG-LOGO

Bộ đề luyện thi Hóa Học có đáp án (Đề số 15)

  • 4611 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một dung dịch có pH = 5, đánh giá nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 2:

Khi đun nóng, phản ứng giữa các cặp chất nào sau đây tạo ra 3 oxit?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Khi đun nóng, phản ứng giữa các cặp chất axit nitric và cacbon tạo ra 3 oxit.

Phương trình phản ứng:

C + 4HNO3 đặc  t° CO2 + 4NO2 + 2H2O

Đối với các đáp án còn lại:

B. axit nitric và lưu huỳnh

S + 6HNO3 đặc → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

C. axit nitric đặc và đồng

Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

D. axit nitric đặc và bạc

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O


Câu 3:

Phản ứng giữa kim loại magie với axit nitric đặc giả thiết chỉ tạo ra đinitơ oxit. Tổng các hệ số trong phương trình hóa học bằng:

Xem đáp án

Đáp án D

4Mg + 10HNO3 4Mg(NO3)2 + N2O + 5H2O

=> Tổng hệ số cân bằng = 4 + 10 + 4 + 1 + 5 = 24 


Câu 4:

Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

3C + 4Al t0 Al4C3

C + 4HNO3đặc t0 CO2 + 4NO2 + 2H2O

3C + 2KClO3t03CO2 + 2KCl


Câu 6:

Ở điều kiện thường anken ở thể khí có chứa số cacbon 

Xem đáp án

Đáp án B

Anken từ C2H4 đến C4H8 là chất khí


Câu 7:

Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3?

Xem đáp án

Đáp án B

Ankin tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 phải là ank-1-in, gồm các chất sau:

CH≡C-CH2-CH2-CH3 và CH≡C-CH(CH3)-CH3


Câu 8:

Khi cho phenol vào dung dịch NaOH thấy phenol tan. Sục khí CO2 vào dung dịch lại thấy phenol tách ra. Điều đó chứng tỏ:

Xem đáp án

Đáp án A

C6H5OH + NaOH  C6H5ONa + H2O

C6H5ONa + CO2 + H2 C6H5OH + NaHCO3

=> C6H5OH có tính axit yếu hon H2CO3


Câu 9:

Cho sơ đồ phản ứng:

(1)                                      X + O2t0xt axit cacboxylic Y1

(2)                                      X + H2t0xt ancol Y2

(3)                                      Y1 + Y2 Y3 + H2O

Biết Y3 có công thức phân tử C6H10O2. Tên gọi của X là:

Xem đáp án

Đáp án A

X + O2t0xt axit cacboxylic Y1

X + H2t0xt ancol Y2

=> Y1, Y2 và X có cùng số C

Y3 là este của Y1 và Y2, mà Y3 có 6C => Y1,Y2 và X đều có 3C

Y3 có công thức C6H10O2 là este không no có 1 liên kết C=C

=> Y1 là CH2=CH-COOH, Y2 là CH3-CH2-CH2-OH => X là CH2=CH-CHO (anđehit acrylic)


Câu 10:

Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 11:

Tên nào đúng đối với chất béo có công thức sau: (C17H35COO)3C3H5?

Xem đáp án

Đáp án A

Một số chất béo thường gặp:

CTPT

(C15H31COO)3C3H5

(C17H31COO)3C3H5

(C17H33COO)3C3H5

(C17H35COO)3C3H5

Tên

Tripanmitin

Trilinolein

Triolein

Tristearin


Câu 12:

Cho biết chất nào thuộc monosaccarit

Xem đáp án

Đáp án B

Monosaccarit gồm glucozơ và fructozơ 


Câu 14:

Chất nào là amin bậc 3: 

Xem đáp án

Đáp án B

Amin bậc ba có dạng R-N(R’)-R’’


Câu 15:

Amino axit HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH có tên là

Xem đáp án

Đáp án C

Axit glutamic hay axit α-amino glutaric


Câu 16:

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

A đúng: dung dịch NH2CH2COONa có môi trường bazơ.
B sai vì có thể tạo ra tối đa 33 = 27 tripeptit.
C sai vì đipeptit không phản ứng với Cu(OH)2.
D sai vì liên kết giữa nhóm CO với NH của 2 đơn vị
α-amino  axit mới được gọi là liên kết peptit


Câu 17:

Nilon-6,6 là một loại

Xem đáp án

Đáp án B

(-CO-[CH2]4-CO-NH-[CH2]6-NH-)n có nhóm amit –CO–NH– nên thuộc loại tơ poliamit


Câu 18:

Câu nào sau đây đúng?
Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 sẽ quan sát thấy hiện tượng sau:

Xem đáp án

Đáp án B

Lúc đầu chỉ xảy ra ăn mòn hóa học giữa Fe và HCl.

Khi thêm vài giọt CuSO4 vào thì xảy ra thêm phương trình: Fe + Cu2+  Fe2+ + Cu

Cặp Fe-Cu xảy ra ăn mòn điện hóa làm cho khí thoát ra nhanh và nhiều hơn 


Câu 19:

Tìm phát biểu sai?

Xem đáp án

Đáp án C

vì kim loại kiềm có năng lượng ion hóa thấp


Câu 20:

Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất:

Xem đáp án

Đáp án B

Khi đun sôi thì mất tính cứng => Nước cứng tạm thời chứa anion HCO3- 


Câu 22:

Kim loại Al không phản ứng với dung dịch

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 23:

Để chuyển FeCl3 thành FeCl2 ta có thể sử dùng nhóm chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Fe + 2Fe3+ 3Fe2+

Mg + 2Fe3+ Mg2+ + 2Fe2+

Cu + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2+


Câu 26:

Cho 3,2g bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là:

Xem đáp án

Đáp án B

nCu = 0,05; nNO3- = 0,08; nH+ = 0,12

3Cu + 8H+ + 2NO3- 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Ta có nCu/3 = 0,017; nH+/8 = 0,015; nNO3-/2 = 0,04 => Tính theo H+

nNO = nH+/4 = 0,03 => V = 0,672


Câu 27:

Sục 1,12 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là:

Xem đáp án

Đáp án A

nCO2 = 0,05; nBa(OH)2 = 0,04

CO2  +  Ba(OH)2 BaCO3↓ + H2O

0,04 ← 0,04               → 0,04

CO2dư + H2O + BaCO3 Ba(HCO3)2

0,01              → 0,01

=> mBaCO3còn lại = (0,04 – 0,01).197 = 5,91g 


Câu 28:

Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

X gồm các chất C2H4, CH4, C3H4, C4H4 có công thức chung là CxH4

Ta có MX¯=17.2=34=> 12x + 4 = 34 => x = 2,5

C2,5H4 2,5CO2 + 2H2O

0,05 mol        → 0,125  → 0,1

=> Khối lượng bình Ca(OH)2 tăng thêm = mCO2 + mH2O = 44.0,125 + 18.0,1 = 7,3g


Câu 30:

Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX> MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là:

Xem đáp án

Đáp án D

Z có chất tráng bạc => Y là HCOOH => Loại C

HCOOH  2Ag

0,1 mol ←       21,6/108 = 0,2 mol

HCOOH + NaOH  HCOONa + H2 O

0,1                    → 0,1

RCOOH + NaOH  RCOONa + H2O

a                                   → a


Câu 34:

Cho 8,4g sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

nFe = 0,15; nAgNO3 = 0,39

Fe + 2Ag+ Fe2+ + 2Ag

0,15 → 0,3      →  0,15 → 0,3

Fe2+ + Ag+ dư  Fe3+ + Ag

(0,15)   (0,09)                   → 0,09

=> m = 0,39.108 = 42,12 


Câu 35:

Đốt cháy 6,72g kim loại M với oxi dư thu được 8,4g oxit. Nếu cho 5,04g M tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Thể tích khí NO ở đktc là

Xem đáp án

Đáp án A

mO = 8,4 – 6,72 = 1,68g (0,105 mol)

6,72g M cần 0,105 mol O => 5,04g M cần 0,07875

Ta có 2nO = 3nNO => nNO = 0,0525 => VNO = 1,176 lít


Câu 38:

Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hết 12,98g X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

Qui đổi X thành Al, Fe và O

mO = 12,98.18,49% = 2,4g => nO = 0,15

nHNO3 = 0,6275; nNO = nN2 = 0,01

nHNO3 = 2nO + 4nNO + 12nN2 + 10nNH4NO3=> nNH4NO3 = 0,01675

nNO3 trong muối kim loại = 2nO + 3nNO + 10nN2+ 8nNH4NO3 = 0,564

=> m = mkim loại + mNO3 tạo muối kim loại + mNH4NO3 = 46,888


Câu 39:

Hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức, mạch hở Y, trong đó số mol metan gấp hai lần số mol glixerol. Đốt cháy hết m gam X cần 6,832 lít O2 (đktc), thu được 6,944 lít CO2 (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 2,5M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là

Xem đáp án

Đáp án B

X gồm C3H8O3,CH4, C2H6O, CnH2nO2

nCH4 = 2nC3H8O3 => Qui đổi CH4 và C3H8O3 thành CH4O và C3H8O

khi đó X trở thành x mol CmH2m+2O và y mol CnH2nO2

nCO2 = 0,31; nO2 = 0,305

nH2O = nCO2 + nancol = 0,32 + x

Bảo toàn O => x + 2y + 2.0,305 = 2.0,31 + 0,31 + x => y = 0,16 => nX > 0,16

=> Axit có 1C => HCOOH mà nNaOH = 0,2

 Chất rắn gồm 0,16 mol HCOONa và 0,04 mol NaOH dư => a = 0,16.68 + 0,04.40 = 12,48


Câu 40:

Thủy phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit (no, phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 58,8 lít không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 49,28 lít N2 (đktc). Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là

Xem đáp án

Đáp án A

nKK = 2,625 => nO2 = 2,625.20% = 0,525 và nN2 = 2,625.80% = 2,1

nN2 thu được = 49,28/22,4 = 2,2 => nN2 của amino axit = 0,1

Amino axit có dạng CnH2n+1O2N

CnH2n+1O2N + (1,5n – 0,75O2 nCO2 + (n + 0,5)H2O + 0,5N2

                             0,525                                                               0,1

=> n = 2,25=>2 amino axit là Gly và Ala

=> X có 3Gly và 1Ala

Các CTCT thỏa mãn: G-G-G-A, G-G-A-G, G-A-G-G và A-G-G-G 


Bắt đầu thi ngay