Bộ đề luyện thi Hóa Học có đáp án (Đề số 4)
-
4560 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho các phát biểu sau:
(1) Khí gây ra mưa axit chủ yếu là SO2 và NO2.
(2) Khí gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính chủ yếu là CO2 và CH4.
(3) Seduxen, mocphin... là các chất gây nghiện.
(4) Đốt than đá dễ sinh ra khí CO là chất khí rất độc.
(5) Metanol có thể dùng để uống như etanol.
Số phát biểu sai là:
Đáp án C
Phát biểu sai: (5).
Không giống với etanol, metanol là chất rất độc, với lượng nhỏ gây mù, nhiều hơn có thể tử vong.
Câu 2:
Phát biểu đúng là:
Đáp án D
Các phát biểu khác sai vì:
+) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
+) Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức
+) Anilin không làm đổi màu dd phenolphtalenin
Câu 3:
Tên gọi của amin có công thức cấu tạo CH3–NH–CH2–CH3 là?
Đáp án D
Tên gốc chức: Etylmetylamin.
Tên thay thế: N-metyletanamin
Câu 4:
Cặp chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch màu tím
Đáp án A
Các chất có phản ứng màu biure: từ tripeptit trở lên và protein.
Đáp án thỏa mãn: Lòng trắng trứng và (Gly)3.
Câu 5:
Kim loại kiềm, kiềm thổ và các hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn đời sống. Trong số các phát biểu về ứng dụng dưới đây, phát biểu nào là không đúng?
Đáp án A
Thạch cao sống: CaSO4.2H2O
Thạch cao nung: CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O
Thạch cao khan: CaSO4.
Thạch cao nung thường được dùng đúc tượng chứ không phải thạch cao sống.
Câu 6:
Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
Đáp án B
Axit yếu là H2S nên H2S là chất điện li yếu
Câu 7:
Cho các phát biểu sau:
(1) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại hiện nay để sản xuất anđehit axetic.
(2) Phenol tan ít trong nước cũng như trong etanol.
(3) Các chất metylamin, ancol etylic và natri hiđrocacbonat đều cho phản ứng với axit fomic.
(4) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của phenol dễ hơn benzen.
(5) Khi đun nóng hỗn hợp gồm phenol và axit axetic với H2SO4 đặc làm xúc tác thu được phenyl axetat.
(6) Phenol có tính axit nên còn gọi là axit phenic nên phản ứng được với natri hiđrocacbonat.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Các phát biểu đúng: (1) (3) (4).
Các phát biểu khác sai vì:
(2) Phenol tan ít trong nước, còn etanol tan tốt trong nước
(5) Để điều chế este của phenol không dùng axit cacboxylic mà phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol.
(6) Phenol không phản ứng với NaHCO3.
Câu 8:
Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây?
Đáp án A
Quỳ tím + amino axit:
+ Gly, Ala, Val: không đổi màu
+ Glu: đỏ
+ Lys: xanh
Câu 9:
Phát biểu nào nào sau đây không đúng về crom và hợp chất của nó?
Đáp án D
Cr(OH)2 có tính bazơ, tác dụng với axit, không tác dụng KOH
Câu 10:
Tiến hành các thí nhiệm:
(1) Nhúng 1 thanh Cu và dung dịch FeCl3
(2) Nhúng thanh Al dư vào dung dịch FeCl3
(3) Nhúng thanh hợp kim Al và Cu vào dung dịch HCl loãng
(4) Nhúng thanh Ag vào dung dịch H2SO4 loãng
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
Đáp án C
Các trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa: (2) (3)
Câu 11:
Đốt cháy 6,48 gam bột Al trong oxi, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch HCl 7,3% vừa đủ thu được a mol khí H2 và dung dịch Y có nồng độ là 8,683%. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của a là:
Đáp án D
Có n(Al) = 0,24 mol
2Al + O2 → Al2O3
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
x→ 6x → 2x 3x
Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2H2
y → 3y → y 3/2y
=> 2x + y = 0,24
Có m(dd HCl) = 3(2x + y).36,5 : 7,3% = 1500 (2x + y) = 360 g
m(dd Y) = 133,5.(2x + y) : 8,683% = 1537,487 (2x + y) ≈ 369 g
BTKL: 102x + 27y + 360 = 369 + 3y
Giải hệ: x = 0,06; y = 0,12
→ n(H2) = 0,18 mol.
Câu 12:
Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O. 3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.4. dễ tan trong các dung môi phân cực như nước. 5. dễ bay hơi, khó cháy.6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Số mệnh đề đúng là:
Đáp án A
Các phát biểu đúng: (1) (2) (3).
Các phát biểu khác sai vì:
(4) Phần lớn các hợp chất hữu cơ không tan trong nước
(5) Hợp chất hữu cơ thường dễ cháy
(6) Phản ứng hóa học thường xảy ra chậm và theo nhiều chiều hướng khác nhau.
Câu 13:
Hai chất hữu cơ X và Y đều có công thức phân tử C4H6O4. X tác dụng với NaHCO3, giải phóng khí CO2. Y có phản ứng tráng gương. Khi cho X hoặc Y tác dụng với NaOH dư, đun nóng, đều thu được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là:
Đáp án D
X tác dụng với NaHCO3 nên trong X có nhóm -COOH.
Y có phản ứng tráng gương nên Y có chứa HCOO-
X, Y + NaOH đều tạo 1 muối và 1 ancol nên
+) trong X có chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -COO
+) trong Y chứa nhóm HCOO nên 1 muối tạo thành là HCOONa nên được tạo thành từ ancol 2 chức và axit HCOOH nên Y là HCOO-CH2-CH2-OOCH
Vậy cặp nghiệm X, Y thỏa mãn: CH3-OOC-CH2-COOH và H-COO-CH2-CH2-OOC-H.
Câu 14:
Dung dịch NaOH loãng tác dụng được với tất cả các chất thuộc dãy nào sau đây?
Đáp án B
Loại dãy chứa: NO, NaAlO2, S, CO.
Câu 15:
Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau :
(a) Fe3O4 và Cu (1:1) (b) Na và Zn (1:1) (c) Zn và Cu (1:1)
(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1) (e) FeCl2 và Cu (2:1) (g) FeCl3 và Cu (1:1)
Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là
Đáp án C
Xét từng thí nghiệm:
(a) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Với tỉ lệ 1 : 1,thì hh Fe3O4 và Cu tan hết trong dd HCl loãng, nóng dư.
(b) Na + H2O → NaOH + 1/2H2
Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
(c) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Cu không tan trong muối và HCl
(d) Fe2(SO4)3 + Cu → 2FeSO4 + CuSO4
Tỉ lệ 1:1, các chất tan hết trong dd HCl
(e) Cu không tan trong HCl và FeCl2
(g) 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2
1 mol → 0,5 mol còn dư 0,5 mol Cu không tan trong HCl.
Vậy các thí nghiệm thỏa mãn: a) b) d).
Câu 16:
Chất hữu cơ E (C, H, O) đơn chức, có tỉ lệ mC : mO = 3 : 2. Đốt cháy hết E thu được . Thủy phân 4,3 gam E trong môi trường kiềm, thu được muối của axit hữu cơ X và 2,9 gam một ancol Y. Nhận xét sai là :
Đáp án B
Có nC : nO = 2 : 1; nC : nH = 4 : 6
=> nC : nH : nO = 4 : 6 : 2
CTPT: (C4H6O2)n
Biện luận: 4n + 2 ≤ 6n → n ≤ 1 nên n = 1 => E là: C4H6O2
nE = 0,05 mol → MY = 2,9 : 0,05 = 58 => Y là C3H5OH
=> E là: HCOOCH2-CH=CH2.
+) Y là ancol đứng đầu dãy đồng đẳng của ancol không no, đơn chức, có 1 liên kết π
+) X là axit đứng đầu dãy đồng đẳng của axit no, đơn chức
+) E có thể trùng hợp.
+) E không cùng dãy đồng đẳng với CH2=CH-COOC2H5
Câu 17:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm amin X (CnH2n+3N) và amino axit Y (CnH2n+1O2N) cần dùng 0,93 mol O2, thu được CO2, H2O và 0,1 mol N2. Số đồng phân cấu tạo của X là
Đáp án A
Gọi số mol X, Y lần lượt x, y mol
BTNT(N) có n(N) = 0,2 mol
x + y = 0,2
2y + 0,93.2 = 2nx + (n+1,5)x + 2ny + (n + 0,5)y → 1,5(x – y) + 0,6n = 1,86
Ta luôn có: 0 < x – y < 0,2
=> 2,6 < n < 3,1 => n = 3
X là: C3H9N gồm các đồng phân:
CH3-CH2-CH2-NH2
CH3-CH(NH2)-CH3
CH3-NH-CH2-CH3
CH3-N(CH3)2
Số đồng phân: 4.
Câu 18:
Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất |
X |
Y |
Z |
T |
Dung dịch nước brom |
|
Dd mất màu |
Kết tủa trắng |
Dd mất màu |
Kim loại Na |
Có khí thoát ra |
|
Có khí thoát ra |
Có khí thoát ra |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án B
X tác dụng với Na có khí thoát ra nên X có thể là ancol etylic hoặc axit axetic.
Y làm mất màu nước brom nhưng không tác dụng với Na nên Y là stiren.
Z tạo kết tủa trắng với nước brom và tác dụng với Na nên Z là phenol.
Vậy T là axit acrylic
Câu 19:
Cho dãy chất gồm: glucozơ, fructozơ, triolein, metyl acrylat, saccarozơ, etyl fomat. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa bạc là:
Đáp án C
Các chất tác dụng AgNO3/NH3: glucozơ, fructozơ, etyl fomat
Câu 20:
Cho các phát biểu sau:
(1) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm của kali trong phân.
(2) Phân lân có hàm lượng photpho nhiều nhất là supephotphat kép (Ca(H2PO4)2)
(3) Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng photphorit và quặng cacnalit.
(4) Photpho đỏ không tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ.
(5) Đốt metan trong khí clo sinh ra CCl4.
(6) Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án A
Các phát biểu đúng: (2) (5) (6)
Các phát biểu khác sai vì:
(1) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng %K2O tương ứng với lượng kali có trong thành phần của nó.
(3) Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng photphorit và apatit
(4) P trắng không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
Câu 21:
Cho 18,64 gam hỗn hợp gồm Na và Al2O3 vào lượng nước dư, thu được a mol khí H2; đồng thời còn lại 6,8 gam rắn không tan. Giá trị của a là
Đáp án D
6,8 chất rắn không tan là Al2O3.
m(hh phản ứng) = 18,64 – 6,8 = 11,84 gam
Na + H2O → NaOH + ½ H2
x x ½ x
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + 2H2O
x ½ x
Nên có: 23x + 102. ½ x = 11,84 => x = 0,16 mol
→ a = ½ x = 0,08 mol
Câu 22:
Lên men 54 kg glucozơ với hiệu suất phản ứng đạt 80%, thu được V lít etanol có độ cồn là 46o. Biết khối lượng riêng của etanol nguyên chất bằng 0,8 gam/cm3. Giá trị của V là:
Đáp án B
C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH
180 2.46
54 kg → 27,6 kg
Với H = 80% thì m(C2H5OH thu được) = 27,6. 80% = 22,08 gam
→ V(C2H5OH) = 22,08 : 0,8 = 27,6 lít.
=> V(cồn 460) = 27,6 : 0,46 = 60 lít.
Câu 23:
Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho)
(1) X + 2NaOH Y + Z + T
(2) Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O C2H4NO4Na + 2Ag + 2NH4NO3
(3) Z + HCl → C3H6O3 + NaCl
(4) T + Br2 + H2O → C2H4O2 + 2X1.
Phân tử khối của X là:
Đáp án D
Từ (2), Y là: NaOOC-CHO
NaOOC-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → NaOOC-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
Từ (3), CH3-CH(OH)-COONa
CH3-CH(OH)-COONa + HCl → CH3-CH(OH)-COOH + NaCl
Từ (4), T là: CH3CHO
CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr
Nên X có công thức:
OHC-COO-CH(CH3)-COO-CH=CH2
Phân tử khối của X: M = 172.
Câu 24:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH.
(2) Cho phân ure vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.
(3) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.
(4) Cho P vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(5) Cho Al4C3 vào nước.
(6) Cho phèn chua vào nước cứng toàn phần.
(7) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
Số thí nghiệm chắc chắn có khí thoát ra là:
Đáp án D
Xét từng thí nghiệm:
(1) CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2 + H2O
(2) (NH2)2CO + Ba(OH)2 → BaCO3 + NH3
(3) Fe2O3 + 2HNO3 → 2Fe(NO3)3 + H2O
(4) 2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
(5) Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4
(6) Phèn chua có công thức: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Nước cứng toàn phần: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-.
Nên khi cho phèn chua vào, có kết tủa tạo thành CaSO4, MgSO4, CaCO3,..
Có thể có quá trình thủy phân của Al3+ có H+ tạo khí với HCO3-, nhưng phản ứng xảy ra chậm và có thể không có khí thoát ra nếu Al3+ phản ứng hết.
(7) Nếu thiếu H+ thì không có khí thoát ra vì: H+ + CO32- → HCO3-
Câu 25:
Cho 25,44 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch X chứa 30,96 gam muối và còn lại m gam rắn không tan. Giá trị của m là
Đáp án B
Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
x → 2x x
2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2
2x x 2x x
Vì sau phản ứng vẫn còn m gam chất rắn không tan nên Cu dư.
m(muối) = m(FeCl2) + m(CuCl2) = 3x.127 + x.135 = 30,96 → x = 0,06
=> m(Cu phản ứng) + m(Fe3O4) = 232x + 64x = 17,76 gam
=> m(Cu dư) = 7,68 gam.
Câu 26:
Hỗn hợp X gồm chất Y (C3H10O2N2) và chất Z (C5H10O3N2), trong đó Z là một đipeptit. Đun nóng 26,52 gam X với 300 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một amin T và m gam hỗn hợp gồm hai muối. Giá trị của m là
Đáp án B
Z là đipeptit, nên Z được tạo thành từ Gly và Ala có công thức:
Z: NH2-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Vì thu được 2 muối (nên chỉ có thể là muối của ala hoặc của gly) và amin nên Y có công thức:
Y: NH2-CH2-COONH3CH3
Gọi x, y là số mol của Y, Z
Ta có hệ:
106x + 146y = 26,52
x + 2y = 0,3
Giải hệ: x = 0,14; y = 0,08
BTKL: m(muối) = 26,52 + 0,3.56 – m(CH3NH2) – m(H2O)
= 43,32 – 0,14.31 – (0,14 + 0,08).18 = 35,02 gam
Câu 27:
Cho các nhận xét sau:
(1) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.
(2) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 4 đipeptit.
(3) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.
(5) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 1%.
(6) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.
Số nhận xét đúng là:
Đáp án B
Nhận xét đúng: (3) (4) (6)
Các phát biểu khác sai vì
(1) Tinh bột và xelulozơ không phải là đồng phân của nhau, vì hệ số n khác nhau
(2) Để tạo peptit cần α-aa nên có 1 đồng phân của C3H7NO2 tạo đipeptit
(5) Nồng độ glucozơ trong máu người khoảng 0,1%.
Câu 28:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
Biết muối X là muối nitrat của kim loại M và X5 là khí NO. Các chất X, X1 và X4 lần lượt là.
Đáp án C
M là Fe
X1 là Fe2O3
Fe2O3 + H2 → Fe + H2O
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
FeCl2 + AgNO3 thì không có khí NO thoát ra.
X4 là HNO3 → X là muối sắt Fe3+.
Đáp án: Fe(NO3)3, Fe2O3, HNO3
Câu 29:
Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức là đồng phân của nhau với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol và 18,34 gam hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Đốt cháy toàn bộ Y, thu được CO2 và nước có tổng khối lượng là 21,58 gam. Tỉ lệ của a : b gần nhất với:
Đáp án B
Lời giải chi tiết
Vì este đơn chức nên n(este) = n(muối) = n(ancol) = 0,2 mol.
M(muối) = 18,34 : 0,2 = 91,7 → R(trung bình) = 8,7
→ có muối HCOOK và muối RCOOK (trong đó R > 8,7)
BTKL: m(este) + m(KOH) = m(muối) + m(ancol)
→ m(este) = 14,8 → M(este) = 74 => C3H6O2
Nên 2 este là: HCOOCH3 và CH3COOCH3 có tương ứng 2 muối HCOOK (x mol) và CH3COOK (y mol)
x + y = 0,2
84x + 98y = 18,34
Giải hệ: a = 0,09; b = 0,11.
→ a : b = 0,7
Câu 30:
Cho dãy các chất sau: metan, axetilen, isopren, benzen, axit axetic, stiren, anđehit axetic, metyl acrylat. Số chất trong dãy tác dụng được với H2 nung nóng, xúc tác Ni là
Đáp án C
Các chất thỏa mãn: axetilen, isopren, benzen, stiren, anđehit axetic, metyl acrylat.
Số chất: 6
Câu 31:
Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 250ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,4M và KOH aM thì thu được dung dịch X. Cho từ từ 250 ml dung dịch H2SO4 0,5M vào X thu được dung dịch Y và 1,68 lít khí. Cho Y tác dụng với Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 34,05 gam kết tủa trắng. Biết các khí đo ở đktc, giá trị của a là
Đáp án B
Câu 32:
Hỗn hợp X gồm propin (0,15 mol), axetilen (0,1 mol), etan (0,2 mol) và hiđro (0,6 mol). Nung nóng X với xúc tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y. Sục Y vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được a mol kết tủa và 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Khí Z phản ứng tối đa với 8 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Đáp án B
Câu 33:
Cho các nhận định sau:
(1) Dùng dung dịch Br2 có thể nhận biết được các dung dịch anilin, fructozơ và glucozơ.
(2) Các aminoaxit có tính chất lưỡng tính nên dung dịch của chúng không làm đổi màu quì tím.
(3) Các amin đều có tính bazơ nên dung dịch của chúng làm quì tím hóa xanh.
(4) C6H12O3N2 có 3 đồng phân là đipeptit mạch hở.
(5) Phân tử amilozơ, amilopectin và xenlulozơ đều có mạch phân nhánh.
(6) Các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều nho chín để tăng cường thể trạng.
(7) Dung dịch hồ tinh bột hòa tan được iot ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.
Số nhận định đúng là
Đáp án C
Nhận định đúng: (1).
Các nhận định khác sai vì:
(2) Aa có tính lưỡng tính, nhưng tùy thuộc vào môi trường của aa có thể đổi màu quỳ tím.
(3) Anilin không làm quỳ tím chuyển màu
(4) Có 1 đồng phân đipeptit C6H12O3N2 được tạo thành từ alanin
(5) Amilopectin có cấu tạo mạch không phân nhánh
(6) Trong nho chín có nhiều glucozơ nên nếu bệnh nhân bị đái tháo đường ăn nhiều nho sẽ làm tăng lượng đường trong máu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
(7) Dung dịch hồ tinh bột hòa tan iot ở điều kiện thường tạo phức xanh tím.
Câu 34:
Hỗn hợp T gồm 2 ancol no, hở, đơn chức X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 11,0 gam T với H2SO4 đặc thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm 0,08 mol 3 ete (có khối lượng 4,24 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 13,44 lit O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X là
Đáp án C
Đốt chất hoàn toàn Z cũng như đốt T cần một lượng O2 như nhau là 0,6 mol.
Đốt cháy ancol no đơn chức cần một lượng O2 gấp 1,5 lần lượng CO2
Câu 35:
Cho 1,68 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa CuSO4 0,4M và Fe2(SO4)3 0,1M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 2,68 gam hỗn hợp rắn Y gồm 2 kim loại. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thấy thoát ra 0,115 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn khan. Giá trị m là
Đáp án C
Chất rắn Y gồm 2 kim loại là Cu và Fe.
Hòa tan hết Y trong HNO3 đặc nóng thu được 0,115 mol NO2.
Gọi số mol Cu và Fe trong Y lần lượt là a, b.
Câu 36:
Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
Đáp án B
Câu 37:
Dung dịch X gồm Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 1M vào dung dịch X thu được kết tủa được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:
Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây ?
Đáp án D
Đồ thị trải qua các giai đoạn:
+Kết tủa tăng vừa do Ba(OH)2 tác dụng với H2SO4 tạo BaSO4.
+Kết tủa tăng nhanh do H2SO4 tác dụng với Ba(AlO2)2 tạo 2 kết tủa BaSO4 và Al(OH)3.
+Kết tủa giảm tới không đổi do H2SO4 hòa tan Al(OH)3.
Nhận thấy khối lượng kết tủa lúc cực đại với lúc không đổi giảm 23,4 gam chính là khối lượng Al(OH)3 bị hòa tan.
Tới lúc hòa tan kết tủa hoàn toàn thì cần 0,7 mol H2SO4.
Vậy lúc kết tủa cực đại thì chỉ cần
Kết tủa cực đại gồm 0,25 mol BaSO4 và 0,3 mol Al(OH)3. Vậy m=81,65 gam
Câu 38:
Hỗn hợp E gồm 1 đipeptit X (được tạo nên từ 1 α–amino axit no, mạch hở, chứa 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) và 1 este Y đơn chức, phân tử chứa 2 liên kết π; X, Y mạch hở.
– Đốt cháy hoàn toàn H với 21,504 lít O2 (đktc) sinh ra 36,96 gam CO2.– H tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch HCl 1,76M thu được dung dịch T. Cô cạn T được m gam rắn khan.
Giá trị của m là
Đáp án A
Gọi X là CnH2nN2O3 a mol; B là CmH2m-2O2 b mol.
Đót cháy H cần 0,96 mol O2 thu được 0,84 mol CO2.
Ta có:
H tác dụng với NaOH được Z, Z tác dụng vừa đủ với 0,44 mol HCl.
Giải được: a=0,08; b=0,12.
Thay vào ta có 2n+3m=21.
Do n≥4; m≥3 nên ta có nghiệm nguyên n=6; m=3.
X là Ala-Ala còn B phải là HCOOCH=CH2.
Rắn thu được sẽ chứa NaCl 0,44 mol và muối clorua của Ala 0,16 mol.
m=36,46 gam
Câu 39:
Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín (không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và khí Z có tỉ khối so với H2 là 22,5 (giả sử khí NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch gồm 0,01 mol KNO3 và 0,15 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch chỉ chứa 21,23 gam muối trung hoà của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 8 (trong đó có một khí hoá nâu trong không khí). Giá trị của m là :
Đáp án A
Câu 40:
X là este no, đơn chức; Y là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C (X, Y Cđều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp E chứa X, Y (số mol X lớn hơn số mol Y) cần dùng 7,28 lít O2 (đktc). Đun 0,08 mol E với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp. Nung F với CuO thu được hỗn hợp G chứa 2 anđehit, lấy toàn bộ hỗn hợp G tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 28,08 gam Ag. Giá trị m là:
Đáp án C
Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol E cần 0,325 mol O2.
Đun 0,08 mol E với NaOH dư được rắn và 2 ancol.
Nung hỗn hợp ancol với CuO thu được 2 andehit, andehit tráng bạc được 0,26 mol Ag.
Ta có:
Nhận thấy: 0,26>0,08.2 mà este đơn chức nên ancol đơn chức.
Do vậy andehit G chứa HCHO vậy andehit còn lại là CH3CHO.
Giải được số mol 2 andehit trên lần lượt là 0,05 và 0,03 mol.
Vậy F gồm 2 ancol là CH3OH 0,05 mol và C2H5OH 0,03 mol.
Do số mol X lớn hơn số mol Y nên
Gọi số mol CO2 và H2O tạo ra khí đốt E là a, b.
Bảo toàn O:
Đốt cháy X cho CO2 bằng H2O còn Y cho CO2 lớn hơn H2O.
Giải được: a=0,28; b=0,25.
Ta có: 0,05.2+0,03.6=0,28.
Do vậy X là HCOOCH3 còn Y là C3H5COOC2H5.
Vậy rắn gồm HCOONa 0,05 mol, C3H5COONa 0,03 mol và NaOH dư 0,016 mol.
m=7,28 gam.