IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn luyện THPTQG Hóa học thi có lời giải (Đề số 9)

  • 3196 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là ?

Xem đáp án

Đáp án : B

Bảo toàn e : 3nFe = 2nSO2

=> nSO2 = 0,18 mol

=> VSO2 = 4,032 lit


Câu 4:

Phát biểu nào sau đây là đúng

Xem đáp án

Đáp án : A

A. Có 3 nguyên tử mà tổng số electron trên các phân lớp s là 7

Đúng. 1s22s23s24s1 ; 1s22s23s2 3d5 4s1 ; 1s22s23s2 3d10 4s1

B. Mọi nguyên tử đều cấu tạo bởi ba loại hạt: proton, notron và electron

Sai. H chỉ có electron và proton

C. Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử có cùng số khối

Sai. Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số notron

D. Nếu oxi có 3 đồng vị và cacbon có 2 đồng vị thì có thể tạo ra 18 phân tử CO2 khác nhau Sai.Số phân tử CO2 khác nhau = 2.6 = 12


Câu 6:

Clorua vôi là chất có công thức nào sau đây ?

Xem đáp án

Đáp án : C


Câu 8:

Cho 71 gam P2O5 vào 100 gam dung dịch H3PO4 20% thu được dung dịch mới có nồng độ C%. Giá trị của C là ?

Xem đáp án

Đáp án : A

Bảo toàn P : nH3PO4 sau = nH3PO4 trước + 2nP2O5 = 1,204 mol

mdd sau = mdd trước + mP2O5 = 171g

=> C%H3PO4 sau  = 69%


Câu 9:

Đun sôi 1 mol phenyl axetat với dung dịch KOH vừa đủ đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối khan. Giá trị của m là ?

Xem đáp án

Đáp án : B

CH3COOC6H5 + 2KOH -> CH3COOK + C6H5OK + H2O

1 mol                             ->                1                 1 mol

=> mmuối = 230g


Câu 10:

Có các chất sau: Na2O, NaCl, Na2CO3, NaHCO3, Na2SO4. Có bao nhiêu chất mà bằng một phản ứng có thể tạo ra NaOH ?

Xem đáp án

Đáp án : A

Na2O + H2O -> 2NaOH

2NaCl + 2H2O -> 2NaOH + H2 + Cl2 (điện phân dung dịch có màng ngăn xốp)

Na2CO3 + Ca(OH)2 -> 2NaOH + CaCO3

NaHCO3 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + NaOH + H2O

Na2SO4 + Ba(OH)2 -> 2NaOH + BaSO4


Câu 11:

Amin X đơn chức có %N = 16,092%; phản ứng với dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl thấy có khí bay ra. Số công thức cấu tạo thỏa mãn X là ?

Xem đáp án

Đáp án : B

Amin đơn chức RN có %mN = 16,092% => Mamin = 87

=> amin là C5H13N

Vì phản ứng với dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl thấy có khí bay ra => amin bậc 1

Công thức cấu tạo thỏa mãn :

C – C – C(3) – C(2) – C(1)

C(4)(5)C(CH3) – (6)C – (7)C

(CH3)4C-NH2 (8)


Câu 12:

Để phân biệt hai dung dịch CaCl2 và BaCl2 nên dùng thuốc thử nào sau đây là tốt nhất ?

Xem đáp án

Đáp án : C

Nếu dùng Na2CrO4 :

+) CaCl2 : tạo kết tủa CaCrO4 trắng

+) BaCl2 : tạo kết tủa BaCrO4 vàng


Câu 13:

Ancol nào sau đây có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng tạo dung dịch xanh lam ?

Xem đáp án

Đáp án : D

Ancol có nhiều nhóm OH kề nhau có thể hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường


Câu 15:

Trong số các anđehit sau: HCHO, CH3CHO, CH≡C-CHO, (CHO)2, CH3-C≡C-CHO. Có bao nhiêu anđehit mà khi tráng gương hoàn toàn thu được nhiều hơn 216 gam kết tủa nếu các chất ban đầu đều là 1 mol ?

Xem đáp án

Đáp án : B

nAg > 2 mol => nAg : nchất > 2

=> andehit phải là HCHO hoặc có nhiều hơn 1 nhóm CHO trong phân tử

Hoặc có thêm C≡C đầu mạch

HCHO, CH≡C-CHO, (CHO)2


Câu 17:

Phát biểu nào sau đây là đúng

Xem đáp án

Đáp án : B

A. Các chất có phân tử khối bằng nhau là đồng phân của nhau

Sai. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng công thức cấu tạo hoặc phân bố không gian khác nhau thì gọi là đồng phân của nhau

B. Trong phân tử vinyl axetilen có 3 liên kết pi và 7 liên kết xích ma

Đúng.

C. Hợp chất hữu cơ nào cũng có cả hai tên: tên thường và tên quốc tế

Sai. Không phải hợp chất nào cũng có tên thường

D. Nhiệt độ sôi chỉ phụ thuộc vào phân tử khối của các chất

Sai. T0s còn phụ thuộc vào khả năng tạo liên kết H liên phân tử và độ cồng kềnh của cấu trúc phân tử


Câu 19:

Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất ?

Xem đáp án

Đáp án : B

Dựa trên M => phenol có nhiệt độ sôi cao nhất vì có M hơn hắn 3 chất còn lại

Dựa vào khả năng tạo liên kết H liên phân tử : axit > ancol > xeton


Câu 21:

Loại phân bón nào sau đây không thích hợp với đất chua ?

Xem đáp án

Đáp án : C

Đất chua có quá nhiều H+ => không cần thêm NH4+


Câu 22:

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là ?

Xem đáp án

Đáp án : B


Câu 23:

Amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl với %N = 13,592%. Có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn X ?

Xem đáp án

Đáp án : C

Amino axit có 1 nhóm NH2. %mN = 13,592%

=> M = 103g

Các công thức thỏa mãn : ( đánh số là vị trí của NH2 gắn vào)

C(1) – C(2) – C(3) – COOH        

C(4)(5)C(CH3) - COOH


Câu 24:

Có các dung dịch sau: glucozơ, axit etanoic, glixerol, axit metanoic. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt chúng ? (có thể thêm nhiệt độ nếu cần)

Xem đáp án

Đáp án : D

Nếu dùng CuSO4 và NaOH => Cu(OH)2

+) Glucozo : hòa tan ở nhiệt độ thường vào đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch

+) axit etanoic : chỉ hòa tan điều kiện thường ( tan trong dung dịch NaOH)

+) Glixerol : chỉ hòa tan điều kiện  thường và không tan trong dung dịch NaOH (tạo 2 lớp phân cách)

+) axit metanoic : hòa tan ở nhiệt độ thường vào đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch

Đồng thời nếu thêm axit etanoic mới nhận được ở trên vào thì có khí không mùi bay ra ( Do tạo thành Na2CO3)


Câu 27:

Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch brom theo tỉ lệ mol 1:3 ?

Xem đáp án

Đáp án : D

m-crerol phản ứng với br2 thì Brom thế vào 2 vị trí ortho và 1 vị trí para


Câu 28:

Dung dịch chất nào sau đây (có cùng nồng độ) dẫn điện tốt nhất ?

Xem đáp án

Đáp án : A

Nếu cùng nồng độ , phân tử nào tạo ( số ion).(điện tích) nhiều nhất thì dẫn điện tốt nhất


Câu 29:

Để no hóa hoàn toàn 131,7 gam trilinolein cần vừa đủ V lít H2 ở đktc. Giá trị của V là ?

Xem đáp án

Đáp án : D

Trilinolein : (C17H31COO)3C3H5

,nH2 = 6ntrilinolein = 0,9 mol

=> VH2 = 20,16 lit


Câu 31:

Cho 27,75 gam chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H11N3O6  tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, 1 chất hữu cơ đa chức bậc một và m gam hỗn hợp muối vô cơ. Giá trị gần đúng nhất của m là

Xem đáp án

Đáp án : A

,nA = 0,15 mol = 1/3nNaOH

Phản ứng chỉ tạo 1 chất hữu cơ đa chức và hỗn hợp muối vô cơ

=> công thức phù hợp : O3NH3NCH2CH2NH3HCO3

=> hỗn hợp muối vô cơ gồm 0,15 mol Na2CO3 và 0,15 mol NaNO3

=> m = 28,65g


Câu 32:

Đun m gam hỗn hợp chứa etyl isobutirat, axit 2-metylpropanoic, metyl butanoat cần dùng vừa đủ 120 gam dung dịch NaOH 6,0% và KOH 11,2%. Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được a gam hỗn hợp hơi các chất. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hơi thu được 114,84 gam nước. Giá trị m là ?

Xem đáp án

Đáp án : B

Etyl isobutirat : CH3CH(CH3)COOC2H5

axit 2-metyl propanoic : CH3CH(CH3)COOH

metyl butanoat : CH3 – CH2 – CH2COOCH3

=> Muối thi được sau phản ứng là C3H7COOK hoặc C3H7COONa

nNaOH = 0,18 mol ; nKOH = 0,24 mol => Khối lượng nước trong dung dịch bazo : mH2O (1) = 99,36gam

Suy ra khối lượng nước sinh ra từ pư cháy: mH2O (2) = 15,46 gam => nH2O = 0,86 mol

 

Ta có : nC2H5OH + nH2O + nCH3OH = nKOH + NaOH = 0,42mol => nC3H7COO = 0,42 mol

=> m muối = mK + mNa + mC3H7COO = 50,04 gam

Ta cũng tính được : nCO2 = nH2O – (nC2H5OH + nH2O + nCH3OH) = 0,86 – 0,42 = 0,44 mol

=> a = 0,44.12 + 0,86.2 + 0,42.16 = 13,72

=> m = 50,04 + 13,72 – 20,64 = 43,12 gam


Câu 33:

Đốt cháy m gam hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol no, mạch hở (phân tử hơn kém nhau một nhóm -OH) thu được 0,3 mol CO2 và 0,5 mol H2O. Oxi hóa m gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được a gam Ag. Giá trị lớn nhất của a là ?

Xem đáp án

Đáp án : C

Vì là ancol no : nancol = nH2O – nCO2 = 0,2 mol

Số C trung bình  = 0,3 / 0,2 = 1,5

=> Chắc chắn có CH3OH, chất còn lại là CnH2n+2O2 với số mol là x và y

=> x + y = 0,2 ; x + ny = 0,3

=> Khi oxi hóa thì có thể ancol tạo thành chất có 2 nhóm CHO hoặc 1 nhóm CHO  1 nhóm CO

+) Nếu có 2 nhóm CHO => nAg  = 4nX = 0,8 mol

=> mAg = 86,4g

+) Nếu có 1 nhóm CO => ít nhất phải có 3 C => n ≥ 3 => y <  0,1 => x > 0,1

=> nAg = 4nHCHO + 2ntạp chức = 4x + 2y = 0,4 + 2x > 0,6 mol

=> mAg > 64,8g


Câu 35:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm C và S vào dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (đktc) gồm hai khí, dZ/H2 bằng 22,929. Cho toàn bộ lượng khí Z ở trên hấp thụ hết trong dung dịch 800 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch chứa m1 gam chất tan. Mặt khác, cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy tạo thành 34,95 gam kết tủa. Tổng của (m + m1) có giá trị là ?

Xem đáp án

Đáp án : D

Hỗn hợp 2 khí gồm CO2 và NO2 ( MZ = 45,858g) ( S -> SO4)

nKOH = 1,6 mol

nkết tủa = nBaSO4 = 0,15 mol = nS

C + 4HNO3 -> CO2 + 2H2O + 4NO2

.x  ->                 x          ->        4x

S + 6HNO3 -> H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

0,15  ->                         0,9

=> áp dụng qui tắc đường chéo : nNO2  : nCO2 = 929/71 = (0,9 + 4x) / x

=> x = 0,1 mol

=> m = mC + mS = 6g

2NO2 + 2KOH -> KNO2 + KNO3 + H2O

1,3  ->    1,3 mol

2KOH + CO2 -> K2CO3 + H2O

0,2   <-   0,1

Chất tan gồm 0,1 mol K2CO3 ; 0,65 mol KNO2 ; 0,65 mol KNO3 ; 0,1 mol KOH

=> m1 = 140,3g

=> m + m1 = 146,3g


Câu 36:

Một loại phân bón không chứa tạp chất (phân nitrophotka) có chứa 17,5%N theo khối lượng. Phần trăm theo khối lượng của photpho trong loại phân bón nói trên có giá trị gần nhất với ?

Xem đáp án

Đáp án : A

Phân Nitrophotka là : x(NH4)2HPO4.yKNO3 có %mN = 17,5%

=> (28x + 14y)/(132x + 101y) = 0,175

=> 4x = 3y

=> %mP = 11,625%


Câu 37:

A là hỗn hợp chứa hai peptit X và Y mạch hở, có tỷ lệ số mol tương ứng là 1 : a. Lấy m gam A cho vào dung dịch chứa NaOH dư (đun nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 0,1 mol NaOH tham gia phản ứng và được (m + 3,46) gam hỗn hợp hai muối của Ala, Gly. Biết phần trăm khối lượng của oxi trong A là 29,379%. Giá trị của m là  ?

Xem đáp án

Đáp án : A

Bảo toàn khối lượng : mA + mNaOH = mmuối + mH2O

=> nH2O = 0,03 mol = nA

Gọi công thức tổng quát là : (Gly)n(Ala)m

=> nNaOH = 0,03.(n + m ) = 0,1 mol

=> 3n + 3m = 10

%mO = 16.(n + m + 1)/(57n + 71m + 18) = 0,29379

2,54n + 16,54m = 36,46

=> n = 1,3338 ; m = 1,9995

=> Peptit trung bình có dạng (Gly)1,3338(Ala)1,9995

=> mA = 7,08g

=>A


Câu 38:

Cho m gam hỗn hợp gồm phenol (C6H5OH) và rezoxinol  (1,3-đihiđroxibenzen)  tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch brom 1,5M (lượng tối đa) thu được 67,48 gam kết tủa. Giá trị của m là ?

Xem đáp án

Đáp án : B

C6H5OH + 3Br2 -> HOC6H2Br3 + 3HBr

  x       ->    3x         ->   x

C6H4(OH)2 + 3Br2 -> (HO)2C6H1Br3  +3HBr

   y       - >      3y                 y

=> nBr2 = 3x + 3y = 0,6 mol

mkết tủa = 331x + 347y = 67,48g

=> x = 0,12 ; y = 0,08 mol

=> m = 20,08g


Câu 39:

Chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức đơn giản nhất của glucozơ và phân tử khối bằng 1/2 phân tử khối của glucozơ. Lấy 9 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch Y chỉ chứa 2 chất tan đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tổng khối lượng chất tan có trong Y là

Xem đáp án

Đáp án : C

X là C3H6O3 ( công thức đơn giản nhất là CH2O và M = ½ MC6H12O6)

X + NaOH -> 2 chất có khả năng tráng bạc

=> X là HCOOCH(OH)CH3 => nX =0,1 mol

Chất tan trong Y gồm : 0,1 mol HCOONa ; 0,1 mol CH3CHO

=> mchất tan trong Y = 11,2g


Câu 40:

Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam axit cacboxylic X cần vừa đủ V lít O2, thu được H2O và 26,88 lít CO2. Mặt khác, khi trung hòa hoàn toàn 9,125 gam X cần vừa đủ 100ml dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,75M. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là ?

Xem đáp án

Đáp án : D

,nCOOH = nOH = 0,125 mol trong 9,125g X

=> Trong 29,2g X có nCOO = 0,4 mol

,mX = mC + mH + mO => nH = 2 mol => nH2O = 1 mol

Bảo toàn O : 2nCOO + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

=> nO2 = 1,3 mol

=> VO2 = 29,12 lit


Câu 42:

Cho m gam hỗn hợp Mg và Al có tỉ lệ số mol Mg : Al = 1:3 tan vào dung dịch hỗn hợp HCl 7,3% và H2SO4 9,8% vừa đủ thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch chứa 67,71 gam chất tan. Giá trị của V gần nhất với ?

Xem đáp án

Đáp án : B

nMg : nAl = 1 : 3 = a : 3a

Ta có : mHCl : mH2SO4 = 7,3 : 9,8

=> nHCl : nH2SO4 = 2 : 1 = 2b : b

Bảo toàn điện tích : 2nMg + 3nAl = nCl + 2nSO4

=> 11a = 4b

mchất tan = mMg + mAl + mCl + mSO4 = 67,71g

=> 105a + 167b = 67,71

=> a = 0,12 ; b = 0,33 mol

=> nH2  =1/2 (nHCl  +2nH2SO4) = 0,66 mol

=> VH2 = 14,784 lit


Câu 43:

Trộn 100 ml dung dịch KH2PO4 1M với 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X chứa m gam chất tan. Giá trị của m là ? Giả sử rằng các muối không bị thủy phân.

Xem đáp án

Đáp án : C

nH2PO4 = 0,1 mol ; nNaOH = 0,15 mol

=> 0,05 mol PO43- và 0,05 mol HPO42- ; 0,15 mol Na+ 0,1 mol K+

=> m = 16,9g


Câu 44:

Cho m gam kim loại M vào 200 ml dung dịch HCl 0,1M tới phản ứng hoàn toàn thu được 0,56 lít khí ở đktc và dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m1 gam kết tủa. Giá trị của m1 là ?

Xem đáp án

Đáp án : D

nH2 = 0,025 mol > nHCl = 0,02 mol

=> Kim loại M có thể tan trong nước tạo bazo

=> nCl = 0,02 mol ; nOH = 0,03 mol

=> Kết tủa gồm : 0,02 mol AgCl ; 0,015 mol Ag2O

=> m1 = 6,35g


Câu 45:

Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HCl thu được dung dịch X chứa 2 chất tan với số mol bằng nhau. Cho AgNO3 vào X tới dư đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được 0,448 lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và a gam kết tủa. Giá trị của a gần nhất với ?

Xem đáp án

Đáp án : C

2 chất có số mol bằng nhau là FeCl2 và HCl

3Fe2+ + 4H+ + NO3- -> 3Fe3+ + NO + 2H2O

=> nH+ = 4nNO = 0,08 mol ( vì nFe2+ = nH+ => theo tỉ lệ mol phản ứng thì Fe2+ dư)

=> nFeCl2 = nHCl = 0,08 mol

Ag+ + Cl- -> AgCl

Fe2+ + Ag+ -> Fe3+ + Ag

=> Kết tủa gồm : 0,24 mol AgCl ; (0,08 – 0,06) mol Ag

=> a = 36,6g


Câu 46:

Hỗn hợp X gồm Al2O3 và Fe2O3. Dẫn khí CO qua 21,1 gam X và nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm 5 chất rắn và hỗn hợp khí Z. Dẫn Z qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 15 gam kết tủa. Y tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch H2SO4 0,35M thu được dung dịch T và có 1,12 lít khí thoát ra (đktc). %  theo khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp X  có giá trị gần nhất với ?

Xem đáp án

Đáp án : B

nCO2 = nO pứ  =nCaCO3 = 0,15 mol

nH2SO4 = 0,35 mol ; nH2  = 0,05 mol

Bảo toàn H : nH2SO4 = nH2 + nH2O => nH2O = 0,3 mol = nO (oxit)

=> nO bđ  =0,3 + 0,15 = 0,45 mol

=> 3nAl2O3 + 3nFe2O3 = 0,45 mol

Và 102nAl2O3 + 160nFe2O3 = 21,1g

=> nAl2O3 = 0,05 mol ; nFe2O3 = 0,1 mol

=> %mAl2O3 = 24,17%


Câu 47:

Cho 1,12 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm oxi và ozon có tỉ khối so với H2 bằng 19,2. Hỗn hợp X oxi hoá hoàn toàn một lượng a gam Ag kim loại, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 16,8. Giá trị của a là ?

Xem đáp án

Đáp án : A

nX = 0,05 mol ; MX = 38,4g => nO2 = 0,03 ; nO3 = 0,02 mol

2Ag + O3 -> Ag2O + O2

2x  <-  x       ->           x      (mol)

MY = 33,6g  = (1,92 – 16x)/0,05 => x = 0,015 mol

=> a = mAg = 3,24g


Câu 48:

Hỗn hợp A gồm 3 khí H2, H2S, SO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:3. Trộn A với oxi dư trong bình kín có xúc V2O5 rồi đốt cháy A. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, làm lạnh hỗn hợp chỉ thu được một chất Y duy nhất. Số nguyên tử có trong một phân tử chất Y là ? Biết các ký hiệu số trong Y đều là số nguyên

Xem đáp án

Đáp án : B

A(H2 ; H2S ; SO2) + O2 dư => H2SO4.nSO3

Giả sử số mol các chất trong A lần lượt là t ; 2t ; 3t

=> nH = 6t ; nS = 5t

=> Theo công thức Oleum có : nH : nS = 2 : (1 + n) = 6t : 5t

=> n = 2/3

Vì các ký hiệu số đều là số nguyên nên Oleum sẽ là 3H2SO4.2SO3

=> Số nguyên tử = 29


Câu 49:

Dưới tác dụng của nhiệt, PCl5 bị phân tách thành PCl3 và Cl2  theo phản ứng cân bằng PCl5(k) óPCl3(k) + Cl2(k). Ở 2730C và dưới áp suất 1atm, hỗn hợp lúc cân bằng có khối lượng riêng là 2,48 gam/lít. Lúc cân bằng nồng độ mol của PCl5 có giá trị gần nhất với ?

Xem đáp án

Đáp án : C

Xét 1 lit hỗn hợp khí => nhh = 0,0223 mol

PCl5 <-> PCl3 + Cl2

,x              y         y   (mol)

=> mhh = 208,5(x + y) = 2,48g => x + y = 0,0119 mol

nhh khí = x + 2y = 0,0223 mol

=> x =  1,5.10-3 ; y = 0,0104 mol


Bắt đầu thi ngay