Tổng hợp đề ôn luyện THPTQG Hóa học thi có lời giải (Đề số 5)
-
3198 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Cho thí nghiệm như hình vẽ để phân tích hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết thí nghiệm trên dùng để xác định nguyên tố nào:
Chọn C
CuSO4 khan dùng để nhận biết hơi nước ( chuyển từ màu trắng thành xanh lam)
Dd Ca(OH)2 nhận biết CO2 ( kết tủa trắng)
Câu 4:
Các nguyên tố sau X (Z = 11) ; Y(Z = 12) ; Z(Z = 19) được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần từ trái qua phải như sau :
Chọn A
X : 3s1 ; Y : 3s2 ; Z : 4s1 ( e lớp ngoài cùng )
=> X(IA) ; Y(IIA) cùng chu kỳ 3; Z(IA) chu kỳ 4
Cùng chu kỳ thì từ trái qua phải bán kính giảm dần
Cùng nhóm thì từ trên xuống dưới bán kính tăng dần
Câu 7:
Este X có công thức phân tử C2H4O2 . Đun nóng 9,0g X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là :
Chọn C
Este có công thức C2H4O2 chỉ có thể là HCOOCH3 có n = 0,15 mol
=> Phản ứng vừa đủ với NaOH tạo 0,15 mol HCOONa
=> m = 10,2g
Câu 8:
X là este 2 chức có tỷ khối với H2 bằng 83. X phản ứng tối đa với NaOH theo tỷ lệ mol 1 : 4 và nếu cho 1 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH trong NH3 cho tối đa 4 mol Ag. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là :
Chọn C
MX = 83.2 = 166g = 12x + y + 16z
Do este 2 chức nên z = 4 => 12x + y = 102
=> x = 8 ; y = 6
=>X là C8H6O4
1 mol X phản ứng được với AgNO3/NH3 tạo 4 mol Ag
=> Có thể X chứa 2 nhóm HCOO-.
Mà 1 mol X phản ứng đủ với 4 mol NaOH
=> Có thể X là este 2 chức của phenol
CT thỏa mãn : o,m,p-(HCOO)2C6H4
Câu 9:
Trên thế giới , rất nhiều người mắc các bệnh về phổi bởi chứng nghiện thuốc lá . Nguyên nhân chính là do trong trong khói thuốc lá có chứa chất :
Chọn A
Câu 10:
Tiến hành các thí nghiệm sau :
(1) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AgNO3
(2) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S
(3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4
(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl
(5) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3
Sau khi kết thúc thí nghiệm , số trường hợp tạo thành kết tủa là :
Chọn B
(2) S ; (4) AgCl
Câu 11:
Đổ dung dịch chứa 1,8 mol NaOH vào dung dịch chứa 1 mol H3PO4 thì muối thu được có số mol là :
Chọn A
Vì nNaOH : nH3PO4 = 1,8 : 1 = 1,8
=> Phản ứng tạo x mol muối NaH2PO4 và y mol Na2HPO4
=> nNaOH = x + 2y = 1,8 và nH3PO4 = x + y = 1
=> x = 0,2 mol ; y = 0,8 mol
Câu 12:
Thể tích rượu etylic 90o thu được từ 0,1 mol Glucozo là ( biết tỷ khối của rượu nguyên chất là 0,8g/ml )
Chọn B
Glucozo -> 2C2H5OH + 2CO2
=> nC2H5OH = 0,2 mol => m = 9,2g
=> Vrượu = (mancol/dancol). 100/90 = 12,78 ml
Câu 13:
Số đồng phân cấu tạo của amin bậc 1 có công thức C3H9Nlà :
Chọn B
CT : CH3CH2CH2NH2 ; (CH3)2CHNH2
Câu 14:
Cho 5,6 g Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1M thu được khí NO và m gam kết tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- và không có khí H2 thoát ra;
Chọn D
nFe = 0,1 ; nCu(NO3)2 = 0,1 ; nHCl = 0,2
Do nHCl < 8/3.nFe nên phản ứng chỉ tạo Fe2+
3Fe + 8H+ + 2NO3- -> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O
=> Sau phản ứng còn lại : 0,1 – 0,075 = 0,025 mol
Fe + Cu2+ -> Fe2+ + Cu
=> m = mCu = 64.0,025 = 1,6g
Câu 15:
Cho các chất : axit propionic(X) ; axit axetic (Y) ; ancol etylic (Z) ; dimetyl ete (T). Dãy sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là :
Chọn B
+) Xét về M : X có M lớn nhất => t0 sôi cao nhất
+) Với Y,Z,T có M tương đương. Xét khả năng tạo liên kết hidro liên phân tử :
Axit axetic > ancol etylic > dimetyl ete
Câu 16:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no đơn chức , bậc 1 là đồng đẳng liên tiếp của nhau thi được tỷ lệ mol CO2 và H2O tương ứng là 1 : 2. Công thức của amin :
Chọn C
nCO2 : nH2O = 1 : 2 => nC : nH = 1 : 4
Xét các cặp amin liên tiếp mà (H : C) 1 chất nhỏ hơn 4 ; 1 chất lớn hơn 4 thì thỏa mãn
Câu 17:
Khi đun nóng chất chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là :
Chọn D
Câu 18:
Cho 2 anken tác dụng với H2O xúc tác dung dịch H2SO4 thu được 2 ancol ( rượu). 2 anken đó là :
Chọn B
Có thể xảy ra 2 trường hợp :
+) TH1 : mỗi anken phản ứng tạo 1 ancol
+) TH2 : có thể anken tạo 2 ancol nhưng trùng với ancol được tạo ra do anken còn lại và tổng các loại ancol vẫn là 2
Xét 4 đáp án chỉ có eten (tạo C2H5OH) và But-2-en (Tạo CH3CH(OH)C2H5)
Thỏa mãn
Câu 20:
Khi nói về protein , phát biểu nào sau đây sai :
Chọn B
Có nhiều protein không tan trong nước như keratin (tóc) ....
Câu 21:
Cho cân bằng trong bình kín :
CO(k) + H2O(k) <-> CO2(k) + H2(k) DH < 0
Trong các yếu tố : (1) tăng nhiệt độ ; (2) thêm một lượng hơi nước ; (3) thêm một lượng H2 ; (4) tăng áp suất chung của hệ ; (5) thêm chất xúc tác.
Dãy gồm các yếu tố làm thay đổi cân bằng của hệ là :
Chọn D
Do số mol các chất khí 2 vế bằng nhau => sự thay đổi áp suất không ảnh hưởng đến cân băng.
Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng mà chỉ làm cho cân bằng nhanh chóng được thiết lập
Câu 22:
Cho thí nghiệm như hình vẽ , bên trong bình có chứa khí NH3 . Trong chậu chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphtalien.
Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên là :
Chọn B
Câu 23:
Cho các dung dịch có cùng nồng độ (1) Na2CO3 ; (2) H2SO4 ; (3) HCl ; (4) KNO3.
Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái qua phải là :
Chọn C
Các chất có cùng nồng độ nên phân tử nào phân ly được nhiều H+ hơn sẽ có tính axit mạnh hơn => pH nhỏ hơn => pHH2SO4 < pHHCl
KNO3 là muối trung hòa => pH > pHaxit
Na2CO3 là muối của axit yếu và bazo mạnh nên thủy phân tạo môi trường bazo
=> pH > pHtrung tính
Câu 24:
Đun nóng 0,045 mol hỗn hợp A chứa hai peptit X,Y ( số liên kết peptit hơn kém nhau 1 liên kết) cần vừa đủ 120 ml dung dịch KOH 1M thu được hỗn hợp Z chứa 3 muối của Gly , Ala , Val trong đó muối của Gly chiếm 33,832% về khối lượng. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 13,68g A cần dùng 14,364 lit O2 (dktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 31,68g. Phần trăm về khối lượng muối của Ala trong Z gần với giá trị nào nhất ?
Chọn A
nO2 = 0,64125 mol ; mCO2 + mH2O = 31,68g
Bảo toàn khối lượng : mA + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2
=> nN2 = 0,09 mol
Vì khi A + KOH tạo muối của Gly , Ala , Val đều là amino axit có 1 nhóm NH2 ; 1 nhóm COOH và no
Mặt khác : 0,045 mol A phản ứng đủ với 0,12 mol KOH
=> nN = nKOH = 0,12 mol
Xét 0,045 mol A : mA = 13,68.2/3 = 9,12g
Bảo toàn khối lượng : mA + mKOH = mmuối + mH2O
( nH2O = nA = 0,045 mol = nCOOH(A) ) => mmuối = 15,03g
=> mmuối Gly = 5,085g => nmuối Gly = 0,045 mol
=> mmuối Ala + mmuối Val = 127nAla + 155nVal = 9,945g
Lại có : nVal + nAla = nNaOH – nGly = 0,075 mol
=> nVal = 0,015 ; nAla = 0,06 mol
=> %mmuối Ala = 50,70 %
Câu 25:
Cho các phát biểu sau :
(a) Để xử lý thủy ngân rơi vãi , ta có thể dùng bột lưu huỳnh
(b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon
(c) Trong khí quyển , nồng độ CO2,CH4 vượtquá tiêu chuẩn cho phép gây hiệu ứng nhà kính
(d) Trong khí quyển , nòng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit
Trong các phát biểu trên , số phát biểu đúng là :
Chọn D
Cả 4 phát biểu đều đúng
Câu 27:
Đốt cháy hoàn toàn andehit X thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước ( cùng điều kiện nhiệt dộ và áp suất ). Khi cho 0,01 mol X tác dụng ới lượng dư AgNO3/NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là :
Chọn D
nCO2 = nH2O => 2nC(X) = nH(X)
Mà nX : nAg = 1 : 4
=> X là CH2O hay HCHO
Câu 28:
Cho biết các phản ứng xảy ra như sau :
2FeBr2 + Br2 -> 2FeBr3
2NaBr + Cl2 -> 2NaCl + Br2
Phát biểu đúng là :
Chọn D
Xét ttongr quát : Khử mạnh + OXH mạnh -> Khử yếu + OXH yếu
(1) => Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn Fe3+
(2) => Cl2 oxi hóa mạnh hơn Br2
=> Cl2 oxi hóa mạnh hơn Fe3+
Câu 29:
Cho 3,75g amino axit X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 4,85g muối. Công thức của X là :
Chọn C
Dựa vào 4 đáp án thấy chỉ có amino axit có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2
Có dạng H2NRCOOH + NaOH -> H2NRCOONa + H2O
Bảo toàn khối lượng : mX + mNaOH = mmuối + mH2O
Có nX = nNaOH = nH2O
=> nX.(40 – 18) = mmuối – mX => nX = 0,05 mol
=>MX = 75g => H2NCH2COOH
Câu 30:
Cho 1 hợp chất hữu cơ X có công thức C2H10N2O3 . Cho 11 g chất X tác dụng với 1 dung dịch có chứa 12g NaOH đun nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí đều có khả năng làm đổi màu quì tím ẩm và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
Chọn C
nX = 0,1 mol ; nNaOH = 0,3 mol
Vì X + NaOH tạo 2 khí làm xanh quì tím ẩm
=> CT của X là : NH4OCOONH3CH3
NH4OCOONH3CH3 + 2NaOH -> NH3 + CH3NH2 + Na2CO3 + 2H2O
=> chất rắn gồm 0,1 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaOH=> m = 14,6g
Câu 31:
Đốt cháy m gam hỗn hợp Mg , Fe trong oxi một thời gian thu được (m + 4,16)g hỗn hợp X chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y chứa (3m + 1,82)g muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thấy tạo (9m + 4,06)g kết tủa. Mặt khác hòa tan hết 3,75m g hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Z chứa m’ gam muối. Giá trị của m là :
Chọn A
Bảo toàn khối lượng : mKL + mO = moxit => nO = 0,26 mol
Khi oxit phản ứng với HCl thì cũng tương tự như 1 mol O bị thay thế bởi 2 mol Cl-
=> nCl = 2nO = 0,52 mol
=> mKL + mCl = mmuối => m + 0,52.35,5 = 3m + 1,82
=> m = 8,32g
, mkết tủa = 9m + 4,06 = 78,94g
,nAgCl = nCl = 0,52 mol => Giả sử có Ag => nAg = 0,04 mol
Fe2+ + Ag+ -> Fe3+ + Ag
=> nFe2+ = nAg = 0,04 mol => nFeO(X) = 0,04
Vậy trong 3,75m (g) hỗn hợp X ( 31,2g) sẽ có nFeO = 0,04.31,2/(8,32 + 4,16) = 0,1
Khi phản ứng với HNO3 thì FeO -> Fe(NO3)3 ( Fe2+ -1e -> Fe3+)
Xét 3,75m gam X : Ta thấy nCl(muối) = ne trao đổi (1) = 1,3 mol
Khi phản ứng với HNO3 thì ne trao đổi (2) = ne trao đổi (1) + nFeO = nNO3 muối = 1,4 mol
=> m’ = mKL + mNO3 = 8,32.2,5 + 1,4.62 = 107,6g
( Nếu xét trường hợp không tạo NH4NO3)
Câu 32:
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X bằng NaOH thu được một muối của axit cacboxylic Y và 7,6g ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc , Z hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của Y là :
Chọn B
Muối Y có thể tráng gương => HCOONa
Z hòa tan được Cu(OH)2 điều kiện thường => có nhiều nhóm OH kề nhau
=> X là este của ancol đa chức và HCOOH
=> nancol = nX = 0,1 mol => Mancol = 76g ( C3H6(OH)2 )
=> X là HCOOCH2CH(CH3)OOCH
Câu 33:
Hòa tan hoàn toàn m gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M , thấy thoát ra 6,72 lit khí (dktc) . Hỏi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn ?
Chọn B
nH2SO4 = 0,05 mol ; nHCl = 0,1 mol ;
Lại có nH2 = 0,3 mol => 2nH2 > (2nH2SO4 + nHCl)
=> Na còn tác dụng với H2O
=> nNaOH = 2( nH2 – ½ nH+) = 0,4mol
=> Muối gồm : 0,05 mol Na2SO4 ; 0,1 mol NaCl ; 0,4 mol NaOH
=> mrắn khan = 28,95g
Câu 34:
Hấp thụ hoàn toàn V lit CO2 (dktc) vào bình đựng 200 ml dung dịch NaOH 1M và Na2CO3 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,9g chất rắn khan. Giá trị của V là :
Chọn B
nNaOH = 0,2 mol ; nNa2CO3 = 0,1 mol
Giả sử phản ứng chỉ tạo Na2CO3
=> mrắn = mNa2CO3 = 106.(1/2 .0,2 + 0,1) = 21,2g > mrắn theo đề bài
=> Có x mol NaOH phản ứng
=> Chất rắn gồm (0,2 – x) mol NaOH và (0,1 + 0,5x) mol Na2CO3
=> mrắn = 40.(0,2 – x) + 106.(0,1 + 0,5x) = 19,9g
=> x = 0,1 mol
=> nCO2 = ½ nNaOH pứ = 0,05 mol => V = 1,12 lit
Câu 35:
Hỗn hợp gồm 1 axit đơn chức , ancol đơn chức , este đơn chức ( các chất trong A đều có nhiều hơn 1C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn m gam A rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 135g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 58,5g. Biết số mol ancol trong m gam A là 0,15 mol. Cho Na dư vào m gam A thấy có 2,8 lit khí (dktc) thoát ra. Mặt khác m gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 12 g NaOH . Cho m gam A tác dụng với dung dịch nước brom dư. Hỏi số mol Brom tham gia phản ứng là :
Chọn A
nCaCO3 = nCO2 = 1,35 mol
,mdd giảm = mCaCO3 – (mCO2 + mH2O)
=> nH2O = 0,95 mol
A + Na dư => 2nH2 = nancol + naxit => naxit =0,1 mol
A + NaOH dư :
+) Nếu Este của phenol => 2neste + naxit = nNaOH
=> neste = 0,1 mol và Este có dạng : RCOOC6H4R’ => số Ceste ≥ 7
Vì số mol CO2 lẻ . Số C trong mỗi chất > 1 => số C trong ancol phải là số lẻ và > 1
=> Số Cancol ≥ 3
=> nC(ancol) + nC(este) ≥ 1,15 mol
=> số C trong axit = 2 và số C trong ancol = 3 ; este là HCOOC6H5
Bảo toàn H : nH(ancol) + nH(axit) = 2nH2O – nH(este) = 1,3 mol
=> Hancol + Haxit = 13
Mà Số C trong ancol = 3 => số H ≤ 8
Số C trong axit = 2 => số H ≤ 4
=> Loại
+) Nếu este không phải của phenol => naxit + neste = nNaOH => neste = 0,2 mol
Xét cả 3 chất trong hỗn hợp A ta có thể gộp 3 chất lại thành : C1,35H1,9O0,55
=> C27H38O11 => số pi = 9 => Số pi phản ứng với Brom = 9 – 2 = 7
=> nBr2 = npi (ancol) + npi (axit) + npi (este) = 0,15.a + 0,1.b + 0,1.c
Có a + b + c = 7 => 0,7 < nBr2 < 1,05
Chỉ có giá trị 0,75 mol thỏa mãn
Câu 36:
Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)2 ởnhiệt độ cao trong không khí thu được chất rắn là :
Chọn D
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O -> 4Fe(OH)3
2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O
Câu 37:
Cho phương trình hóa học :
aFe + bH2SO4 ->cFe2(SO4)3 + dSO2 + eH2O. Tỷ lệ a : b là :
Chọn A
2Fe + 6H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Câu 38:
Để trung hòa hoàn toàn dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 thì cần bao nhiêu lit dung dịch chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,05 M ?
Chọn đáp án D
Gọi thể thích cần tìm là V (lít)
Phản ứng trung hòa hoàn toàn
→
→
→ 0,1V + 2.0,05V = 0,1 + 2.0,15
→ V = 2 lít
Câu 39:
Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 có hiện tượng :
Chọn B
Khi cho từ từ NaOH vào AlCl3 lúc đầu AlCl3 rất dư nên tạo kết tủa trắng keo. Sau đó NaOH dư thì hòa tan kết tủa đó
Câu 40:
Trong bẳng tuần hoàn nguyên tố hóa học , nguyên tố X có Z= 26. Vậy X thuộc nhóm nào ?
Chọn A
Cấu hình e : 1s22s22p63s23p63d64s2
Do e cuối điền vào phân lớp d => nhóm B
Tổng ed + e4s = 8 => nhóm VIIIB
Câu 41:
Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc :
Chọn C
Tham gia phản ứng tráng bạc phải có nhóm CHO
Câu 42:
2 kim loại thường được điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy là :
Chọn A
Câu 43:
Dung dịch chứa a mol Ba(OH)2. Thêm m gam NaOH vào A sau đó sục CO2 dư vào ta thấy lượng kết tủa biến đổi theo đồ thị (hình bên). Giá trị của (a+m) là :
Chọn C
Dựa vào đồ thị :
(1) Đoạn đi lên : Ba(OH)2 + CO2 -> BaCO3 + H2O
(2) Đoạn ngang : 2NaOH + CO2 -> Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + CO2 + H2O -> 2NaHCO3
(3) Đoạn đi xuống : BaCO3 + CO2 + H2O -> Ba(HCO3)2
Xét (2) => nCO2 = nNaOH = 0,5 mol => m = 20g
,Tổng số mol CO2 phản ứng là 1,3 mol = nNaOH + 2nBa(OH)2
=> nBa(OH)2 = 0,4 mol = a
=> a + m = 20,4
Câu 45:
Thể tích dung dịch HNO3 1M loãng cần ít nhất để hòa tan hoàn toàn 18g hỗn hợp gồm Fe , Cu có tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 1 ( biết rằng phản ứng tạo sản phẩm khử duy nhất là NO) là :
Chọn C
Ta có : nFe = nCu = 0,15 mol
Để lượng HNO3 phản ứng ít nhất thì Fe -> Fe2+ ; Cu -> Cu2+
=> Bảo toàn e : 2nFe + 2nCu = 3nNO => nNO = 0,2 mol
=> nHNO3 = 4nNO = 0,8 mol => V(HNO3) = 0,8 lit
Câu 47:
Chất X tác dụng với dung dịch HCl . Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là :
Chọn B
Câu 48:
Hỗn hợp X gồm etilen và propilen với tỷ lệ thể tích tương ứng 3 : 2. Hidrat hóa hoàn toàn 1 thể tích X thu được hỗn hợp ancol Y trong đó tỷ lệ về khối lượng các ancol bậc 1 so với bậc 2 là 28 : 15. Thánh phần phân trăm về khối lượng của các ancol iso-propylic trong Y là :
Chọn C
Giả sử X có 3 mol C2H4 và 2 mol C3H6
Khi phản ứng với H2O tạo thành 3 mol C2H5OH; x mol n-C3H7OH và (2 – x ) mol i-C3H7OH
=> x = 0,5
=> Trong Y có 1,5 mol i-C3H7OH
=> %mi-C3H7OH = 35,88%
Câu 50:
Hỗn hợp X gồm Na,Ba,Na2O,BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9g X vào nước thu được 1,12 lit khí H2(dktc) và dung dịch Y , trong đó có 20,52g Ba(OH)2 . Cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
Chọn B
ta có : ne KL = 2nH2 = 2.0,05 = 0,1 mol
Nếu đốt cháy hết X bằng oxi thu được hỗn hợp oxit Z thì nO2 pứ = ¼ ne KL = 0,025 mol
=> mZ = mO2 + mX = 22,7g = mBaO + mNa2O
Lại có nBa(OH)2 = nBaO = 0,12 mol => nNa2O = 0,07 mol
=> Y có : 0,12 mol Ba(OH)2 ; 0,14 mol NaOH => nOH = 0,38 mol
,nAl2(SO4)3 = 0,05 mol => nAl3+ = 0,1 mol
=> nAl(OH)3 = 4nAl3+ - nOH = 0,02 mol
=> Kết tủa gồm 0,02 mol Al(OH)3 ; 0,12 mol BaSO4
=> m = 29,52g