IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn luyện THPTQG Hóa học có lời giải (Đề số 19)

  • 2247 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Có bốn dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn: AlCl3, NH4NO3, K2CO3, NH4HCO3. Có thể dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt bốn dung dịch trên. Dung dịch thuốc thử đó là:

Xem đáp án

Chọn D

Với thuốc thử BaCl2 :

+) AlCl3 : kết tủa tan

+) NH4NO3 : khí mùi khai

+) K2CO3 : kết tủa

+) NH4HCO3 : kết tủa và khí mùi khai


Câu 3:

Cho Y là một amino axit. Khi cho 0,02 mol Y tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,25M và thu được 3,67 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol Y tác dụng với dung dịch KOH thì cần dùng 100ml dung dịch KOH 0,2M. Công thức của Y là:

Xem đáp án

Chọn B

nHCl = 0,02 mol  = nY(1) => có 1 nhóm NH2

nNaOH = 0,02mol = 2nY(2) => có 2 nhóm COOH

Muối clorua có dạng : ClH3NR(COOH)2 có số mol là 0,02 mol

=> Mmuối = R + 142,5 = 183,5 => R = 41(C3H5)


Câu 4:

Trộn hai dung dịch H2SO4 0,1M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Lấy 450ml dung dịch X cho tác dụng với V (lít) dung dịch Y (gồm NaOH 0,15M và KOH 0,05M), thu được dung dịch Z có pH = 1. Giá trị của V là:

Xem đáp án

Chọn A

450 ml X do trộn 225 ml HCl và 225 ml H2SO4 => nH+ = 0,1125 mol

nOH = 0,2V (mol)

Do Z có pH = 1 (axit) => axit dư => nH+ dư = 10-pH.(0,45 + V) = 0,1125 – 0,2V

=> V = 0,225 lit


Câu 6:

Có 4 chất bột màu trắng: bột vôi sống, bột gạo, bột thạch cao và bột đá vôi. Chỉ dùng một chất nào trong các chất cho dưới đây là có thể nhận biết ngay được bột gạo?

Xem đáp án

Chọn D

Bột gạo có tinh bột có thể chuyển xanh tím khi tiếp xúc với I2 đặc trưng


Câu 7:

Dãy axit nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit?

Xem đáp án

Chọn D

Do độ phân cực giảm dần từ HI -> HF nên tính axit giảm dần


Câu 8:

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào

dung dịch AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu

diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol).

Tỷ lệ x : y là :

Xem đáp án

Chọn A

Tại nkết tủa = a mol => AlCl3 phản ứng vừa đủ với bazo => x = 3a => a = nAlCl3

Tại nkết tủa = 0,5a mol => kết tủa tan 1 phần : nAl(OH)3 = 4nAl3+ - nOH =>0,5a =4.a –y

=> y = 3,5a => x : y = 6 : 7


Câu 9:

Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu nên:


Câu 10:

Tripeptit mạch hở X và tetrapetit mạch hở Y đều được tạo ra từ một amino axit no, mạch hở, có một nhóm – COOH và một nhóm – NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O là 36,3 gam. Nếu đốt cháy 0,2 mol Y thì cần số mol O2 là:

Xem đáp án

Chọn A

Công thức amino axit : CnH2n+1O2N => X : C3nH6n-1O4N3 ; Y : C4nH8n-2O5N4

Khi đốt X : C3nH6n-1O4N3 -> 3nCO2 + (3n – 0,5)H2O

=> mCO2 + mH2O= 0,1.3n.44 + 0,1.(3n – 0,5).18 = 36,3 => n = 2

=>Y : C8H14O5N4 + 9O2 => nO2 = 1,8 mol


Câu 12:

Số mol electron cần dùng để khử 0,75 mol Al2O3 thành Al là:

Xem đáp án

Chọn A

Al2O3 -> 2Al + 3O2- - 6e

=> ne = 6.0,75 = 4,5 mol


Câu 13:

Cho các chất sau: (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C6H5)2NH; (4) (C2H5)2NH; (5) NaOH; (6) NH3. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần lực bazơ là:

Xem đáp án

Chọn C

Nhóm C6H5 hút e làm giảm lực bazo. Ngược lại nhóm hidrocacbon no đẩy e làm tăng lực bazo


Câu 14:

Chia hỗn hợp hai axit no đơn chức làm ba phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 21,6 gam Ag. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 22,3 gam muối. Phần 3 trung hòa bằng NaOH, cô cạn rồi cho sản phẩm tác dụng NaOH/CaO dư nung nóng thu được 6,72 lít hỗn hợp hai khí (đktc). Công thức cấu tạo của hai axit là:

Xem đáp án

Chọn B

P3 : nkhí = naxit = 0,3 mol

P1 : nAg = 0,2 mol < naxit => chỉ có 1 axit phản ứng tráng bạc => HCOOH : 0,1 mol

=> RCOOH : 0,2 mol

P2 : muối Ca : (HCOO)2Ca : 0,1 mol ; (RCOO)2Ca : 0,2 mol

=> mmuối = 22,3 = 0,05.130 + 0,1.(2R + 128) => R = 15 (CH3)


Câu 15:

Este X (có phân tử khối bằng 103 đvC) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là:

Xem đáp án

Chọn D

dancol/O2 > 1 => Mancol > 32 (CH3OH)

X có dạng H2N-RCOOR’ => R + R’ = 43 (R’ > 15)

=> R’ = 29(C2H5) và R = 14(CH2)

=>X  : H2N-CH2-COOC2H5 có n = 0,25 mol

=> phản ứng với 0,3 mol NaOH tạo : 0,25 mol H2NCH2COONa ; 0,05 molNaOH

=> mrắn = 26,25g


Câu 18:

Cho 19,05 gam hỗn hợp KF và KCl tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc thu được 6,72 lít khí (đktc). Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn C

nkhí = nHF + nHCl = 0,3 mol

mmuối = 58nKF + 74,5nKCl = 19,05g

=> nKF = 0,2 ; nKCl = 0,1 mol

=>%mKF = 60,89%


Câu 19:

Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Cu kim loại. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:

Xem đáp án

Chọn B

Chỉ có nhúng Cu vào AgNO3 mới có hiệ tượng ăn mòn điện hóa vì khi đó với tạo điện cực thứ 2 ( kim loại Ag thoát ra)


Câu 22:

Thủy phân từng phần một pentapeptit thu được các đipeptit và tripeptit sau: Ala – Gly, Phe – Leu, Gly – Phe, Leu – Val, Gly – Phe – Leu. Cấu trúc bậc I của pentapeptit đó là:


Câu 23:

Cho 9,6 gam hỗn hợp kim loại Mg và Fe vào dung dịch H2SO4 dư thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác khi cho 9,6 gam hỗn hợp trên vào 500 ml dung dịch AgNO3 1,5M đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Chọn D

24nMg + 56nFe = 9,6g ; nMg + nFe = nH2 = 0,3 mol

=> nMg = 0,225 mol ; nFe = 0,075 mol

Mg + 2Ag+ -> Mg2+ + 2Ag

Fe + 2Ag+ -> Fe2+ + 2Ag

Fe2+ + Ag+ -> Fe3+ + Ag

=> mAg = 108.(2nMg + 3nFe) = 72,9g


Câu 29:

Có một hỗn hợp khí X gồm etilen và axetilen. Nếu cho V lít khí X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì tạo ra 9,6 gam kết tủa. Mặt khác nếu cho V lít khí X như trên phản ứng hết với dung dịch brom thì khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 2,72 gam. Đốt cháy hết V lít hỗn hợp khí X và dẫn sản phẩm cháy vào cốc chứa 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thì muối tạo thành trong dung dịch và số mol thu được là:

Xem đáp án

Chọn D

C2H2 + AgNO3 -> Ag2C2

=> nkết tủa = nC2H2  =0,04 mol

,mbình tăng = mC2H2 + mC2H4 = 2,72g => nC2H4 = 0,06 mol

Đốt cháy : nCO2 = 2nC2H2 + 2nC2H4 = 0,2 mol

nOH = 0,15 mol < nCO2

=> phản ứng chỉ tạo HCO3 với số mol là 0,15 mol


Câu 32:

Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và HNO3. Thể tích (lít) dung dịch HNO3 99,67% có khối lượng riêng 1,52 g/ml cần để sản xuất 74,25kg xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 90% là:

Xem đáp án

Chọn D

3nHNO3 -> [C6H7O2(NO3)3]n

3n.63                297n (g)

mHNO3.90%      74,25kg

=> mHNO3 = 52,5kg = 52500g

=> Vdd HNO3 = 34654 ml = 34,65 lit


Câu 33:

Dung dịch Y gồm: a mol Al3+, b mol Cl-, 0,15 mol H+ và 0,03 mol SO42-. Cho 180ml dung dịch Z gồm NaOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 5,598 gam kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn A

Bảo toàn điện tích : 3a + 0,15 = b + 0,03.2 => 3a + 0,09= b mol

Z : nOH = 0,252 mol ; nBa2+ = 0,018 mol < nSO4

=> kết tủa gồm Al(OH)3 và BaSO4 => nAl(OH)3 = 0,018 mol

Giả sử có hiện tượng hòa tan kết tủa => nAl(OH)3 = 4nAl3+ - (nOH- - nH+)

=> nAl3+ = a = 0,03 mol => b = 0,18 mol


Câu 34:

Cho hình vẽ:

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn A

Vì khí sinh ra là Cl2 nên không dùng CaO vì sẽ phản ứng với Cl2


Câu 35:

Cho ba hidrocacbon X, Y, Z. Nếu đốt cháy 0,23 mol mỗi chất thì thểt ích khí CO2 thu được không quá 17 lít (đo ở đktc). Thức hiện các thí nghiệm thấy có hiện tượng như bảng sau:

Phản ứng với/ Chất

X

Y

Z

Dung dịch AgNO3/NH3

Kết tủa vàng

Không có kết tủa

Không có kết tủa

Dung dịch brom

Mất màu

Mất màu

Không mất màu

Xem đáp án

Chọn D

nCO2 ≤ 0,759 mol => Số C trong phân tử mỗi chất ≤ 3,03

Số C trong mỗi chất không vượt quá 3C

Mà X phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng => có liên kết 3 đầu mạch


Câu 36:

Cho 12,55 gam muối CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Chọn B

nmuối aa = 0,1 mol ; nBa(OH)2 = 0,15 mol

Sau phản ứng có : 0,05 mol [CH3CH(NH2)COO]2Ba ; 0,05 mol BaCl2 ; 0,05 mol Ba(OH)2

=> mrắn  = 34,6g


Câu 41:

Este X có CTPT C5H8O2 khi tác dụng với NaOH tạo ra 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số chất X thỏa mãn điều kiện trên là:

Xem đáp án

Chọn B

X + NaOH tạo 2 sản phẩm tráng gương => HCOONa và andehit

=> X phải có dạng : HCOOCH=CHCH2CH3 ; HCOOCH=C(CH3)2


Câu 42:

Để bảo quản các kim loại kiềm cần:


Câu 43:

Điện phân 500ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl3 0,4M và CuCl2 0,5M với điện cực trơ. Khi ở anot thoát ra 8,96 lít khí (đktc) thì khối lượng kim loại thu được ở catot là:

Xem đáp án

Chọn C

Catot :

Fe3+ + 1e -> Fe2+

Cu2+ + 2e -> Cu

Fe2+ + 2e -> Fe

Anot : 2Cl- -> Cl2 + 2e

2H2O -> 4H+ + O2 + 4e

,nFe3+ = 0,2 mol ; nCu2+ = 0,25 mol ; nCl = 1,1 mol

nkhí = 0,4 mol < ½ nCl ( Cl- dư) => ne = 0,4.2 = 0,8 mol

=> sau phản ứng có : 0,25 mol Cu và 0,05 mol Fe

=> mKL = 18,8g


Câu 45:

Chất Y trong phân tử có vòng benzene, có phân tử khối nhỏ hơn 110 đvC. Đốt cháy hoàn toàn 5,2 gam Y rồi dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong (dư). Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình tăng 21,2 gam và có 40 gam kết tủa. Trùng hợp Y thu được polime với hiệu suất chung 80%. Tên của Y và khối lượng Y cần dùng để sản xuất 10,6 tấn polistiren lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn A

nCaCO3 = nCO2 = 0,4 mol ; mtăng = mCO2 + mH2O => nH2O = 0,2 mol

=> nC : nH = 1 : 1 => Y : (CH)n

Vì Y chứa vòng benzen , mặt khác Y có thể trùng hợp => số C ≥ 8

MY < 110 => n < 8,46 => n = 8

=>Y : C8H8 : C6H5CH=CH2 ( Vinylbenzen)

nC6H5CH=CH2 -> (C8H8)n

=> mpolime = mY = 10,6 tấn ( theo lý thuyết )

=> Thực tế cần : 10,6.100/80 = 13,25 tấn


Câu 46:

Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y  gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là:

Xem đáp án

Chọn C

nMg = 0,08 mol ; nFe = 0,08 mol

Khi phản ứng với X thì có x mol Cl2 và y mol O2 phản ứng

Giả sử tạo a mol Fe2+ và (0,08 – a) mol Fe3+

Bảo toàn điện tích : 2.0,08 + 2a + 3(0,08 – a) = 2x + 4y

Hòa tan Y bằng HCl : 2Cl thay thế 1 O => nO = ½ nHCl = 0,12 mol = 2y

=> 0,4 – a = 2x + 4.0,06 (1)

,Sau đó : phản ứng với AgNO3 tạo : (2x + 0,24) mol AgCl và a mol Ag

=> 56,69 = 143,5(2x + 0,24) + 108a (2)

Từ (1),(2) => x = 0,07 ; a = 0,02 mol

=> %VCl2(X) = 53,85%


Câu 47:

Trong phản ứng: Cl2  +  2NaOH ->  NaCl  +  NaClO  +  H2O, Các phân tử clo:


Câu 48:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol triglixerit X ta thu được 250,8 gam CO2 và 90 gam H2O. Mặt khác 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là:

Xem đáp án

Chọn A

nCO2 = 5,7 mol ; nH2O = 0,5 mol => nCO2 – nH2O = (số pi - 1).nX

=> số pi = 8 => trong đó số pi trong gốc hidrocacbon = 8 – 3 = 5

=> nBr2 = 5nX = 0,5 mol => V = 0,5 lit


Câu 49:

Trong công nghiệp, để điều chế khí than ướt, người ta thổi hơi nước qua than đá nóng đỏ. Phản ứng hóa học xảy ra như sau:

C (r)  +  H2O  (k)    CO (k)   +  H2 (k)  H > 0

Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn C

Phản ứng thuận có hiệu ứng nhiệt > 0 => thu nhiệt

=> khi tăng nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận


Bắt đầu thi ngay