Tổng hợp đề ôn luyện THPTQG Hóa học thi có lời giải (Đề số 10)
-
3207 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hòa tan hoàn toàn 52,2 gam MnO2 trong dung dịch HCl đặc, nóng, dư thì sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí Cl2 ở đkc?
Đáp án : B
MnO2 + 4HCl -> MnCl2 + Cl2 + 2H2O
=> nCl2 = nMnO2 = 0,6 mol
=>V = 13,44 lit
Câu 3:
Cho 0,02 mol amino axit X (trong phân tử có một nhóm -NH2) phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 3,82 gam muối. Công thức của X là
Đáp án : D
nNaOH = 0,04 mol = 2nX => X có 2 nhóm COOH
=> X : H2N – R(COOH)2 => muối : H2N – R(COONa)2
=> Mmuối = R + 150 = 191 => R = 41 ( C3H5)
Câu 4:
Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V ml khí N2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
Đáp án : D
Bảo toàn e : 2nMg = 10nN2 => nN2 = 0,03 mol
=>V = 0,672 lit = 672 ml
Câu 5:
Thêm 250 ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch H3PO4 1,5M. Muối tạo thành và khối lượng tương ứng là:
Đáp án : D
nNaOH = 0,5 mol ; nH3PO4 = 0,3 mol
=> nH3PO4 < nNaOH < 2nH3PO4
Xảy ra các phản ứng :
NaOH + H3PO4 -> NaH2PO4 + H2O
x <- x -> x
2NaOH + H3PO4 -> Na2HPO4 + 2H2O
2y <- y -> y
=> x + 2y = 0,5 ; x + y = 0,3
=> x = 0,1 ; y = 0,2 mol
=> 12,0 gam NaH2PO4; 28,4 gam Na2HPO4.
Câu 6:
Dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M; dung dịch Y gồm HCl 0,125M và H2SO4 0,375M. Trộn 10 ml X với 40 ml Y, được dung dịch Z. Giá trị pH của Z là
Đáp án : A
nOH = 0,01.(2 + 1) = 0,03 mol
nH+ = 0,04.( 0,125 + 0,375.2) = 0,035 mol
VddZ = VX + VY = 50 ml = 0,05 lit
=> nH+ dư = 0,005 mol => [H+] = 0,1M
=> pH = 1
Câu 7:
Dung dịch X gồm 0,3 mol K+; 0,6 mol Mg2+; 0,3 mol Na+; 0,6 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là
Đáp án : C
Y không thể là CO32- vì sẽ kết tủa Mg2+ => Y2- là SO42-
Bảo toàn điện tích : nK + 2nMg + nNa = nCl + 2nSO4
=> nSO4 = 0,6 mol
=> m = 111,9g
Câu 8:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3p1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
Đáp án : A
Cấu hình e của X là : 1s22s22p63s23p1 => Tổng e = tổng p = 13
=> Số hiệu của X là 13
Câu 9:
Hòa tan hoàn toàn 12,05 gam hỗn hợp X gồm CuO, ZnO, Fe2O3 bằng 171,5 gam dung dịch H2SO4 20% thì phản ứng vừa đủ. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
Đáp án : C
nH2SO4 = 0,35 mol
Vì phản ứng vừa đủ => nH2SO4 = nH2O = 0,35 mol
Bảo toàn khối lượng : mX + mH2SO4 = mMuối + mH2O
=> mmuối = 40,05g
Câu 11:
Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Đáp án : D
HCOOC2H5 + NaOH -> HCOONa + C2H5OH
=> nmuối = neste = 0,05 mol
=> mmuối = 3,4g
Câu 12:
Có bao nhiêu este có cùng công thức phân tử C4H8O2:
Đáp án : A
Có 4 chất thỏa mãn : HCOOCH2CH2CH3 ; HCOOCH(CH3)2 ; CH3COOC2H5 ; C2H5COOCH3
Câu 13:
Kim loại M phản ứng được với các dung dịch HCl, Cu(NO3)2, HNO3 (đặc, nguội). M là kim loại nào dướiđây?
Đáp án : A
Câu 14:
Thủy phân hoàn toàn 16,12 gam tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5) cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là
Đáp án : D
Ta có : nNaOH = 3ntripanmitin = 0,02.3 = 0,06 mol
=> V = 0,12 lit = 120 ml
Câu 15:
Nung 17,22 gam natri axetat với NaOH (dư) với CaO làm xúc tác đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí Y (đktc). Giá trị của V là
Đáp án : C
CH3COONa + NaOH -> CH4 + Na2CO3
=> nCH4 = nCH3COONa = 0,21 mol
=> V = 4,704 lit
Câu 16:
Amin X đơn chức. X tác dụng với HCl thu được muối Y có công thức là RNH3Cl. Trong Y, clo chiếm 32,42% về khối lượng. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
Đáp án : C
%mCl =
=> R = 57 (C4H9) => amin là C4H9NH2
Có 4 công thức cấu tạo : C- C – C – C – NH2 ; (CH3)2C – C – NH2 ; C – C – C(CH3) – NH2;
(CH3)3C – NH2
Câu 18:
Cho phương trình hóa học: aFe3O4 + bHNO3 -> cFe(NO3)3 + dNO + eH2O
Tỉ lệ a:e nguyên, tối giản là:
Đáp án : B
3Fe3O4 + 28HNO3 -> 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
Câu 19:
Dẫn V lít khí CO (đktc) qua ống sứ nung nóng đựng lượng dư CuO. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 3,2 gam. Giá trị của V là
Đáp án : C
mrắn giảm = mO pứ = 3,2g => nO pứ = nCO = 0,2 mol
=> V = 4,48 lit
Câu 21:
Cho các phát biểu sau:
(1). Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
(2). Phân amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3
(3). Fomalin được dùng để ngâm xác động vật.
(4). Axit flohiđric được dùng để khắc chữ lên thủy tinh.
(5). Naphtalen được dùng làm chất chống gián.
(6). Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh.
(7). Khí CO2 được dùng để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.
(8). Trong y khoa, ozon được dùng chữa sâu răng.
Số phát biểu đúng là
Đáp án : B
Có 2 phát biểu sai :
(2) Phân amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4
(7) CO2 phản ứng được với Mg và Al nên không dùng để dập tắt đám cháy 2 kim loại đó
Câu 22:
Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 500 ml KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,12M kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án : B
nCO2 = 0,15 mol ; nOH = 0,17 mol
=> nCO3 = nOH - nCO2 = 0,02 mol < nBa = 0,06 mol
=> nBaCO3 = 0,02 mol => m = 3,94g
Câu 23:
Cho các polime sau: nilon-6,6; teflon; thủy tinh hữu cơ; poli (vinyl clorua); tơ lapsan; cao su Buna-S; nilon-6; tơ nitron; tơ capron; nilon-7. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
Đáp án : A
4 polime : nilon – 6,6 ; tơ lapsan ; nilon – 6 ; nilon – 7
Câu 24:
Dung dịch X chứa đồng thời 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4 loãng. Khối lượng Fe tối đa có khả năng tác dụng với dung dịch X là (biết sản phẩm khử của NO3- là khí NO duy nhất)
Đáp án : A
Fe phản ứng tối đa khi Fe chỉ bị oxi hóa lên Fe2+
(1) 3Fe + 8H+ + 2NO3- -> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O
(2) Fe + 2H+ -> Fe2+ + H2
(3) Fe + Cu2+ -> Fe2+ + Cu
, nNO3 = 0,04 mol ; nH+ = 0,2 mol => số mol H+ dư sau (1) = 0,04 mol
=> nFe = 1,5nNO3 + nCu2+ + 0,5nH+(2) = 1,5.0,04 + 0,02 + 0,5.0,04 = 0,1 mol
=> mFe = 5,6g
Câu 25:
Trong một bình kín chứa 0,10 mol SO2; 0,06 mol O2 (xúc tác V2O5). Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X (hiệu suất phản ứng bằng 80%). Cho toàn bộ X vào dung dịch BaCl2 dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án : B
SO2 + 0,5O2 -> SO3
H tính theo SO2 => nSO3 = 0,1.0,8 = 0,08 mol = nBaSO4
=> mBaSO4 = 18,64g ( SO2 không phản ứng với BaCl2)
Câu 26:
Cho các dung dịch sau: anilin, axit glutamic, alanin, trimetylamin, natri cacbonat, kali sunfua, nhôm clorua,natri hiđrosunfat, lysin, valin. Số dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
Đáp án : D
Có 4 dung dịch : trimetylamin ; natri cacbonat ; kali sunfua ; lysin
Câu 27:
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala; 32,00 gam đipeptit Ala – Ala và 27,72 gam tripeptit Ala – Ala – Ala. Giá trị của m là
Đáp án : D
Ta có : Tổng nAla(banđầu) = nAla + 2nAla-Ala + 3nAla-Ala-Ala = 1,08 mol
=> nTetrapeptit = ¼ nAla ban đầu = 0,27 mol
=> m = 81,54g
Câu 28:
Thủy phân dung dịch chứa 34,2 gam mantozơ một thời gian thu được dung dịch X. Lấy toàn bộ dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được 31,32 gam Ag.Hiệu suất của phản ứng thủy phân mantozơ là
Đáp án : C
Mantozo -> 2Glucozo -> 4Ag
nAg = 4nMantozo = 0,4 mol ( lý thuyết )
Thực tế nAg = 0,29 mol
=> H% = 72,5%
Câu 29:
Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của một số chất sau:
Chất A, B, C lần lượt là các chất sau
Đáp án : D
Chất có khả năng tạo liên kết hidro với H2O mạnh nhất ( liên kết O –H phân cực nhất ) thì sẽ có t0 sôi cao nhất và ngược lại ( Xét các chất có khối lượng mol tương đương )
Câu 30:
Xác định các chất (hoặc hỗn hợp) X và Y tương ứng không thỏa mãn thí nghiệm sau:
Đáp án : C
NO2 có thể phản ứng với H2O : 4NO2 + O2 + 2H2O -> 4HNO3
Câu 31:
Cho 3,9 gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được chất rắn Z và hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra m gam Ag. Giá trị của m là
Đáp án : A
MY = 27,5. Mà ta có
RCH2OH + [O] -> RCHO + H2O
=> số mol H2O bằng số mol andehit => MH2O + Mandehit = 2MY
=> Mandehit = 37g => Y gồm HCHO và CH3CHO với số mol lần lượt là x và y mol
=> 2 ancol là CH3OH và C2H5OH
=> n[O] = x + y và nY = 2(x+y)
Bảo toàn khối lượng : mX + mO = mY
=> 3,9 + 16(x+y) = 27,5.2(x+y)
=> x + y = 0,1 mol
, mX = 32x + 46y = 3,9g
=> x = y = 0,05 mol
=> nAg = 4nHCHO + 2nCH3CHO = 0,3 mol
=> m = 32,4g
Câu 32:
Chia m gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Mg, Al, Cu thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được 10,528 lít khí NO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất).
- Phần 2: Tác dụng với Cl2 dư thu được 27,875g hỗn hợp muối clorua.
Khối lượng m gam hỗn hợp kim loại là
Đáp án : A
P1 : ne trao đổi = nNO2 = 0,47 mol
P2 : ne trao đổi = nCl2 .2 => nCl2 pứ = 0,235 mol
=> mKL = mmuối – mCl2 pứ = 11,19g
=> m = 2.11,19 = 22,38g
Câu 33:
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho khí CO2 dư vào dung dịch natri aluminat.
(2) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Cho khí etilen vào dung dịch KMnO4.
(4) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch (NH4)3PO4, đun nóng.
(6) Cho khí SO2 vào dung dịch H2S.
(7) Cho khí axetilen đi qua dung dịch AgNO3 trong NH3.
Số trường hợp thu được kết tủa sau khi phản ứng kết thúc là:
Đáp án : A
(1) Al(OH)3
(2) Al(OH)3
(3) MnO2
(6) S
(7) Ag2C2
Câu 34:
Cho các dung dịch sau: vinyl axetat, saccarozơ, metanol, propan-1,3-điol, anđehit axetic, glixerol, glucozơ, tinh bột, gly-gly, lòng trắng trứng. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là
Đáp án : B
Có 3 dung dịch : Saccarozo ; Glixerol ; Glucozo
Câu 35:
Cho các chất sau đây: triolein, etyl axetat, saccarozơ, fructozơ, ala-gly-ala, glucozơ, xenlulozơ, mantozơ, vinyl fomat, anbumin. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là
Đáp án : D
Có 5 dung dịch : triolein ; etyl axetat ; Ala – Gly – Ala ; vinyl fomat , anbumin
Câu 36:
Cho các chất sau đây: propin, glucozơ, propyl fomat, etilen, saccarozơ, mantozơ, etyl axetat, vinyl axetilen,tinh bột, anđehit oxalic. Số chất có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng là
Đáp án : A
Có 6 chất : propin ; Glucozo ; propyl fomat ; mantozo ; Vinyl axetilen , andehit oxalic
Câu 37:
Cho dãy các chất: CH4; C2H2; C2H4; C2H5OH; CH2=CH-COOH; C6H5NH2 (anilin); C6H5OH (phenol); C6H6 (benzen); CH3CHO. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
Đáp án : D
Có 6 chất : C2H2 ; C2H4 ; CH2=CH-COOH ; C6H5NH2 ; C6H5OH ; CH3CHO
Câu 38:
Để 4,2 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 5,32 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là
Đáp án : C
Coi X gồm Fe và O => nO = 0,07 mol và nFe = 0,075 mol
Fe – 3e -> Fe3+
Fe – 2e -> Fe+
N5+ + 3e -> N2+
O + 2e -> O2‑
Bảo toàn e : 3nFe3+ + 2nFe2+ = 3nNO + 2nO = 0,2
Và nFe = nFe3+ + nFe2+ = 0,075 mol
=> nFe2+ = 0,025 ; nFe3+ = 0,05 mol
=> Muối khan gồm ; 0,05 mol Fe(NO3)3 và 0,025 mol Fe(NO3)2
=> m = 16,6g
Câu 39:
Hòa tan 8,4 gam Fe trong dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4 đặc, nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và V lít khí SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị V và m lần lượt là
Đáp án : B
Giả sử phản ứng tạo x mol FeSO4 và y mol Fe2(SO4)3
Bảo toàn e : nSO2.2 = 2nFe2+ + 3nFe3+ = 2x + 6y => nSO2 = x + 3y
=> nFe = x + 2y = 0,15 mol
Và nH2SO4 = nSO4( muối ) + nSO2 = x + 3y + x + 3y = 0,4 mol
=> y = 0,05 mol ; x = 0,05 mol
=> mmuối = 27,6g
VSO2 = 22,4. ( 0,05 + 3.0,05 ) = 4,48 lit
Câu 40:
Dung dịch X chứa 0,02 mol Al3+; 0,04 mol Mg2+; 0,04 mol NO3-; x mol Cl- và y mol Cu2+. Cho X tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 17,22 gam kết tủa. Mặt khác, cho 170 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Đáp án : C
Bảo toàn điện tích : 3nAl + 2nMg + 2nCu = nNO3 + nCl
=> 3.0,02 + 2.0,04 + 2y = 0,04 + x => 0,1 + 2y = x
mkết tủa = mAgCl = 143,5.x = 17,22 => x = 0,12 mol => y = 0,01 mol
nNaOH = 0,17 mol
Sau khi phản ứng tạo kết tủa tối đa thì còn dư 0,01 mol NaOH hòa tan 0,01 mol Al(OH)3
=> Kết tủa còn : 0,01 mol Al(OH)3 ; 0,04 mol Mg(OH)2 ; 0,01 mol Cu(OH)2
=> m = 4,08g
Câu 41:
Chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất). Cho 2,76 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô thì thu được hơi nước, phần chất rắn chứa hai muối của natri có khối lượng 4,44 gam. Đốt cháy hoàn toàn 4,44 gam hỗn hợp hai muối này trong oxi thì thu được 3,18 gamNa2CO3; 2,464 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam nước. Phần trăm khối lượng của nguyên tố O trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án : D
nNa2CO3 = 0,03 mol ; nCO2 = 0,11 mol ; nH2O = 0,05 mol
Bảo toàn nguyên tố : nC(X) = nNa2CO3 + nCO2 = 0,14 mol
Và nH = 2nH2O = 0,1 mol => mO = 0,98g
( Ta có : X + NaOH chỉ tạo 2 muối => X có thể là este của phenol và Số H trong X cũng bằng số H trong muối và sản phẩm cháy )
=> %mO(X) = 35,5% gần nhất với giá trị 35%
Câu 42:
Hòa tan hết 2,52 gam bột Fe vào 130 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượngdư dung dịch AgNO3, sau khi kết thúc các phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và m gam chất rắn. Giá trị của m là
Đáp án : D
nFe = 0,045 mol ; nHCl = 0,13 mol
Sau phản ứng có : 0,045 mol FeCl2 và 0,04 mol HCl
3Fe2+ + 4H+ + NO3- -> 3Fe3+ + NO + 2H2O
Fe2+ + Ag+ -> Fe3+ + Ag
=> mkết tủa = mAgCl + mAg = 143,5.0,13 + 108.( 0,045 – 0,03) = 20,275g
Câu 43:
Hòa tan hoàn toàn 28,11 gam hỗn hợp gồm 2 muối R2CO3 và RHCO3 vào nước, thu được dung dịch X. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 11 gam kết tủa. Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch CaCl2 dư, thu được 4 gam kết tủa. Phần ba phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
Đáp án : B
* Phân 2 : R2CO3 + CaCl2 à CaCO3↓ + 2RCl
0,04 ß 0,04
* Phần 1 : R2CO3 + Ca(OH)2 à CaCO3↓ + 2ROH
0,04 à 0,04
RHCO3 + Ca(OH)2 à CaCO3↓ +ROH + H2O
0,07 ß (0,11 – 0,04)
=> 0,04(2R + 60) + 0,07(R + 61) = 28,11/3 => R = 18 (NH4+)
* Phần 3 : (NH4)2CO3 + 2NaOH à Na2CO3 + NH3 + 2H2O
0,04 à 0,08
NH4HCO3 + 2NaOH à Na2CO3 + NH3 + 2H2O
0,07 à 0,14
=> nNaOH = 0,14 + 0,08 = 0,22 mol
=> V ddNaOH = 0,22/1 = 0,22 l = 220 ml
Câu 44:
Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
Đáp án : B
Vì Z gồm 2 hợp chất không màu nên Z có NO và N2O
nZ = nNO + nN2O = 0,2 mol
Và mZ = 30nNO + 44nN2O = 7,4g
=> nNO = nN2O = 0,1 mol
Giả sử có tạo thành NH4NO3 x mol
=> bảo toàn e : ne trao đổi = nNO3 muối = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3 = 1,1 + 8x mol
=> mmuối = mKL + mNO3 muối + mNH4NO3
=> 122,3 = 25,3 + 62.( 1,1 + 8x) + 80x
=> x = 0,05 mol
=> nHNO3 = 4nNO + 10nN2O + 10nNH4NO3 = 1,9 mol
Câu 45:
Đốt cháy hoàn toàn 40,08 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 1,14 mol Ba(OH)2, thu được 147,75 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 40,08 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 3M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
Đáp án : C
X gồm : C4H6O2 ; C2H4O2 ; C3H8O3
Công thức chung của C4H6O2 và C2H4O2 là C3H5O2
( Vì số mol 2 chất bằng nhau )
Coi X gồm : x mol C3H5O2 và y mol C3H8O3
Giả thiết => 73x + 92y = 40,08g
, nCO2 = 3x + 3y = nOH - n↓ = 1,14.2 – ( 147,75 : 197) = 1,55
=> x = 0,36 ; y = 0,15 mol
Bảo toàn khối lượng :
=> m = 0,36.73 + 0,42.56 – 0,36.18 = 43,32g
Câu 46:
Chia 20,8 gam hỗn hợp gồm hai anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 108 gam Ag.
- Phần hai tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp X gồm hai ancol Y và Z (MY < MZ).
Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 4,52 gam hỗn hợp ba ete. Biết hiệu suất phản ứng tạo ete của Y bằng 50%. Hiệu suất phản ứng tạo ete của Z bằng
Đáp án : A
Nếu trong hỗn hợp không có H-CHO thì số mol trong phần 1 là 0,5 mol nên tổng là 1 mol => M trung bình = 20,8 => Loại
Vậy 2 andehit là HCHO (x mol) và CH3-CHO (y mol) (số mol trong hỗn hợp ban đầu)
Lập hệ ta có: 30x + 44y = 20,8 ; (4x + 2y)/2 = 1;
=> x = 0,4 ; y = 0,2
Vậy phần 2 có 0,2 mol HCHO ; 0,1 mol CH3CHO tạo ra 0,1 mol CH3OH và phản ứng 0,1 mol ; 0,1 mol CH3CH2OH và phản ứng x mol.
Số mol H2O = 1/2 tổng số mol ancol.
Bảo toàn khối lượng ta có: 32.0,l + 46.x – 18.(0,1 + x)/2 = 4,52 => x = 0,06
H = 0,06/0,1 = 60%
Câu 47:
Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 131,4 gam X vào nước, thu được 6,72 lít khí H2(đktc) và dung dịch Y, trong đó có 123,12 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 40,32 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu đượcm gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án : B
quy hh X về Ba, Na và O
n Ba = n Ba(OH)2 = 0,72mol, n H2 = 0,3 mol
đặt n Na = x, n O = y mol
BTKL: m Na + m O = m X - m Ba <=> 23x + 16y = 32,76
BT electron: n e nhường = n e nhận
(ở đây Na, Ba nhường e, O nhận e về O 2-, H+ nhận e thành H2 bay lên) <=> x + 2.0,72 =2.y + 0,3.2
giải hệ => x = y =0,84
=> n OH - = n Na + 2 n Ba = 2,28 mol
n CO2 = 1,8 mol
=> n CO3 2- = 0,48 mol, n HCO3 - = 1,32 mol
=> m BaCO3 = 0,48 mol
=> m BaCO3 = 94,56g
Câu 48:
Hòa tan hết 51,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,5 mol H2SO4 và 2,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,5 mol NO và a mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 2M, thu được 26,75 gam một chất kết tủa.
- Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Đáp án : D
P1 : chỉ tạo ra 1 chất kết tủa => đó là Fe(OH)3 => nFe(OH)3 = 0,25 mol
nH+ dư = 2.( nOH- - 3nFe(OH)3) = 2.( 1 – 3.0,25) = 0,5
Qui hỗn hợp X về x mol Fe và y mol O
=> 56x + 16y = 51,2
nH+ pứ = 3 = 0,5.4 + 2a + 2y
Bảo toàn e : 3x – 2y – a = 0,5.3
=> x = 0,8 ; y = 0,4 ; a = 0,1
Phần 2 : m = 0,5. ( 0,8.107 + 0,5.233) = 101,05g
Câu 49:
Đốt cháy 16,64 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong khí O2, thu được 23,68 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit.Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 24 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án : C
Đặt nMg = x ; nFe = y
=> 24x + 56y = 16,64g
Và 40x + 80y = 24
=> x = 0,04 ; y = 0,28
nCl = 2nO = 2. = nAgCl
Bảo toàn e : 0,04.2 + 0,28.3 = 2.0,44 + nAg+
=> nAg+ = 0,84 mol
=> m = 0,04 .108 + 0,88.143,5 = 130,6
Câu 50:
Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (1 mol), vinylaxetilen (0,8 mol), hiđro (1,3 mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với 1,4 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 20,16 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 1,1 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
Đáp án : A
Hỗn hợp có: CH≡CH (1 mol) CH≡C−CH=CH2 (0,8 mol) H2 (1,3 mol) Tổng số mol khí: 3,1 mol
Axetilen và vinylaxetilen có khả năng cộng tối đa 1.2 + 0,8.3 = 4,4 mol H2 Khối lượng hhX = 26.1 + 52.0,8 + 2.1,3 = 70,2g
Số mol hhX = 70,2/(19,5.2) = 1,8 mol
Số mol khí giảm đi 3,1 – 1,8 = 1,3 mol là số mol H2 đã phản ứng (H2 hết) Hỗn hợp X có khả năng cộng tối đa 4,4 – 1,3 = 3,1 mol H2
Chia 1,8 mol hỗn hợp X thành hỗn hợp Y (nY = 20,16/22,4 = 0,9 mol) và hỗn hợp Z (nZ = 0,9 mol)
Trong đó hỗn hợp Y cộng tối đa 1,1 mol Br2
⇒ Hỗn hợp Z cộng tối đa 3,1 – 1,1 = 2 mol H2
Đặt a, b, c là số mol CH≡CH, CH≡C−CH=CH2 và CH≡C−CH2−CH3
a + b + c = 0,9
2a + b + c = 1,4
2a + 3b + 2c = 2
⇒ a = 0,5; b = 0,2; c = 0,2
Kết tủa tạo thành: CAg≡CAg (0,5 mol) CAg≡C−CH=CH2 (0,2 mol) CAg≡C−CH2−CH3 (0,2 mol)
⇒ m = 184g