Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề thi thử Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 13)

  • 3994 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

+ Vì Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học.

Cu không tác dụng với H2SO4 loãng Chọn C


Câu 2:

Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

● Bậc của ancol bằng bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm OH.

● Bậc của amin bằng số nguyên tử hidro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc hidrocacbon.

A. Ancol bậc 3 và amin bậc 1 loại. || B. Ancol bậc 1 và amin bậc 2 loại.

C. Ancol bậc 2 và amin bậc 2 nhận || D. Ancol bậc 2 và amin bậc 1 loại.

Chọn C


Câu 3:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

+ Trong thành phần của mật ong có chứa nhiều fructozo:

Cụ thể là fructozo chiếm khoảng 40% Chọn A


Câu 4:

Để tác dụng hết 3,0 gam hỗn hợp gồm axit axetic và metyl fomat cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Giá trị của V là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

+ Vì axit axetic và metyl fomat có cùng CTPT là C2H6O2.

nHỗn hợp = 3 ÷ 60 = 0,05 mol nNaOH pứ = 0,05 mol

VNaOH cần dùng = 0.051 = 0,05 lít = 50 ml Chọn D


Câu 5:

Cho 500 ml dung dịch glucozơ xM phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của X là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

+ Vì 1 Glucozo trang gương 2 Ag

Ta có nGlucozo = nAg ÷ 2 = 0,1 ÷ 2 = 0,05 mol

CM Glucozo = 0,050,5 = 0,1 M Chọn B


Câu 6:

Đốt cháy hoàn toàn gam amin X sinh ra 1,12 lít khí N2 (ở đktc). Để tác dụng với m gam X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ta có nHCl pứ = nN = 2nN2 = 0,05 × 2 = 0,1 mol.

VHCl = 0,1 ÷ 1 = 0,1 lít = 100 ml Chọn D


Câu 7:

Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

+ Nhóm phenyl của anilin làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ

Giảm lực bazơ của anilin Anilin không làm đổi màu quỳ tím.

Chọn B


Câu 8:

Cặp chất không xảy ra phản ứng hóa học là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ta dùng dãy điện hóa.

Cu không tác dụng với dung dịch muối Fe2+ Chọn D


Câu 9:

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

+ Nhận thấy poli(metyl metacrylat), poli(vinyl clorua) và polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

+ Poli(phenol-fomanđehit) điều chế bằng phản ứng trùng ngưng Chọn A


Câu 10:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit ∑ nα–amino axit = 3+1 = 4.

Peptit đã thủy phân là tetrapeptit

Số liên kết peptit có trong X = 4 – 1 = 3 Chọn B


Câu 11:

Chất nào sau đây là chất lỏng ở nhiệt độ thường?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ở nhiệt độ thường.

● Saccarozo là chất rắn kết tinh không màu.

● Tristearin là chất rắn.

● Glyxin là chất rắn kết tinh.

● Anilin là chất lỏng không màu.

Chọn D


Câu 12:

Amino axit nào sau đây phản ứng với HCl (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol tương ứng 1:2?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Amino axit + HCl theo tỉ lệ 1:2 Trong CTCT có 2 nhóm –NH2.

● Lysin: H2N–(CH2)4–CH(NH2)–COOH Chọn B


Câu 13:

Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

NHỚ và nên NHỚ theo hệ thống. ví dụ ở đây là tên gọi:

• Glucozơ còn được gọi là đường nho vì có nhiều trong quả nho. fructozơ có nhiều trong mật ong.

• saccarozơ là đường mía, đường củ cải, đường thốt nốt, ....; mantozơ là đường mạch nha....

Tương tự, muốn nhớ độ ngọt ta cũng thống kê ra là ok hết.

Tóm lại ở bài tập này đáp án cần chọn là D.


Câu 14:

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc nhưng không tác dụng được với natri?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Tráng bạc nhưng không tác dụng với natri

Có nhóm chức –CHO và không có nhóm chức –COOH và –OH.

+ Dựa vào 4 đáp án chất thỏa mãn là HCOOCH3 Chọn C


Câu 15:

Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Tráng bạc nhưng không tác dụng với natri

Có nhóm chức –CHO và không có nhóm chức –COOH và –OH.

+ Dựa vào 4 đáp án chất thỏa mãn là HCOOCH3 Chọn C


Câu 16:

Thủy phân 0,1 mol chất béo với hiệu suất 80% thu được m gam glixerol. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Cứ 0,1 mol chất béo thủy phân hoàn toàn → 0,1 mol glixerol.

Với hiệu suất 80% mGlixerol = 0,1 × 0,8 × 92 = 7,36 gam Chọn C


Câu 17:

Dung dịch không có màu phản ứng màu biure là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

+ Đipeptit k có phản ứng màu biure Chọn A


Câu 18:

Chất X có màu trắng, dạng sợi, không mùi vị, không tan trong nước và là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật.... Chất X là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

+ Đipeptit k có phản ứng màu biure Chọn A


Câu 19:

Tên gọi của este có công thức CH3COOCH3 là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Để gọi tên của este (RCOOR') ta đọc theo thứ tự:

Tên R' + Tên RCOO + at

Tên gọi của CH3COOCH3 là metyl axetat. Chọn B


Câu 20:

Chất không có phản ứng thủy phân là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Glixerol là ancol không có phản ứng thủy phân Chọn B


Câu 21:

Phân tử khối trung bình của polietilen (PE) là 420000. Hệ số polime hóa của PE là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Polietilen có dạng –(–CH2–CH2)–n.

Hệ số polime hóa = n = 42000028 = 15000.

Chọn D


Câu 22:

Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất là

Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 23:

Polime nào sau đây không chứa nitơ trong phân tử?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

● Poli(vinyl clorua) chứa các nguyên tố là C, H và Cl.

● Poliacrilonitrin chứa các nguyên tố là C, H và N.

● Nilon-6,6 chứa các nguyên tố C, H, O và N.

● Nilon–6 chứa các nguyên tố C, H, O và N.

Chọn A


Câu 24:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

● Phân tử khối càng lớn độ tan giảm A sai.

● Metyl amin có mùi khai C sai.

● Alanin có gốc –C6H5 hút e làm giảm mật độ electron trên nguyên tử nitơ

Tính bazo của alanin rất yếu k đủ mạnh để làm quỳ tím đổi màu D sai.

Chọn B


Câu 25:

Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Các chất phản ứng với Cu(OH)2/OH cho dung dịch màu xanh lam phải có tính chất của poliancol.

Các chất thỏa mãn là fructozơ và glucozơ chọn B.


Câu 26:

Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

0,725m gam hỗn hợp kim loại ||→ rõ có mỗi 2 kim loại là Fe và Cu rồi.

Phản ứng hoàn toàn, Fe còn dư → chứng tỏ trong dung dịch chỉ có Fe2+.

Oh.! đọc ra luôn từ anion là 0,15 mol FeSO4 và 0,1 mol FeCl2.

♦ BTKL kim loại có ngay: m + 0,15 × 64 = (0,15 + 0,1) × 56 + 0,725m

||→ giải ra m = 16,0 gam. Chọn đáp án C.


Câu 27:

Este X mạch hở, có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng a mol X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 4a mol Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của X là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

+ a mol Este sau khi thủy phân cho sản phẩm tráng gương nAg = 4a

Este có dạng HCOOCH=CH–R và thủy phân sinh ra ancol kém bền hổ biến andehit.

Với CTPT C4H6O2 để thỏa mãn đề bài thì este chỉ có thể là HCOOCH=CH-CH3 Chọn A


Câu 28:

Peptit X (C8H15O4N3) mạch hở, tạo bởi từ các aminoaxit dạng NH2-R-COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X trong 800 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol peptit X nH2O tạo thành = 0,2 mol.

+ Bảo toàn khối lượng ta có: mChất rắn = 0,2×217 + 0,8×40 – 0,2×18 = 71,8 gam

Chọn D


Câu 29:

Cho 5,88 gam axit glutamic vào 300 ml dung dịch HCl IM, thu đuợc dung dịch X. Cho X tác dụng hoàn toàn với 240 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Ta có ∑n(COOH + H+) = 2nAxit glutamic + nHCl = 0,38 mol.

+ nKOH = 0,48 mol > ∑n(COOH + H+) = 0,38 nH2O tạo thành = 0,38 mol.

+ Bảo toàn khối lượng ta có: mChất rắn = 5,88 + 0,3×36,5 + 0,48×56 – 0,38×18 = 36,87 gam.

Chọn C 


Câu 30:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly- Ala nhưng không có Val-Gly. Amino axit đầu N và amino axit đầu C của peptit X lần lượt là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nhận xét: Bài toán tương tự như trò chơi ghép hình trong không gian một chiều. Xuất phát từ Gly-Gly-Ala với hai mảnh ghép còn lại là Gly và Val. 

Đáp án D


Câu 31:

Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. Hai muối X và Y lần lượt là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Hòa tan Z vào HNO3 dư vẫn có chất rắn T không tan T là AgCl

Z gồm Ag và AgCl.

Chọn A vì: FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl↓

Sau đó: Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓.

Chọn C


Câu 32:

Ancol etylic được điều chế bằng cách lên men tinh bột theo sơ đồ:

(C6H10O5)n xt C6H12O6 xt C2H5OH.

Để điều chế 10 lít rượu etylic 46° cần m kg gạo (chứa 75% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ). Biết hiệu suất của cả quá trình là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Các phản ứng hóa học xảy ra: 

 

Ta có VRượu nguyên chất = 10 × 0,46 = 4,6 lít.

mRượu = V × D = 4,6 × 0.8 = 3,68 kg nC2H5OH = 0,08 kmol.

nTinh bột = 0,08 ÷ 2 ÷ 0,8 = 0,05 mol mTinh bột = 8,1 kg

mGạo = 8,1 ÷ 0,75 = 10,8 kg

Chọn D


Câu 33:

Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Chú ý metyl axetat và etyl fomat đều có công thức phân tử là C3H6O2; còn vinyl axetat là C4H6O2.

♦ Cách 1: gọi số mol C3H6O2; C4H6O2 tương ứng là x mol và y mol thì có hệ:

Khối lượng hỗn hợp X: mX = 74x + 86y = 3,08 gam || ∑nH2O = 0,12 mol = 3x + 3y.

Giải hệ được x = 0,03 mol và y = 0,01 mol

||→ Yêu cầu %số molvinyl axetat trong X = 0,01 ÷ (0,01 + 0,03) = 25%. Chọn B ♦.

♦ Cách 2: "tinh tế" hơn: quan sát quy 3,08 gam X gồm C* (nC* đại diện cho số mol C4H6O2) + C3H6O2

Từ số mol H2O là 0,12 mol đọc ra có 0,04 mol C3H6O2 → nC* = 0,01 mol ||→ tương tự đọc ra yêu cầu.


Câu 35:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Thuốc thử

Mẫu thử

Hiện tượng

Dung dịch NaHCO3

X

Có bọt khí

Dung dịch AgNO3/NH3, t0

X

Kết tủa Ag trắng sáng

Y

Z

Không hiện tượng

Cu(OH)2/OH

Y

Dung dịch xanh lam

Z

T

Dung dịch tím

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

+ X vừa phản ứng với NaHCO3 vừa tráng gương

X là HCOOH Loại A và C.

+ T có phản ứng màu biure T chắc chắn k phải đipeptit Loại B Chọn D


Câu 36:

Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). Chất X là muối của axit hữu cơ đa chức, chất Y là muối của axit vô cơ. Cho 2,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,04 mol hỗn hợp hai khí (có tỉ lệ mol 1:3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị lớn nhất của m là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

từ giả thiết ứng với mỗi chất X, Y có 2 cấu tạo thỏa mãn:

gọi nX = x mol; nY = y mol 138x + 124y = mE = 2,62 gam.

dù là TH nào thì luôn có 2x + 2y = ∑nkhí = 0,04 mol giải: x = 0,01; y = 0,01 mol.

hai khí tổng 0,04 mol, tỉ lệ 1 : 3 1 khí có 0,01 mol và 1 khí có 0,03 mol.

Có 2 dặp X, Y thỏa mãn là:

● 0,01 mol H4NOOC–COONH3CH3 và 0,01 mol (CH3NH3)2CO3.

mMuối gồm 0,01 mol (COONa)2 và 0,01 mol Na2CO3 m = 2,4 gam.

● 0,01 mol CH2(COONH4)2 và 0,01 mol H4N–CO3–NH3C2H5.

mMuối gồm 0,01 mol CH2(COONa)2 và 0,01 mol Na2CO3 m = 2,54 gam.

Giá trị lớn nhất của m = 2,54 gam Chọn A


Câu 37:

Hỗn hợp E gồm các este đều có công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen. Cho 0,08 mol hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, đun nóng. Sau phản ứng, thu đuợc dung dịch X và 3,18 gam hỗn hợp ancol Y. Cho toàn bộ luợng Y tác dụng với lượng Na dư thu được 0,448 lít H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Vì tạo ra hỗn hợp ancol hỗn hợp ancol chỉ có thể là CH3OH và C6H5CH2OH.

+ Đặt nH3OH = a và nC6H5CH2OH = b

+ Vì nhỗn hợp este = 0,08 nhưng nHỗn hợp ancol = 0,04 Có (0,08 – 0,04) = 0,04 mol Este tạo chức phenol.

nH2O = 0,04 mol nNaOH pứ = 0,04 + 0,04×2 = 0,12 mol.

Nhìn lại toàn bộ bài toán bằng sơ đồ:

+ Rõ ràng là bảo toàn khối lượng rồi. Tính m thôi.

mChất rắn = 10,88 + 6,72 – 3,18 – 0,72 = 13,7 gam Chọn D


Câu 38:

Hỗn hợp X gồm một số amino axit. Trong X, tỉ lệ khối lượng của oxi và nitơ tương ứng là 192:77. Để tác dụng vừa đủ với 19,62 gam hỗn hợp X cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 19,62 gam hỗn hợp X cần V lít khí O2 (đktc) thu được N2, H2O và 27,28 gam CO2. Giá trị của V là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

có nO ÷ nN = 24 ÷ 11 ||→ X dạng CnHmN11O24; X + HCl là phản ứng của –NH2 + HCl → –NH3Cl.

nHCl = 0,22 mol ||→ nX = 0,02 mol. Đốt X → 0,62 mol CO2 ||→ n = 31.

19,62 gam X, nX = 0,02 mol → MX = 981 → m = 71 → nH2O = 0,71 mol.

Bảo toàn O có nO2 = 0,735 mol ||→ V = 16,464 lít. Chọn A


Câu 39:

Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở. Cho 0,055 mol X phản ứng vừa đủ với 0,09 gam H2 (xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 65 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no, có mạch không phân nhánh và 3,41 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần vừa đủ 11,2 lít CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Zgiá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

+ Vì nHỗn hợp este = 0,055 mol mà nKOH pứ vừa đủ = 0,065 > 0,055 Có este đa chức.

+ Nhưng vì ancol đơn chức + axit không phân nhánh Có este 2 chức.

+ Đặt nEste đơn chức = a và nEste 2 chức = b ta có hệ.

 

Đốt 0,1 mol X cần 0,5 mol O2 Đốt 0,055 mol X cần 0,275 mol.

Đốt 0,055 mol Y cần nO2 = 0,275 + 0,0452 = 0,2975 mol.

Ta có nO/Y = 2nKOH = 0,065×2 = 0,13 mol.

+ Khi đốt Y tạo ra nCO2 = a mol và nH2O = b mol.

Bảo toàn oxi có: 2a + b = 0,13 + 2nO2 = 0,725 (1)

Ta có: nCO2 – nH2O = nEste no 2 chức = a – b = 0,01 (2)

+ Giải hệ (1) và (2) ta có nCO2 = 0,245 và nH2O = 0,235 mol.

mY = mC + mH + mO = 0,245×12 + 0,235×2 + 0,13×16 = 5,49.

Bảo toàn khối lượng ta có: mMuối = 5,49 + 0,065×56 – 3,41 = 5,72 gam.

+ Gọi 2 muối có dạng:  

0,045×(R+83) + 0,01×(R'+166) = 5,72  9R + 2R' = 65

+ Giải phương trình nghiệm nguyên R = 1 và R' = 28

Muối có phân tử khối lớn hơn là (C2H4)(COOK)2

%m(C2H4)(COOK)2 = 0,01.1945,72 × 100 ≈ 33,92% Chọn B


Bắt đầu thi ngay