IMG-LOGO

Tổng hợp đề thi thử Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 25)

  • 4158 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch FeSO4 vào dung dịch gồm KMnO4 và H2SO4. Hiện tượng nào quan sát được?

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có phương trình hóa học:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

→Dung dịch KMnO4 có màu tím, khi phản ứng xảy ra, dung dịch màu nhạt dần.


Câu 2:

Isopropylbenzen còn gọi là:

Xem đáp án

Đáp án C

Công thức cấu tạo của isopropylbezen là

→ Tên gọi khác của hợp chất trên là cumen.


Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

A đúng. SGK Hóa 11 NC trang 41.

B sai vì dNH3/kk=1729 nên NH3 nhẹ hơn không khí.

C đúng. SGK Hóa 11 NC trang 42.

D đúng do sự dùng chung 3 electron giữa 2 nguyên tử N và H. Mà nguyên tử N có độ âm điện lớn hơn nguyên tử H nên cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử N.

→ Liên kết giữa nguyên tử N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hóa trị có cực.


Câu 4:

Để đựng các loại thức ăn, đồ uống có vị chua cần sử dụng đồ dùng làm bằng chất liệu gì để đảm bảo an toàn?

Xem đáp án

Đáp án C

Để đựng thức ăn, đồ uống có vị chua nên sử dụng các đồ dùng làm bằng sành hoặc sứ, không dùng đồ bằng kim loại vì dễ bị ăn mòn, dùng túi nilon gây độc, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.


Câu 5:

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3),  (C2H5)2NH (4), NH3 (5). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là:

Xem đáp án

Đáp án C

Gốc thơm hút electron làm giảm tính bazơ. Càng nhiều gốc thơm tính bazo càng giảm.

Gốc no đẩy electron làm tăng tính bazo. Mạch C càng dài, càng nhiều gốc hidrocacbon càng làm tăng tính bazo.

→ Tính bazo: (4) > (2) > (5) > (1) > (3).


Câu 6:

Dãy gồm các chất điện li yếu là

Xem đáp án

Đáp án B

Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân ly ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

Các chất điện li yếu là các axit yếu hoặc bazo yếu.

 A sai vì Na2SO3, NaOH, CaCl2 là chất điện li mạnh

B đúng

C sai vì BaSO4 và CaCO3 là chất kết tủa (tan rất ít) nhưng những phân tử tan lại phân ly hoàn toàn nên BaSO4, CaCO3 là các chất điện ly mạnh.

D sai vì CuSO4, NaCl, HCl, NaOH là chất điện ly mạnh.


Câu 7:

Ion Cr2O7- không tồn tại trong môi trường nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Do trong dung dịch chứa ion Cr2O7-  luôn có cân bằng:

 

Thêm OH- vào dung dịch X thì nồng độ H+ trong dung dịch giảm.

→ Cân bằng trên dịch chuyển sang phải → dung dịch chứa ion CrO42- 

→ Ion Cr2O7- không tồn tại trong môi trường kiềm.


Câu 9:

Chất hữu cơ X mạch hở, không phân nhánh có công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với hidro (xúc tác Ni, to) thu được sản phẩm Y có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Số đồng phân cấu tạo bền của X thỏa mãn các điều kiện trên là

Xem đáp án

Đáp án A

C4H8O2 có k = 1 → Trong X có 1 liên kết  

X tác dụng được với H2 → X có liên kết C=C, C=O (trong andehit hoặc xeton)

Y+Cu(OH)2 → Y có 2 nhóm OH liền kề nhau

C4H8O2 có 4 đồng phân thỏa mãn


Câu 10:

Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 → X →Y → CH3COOH

Trong các chất: C2H6, C2H4, CH3CHO, CH3COOH=CH2, số chất phù hợp với chất X trong sơ đồ trên là

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có các sơ đồ phản ứng

C2H2 → C2H4 → C2H5OH → CH3COOH.

C2H2 → CH3CHO → C2H5OH → CH3COOH.

C2H2 → CH3COOCH=CH2 → CH3COONa → CH3COOH.

→ Có 3 chất phù hợp


Câu 13:

Cho các phát biểu sau:

(a)    Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là các chất rắn ở nhiệt độ thường.

(b)   Dung dịch glucozo bị oxi hóa bởi Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

(c)    Lysin, axit glutamc, benzylamin đều làm đổi màu quỳ tím.

(d)   Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

(e)    H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH là một đipeptit.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

(a)    Sai vì khi trong phân tử có gốc hidrocacbon không no, chất béo ở trạng thái lỏng. (SGK 12 cơ bản – trang 9).

(b)    Đúng vì

(c)    Sai vì benzylamin (C6H5NH2) không làm đổi quỳ tím

(d)    Sai vì phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều

 

(e)    Sai vì H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH được tạo thành từ 2 amino axit là H2NCH2CH2COOH và H2NCH2COOH nhưng H2NCH2CH2COOH không phải là α-amino axit

→ H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH không phải là đipeptit

→ Có 1 phát biểu đúng


Câu 14:

Cho các chất: ancol isoamylic, anilin, butadien, axetandehit, stiren, toluen, axit metacrylic, vinyl axetat, isopren, bezen, isopentan, axeton. Số chất có khả năng làm mất màu nước brom là

Xem đáp án

Đáp án A

Có 7 chất làm màu nước Br2 là: anilin, butadien, axetandehit, stiren, axit metacrylic, vinyl axetat, isopren.

Butadien: CH2=CH-CH=CH2+2Br2→ CH2Br-CHBr-CHBr-CH2Br

Axetandehit: CH3CHO + Br2 + H2O to CH3COOH + 2 HBr

Axit metacrylic: 

Vinyl axtat: CH3COOCH=CH2 + Br2 →CH3COOCHBr-CH2Br

Isopren:

 


Câu 15:

Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm. X là khí nào trong các khí sau:

Xem đáp án

Đáp án B

Khí X không thể là NH3 và HCl vì hai khí này tan rất nhiều trong nước.

Với N2 muốn điều chế cần có nhiệt độ (nguồn nhiệt)

→ Chỉ có CO2 hợp lý

Ví dụ: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O


Câu 16:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Chuyển màu xanh

Y

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Z

Cu(OH)2

Có màu tím

T

Nước brom

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án A

ü X làm quỳ tím hóa xanh → X là amin no hoặc amino axit có số nhóm NH2 lớn hơn số nhóm COOH → X là etylamin

ü Y tác dụng với dung dịch I2 cho màu xanh tím → Y là hồ tinh bột.

ü Z tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím → Z là peptit trong phân tử 2 liên kết peptit trở lên → Z là lòng trắng trứng.

ü T tác dụng với nước brom cho kết tủa trắng → T là anilin hoặc phenol

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: Etylamin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, phenol.


Câu 21:

Cho các ứng dụng sau:

(1)   Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp;

(2)   Kim loại Na và K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân;

(3)   Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện;

(4)   Các kim loại Na, K dùng để điều chế các dung dịch bazo;

(5)   Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện.

Các ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm là

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Đúng (SGK 12 CB – trang 108)

(2) Đúng (SGK 12 CB – trang 151)

(3) Đúng (SGK 12 CB – trang 151)

(4) Sai vì dung dịch bazo thường được điều chế bằng phương háp điện phân có màng ngăn dung dịch muối clorua của kim loại kiềm.

Đúng (SGK 12 CB – trang 151)


Câu 22:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

Biết rằng X là chất khí dùng nạp cho các bình cứu hỏa, Y là khoáng sản dùng để sản xuất vôi sống. X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án C

X là CO2, Y là CaCO3, Z là Na2CO3, T là NaHCO3

X → Z: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 +H2O

X → T: CO2 + NaOH → NaHCO3

Y → X: CaCO3 to CaO + CO2

Z → Y: Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + 2NaOH

T → Y: 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + Na2CO3 + 2H2O

Z → T: Na2CO3 + Ba(HCO3)2 → BaCO3 ↓ + 2NaHCO3

T → Z: NaHCO3+ NaOH → Na2CO3 + H2O


Câu 23:

Cho dãy chuyển hóa sau

CrO3dung dch NaOH dưX+FeS4, H2SO4loãng dưYdung dch NaOH dưZ. 

Các chất X, Y, Z lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có các phương trình hóa học

CrO3 + 2NaOH Na2CrO4+ H2O

                                         X

2Na2CrO4 + 6FeSO4 + 8H2SO4 → 2Na2SO4 + 3Fe2(SO4)3 +Cr2(SO4)3 + 8H2O

                                                                                                        Y

Cr2(SO4)3 + 6NaOH → 2Cr(OH)3 ↓ + 3Na2SO4

Cr(OH)3 + NaOH NaCrO2 + 2H2O

                                          Z

→ X, Y, Z lần lượt là Na2CrO4, Cr2(SO4)3, NaCrO2


Câu 24:

Cho các phát biểu sau:

(a)    Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được Na tại catot.

(b)   Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.

(c)    Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O.

(d)   Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.

(e)    Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

(a) Sai vì Na+ không bị điện phân,

(b) tại catot sẽ xảy ra quá trình khử nước

 

(c)  Đúng vì dùng Ca(OH)2 với một

(d) lượng vừa đủ để trung hòa muối axit, tạo ra kết tủa làm mất tính cứng tạm thời: Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 ↓ + 2H2O

(e)  Sai vì thạch cao sống (CaSO4.2H2O), thạch cao nung (CaSO4.H2O) – (SGK 12 CB – trang 115)

(f)   Đúng (SGK 12 CB – trang 124)

(g) Đúng vì AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

Al(OH)3 không bị hòa tan nếu NH3

→ Số phát biểu đúng là 3.


Bắt đầu thi ngay