Tổng hợp đề thi thử Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 9)
-
3982 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành sản phẩm có tên gọi là gì
Chọn đáp án C
CH3COOH + C2H5OH (H2SO4 đặc, to) ⇄ CH3COOC2H5 + H2O.
⇒ sản phẩm là este CH3COOC2 H5 (etyl axetat) ⇒ chọn C.
Câu 3:
Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
Chọn đáp án A
Cacbohidrat được chia làm 3 loại:
– Polisacarit gồm tinh bột (amilozơ và amilopectin) và xenlulozơ.
– Đisaccarit gồm saccarozơ và mantozơ.
– Monosaccarit gồm glucozơ và fructozơ.
⇒ chọn A.
Câu 5:
Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
Chọn đáp án D
A. H2O là chất điện li yếu: H2O ⇄ H+ + OH–.
B. C2H5OH không phải là chất điện li.
C. CH3COOH là chất điện li yếu: CH3COOH ⇄ CH3COO– + H+.
D. NaCl là chất điện li mạnh: NaCl → Na+ + Cl–.
⇒ chọn D.
Câu 6:
Etanol là chất có tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong. Tên gọi khác của etanol là
Chọn đáp án C
Câu 7:
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án B
(d) Sai vì thủy phân saccarozơ thu được 2 loại monosaccarit là glucozơ và fructozơ.
⇒ các ý còn lại đều đúng ⇒ chọn B.
Câu 9:
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
Chọn đáp án C
nxenlulozơ = 2 × 103 ÷ 162 = 1000 ÷ 81 kmol.
⇒ mxenlulozơ trinitrat = 1000 ÷ 81 × 0,6 × 297 = 2200 kg = 2,2 tấn.
Câu 10:
Để chứng minh tính lưỡng tính của NH2CH2COOH (X), ta cho X tác dụng với
Chọn đáp án B
Câu 11:
Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là
Chọn đáp án C
Bảo toàn khối lượng: mH2O = 3,6 + 0,5 × 0,12 × (56 + 40) - 8,28 = 1,08g
⇒ nX = nH2O = 0,06 mol ⇒ MX = 3,6 ÷ 0,06 = 60 ⇒ X là CH3COOH ⇒ chọn C.
Câu 12:
Thuỷ phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100.000 đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là
Chọn đáp án D
nX = 1250 ÷ 100 000 = 0,0125 mol; nAla = 425 ÷ 89 mol.
⇒ số mắt xích Ala = (425 ÷ 89) ÷ 0,0125 382 ⇒ chọn D.
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây sai?
Chọn đáp án A
A sai vì chỉ các amino axit chứa số gốc COOH > số gốc NH2 mới làm quỳ tím hóa đỏ ⇒ chọn A.
Câu 14:
Cho luồng khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Chọn đáp án B
CO đi vào lấy mất Oxi của oxit: CO + [O] → CO2 9(g) CaCO3↓.
⇒ nO mất đi = n↓ = 0,09 mol ⇒ m = 5,36 - 0,09 × 16 = 3,92(g) ⇒ chọn B.
Câu 16:
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án A
(d) Sai do tristearin là (C17H35COO)3C3H5 và triolein là (C17H33COO)3C3H5.
⇒ các ý còn lại đều đúng ⇒ chọn A.
Câu 17:
Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no B. Chất B là
Chọn đáp án B
nglixerol = 0,1 mol ⇒ nmuối = 3nglixerol = 0,3 mol.
⇒ Mmuối = 278 (C15H31COONa) ⇒ B là axit panmitic ⇒ chọn B.
Câu 18:
Khi thủy phân hoàn toàn 7,4 gam este đơn chức mạch hở X tác dụng dung dịch KOH (vừa đủ) thu được 4,6 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
Chọn đáp án C
A. Etyl propionat: C2H5COOC2H5 ⇒ mY = 7,4 ÷ 102 × 46 = 3,25(g) ⇒ loại.
B. Propyl axetat: CH3COOC3H7 ⇒ mY = 7,4 ÷ 102 × 60 = 4,35 ⇒ loại.
C. Etyl fomat: HCOOC2H5 ⇒ mY = 7,4 ÷ 74 × 46 = 4,6(g) ⇒ chọn.
D. Etyl axetat: CH3COOC2H5 ⇒ mY = 7,4 ÷ 88 × 46 = 3,87(g) ⇒ loại.
Ps: "tinh tế" hơn ta thấy mY = 4,6(g). Lại có số mol chẵn thì chỉ có C2H5OH thỏa.
⇒ Y là C2H5OH ⇒ nX = nY = 0,1 mol ⇒ MX = 74 (C3H6O2) ⇒ X là HCOOC2H5.
Câu 19:
Cho 14 gam hỗn hợp A gồm etanol và phenol tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của etanol và phenol trong hỗn hợp lần lượt là
Chọn đáp án A
Đặt nC2H5OH = x; nC6H5OH = y ⇒ mA = 14(g) = 46x + 94y.
nH2 = 0,5x + 0,5y = 0,1 mol ||⇒ giải hệ có: x = y = 0,1 mol.
► %metanol = 0,1 × 46 ÷ 14 × 100% = 32,86% ⇒ %mphenol = 67,14%.
Câu 20:
Cho dãy các chất: CH=C-CH=CH2; CH3COOH; CH2=CHCH2OH; CH3COOCH=CH2; CH2=CH2. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là
Chọn đáp án D
Các chất làm mất màu nước brom chứa πC=C, nhóm chức -CHO hoặc là anilin hay phenol.
⇒ các chất thỏa mãn là: HC≡C-CH=CH2, CH2=CHCH2OH, CH3COOCH=CH2, CH2=CH2 ⇒ chọn D.
Câu 21:
Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
Chọn đáp án A
Đipeptit là peptit chứa 2 gốc α-amino axit. Xét các đáp án:
A. Là đipeptit Gly-Ala ⇒ chọn.
B. Là tripeptit Gly-Gly-Gly ⇒ loại.
C và D. Không phải là đipeptit vì chứa gốc β-amino axit ⇒ loại.
Câu 22:
Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozo thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là
Chọn đáp án D
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 || nC2H5OH = 2 mol
⇒ nglucozơ phản ứng = 1 mol ⇒ H = 1 × 180 ÷ 300 × 100% = 60% ⇒ chọn D.
Câu 23:
Dãy gồm các chất được xếp theo chiều giảm dần của nhiệt độ sôi là:
Chọn đáp án A
Khi các chất có số Cacbon xấp xỉ nhau thì nhiệt độ sôi:
Axit > Ancol > Amin > Este > Xeton > Anđethi > Dẫn xuất halogen > Ete > Hidrocacbon.
⇒ chọn A.
Câu 24:
Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1 M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ X mol/l. Giá trị của X là
Chọn đáp án A
Trung hòa: H+ + OH– → H2O ||⇒ nOH– = nH+ = 0,002 mol
⇒ x = 0,002 ÷ 0,01 = 0,2M ⇒ chọn A.
Câu 25:
Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
Chọn đáp án D
Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
hexametylđiamin và axit ađipic như sau:
Câu 26:
Thể tích khí N2 (ở đktc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO2 là
Chọn đáp án D
NH4NO2 N2 + 2H2O ⇒ nN2 = nNH4NO2 = 0,25 mol ⇒ VN2 = 5,6 lít ⇒ chọn D.
Câu 27:
Trung hoà hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là :
Chọn đáp án A
Bảo toàn khối lượng: nHCl = (17,64 - 8,88) ÷ 36,5 = 0,24 mol.
Gọi n là số gốc amin ⇒ namin = 0,24 ÷ n ⇒ Mamin = 8,88 ÷ (0,24 ÷ n) = 37n.
► Nhìn 4 đáp án thấy n = 1 hoặc n = 2 ⇒ xét 2 trường hợp.
TH1: n = 1 ⇒ Mamin = 37 ⇒ không có amin nào thỏa.
TH2: n = 2 ⇒ Mamin = 74 ⇒ amin là C3H10N2.
Do amin bậc 1 và mạch C không phân nhánh ⇒ H2NCH2CH2CH2NH2.
⇒ chọn A.
Câu 28:
Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin X Y. Chất Y là chất nào sau đây ?
Chọn đáp án C
● Alanin H2NCH(CH3)COOH + NaOH → H2NCH(CH3)COONa (X) + H2O.
● H2NCH(CH3)COONa (X) + 2HCl → ClH3NCH(CH3)COOH (Y) + NaCl ⇒ chọn C.
Câu 29:
Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là
Chọn đáp án B
HC≡C-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C-CH3↓ + NH4NO3.
⇒ npropin = n↓ = 17,64 ÷ 147 = 0,12 mol. Lại có:
Etilen + 1H2 || Propin + 2H2 ⇒ netilen = 0,34 - 0,12 × 2 = 0,1 mol.
⇒ a = 0,1 + 0,12 = 0,22 mol ⇒ chọn B.
Câu 30:
Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozo là
Chọn đáp án D
Câu 31:
Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày.
Chọn đáp án D
Khí CO2 được dùng trong bình chữa cháy vì không duy trì sự cháy.
Đồng thời CO2 dùng để sản xuất NaHCO3 làm thuốc giảm đau dạ dày ⇒ chọn D.
Câu 32:
Để biến một số dầu mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào sau đây?
Chọn đáp án A
Để biến một số chất béo lỏng dầu mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình hidro hóa.
Phản ứng này được dùng trong công nghiệp để chuyển hóa chất béo lỏng (dầu) thành mỡ rắn
→ Thuận tiện cho việc vận chuyển hoặc thành bơ nhân tạo và để sản xuất xà phòng ⇒ chọn A
Câu 33:
Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit adipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số moi axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dần Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2, thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
Chọn đáp án C
X gồm CH2=C(CH3)COOH, C4H8(COOH)2, CH3COOH, C3H5(OH)3.
nC4H6O2 = nC2H4O2 ||⇒ ghép: C4H6O2 + C2H4O2 = C4H8(COOH)2.
► Quy X về C4H8(COOH)2 và C3H5(OH)3 với số mol lần lượt là x và y.
mX = 13,36(g) = 146x + 92y || Đun Z thu được thêm kết tủa ⇒ tạo 2 muối.
nBaCO3 = 0,25 mol. Bảo toàn nguyên tố Bari: nBa(HCO3)2 = 0,13 mol.
Bảo toàn nguyên tố Cacbon: nCO2 = 0,25 + 0,13 × 2 = 0,51 mol = 6x + 3y
► Giải hệ có: x = 0,06 mol; y = 0,05 mol. Do nKOH > 2nC4H8(COOH)2
⇒ KOH dư ⇒ nH2O = 0,06 × 2 = 0,12 mol. Bảo toàn khối lượng:
► m = 13,36 + 0,14 × 56 - 0,12 × 18 - 0,05 × 92 = 14,44(g) ⇒ chọn C.
Câu 34:
X có công thức phân tử H2NRCOOH. Cho 50 ml dung dịch X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,5M, dung dịch thu được phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1,6M. Mặt khác, nếu trung hòa 250 ml dung dịch X bằng dung dịch KOH rồi đem cô cạn thì thu được 35 gam muối. Gốc R là
Chọn đáp án D
► Xét thí nghiệm 1: Quy quá trình về: X + 0,04 mol HCl + 0,08 mol NaOH.
⇒ nX = 0,08 – 0,04 = 0,04 mol ⇒ 250 ml dung dịch X chứa 0,2 mol H2RCOOH.
||⇒ Mmuối = 35 ÷ 0,2 = 175 (H2NRCOOK) ⇒ R = 76 (-C6H4-) ⇒ chọn D.
Câu 35:
Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Chọn đáp án C
nO/X = (5,92 – 4,16) ÷ 16 = 0,11 mol || [O] + 2HCl → 2Cl + H2O ⇒ nCl– = 2nO = 0,22 mol.
Đặt nMg = x; nFe = y ⇒ 24x + 56y = 4,16(g). Rắn gồm x mol MgO và 0,5y mol Fe2O3
⇒ 40x + 160.0,5y = 6(g) ||⇒ giải hệ có: x = 0,01 mol; y = 0,07 mol. Bảo toàn electron cả quá trình:
2nMg + 3nFe = 2nO + nAg ⇒ nAg = 2 × 0,01 + 3 × 0,07 - 2 × 0,11 = 0,01 mol.
► Kết tủa gồm 0,01 mol Ag và 0,22 mol AgCl ⇒ m = 0,01 × 108 + 0,22 × 143,5 = 32,65(g).
Câu 36:
Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là:
Chọn đáp án B
nMg = 0,09 mol; nNO = 0,04 mol || Mg là kim loại hoạt động mạnh ⇒ chú ý có muối amoni!
Bảo toàn electron: 2nMg = 3nNO + 8nNH4NO3 ⇒ nNH4NO3 = 0,0075 mol.
► Muối gồm 0,09 mol Mg(NO3)2 và 0,0075 mol NH4NO3 ⇒ mmuối khan = 13,92(g) ⇒ chọn B.
Câu 37:
X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm -COOH; 1 nhóm -NH2. Trong A: %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam. Giá trị của m là
Chọn đáp án C
A chỉ chứa 1 nhóm -NH2 ⇒ MA = 14 ÷ 0,1573 = 89 ⇒ A là Ala.
ntripeptit = 0,18 mol; nđipeptit = 0,16 mol; nA = 1,04 mol.
Bảo toàn gốc amino axit: nX = (0,18 × 3 + 0,16 × 2 + 1,04) ÷ 4 = 0,475 mol.
⇒ m = 0,475 × 302 = 143,45(g) ⇒ chọn C.
Câu 38:
Thủy phân 7,2 gam vinyl fomat (HCOOCH=CH2) trong môi trường axit với hiệu suất đạt 80% thu được hỗn hợp X. Trung hòa hỗn hợp X, sau đó cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được bao nhiêu gam Ag, biết phản ứng tráng gương xảy ra hoàn toàn (H = 1; C = 12; Ag = 108).
Chọn đáp án C
HCOOCH=CH2 + H2O HCOOH + CH3CHO HCOO? + CH3CHO.
HCOO? 2Ag↓ || CH3CHO 2Ag↓
⇒ 1 HCOOCH=CH2phản ứng → 4Ag↓. Lại có: HCOOCH=CH2 2Ag↓.
● Tóm lại: ∑nAg = 4nHCOOCH=CH2 phản ứng + 2nHCOOCH=CH2 dư.
nHCOOCH=CH2 phản ứng = 0,08 mol; nHCOOCH=CH2 dư = 0,02 mol.
► mAg = 108 × (0,08 × 4 + 0,02 × 2) = 38,88(g) ⇒ chọn C.
Câu 39:
Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, C17H33COOH. Số trieste được tạo ra tối đa là
Chọn đáp án B
Số trieste tối đa tạo bởi glixerol và n axit béo là: .
► Áp dụng: n = 3 ⇒ số trieste tối đa được tạo ra là = 18 ⇒ chọn B.
Câu 40:
Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn X mol x hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là
Chọn đáp án B
Các peptit chứa ≥ 4 liên kết peptit ⇒ các peptit chứa ≥ 5 mắt xích.
Mặt khác, số mắt xích trung bình = 3,8 ÷ 0,7 = 5,43 ⇒ phải có pentapeptit.
► Không mất tính tổng quát, giả sử X là pentapeptit ⇒ Y chứa 6 mắt xích.
Đặt nX = x; nY = y ⇒ nT = x + y = 0,7 mol; nNaOH = 5x + 6y = 3,8 mol.
||⇒ giải hệ có: x = 0,4 mol; y = 0,3 mol. Lại có, X và Y đều tạo bởi Gly và Ala.
⇒ X và Y có dạng (Gly)a(Ala)5-a và (Gly)b(Ala)6-b (1 ≤ a ≤ 4; 1 ≤ a ≤ 5).
► Mặt khác, đốt X và Y cho cùng số mol CO2 ⇒ 0,4 × (15 - a) = 0,3 × (18 - b)
⇒ 0,4a - 0,3b = 0,6. Giải phương trình nghiệm nguyên có: a = 3; b = 2.
⇒ X là Gly3Ala2 và Y là Gly2Ala4. Bảo toàn khối lượng:
► m = 0,4 × 331 + 0,3 × 416 + 3,8 × 40 - 0,7 × 18 = 396,6(g) ⇒ chọn B.