Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề thi thử Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 21)

  • 3984 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất muối là

Xem đáp án

Đáp án B

Kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất muối của chúng là kim loại có tính khử mạnh.

• Fe, Zn là kim loại có tính khử trung bình

• Cu là kim loại có tính khử yếu

• Mg là kim loại có tính khử mạnh


Câu 2:

Số công thức cấu tạo của anken (trạng thái khí ở nhiệt độ thường) khi tác dụng với HBr chỉ thu được một sản phẩm cộng duy nhất là:

Xem đáp án

Đáp án C

Anken (C2H4, C3H6, C4H8) là chất khí ở nhiệt độ thường.

Anken + HBr → sản phẩm cộng duy nhất

→ Phân tử anken có tính đổi xứng

→ Có 2 công thức cấu tạo phù hợp là: CH2 = CH2 hoặc CH3 – CH = CH – CH3

CH2 = CH2 + HBr → CH2Br – CH2Br

CH3 – CH = CH – CH3 + HBr → CH3 – CHBr – CH2 – CH3


Câu 4:

Cho các polime sau: tơ nilon-6,6, poll vinyl clorua, thủy tinh plexiglas, teflon, nhựa novolac, tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Trong đó số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

Xem đáp án

Đáp án C

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là polime có monome tạo thành trong phân tử có liên kết bội kém bền hoặc vòng kém bền

→ Có 5 polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là: poli(vinyl clorua), thủy tinh plexiglas, teflon, tơ nitron, cao su buna


Câu 5:

Có 3 chất hữu cơ: H2NCH2COOH, HCOOH, (CH3)2NH. Thuốc thử để nhận biết 3 chất hữu cơ trên là

Xem đáp án

Đáp án C

Thuốc thử để nhận biết 3 chất hữu cơ H2NCH2COOH, HCOOH, (CH3)2NH là quỳ tím vì

• H2NCH2COOH có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH → không làm chuyển màu quỳ tím

• HCOOH có tính axit → làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

• (CH3)2NH có tính bazơ → làm quỳ tím chuyển sang màu xanh


Câu 6:

Cho các chất anilin, benzen, axit acrylic, axit fomic, axetilen, anđehit metacrylic. Số chất phản ứng với Br2 dư ở điều kiện thường với tỉ lệ mol 1:1 là

Xem đáp án

Đáp án D

Anilin : C6H5NH2 + 3Br2 → Br3C6H2NH2↓ + 3HBr

Benzen không phản ứng với nước brom

Axit acrylic : CH2 = CH–COOH + Br2 → CH2Br–CHBr–COOH

Axitfomic: HCOOH + Br2 → CO2 + 2HBr

Axetilen : CH = CH + 2Br2 → CHBr2–CHBr2

Anđehit metacrylic : CH2 = C(CH3)CHO + 2Br2 + H2O → BrCH2–BrC(CH3)COOH + 2HBr

→ axit acrylic và axit fomic tác dụng với Br2 theo tỉ lệ 1:1


Câu 7:

Trong các phát biểu sau:

(1) Các kim loại chỉ có 1, 3 electron ở lớp ngoài cùng.

(2) Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.

(3) Ở điều kiện thường các kim loại chỉ tồn tại ở trạng thái rắn.

Những phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

(1) sai vì các kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng.

(2) đúng vì các nguyên tố nhóm B đều là các kim loại chuyển tiếp (có 1, 2 electron lớp ngoài cùng).

(3) sai vì điều kiện thường thủy ngân ở trạng thái lỏng.


Câu 8:

Cho các phát biểu sau:

(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.

(3) Amin bậc 2 có lực bazơ mạnh hơn amin bậc 1.

(4) Phenol có tính axit nên dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ

(5) Chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen, benzen, stiren.

(6) Trong công nghiệp, axeton và phenol được sản xuất từ cumen

(7) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.

(8) Dùng giấm ăn để khử mùi tanh của cá.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

(1) đúng vì:

RCHO + H2 Ni, to RCH2OH

2RCHO + O2 → 2RCOOH

(2) sai do ảnh hưởng của nhóm –OH tới vòng benzen nên phản ứng thể vào nhân thơm ở phenol dễ hơn ở benzen (SGK 11 NC – trang 231)

(3) sai vì đối với R là gốc hiđrocacbon thơm lực bazơ của: C6H5NH2 > (C6H5)2NH.

(4) sai vì phenol có tính axit nhưng tính axit của phenol rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím (SGK11)

(5) Chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen, benzen, stiren đúng

C6H6 + KMnO4 → không phản ứng

3C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5CHOH-CH2OH + 2MnO2↓ + 2KOH

                        Màu tím                 Không màu

C6H5CH3 + 2KMnO4  to C6H5COOK + 2MnO2↓ + KOH + H2O

              Màu tím            Không màu

(6) đúng (SGK 11 - trang 192)

(7) đúng (SGK 12)

(8) đúng vì mùi tanh của cá do hỗn hợp các amin, các amin có tính bazơ nên phản ứng được với axit axetic CH3COOH có trong giấm ăn

RNH2 + CH3COOH→ CH3COONH3R

→ Số phát biểu đúng là 5


Câu 9:

Nhận xét nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

A đúng

FeO + CO to Fe + CO2

FeO + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO + 3H2O

B đúng (SGK 12 nâng cao - trang 203}

C đúng (SGK 12 nâng cao - trang 198)

D sai vì đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm (SGK 12 nâng cao - trang 211)


Câu 11:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

A đúng (SGK 12 nâng cao – trang 189)

B, D đúng (SGK 12 nâng cao – trang 190)

C sai vì crom là kim loại nặng (SGK 12 nâng cao – trang 189)


Câu 12:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Hình vẽ trên là thí nghiệm nung chất rắn X không phải là quá trình hòa tan X → loại D

Khí Y không tan trong nước nên loại B và C vì SO2, NH3 và HCl đều tan trong nước

Phản ứng A đúng


Câu 13:

Chất nào sau đây dùng làm khô khí NH3?

Xem đáp án

Đáp án D

Chất dùng làm khô khí NH3 là chất có khả năng hút ẩm và không phản ứng với NH3

A sai vì P2O5 + H2O → 2H3PO4 

H3PO4 + NH3 → NH4H2PO4

B sai vì H2SO4 + NH3 → NH4HSO4

C sai vì CuSO4 + 2H2O + 2NH3 → (NH4)2SO4 + Cu(OH)2

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2


Câu 14:

Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3, Al, Zn. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

Xem đáp án

Đáp án B

Chất lưỡng tính là chất phản ứng được với cả dung dịch axit và dung dịch bazơ và không có sự thay đổi số oxi hoá trong phản ứng

→ Chất có tính lưỡng tính là : Cr(OH)3 và Zn(OH)2

 • Cr(OH)3 :  Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O

 Zn(OH)2:   Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O


Câu 15:

Bazơ Y là một hóa chất giá rẻ và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất amoniac, clorua vôi, vật liệu xây dựng, sản xuất mía đường... Bazơ Y là

Xem đáp án

Đáp án B

Hợp chất giá rẻ và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất amoniac, clorua vôi, vật liệu xây dựng, sản xuất mía đường... là Ca(OH)2


Câu 16:

Nhận định sai ăn mòn hóa học

Xem đáp án

Đáp án C

A đúng (SGK 12 cơ bản – trang 92]

B đúng (SGK 12 cơ bản – trang 92)

C sai vì kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương là của hiện tượng ăn mòn điện hóa.

D đúng (SGK 12 cơ bản – trang 92]


Câu 17:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.

(d) Cho Na vào dunh dịch CuSO4 dư.

(e) Nhiệt phân AgNO3.

(g) Đốt FeS2 trong không khí.

(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.

Sau khi kết thúc các pahrn ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

Xem đáp án

Đáp án B

(a) Mg + Fe2(SO4)3 → MgSO4 + 2FeSO4

(b) Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3

(c) H2 + CuO to Cu + H2O

(d) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

CuSO4 + 2NaOH       → Na2SO4 +Cu(OH)2

(e) 2AgNO3 to 2Ag + 2NO2 + O2

(g) 4FeS2 + 11O2 to 2Fe2O3 +8SO2

(h) 2CuSO4 + 2H2O đpnc 2Cu↓ + 2H2SO4 + O2

→ Có 3 thí nghiệm thu được kim loại là (c), (e), (h)


Câu 18:

Hỗn hợp X gồm NaHCO3, NH4NO3 và BaO (với cùng số mol của mỗi chất). Hòa tan X vào lượng nước dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng kết thúc, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y có môi trường

Xem đáp án

Đáp án C

Giả sử mỗi chất có 1 mol khi dó sẽ xảy ra các phản ứng vừa đủ sau

BaO + H2O → Ba(OH)2

 

→ Y là NaNO3, NaNO3 có môi trường trung tính


Câu 19:

Chia m (g) anđehit thành 2 phần bằng nhau.

Phần 1: đốt cháy hoàn toàn, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

Phần 2: tác dụng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư tạo ra 4 mol Ag/ 1 mol anđehit. Vậy đó là

Xem đáp án

Đáp án C

nCO2=nH2O anđehit là no đơn chức → Loại đáp án B.

Mặt khác, tỷ lệ 1 mol anđehit tạo ra 4 mol Ag. Vậy đó là HCHO.


Câu 21:

Xà phòng hóa hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Nhận định nào dưới đây không đúng ?

Xem đáp án

Đáp án C

PT:

(RCOO)3C3H5+3NaOHtoC17H35COONa+C17H33COONa+C13H31COONa+C3H5(OH)3

      triglixerit                      natri stearat    natri oleat   natri panmitat

Vậy cấu tạo của X là (C17H35COO)(C17H33COO)(C15H31COO)C3H5

→ X được tạo thành từ 3 gốc axit béo C17H35COO, C17H33COO, C15H31COO → A đúng

Gốc C17H33COO có 1 liên kết n trong gốc hiđrocacbon → X có tham gia phản ứng hiđro hóa và X làm mất màu dung dịch Br2B và D đúng

MX = 860 → C sai


Câu 22:

Cho sơ đồ phản ứng: axit glutamic +HClX+NaOHđ, toY Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng, Y là

Xem đáp án

Đáp án B

Axit glutamic: HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH

HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH + HCl → HOOCCH2CH2CH(NH3Cl)COOH (X)

HOOCCH2CH2CH(NH3Cl)COOH + 3NaOH → NaOOCCH2CH2CH(NH2)COONa + NaCl + H2O

→Y là NaOOCCH2CH2CH(NH2)COONa


Câu 23:

Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

Xem đáp án

Đáp án C

Fe, Zn AgNO3X+Y 

X gồm hai muối là Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2

Y gồm hai kim loại là Ag và Fe dư

Ta có Zn + 2AgNO3 → ZnNO3)2 + 2Ag

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

→ X gồm Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2


Bắt đầu thi ngay