Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề thi thử Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 19)

  • 3981 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kim loại nào sau đây có thể tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội?

Xem đáp án

Đáp án D

Al, Cr và Fe bị thụ động (không phản ứng) với dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.


Câu 2:

Chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ?

Xem đáp án

Đáp án D

Chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua,…)

→ Chất không phải là hợp chất hữu cơ là HCN.


Câu 3:

Phenol không có khả năng phản ứng với chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Phenol không có khả năng phản ứng với dung dịch NaCl

2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O


Câu 4:

Cho các chất sau: but-2-en; propen; etan; propin. Chất có đồng phân hình học là

Xem đáp án

Đáp án D

Chất có đồng phân hình học là but-2-en


Câu 5:

Cho các chất sau: CH3COOH, C2H5OH, C2H6, C2H5Cl. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là

Xem đáp án

Đáp án A

Thứ tự nhiệt độ sôi của các chất (M tương đương)

Hiđrocacbon < Dẫn xuất halgen, anđehit, ete, este < Amin < Ancol < Axit cacboxylic

→ Trong các chất trên, C2H6 có nhiệt độ sôi thấp nhất.


Câu 6:

Nhỏ vài giọt dung dịch chứa chất X vào ống nghiệm đựng dung dịch hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh. Chất X là

Xem đáp án

Đáp án B

Nhỏ vài giọt dung dịch chứa I2 vào ống nghiệm đựng dung dịch hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh → X là I2


Câu 7:

Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại?

Xem đáp án

Đáp án C

Tính chất chung của kim loại là ánh kim, dẫn điện và tính dẫn nhiệt.


Câu 9:

Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

Xem đáp án

Đáp án B

Chất vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là Al(OH)3

3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + H2O


Câu 10:

Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương trình hóa học không đúng là B vì SiO2 không phản ứng với dung dịch HCl


Câu 13:

Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím đổi thành màu đỏ?

Xem đáp án

Đáp án C

Dung dịch không làm quỳ tím đổi thành màu đỏ là H2NCH2COOH


Câu 14:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

A sai vì peptit thường dễ tan trong nước(SGK hóa học 12 nâng cao – trang 70)

B sai vì trong phân tử các α-amino axit chỉ có 1 nhóm amino

C sai vì khi trong phân tử amino axit có nhóm NH2 nhiều hơn số nhóm COOH thì dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh và trong phân tử amino axit có nhóm NH2 ít hơn số nhóm COOH thì dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

D đúng


Câu 15:

Khi cho kim loại sắt vào lượng dư dung dịch chứa chất X, sau khi kết thúc phản ứng thu được sản phẩm là muối sắt (II). Chất X có công thức hóa học là

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có phương trình hóa học

2Fe + 6H2SO4đặc to Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Fe + 2FeCl3 → 2FeCl2


Câu 17:

Có các phát biểu sau:

(1) Glucozơ không tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng).

(2) Metylamin làm giấy quỳ ẩm đổi sang màu xanh.

(3) Đa số các polime khong tan trong các dung môi thông thường.

(4) Muối natri hoặc kali của axit béo được dùng để sản xuất xà phòng.

Các phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

(1) sai vì: CH2OH[CHOH]4CHO + H2 Ni, toCH2OH[CHOH]4CH2OH

(2) đúng (SGK 12 nâng cao – trang 59)

(3) đúng (SGK 12 nâng cao – trang 86)

(4) đúng (SGK 12 nâng cao – trang 10)


Câu 18:

Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, CO2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là

Xem đáp án

Đáp án C

Có 4 chất tác dụng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là NaHCO3, Al(OH)3, CO2 và NH4Cl

Phương trình hóa học:

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

2NaOH + CO2  → Na2CO3 + H2O

NaOH + CO2  → NaHCO3

NH4Cl + NaOH  → NaCl + NH3 + H2O


Câu 19:

Trong công nghiệp nhôm được sản xuất bằng phương pháp

Xem đáp án

Đáp án D

Trong công nghiệp nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3

2Al2O3criolit, dpnc 4Al + 3O2


Câu 20:

Cho các phát biểu sau:

(1) Để một miếng gang (hợp kim sắt – cacbon) ngoài không khí ẩm, sẽ xảy ra sự ăn mòn điện hóa.

(2) Kim loại cứng nhất là W (vonframe).

(3) Hòa tan Fe3O4 bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch chứa hai muối.

(4) Khí điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự oxi hóa ion Na+.

(5) Không thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

(1) đúng (SGK 12 nâng cao – trang 134)

(2) sai vì kim loại cứng nhất là crom

(3) đúng vì Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

(4) sai vì khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự khử ion Na+.

(5) đúng vì

CO2 + 2Mg → 2MgO + 2C

3CO2 + 4Al → 2Al2O3 + 3C

→ Có 3 phát biểu đúng


Câu 21:

Isoamyl axetat là một este có mùi chuối chín, công thức cấu tạo thu gọn của este này là

Xem đáp án

Đáp án A

Công thức cấu tạo của isoamyl axetat là CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.


Câu 22:

Cho dãy chất sau: etilen, hexan, hex-1-en, anilin, cumen, but-1-in, benzen, stiren, metyl metacrylat. Số chất trong dãy trên tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là

Xem đáp án

Đáp án C

Chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường có chứa liên kết bội (C=C, C≡C), có chứa nhóm CHO, anilin, phenol.

Trong các chất trên, có 6 chất tác dụng được với dung dịch brom là etile (CH2=CH2), hex-1-en (CH2=CH-C4H9), anilin (C6H5NH2), but-1-in (CH≡C-C2H5), stiren (C6H5CH=CH2), metyl metacrylat (CH2=C(CH3)-COOCH3)

Phương trình hóa học:

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

CH2=CH-C4H9 + Br2 → CH2Br-CHBr-C4H9

C6H5NH2 + 3Br2 →C6H2Br3NH2 + 3HBr

CH≡C-C2H5 + 2Br2 → CHBr2-CBr2-C2H5

C6H5CH=CH2 + Br2 → C6H5CHBr-CH2Br

CH2=C(CH3)-COOCH3 + Br2 → CH2Br-CBr(CH3)COOCH3


Câu 23:

Tiến hành thí nghiệm với các chất hữu cơ X, Y, Z, T đều trong dung dịch. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Nước brom

Có kết tủa trắng

Y, Z

Cu(OH)2

Tạo thành dung dịch màu xanh lam

Y, T

Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng

Tạo thành kết tủa màu trắng bạc

Các chất X, Y, Z, T có thể lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào đáp án ta có: X tác dụng được với nước brom, xuất hiện kết tủa trắng

→ X là anilin hoặc phenol

T tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được kết tủa màu trắng bạc → T là etyl fomat

Vậy X, Y, Z, T lần lượt là anilin, glucozo, glixerol, etyl fomat.


Câu 24:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

A đúng (SGK 12 nâng cao – trang 107)

B sai vì khi cho CaO vào bình đựng khí HCl có lẫn hơi nước thì xảy ra các phản ứng

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

CaO + H2O → Ca(OH)2

C đúng vì:  P +5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O

D đúng (SGK 12 cơ bản – trang 148)


Câu 25:

Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất nitron?

Xem đáp án

Đáp án C

Trùng hợp CH2=CH-CN tạo thành polime để sản xuất nitron (SGK 12 cơ bản – trang 94)


Câu 26:

Dung dịch nào sau đây có khả năng làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4?

Xem đáp án

Đáp án C

Dung dịch có khả năng làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 là FeSO4 vì Fe2+ vừa có tính khử nên phản ứng được với dung dịch KMnO4 có tính oxi hóa mạnh.

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O


Câu 33:

Chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H15O4N. Khi chó chất X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm gồm chất Y, C2H6O và CH4O. Chất Y là muối natri của α-amino axit Z (chất Z có cấu tạo mạch hở và có mạch cacbon không phân nhánh). Số công thức cấu tạo phù hợp của chất X là

Xem đáp án

Đáp án A

X + NaOH → C2H5OH + CH3OH + Muối natri của α-amino axit Z (Z có cấu tạo mạch hở và mạch cacbon không phân nhánh)

→ X là este 2 chức của axit glutamic

→ có 2 công thức cấu tạo phù hợp với X là

CH3OOCCH(NH2)CH2CH2COOC2H5 và C2H5OOCCH(NH2)CH2CH2COOCH3


Bắt đầu thi ngay