IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán Bài tập ôn tập chương 3 hình học 9 có đáp án

Bài tập ôn tập chương 3 hình học 9 có đáp án

Bài tập Góc nội tiếp có đáp án

  • 2163 lượt thi

  • 22 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Muốn xác định tâm của một đường tròn mà chỉ dùng ê ke thì phải làm như thế nào?

Xem đáp án

Để xác định tâm của một đường tròn mà chỉ dùng ê ke, ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Kẻ đường thẳng cắt đường tròn tại A và B.

Bước 2: Qua B, dùng ê ke kẻ đường thẳng vuông góc với AB ở B và cắt đường tròn tại C.

Bước 3: Nối C với A.

Bước 4: Qua A, dùng ê ke kẻ đường thẳng vuông góc với AB tại A và cắt đường tròn tại D.

Bước 5: Nối B với D. Giao điểm của AC và BD là tâm đường tròn.


Câu 2:

Dựng một tam giác vuông, biết cạnh huyền dài 4 cm và một cạnh góc vuông dài 2,5 cm.

Xem đáp án

Giả sử dựng được tam giác ABC vuông có cạnh huyền BC = 4 cm, cạnh góc vuông AB = 2,5 cm.

Gọi O là trung điểm của BC. Ta có: OB = OC = OA = 2 cm.

Vậy tam giác ABC nội tiếp đường tròn đường kính BC có cạnh AB = 2,5 cm.

Cách dựng: Ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Dựng đường tròn bán kính r = 2 cm.

Bước 2: Qua O kẻ đường thẳng d cắt đường tròn tại hai điểm B cà C

Bước 3: Dựng đường tròn tâm B, bán kính 2,5 cm và cắt đường tròn (O) tại A1, A2.

Vậy ∆A1BC, ∆A2BC thỏa mãn đề bài.


Câu 4:

Cho đường tròn tâm O, đường kính AB và S là một điểm nằm bên ngoài đường tròn. SA và SB lần lượt cắt đường tròn tại M, N. Gọi H là giao điểm của BM và AN. Chứng minh rằng SH vuông góc với AB.

Xem đáp án

Ta có AMB^, ANB^ là các góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên: AMB^=ANB^=900

Do đó, BMAS,  ANSBH là trực tâm của tam giác SAB.

Vậy ta được AHAB.


Câu 6:

Trên nửa đường tròn (O) đường kính AB, lấy điểm M (khác A và B). Vẽ tiếp tuyến của (O) tại A. Đường thẳng BM cắt tiếp tuyến đó tại C. Chứng minh rằng ta luôn có: MA2=MB.MC

Xem đáp án

Ta có CAAB (tính chất của hai tiếp tuyến)

Suy ra ABC vuông tại A.

Mặt khác, AMB^=900 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) nên AM là đường cao của tam giác ABC.

Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông, ta có MA2=MB.MC.


Câu 9:

Cho đường tròn (O) và (O’) bằng nhau, cắt nhau tại A và B. Qua B vẽ một cát tuyến cắt đường tròn (O) và (O’) lần lượt tại C và D.

a) Chứng minh AC = AD.

b) Tìm quỹ tích trung điểm M của CD khi cát tuyến CBD quay quanh B.

Xem đáp án

a) Từ giả thiết “hai đường tròn (O) và (O’) bằng nhau”, nên hai cung nhỏ AB của chúng bằng nhau, do đó:

b) Ta lần lượt thực hiện:

Phân thuận: với M là trung điểm của CD, suy ra AMCD, vì ACD cân tại A

Vậy điểm M thuộc đường tròn đường kính AB

Phần đảo: Lấy điểm MAB và giả sử đường thẳng BM cắt (O) và (O’) theo thứ tự tại C và D, ta cần chứng minh M là trung điểm CD.

Thật vậy, trong ACD cân tại A, ta có: AMB^=900. Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn , vì tam giác cân đường cao là trung tuyến

Kết luận: quỹ tích các điểm M là đường tròn đường kính AB.


Câu 12:

Cho hai đường tròn bằng nhau (O) và (O’) cắt nhau tại A và B. Vẽ đường thẳng qua A cắt (O) tại M và (O’) tại N (A nằm giữa M và N). Hỏi MBN là tam giác gì: Tại sao?

Xem đáp án

Hai đường tròn (O) và (O’) bằng nhau nên AOBO’ là hình thoi.

Do đó AOB^=AO'B^. Theo tính chất của góc nội tiếp, ta có:

Vậy ta được BMN là tam giác cân tại B.


Câu 16:

Cho nửa đường tròn đường kính AB. Gọi O là điểm chính giữa của nửa đường tròn và M là một điểm bất kì của nửa đường tròn đó. Tia AM cắt đường tròn (O; OA) tại điểm thứ hai là N. Chứng minh rằng MN = MB.

Xem đáp án

Từ giả thiết ta có ngay AOB^=900, AMB^=900 vì chúng đều là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn đường kính AB.

Mặt khác, ta cũng có OA = OB => BO;OA

Do đó, ANB^=AOB^=450

Khi đó, BMN vuông tại M có MNB^=450 nên nó là tam giác vuông cân, suy ra MN = NB


Câu 18:

Cho đường tròn tâm O đường kính AB và một điểm C chạy trên một nửa đường tròn. Vẽ một đường tròn (I) tiếp xúc với đường tròn (O) tại C và tiếp xúc với đường kính AB tại D, đường tròn này cắt CA và CB tại các điểm thứ hai là M và N. Chứng minh rằng:

a) Ba điểm M, I, N thẳng hàng

b) IDMN

c) Đường thẳng CD đi qua điểm cố định

d) Nêu cách dựng đường tròn (I) nói trên.

Xem đáp án

=> K là điểm chính giữa của cung.

Do đó K cố định. Vậy CD luôn đi qua điểm cố định K

d) Để dựng đường tròn (I), ta thực hiện:

- Dựng OK vuông góc với AB, với K thuộc nửa đường tròn không chứa điểm C.

- Nối CK cắt AB tại D.

- Dựng đường thẳng qua D vuông góc với AB cắt CD tại I.

- Dựng đường tròn (I; ID) đây chính là đường tròn cần dựng.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương