Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ cơ bản (đề số 1)
-
3682 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thành phần đường chính có trong nước mía là
Chọn đáp án D
Glucozơ có nhiều trong nho, fructozơ có nhiều trong mật ong, saccarozơ có nhiều trong mía. Còn amilozơ chỉ là 1 thành phần của tinh bột.
Câu 2:
Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp ứng dụng vào biết bị báo cháy là
Chọn A
Các hợp kim dùng trong thiết bị báo cháy phải có nhiệt độ nóng chảy thấp nên ưu tiên các hợp kim có chứa Bi và Pb.
Câu 3:
Điện phân dung dịch muối CuSO4 dư trong thời gian 1930 giây, thu được 1,92 gam Cu ở catot. Cường độ dòng điện trong quá trình điện phân là giá trị nào dưới đây?
Chọn A
Vì CuSO4 dư nên
Câu 4:
Số đồng phân của este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
Chọn D
Có 2 đồng phân este là: HCOOC2H5 và CH3COOCH3.
Câu 6:
Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là
Chọn A
Cách hiểu đúng Khi tan Na2CO3 phân li thành Na+ và CO32-, chính CO32- tạo thành OH- theo cân bằng: CO32- + H2O ⇄ HCO3- + OH- gây nên môi trường bazơ.
Cách hiểu sai, nhưng dùng được khi thi: Na2CO3 tạo nên từ NaOH (một bazơ mạnh) và H2CO3 (một axit yếu) nên dung dịch sẽ thiên về tính bazơ.
Tương tự dung dịch MgCl2 và KHSO4 sẽ có môi trường axit còn dung dịch NaCl lại trung hòa
Câu 7:
Anilin và alanin đều có phản ứng với dung dịch nào sau đây (trong dung môi nước)
Chọn D
Anilin và alanin đều có nhóm chức amino (-NH2) mang tính bazơ nên chắc chắn có phản ứng với HCl, một axit mạnh
Câu 8:
X là amino axit trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Lấy 0,12 mol X tác dụng với 240 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho 400ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y, cô cạn dung dịch sau khi kết thúc phản ứng, thu được 32,32 gam rắn khan. Tên gọi của X là
Chọn C
Y gồm nHCl=0,24 và nNH2RCOOH=0,12 xem như không phản ứng với nhau mà trực tiếp phản ứng với 0,4 mol NaOH, lại có 0,24 + 0,12 = 0,36 < 0,4 => NaOH dư
= 32,32
Câu 9:
Cho dãy các chất: Al2O3; NaHCO3; (NH4)2CO3; KHSO4; Al(OH)3; NaAlO2. Số chất trong dãy vừa tác dụng được dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là
Chọn C
Có 4 chất vừa tác dụng với HCl và NaOH là: Al2O3; NaHCO3; (NH4)2CO3; Al(OH)3 vì:
KHSO4 là một muối có tính axit tương đối mạnh nên sẽ không có phản ứng với HCl
NaAlO2 hay NaAl(OH)4 là một muối có tính bazơ mạnh nên sẽ không phản ứng với NaOH.
Câu 10:
Phản ứng nào sau đây là sai?
Chọn C
Đáp án C sai vì đã tạo H2 ⟹ Axit thường, không phải dạng có tính oxi hóa cao ⟹ Tạo FeSO4.
Câu 11:
Cho các loại tơ sau: tơ tằm; sợi bông; tơ nilon-6; tơ visco; tơ nilon-6,6; to axetat. Số tơ trong dãy trên có nguồn gốc từ xenlulozơ là
Chọn C
Sợi bông, một polime thiên nhân lấy cây bông gòn chứa 98% là xenlulozơ, còn tơ visco và tơ axetat là 2 loại tơ bán tổng hợp chế hóa từ xenlulozơ
Câu 12:
Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa
Chọn B
Nilon-6,6 thì phải tạo từ 2 chất có 6 cacbon là hexametylenđiamin và axit ađipic
Cần tránh nhầm axit ađipic: HOOC-(CH2)4-COOH và axit terephtalic: HOOC-C6H4-COOH
Tơ lapsan mới tạo từ etylen glicol và axit terephtalic
Câu 13:
Oxit CrO3 có màu
Chọn A
CrO đen, Cr2O3 lục thẫm, và Cr(OH)3 lục xám, CrO3 đỏ, Cr2O72- cam, CrO42- vàng.
Câu 14:
Cho hỗn hợp bột Fe và Al vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa các cation nào?
Chọn D
Vì Ag+ dư nên loại đáp án C và đáp án D, còn Fe2+ thì phản ứng với Ag+ nên không thể tồn tại chung trong cùng một dung dịch ⟹ Loại cả đáp án A
Câu 15:
Cho 21,6 gam hỗn hợp X gồm metyl amin, etyl amin và propyl amin (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2:1) tác dụng hết với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là
Chọn D
Đặt nCH3NH2 = a, từ tỉ lệ số mol ⟹ nC2H5NH2 = 2a và nC3H7NH2 = a
Câu 16:
Thủy phân hoàn toàn este nào sau đây thu được cả hai sản phẩm đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc?
Chọn C
HCOOCH=CH2 sau khi thủy phân tạo HCOOH và CH3CHO đều có nhóm chức –CHO anđehit nên đều cho phản ứng tráng bạc.
Câu 17:
Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi, thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy trong hỗn hợp ban đầu thì CaCO3 chiếm phần trăm theo khối lượng là
Chọn A
Đề bài chỉ hỏi tỉ lệ giữa các khối lượng nên có thể lấy 90 gam hỗn hợp ban đầu và sau phản ứng còn lại
Câu 19:
Thí nghiệm nào sau đây thu được muối Fe(II)?
Chọn B
Đáp án là B vì Fe dư nên không còn Fe3+ trong dung dịch.
Nhiều bạn sẽ phân vân với đáp án C, nhưng ở đáp án này, Fe cháy trong môi trường không khí, không có H2O để phân li tạo Fe3+ nên không xảy ra phản ứng: Fe + 2Fe3+ ⟶ 3Fe2+
Câu 20:
Xà phòng hóa hoàn toàn 53,16 gam triglixerit X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glyxerol có khối lượng m gam và hỗn hợp chứa 2a mol muối natri oleat và a mol muối natri stearat. Giá trị của m là
Chọn B
Từ tỉ lệ muối ⟹ X là (C17H33COO)2C3H5OOCC17H35 ⟹ Mx=886 đvC
Câu 21:
Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ có thể thu được là
Chọn B
nMắt xích C6H10O5 = 324/162 = 2 ⟹ nGlu = 2×75/100 = 1,5 ⟹ mGlu = 1,5×180 = 270 gam.
Câu 22:
Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 18,56 gam oxit sắt, nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, khí thoát ra khỏi ống sứ được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34,8 gam kết tủa. Công thức oxit sắt là
Chọn C
Quá trình CO phản ứng với oxit chỉ là CO lấy đi O tạo CO2 nên số mol O bị lấy cũng chính bằng số mol CO2. Vì Ca(OH)2 dư ⟹ nCO2 = 34,8/100 = 0,348 = nO bị lấy
⟹ nFe trong oxit = (18,56 – 0,348×16)/56=0,232
⟹ ⟹ Fe2O3
Câu 23:
Dãy gồm các chất dễ tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt là:
Chọn D
2,4,6-tribromanilin là kết tủa trắng khi cho anilin vào nước brom ⟹ Loại đáp án A
Fibroin là một loại protein thành phần của tơ tằm, không tan ⟹ Loại đáp án B
Anilin rất ít tan trong nước ⟹ Loại đáp án C
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Chọn A
Đáp án A đúng vì nilon-6 (hay tơ capron) đều có thể điều chế từ phản ứng trùng ngưng monome ε-aminocaproic hoặc trùng hợp caprolactam.
Đáp án B sai vì trùng hợp stiren sẽ tạo ra polistiren, còn để tạo poli(phenol-fomanđehit) thì cần trùng ngưng phenol và fomandehit.
Đáp án C sai vì visco là tơ bán tổng hợp = tơ nhân tạo.
Đáp án D sai vì đây là trùng hợp (hay đồng trùng hợp), không phải trùng ngưng
Câu 25:
Hòa tan hết hỗn hợp gồm 8,64 gam Mg và 4,8 gam MgO trong dung dịch HNO3 loãng dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 0,04 mol khí Y duy nhất. Tỉ khối của Y so với metan bằng 1,75. Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
Chọn B
BTE ⟹ nNH4NO3 = (0,36×2 – 0,04×10)/8 = 0,04
BTNT.Mg ⟹ nMg(NO3)2 = 0,36 + 0,12 = 0,48
⟹ mMuối = 0,48×148 + 0,04×80 = 74,24 gam
Câu 26:
Nhận định nào sau đây là đúng?
Chọn A
Đáp án B sai vì có anilin không làm đổi màu quỳ tím
Đáp án C sai vì đipeptit không cho phản ứng màu biure
Đáp án D sai vì alanin có công thức là NH2CH(CH3)COOH.
Câu 27:
Hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
Chọn A
Đặt x là nFeCl2 ⟹ nNaCl = 2x ⟹ 24,4 = 127x + 58,5×2x ⟹ x = 0,1
⟹ nAg = nFeCl2 = 0,1 và nAgCl = 2nFeCl2 + nNaCl = 2×0,1 + 0,2 = 0,4
Vậy
Câu 28:
Cho hai phản ứng:
(1) H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH.
(2) H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O.
Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic
Chọn D
Phản ứng (1) cho thấy chất này có khả năng nhận H+ (vào nhóm –NH2 tạo –NH3+)
Phản ứng (2) cho thấy chất này có khả năng cho H+ (vào ion OH- tạo H2O)
Vậy 2 phản ứng này chứng tỏ tính lưỡng tính theo thuyết axit-bazơ của Bronsted.
Câu 29:
Khi thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2;
(2) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3;
(3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3;
(4) Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Na3PO4.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
Chọn D
Thí nghiệm (1) không tạo kết tủa vì CO2 dư nên CaCO3 đã bị hòa tan hoàn toàn
Thí nghiệm (2) không tạo kết tủa vì NaOH dư nên Al(OH)3 đã bị hòa tan hoàn toàn
Thí nghiệm (3) có tạo kết tủa Ag
Thí nghiệm (4) có tạo kết tủa Ag3PO4 (nếu thay Na3PO4 bằng H3PO4 thì không có kết tủa)
Câu 30:
Thực hiện sơ đồ phản ứng sau:
(1) X
(2)
(3)
Nhận định nào sau đây là sai?
Chọn C
T trùng hợp tạo polietilen ⟹ T là C2H4 ⟹ Z là C2H5OH
⟹ X là CH3COOC2H5 chỉ có 1 đồng phân cấu tạo ⟹ Đáp án C sai.
Câu 31:
Hòa tan hết 21,6 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch X có chứa 29,25 gam muối FeCl3. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị gần nhất của m là
Chọn B
Quá trình hòa tan các oxit chỉ là phản ứng:
Đặt nO = x ⟹ nCl- = 2x; BTNT.Cl ⟹ nFeCl2 = (2x – 0,18×3)/2 = x – 0,27
BTNT.Fe ⟹ nFe ban đầu = x – 0,27 + 0,18 = x – 0,09 ⟹ (x – 0,09)×56 + 16x = 21,6
⟹ x = 0,37 ⟹ nFeCl2 = 0,37 – 0,27 = 0,1 = nAg ⟹ m = 0,1×108 + 2×0,37×143,5 = 116,99.
Câu 32:
Đun nóng 14,8 gam hỗn hợp X gồm CH3COOCH3, HCOOC2H5, C2H5COOH trong 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH aM (phản ứng vừa đủ) thì thu được 4,68 gam hỗn hợp hai ancol (tỉ lệ số mol 1:1) và m gam muối. Vậy giá trị m là
Chọn B
Cả 3 chất trong X đều có M = 74 đvC ⟹ nX = 14,8/74 = 0,2 vì phản ứng vừa đủ ⟹ 0,1a + 0,1 = 0,2 ⟹ a = 1 lại có 32b + 46b = 4,68 ⟹ b = 0,06 ⟹ nH2O = nX – nAncol = 0,2 – 0,06×2 = 0,08
BTKL ⟹ 14,8 + 0,1×40 + 0,1×56 = m +4,68 + 0,08×18 ⟹ m = 18,28
Câu 33:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3;
(2) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3;
(3) Điện phân nóng chảy NaCl;
(4) Dẫn khí H2 dư qua CuO, nung nóng;
(5) Đốt cháy FeS2 trong oxi dư;
(6) Cho miếng Na vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm tạo ra kim loại là
Chọn B
Có 3 thí nghiệm thu được kim loại là (1) tạo Ag, (3) tạo Na, (4) tạo Cu
Thí nghiệm (6) không tạo Cu vì Na phản ứng với nước trong dung dịch và tạo Cu(OH)2.
Câu 34:
Cho các nhận định sau:
(1) Hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu có tỉ lệ số mol 1:1 tan hết trong dung dịch HCl loãng dư;
(2) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được một loại kết tủa duy nhất;
(3) Cho dung NH3 vào dung dịch AlCl3, thấy xuất hiện kết tủa keo trắng;
(4) Hỗn hợp gồm Cu và Fe2(SO4)3 có tỉ lệ số mol 1:1 tan hết trong nước dư.
Số nhận định đúng là
Chọn C
(1) Đúng vì với 1 mol Fe3O4 tạo 2 mol Fe3+ vừa đủ để hòa tan 1 mol Cu ⟹ Hoàn toàn tan hết
(2) Sai vì tạo cả 2 loại kết tủa là Ag và AgCl
(3) Đúng vì NH3 không đủ mạnh để hòa tan Al(OH)3 giống như NaOH
(4) Đúng vì 2Fe3+ vừa đủ để hòa tan 1mol Cu
Câu 35:
Đun nóng hợp chất hữu cơ X (C3H6O3) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được muối natri của axit cacboxylic Y và ancol Z. Biết Z hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường cho phức xanh lam. Công thức cấu tạo của X là
Chọn C
Z hòa tan được Cu(OH)2 thì Z phải là ancol có 2 nhóm OH liền kề
⟹ Chỉ có C2H4(OH)2 thủy phân từ HCOOCH2CH2OH là phù hợp
Câu 36:
Hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Fe(OH)2, Fe(OH)3 và Cu(OH)2 trong đó hiđro chiếm 1,847% khối lượng. Cho m gam X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 3,808 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 64 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Chọn B
nH trong X = nOH ⟹ nOH = mH = 0,01847m
Câu 37:
Đốt cháy hoàn toàn hai este đồng phân, thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O với số mol bằng nhau. Thủy phân 3,7 gam hỗn hợp 2 este trên thì cần 40 ml dung dịch NaOH 1,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,68 gam muối khan. Số gam mỗi este là
Chọn B
Nhận thấy nCO2 = nH2O ⟹ Cả hai este đều no, đơn chức, mạch hở,
vì 2 este là đồng phân ⟹ M các este = 3,7/0,05 = 74 đvC
⟹ C3H6O2 chỉ có 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3
Đặt nHCOONa = a và nCH3COONa = b
Vậy mHCOOC2H5 = 0,03×74 = 2,22 gam và mCH3COOCH3 = 0,02×74 = 1,48 gam
Câu 39:
Cho các nhận định sau:
(1) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra sobitol;
(2) Cho fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng sẽ xuất hiện thấy kết tủa bạc trắng;
(3) Xenlulozơ triaxetat được dùng làm thuốc súng không khói;
(4) Saccarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc;
(5) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực;
(6) Nhỏ dung dịch I2 vào xenlulozơ thấy xuất hiện màu xanh tím.
Số nhận định đúng là
Chọn C
Có 4 nhận định đúng là: (1), (2), (4), (5)
Có nhận định (3) sai vì thuốc súng không khói phải là xenlulozơ trinititrat, còn xenlulozơ triaxetat là tơ nhân tạo.
Nhận định (6) sai vì xenlulozơ không có cấu trúc xoắn, vì vậy không tạo phức với I2 như tinh bột được ⟹ Không có hiện tượng.